Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ - Hoạt động: Âm nhạc

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ thuộc bài hát “Múa với bạn tây nguyên” nhớ tên bài, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát, thể hiện tình cảm khi hát.

- Trẻ biết múa thành thạo, nhịp nhàng theo lời bài hát “Múa với bạ Tây Nguyên”. Biết hưởng ứng khi nghe cô hát, biết chơi trò chơi “Ai đoán giỏi”, chơi hào hứng tập chung

2. Kỹ năng:

- Rèn sự khéo léo nhịp nhàng khi vận động múa, sự mạnh dạn tự tin

- Có kỹ năng chơi trò chơi, phát triển tai nghe âm nhạc thông qua trò chơi

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ

- Giáo dục trẻ tình thần đoàn kết bạn bè, tính tập thể, biết cùng nhau hoạt động.

II. Chuẩn bị:.

- Clip giới thiệu về mảnh đất Tây Nguyên, nhạc các bài hát: Múa với bạn Tây Nguyên, Em đi giữa biển vàng, Em mơ gặp Bác Hồ, Hoà bình cho bé, Quê hương tươi đẹp.

- Máy tính, trang phục người dân Tây Nguyên, hoa cài tay, mũ chóp kín

 

doc4 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ - Hoạt động: Âm nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2014 – 2015
- Đối tượng: Trẻ 5 – 6 Tuổi
- Thời gian: 25-30 phút
- Ngày soạn: 7/4/2015
- Ngày dạy: 13/4/2015
- Giáo viên: Bùi Thị Kim Lan
- Chủ đề: Quê hương - Đất nước- Bác Hồ
- Lĩnh vực: GDPT thẩm mĩ
- Hoạt động: Âm nhạc
Dạy múa: MÚA VỚI BẠN TÂY NGUYÊN
 Nghe hát: Em đi giữa biển vàng
 Trò chơi âm nhạc: Ai đoán giỏi
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài hát “Múa với bạn tây nguyên” nhớ tên bài, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát, thể hiện tình cảm khi hát.
- Trẻ biết múa thành thạo, nhịp nhàng theo lời bài hát “Múa với bạ Tây Nguyên”. Biết hưởng ứng khi nghe cô hát, biết chơi trò chơi “Ai đoán giỏi”, chơi hào hứng tập chung 
2. Kỹ năng:
- Rèn sự khéo léo nhịp nhàng khi vận động múa, sự mạnh dạn tự tin
- Có kỹ năng chơi trò chơi, phát triển tai nghe âm nhạc thông qua trò chơi
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ
- Giáo dục trẻ tình thần đoàn kết bạn bè, tính tập thể, biết cùng nhau hoạt động.
II. Chuẩn bị:.
- Clip giới thiệu về mảnh đất Tây Nguyên, nhạc các bài hát: Múa với bạn Tây Nguyên, Em đi giữa biển vàng, Em mơ gặp Bác Hồ, Hoà bình cho bé, Quê hương tươi đẹp.
- Máy tính, trang phục người dân Tây Nguyên, hoa cài tay, mũ chóp kín
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện - gây hứng thú:
- Cô nói: Có một bạn nhỏ đã hỏi mẹ:
Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều
- Vậy quê hương là gì các con có biết không?
- Quê hương của cô cháu mình ở tỉnh nào không?
- Ở Tuyên Quang của chúng mình có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nào ai kể cho cô nghe nào?
- Đất nước mình có rất nhiều vùng miền với những bản sắc văn hóa khác nhau. Cô mời chúng mình xem một clíp xem đó là địa danh nơi đâu nhé
- Những hình ảnh các con vừa xem nói đến cảnh đẹp và con người nơi đâu?
- Các con hãy quan sát xem hôm nay đến với lớp mình cô Lan mặc trang phục của dân tộc nào?
- Mảnh đất Tây Nguyên giàu đẹp, con người Tây Nguyên có nhiều bản sắc văn hóa độc đáo. Có rất nhiều bài hát hay ca ngợi về mảnh đất và con người nơi đây.
Bây giờ các con hãy lắng nghe giai điệu của một bài hát và đoán xem đó là bài hát gì nhé?
- Cô bật nhạc cho trẻ nghe và đoán tên bài hát
* Hoạt động 2 : Dạy trẻ múa bài  “Múa với bạn Tây Nguyên” Nhạc và lời : Mộng Lân
- Cho trẻ hát lại bài hát 1 lần
