Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Quê hương-Đất nước-Bác Hồ. Đề tài: Trò chuyện tìm hiểu về Bác Hồ kính yêu

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết đư¬ợc Bác Hồ là ai , công việc của Bác khi còn sống và tình cảm Bác dành cho các cháu thiếu nhi và tất cả mọi người.

2. Kỹ năng:

- Phát triển nhận thức , khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ lòng kính yêu Bác Hồ, biét ngoan ngoãn lễ phép với mọi người.

II. CHUẨN BỊ:

1.Chuẩn bị của cô:

 - Tranh về Bác Hồ

- Bài hát: Yêu Hà Nội.

2. Chuẩn bị của trẻ:

-Quần áo gọn gàng vệ sinh.

III. CÁCH TIẾN HÀNH:

1: Ổn định :

- Cô và trẻ cùng hát bài “Yêu Hà Nội” và hỏi trẻ:

+ Các con vừa hát bài hát gì?(dạ “Yêu Hà Nội” )

-Bài hát có nhắc đến ai?(dạ Bác Hồ)

2: Cho trẻ quan sát hình ảnh Bác Hồ - đàm thoại với trẻ:

- Các con hãy nhìn xem đây là hình ảnh về ai?(dạ Bác Hồ)

- Các con đã khi nào nhìn thấy Bác Hồ chưa?

- Bác Hồ còn sống nữa không?(dạ không)

-Ai có thể cho cô biết Bác Hồ có sinh nhật vào ngày tháng nào ?(dạ ngày 19 tháng 5)

->Bác Hồ sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 và mất ngày 2 tháng 9 năm 1969 , tên thật là Nguyễn Sinh Cung, quê ở làng Kim Liên , huyện Nam Đàn , tỉnh Nghệ An .

-Xem tranh kết hợp lời nói: Bác Hồ là người sống rất giản dị , siêng năng , tốt bụng , rất yêu quí các cháu thiếu nhi, có lòng yêu nước , là vị lãnh tụ của dân tộc. Mộ cha Bác là cụ Nguyễn Sinh Sắc được đặt ở thành phố Cao Lãnh , mộ mẹ là bà Hoàng Thị Loan được đặt ở quê Nghệ An.

 

docx2 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Quê hương-Đất nước-Bác Hồ. Đề tài: Trò chuyện tìm hiểu về Bác Hồ kính yêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
CHỦ ĐỀ : QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ
LĨNH VỰC : PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: Trò chuyện tìm hiểu
về Bác Hồ kính yêu
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được Bác Hồ là ai , công việc của Bác khi còn sống và tình cảm Bác dành cho các cháu thiếu nhi và tất cả mọi người.
2. Kỹ năng:
- Phát triển nhận thức , khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ lòng kính yêu Bác Hồ, biét ngoan ngoãn lễ phép với mọi người.
II. CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của cô:
 - Tranh về Bác Hồ
- Bài hát: Yêu Hà Nội.
2. Chuẩn bị của trẻ:
-Quần áo gọn gàng vệ sinh.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
1: Ổn định :
- Cô và trẻ cùng hát bài “Yêu Hà Nội” và  hỏi trẻ:
+ Các con vừa hát bài hát gì?(dạ “Yêu Hà Nội” ) 
-Bài hát có nhắc đến ai?(dạ Bác Hồ)
2: Cho trẻ quan sát hình ảnh Bác Hồ - đàm thoại với trẻ:
- Các con hãy nhìn xem đây là hình ảnh về ai?(dạ Bác Hồ)
- Các con đã khi nào nhìn thấy Bác Hồ chưa?
- Bác Hồ còn sống nữa không?(dạ không)
-Ai có thể cho cô biết Bác Hồ có sinh nhật vào ngày tháng nào ?(dạ ngày 19 tháng 5)
->Bác Hồ sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 và mất ngày 2 tháng 9 năm 1969 , tên thật là Nguyễn Sinh Cung, quê ở làng Kim Liên , huyện Nam Đàn , tỉnh Nghệ An .
-Xem tranh kết hợp lời nói: Bác Hồ là người sống rất giản dị , siêng năng , tốt bụng , rất yêu quí các cháu thiếu nhi, có lòng yêu nước , là vị lãnh tụ của dân tộc. Mộ cha Bác là cụ Nguyễn Sinh Sắc được đặt ở thành phố Cao Lãnh , mộ mẹ là bà Hoàng Thị Loan được đặt ở quê Nghệ An.
-Có ai đã từng viếng thăm lăng Bác chưa? 
-Lăng Bác Hồ được đặt ở đâu ?(dạ thủ đô Hà Nội)
-Để thể hiện tình cảm của mình đối với Bác con sẽ làm gì?(trẻ suy nghĩ trả lời)
 ->Còn đối với mọi người để thể hiện lòng yêu quí , kính trọng Bác họ đã treo ảnh Bác trong nhà hoặc ở trường học,.. 
3. Trò chơi : Ai nhanh hơn
-Hôm nay các con học ngoan quá cô sẽ thưởng cho các con trò chơi có tên là “ai nhanh hơn”
-Cách chơi : Cô chia lớp thành 4 đội , mỗi đội sẽ có 1 rổ đựng 1 tranh nói về Bác và tranh không nói về Bác , khi cô nói băt đầu lần lượt từng bạn sẽ lấy tranh nói về Bác chạy lên dán trên bảng , kết thúc đội nào có số lượng tranh nhiều nhất và đúng nhất sẽ chiến thắng.
-Luật chơi: trong lúc ghép không được làm rách tranh.
-Tiến hành cho trẻ chơi.
-Cô quan sát .
4Kết thúc hoạt động: Cô cho trẻ về nhóm xếp xây dựng lăng Bác.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_que_huong_dat_nuoc_bac_ho_de_t.docx