- Trong các dịp lễ hội người dân Tây Nguyên rất thích được nhảy múa theo tiếng cồng chiêng và tiếng đàn T’rưng đấy. Bây giờ cô sẽ múa hát cho lớp mình xem nhé
- Cô múa mẫu lần 1 : Múa trọn vẹn cả bài
- Cô Phân tích từng động tác
+ Câu đầu tiên: Tay em cầm hoa...........đến đàn tơ rưng vang vang.  
Một tay cô đưa lên cao bàn tay nắm hờ tay còn lại giả làm động tác đánh cồng. Đến câu hát “ Múa hát vang vang” các con đổi bên
đồng thời chân nhún theo nhịp theo nhịp bài hát
+ Câu thứ hai: vui bên nhau........ đến càng thêm lưu luyến. 
Hai tay cô đưa lên trên rồi xuống dưới đồng thời chân bước theo nhịp bài hát.
+ Câu tiếp theo: Hôm nay ngày vui.......múa hát kết đoàn.
 2 tay cô vỗ vào nhau nghiêng trái nghiêng phải đồng thời chân đá sang 2 bên.
+ Câu cuối cùng: Những cháu.............thật ngoan ngoan.
Tay đưa sang 2 bên vẫy và nhún theo nhịp.
- Múa lại lần 2
- Bây giờ cô mời chúng mình cùng đứng lên múa hát với cô nào ?
- Cô cùng trẻ múa 2 lần 
- Bài hát Múa với bạn Tây Nguyên nói về các bạn nhỏ Tây Nguyên rất vui mừng được
Múa hát với các bạn nhỏ trên mọi miền của Tổ Quốc khi chia tay các bạn rất lưu luyến nên khi múa hát các con chú ý thể hiện tình cảm vào bài hát 
- Mời tổ, nhóm hát múa
- Bài hát “ Múa với bạn Tây Nguyên” còn nhiều cách thể hiện khác nhau, bạn nào có cách thể hiện khác không nào?
- Cô và các con vừa vận động bài hát gì ?
Do nhạc sĩ nào sáng tác ?
- Chúng mình có yêu mảnh đất Tây Nguyên không ?
- Yêu mảnh đất Tây Nguyên các con hãy chăm ngoan học giỏi, yêu quý và giữ gìn những nét văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc nhé. 
* Hoạt động 3: Nghe hát Bài: Em đi giữa biển vàng
Nhạc và lời Bùi Đình Thảo
- Giới thiệu bài hát “Em đi giữa biển vàng”
- Cô hát lần 1: thể hiện tình cảm vào nội dung bài hát
+ Giảng nội dung: Bài hát như vẽ lên vẻ đẹp của cánh đồng lúa chín. Những bông lúa trĩu nặng như chứa đựng bao nỗi nhọc nhằn của người nông dân. Bài hát còn là niềm tự hào của bạn nhỏ đối với quê hương đất nước mình 
- Cô hát lại lần 2: làm động tác phụ họa 
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
- Giáo dục trẻ yêu quê hương, mai này làm được nhiều việc có ích cho quê hương đất nước
* Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc: Ai đoán giỏi
+ Cách chơi: Mời trẻ lên đội mũ chóp kín, mời trẻ khác hát và cho trẻ đội mũ chóp kín đoán tên bạn hát và tên bài hát
- Luật chơi: Đoán sai phải nhảy lò cò 
- Bây giờ cô sẽ không mời các bạn lên chụp mũ nữa mà cô sẽ mở giai điệu bài hát các con sẽ đoán tên bài hát bài hát 
- Trong quá trình trẻ chơi cô quan sát động viên, khích lệ trẻ chơi 
Cô hỏi lại tên trò chơi, nhận xét trẻ chơi
Hoạt động 3: Kết thúc
- Cho trẻ hát bài Quê hương tươi đẹp 
- Chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Hai trẻ kể
- Trẻ xem clip
- Nói đến cảnh đẹp con người Tây nguyên
- Dân tộc Tây Nguyên
- Chú ý lắng nghe
- Lắng nghe và đoán tên bài hát
- Trẻ hát 1 lần
- Trẻ quan sát cô vận động
- Quan sát cô múa
- Trẻ múa cùng cô
- Tổ, nhóm hát múa
- Trẻ múa sáng tạo theo cách khác
- Bài hát “Múa với bạn Tây Nguyên” của nhạc sĩ Mộng Lân 
- Lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô hát
- Lắng nghe
- Lắng nghe cô giảng nội dung bài hát
- Trẻ quan sát và lắng nghe cô hát
- Bài hát “Em đi giữa biển vàng” sáng tác nhạc sĩ Bùi Đình Thảo
 - Trẻ lắng nghe cô phổ biến luật chơi và cách chơi
- Trẻ mạnh dạn tham gia chơi
- Chú ý lắng nghe cô nhận xét
- Trẻ hát và ra chơi 

File đính kèm:

  • docAm_nhac_mua_voi_ban_tay_nguyen.doc
Giáo Án Liên Quan