Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Quê hương đất nước, Bác Hồ - Năm 2020

I. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng:

Trẻ đến lớp cô vui vẻ đón trẻ, trò chuyện với phụ huynh về những điều cần thiết về trẻ,

về việc mặc quần áo đồng phục đến lớp

- Hướng trẻ quan sát góc của chủ đề mới. Trò chuyện với trẻ về các mùa quanh năm,

nhắc nhở trẻ biết tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định

II. Thể dục buổi sáng:

- Trẻ tham gia tập thể dục buổi sáng theo nhạc về chủ đề “quê hương – đất nước – Bác

Hồ” kết hợp với các động tác tay, chân, bụng, bật

- Tập với dụng cụ thể dục

III. Hoat động ngoài trời.

 

docx139 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Quê hương đất nước, Bác Hồ - Năm 2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG “ MỘT NGÀY TÍCH HỢP”
Chủ đề: Quê hương đất nước,Bác Hồ
Chủ đề nhánh I : Mùa hè và các mùa quanh năm
Hoạt động : KPKH
Đề tài: Khám về mùa hè và các mùa trong năm
Thứ 2 ngày 4 tháng 5 năm 2020
I. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng:
Trẻ đến lớp cô vui vẻ đón trẻ, trò chuyện với phụ huynh về những điều cần thiết về trẻ,
về việc mặc quần áo đồng phục đến lớp
- Hướng trẻ quan sát góc của chủ đề mới. Trò chuyện với trẻ về các mùa quanh năm,
nhắc nhở trẻ biết tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định
II. Thể dục buổi sáng:
- Trẻ tham gia tập thể dục buổi sáng theo nhạc về chủ đề “quê hương – đất nước – Bác
Hồ” kết hợp với các động tác tay, chân, bụng, bật
- Tập với dụng cụ thể dục
III. Hoat động ngoài trời.
1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết đi dạo, quan sát thiên nhiên và nêu cảm nhận của mình về thời tiết, thiên
nhiên.
- Trẻ biết tên các trò chơi và hiểu cách chơi, luật chơi trò chơi vận động, trò chơi dân
gian, chơi liên hoàn
b. Kỹ năng:
- Rèn kỷ năng quan sát chú ý ở trẻ
- Phát huy tính tích cực chủ động của trẻ qua các trò chơi.
c. Thái độ:
- Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, trẻ hứng thú tham gia các trò chơi,
biết chơi đoàn kết với các bạn.
2. Chuẩn bị:
- Vị trí quan sát, sân sạch sẽ.
- Bóng, rổ, vòng, chai, boing
3. Cách tiến hành.
- Dạo chơi, quan sát TC về thiên nhiên, thời tiết và các mùa trong năm
- LQBM: Khám phá về mùa hè và các mùa trong năm
* TCVĐ: Trời nắng
- Phân tích cách chơi luật chơi: Cho trẻ đúng thành hình tròn
- Gv hô : Trời nắng,trời nắng.
- Hs hô : Đội mũ,che ô.
- Hs đứng dậy đồng thời hai tay đưa lên cao chụm vào nhau trên đầu như cái nón.
- Cần khen ngợi trẻ kịp thời
* TCDG: 4 mùa
- Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi: Cô cho cả lớp xếp thành 1 vòng tròn to.
- Luật chơi: 
- Cô nói mùa xuân,học sinh nói hoa nở và làm động tác bướm bay.
- Cô nói mùa thu học sinh làm động tác lá rơi.
- Cô nói mùa đông các cháu làm động tác lạnh
- Mùa hè các cháu làm động tác nóng nực.
* Chơi tự do: Vẽ tự do, chơi liên hoàn, ném vòng cổ chai, chơi với nguyên vật liệu mở.
- Cô giới thiệu với trẻ các nhóm chơi
- Trẻ chơi theo nhóm.
- Tổ chức cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ.
* Nhận xét và kết thúc hoạt động:
- Cô nhận xét chung, khen những bạn chơi ngoan, đúng, nhắc nhở những bạn chơi chưa
4.Hoạt động có chủ đích
I) Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được mình đang ở miền Bắc với khí hậu một năm có 4 mùa: mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông.
- Trẻ nói được những đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống.
- Trẻ biết thời tiết đặc trưng của từng mùa:
+ Mùa xuân: Thời tiết còn hơi se lạnh, có mưa phùn, cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nở.
+ Mùa hè: Thời tiết nóng bức, có nắng to, có mưa rào thường kèm theo sấm chớp,..
+ Mùa thu: Thời tiết mát mẻ, dễ chịu,  có nắng nhẹ, lá cây dần chuyển sang màu vàng.
+ Mùa đông: Thời tiết lạnh giá, có sương mù, ít nắng,cây cối bắt đầu thay lá,..
2. Kĩ năng:
- Rèn cho trẻ khả năng quan sát và phán đoán.
- Phát triển cho trẻ ngôn ngữ về thời tiết các mùa và khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
- Rèn cho trẻ khả năng so sánh đặc điểm giữ các mùa trong năm.
3. Giáo dục:
- Trẻ biết lựa chọn trang phục phù hợp với các mùa trong năm.
II) Chuẩn bị:
*Đồ dùng của cô:        
- Ti vi, máy tính có nội dung bài học.
- Hình ảnh mùa xuân, mùa đông, mùa hè, mùa thu, trang phục mùa hè, mùa đông; thời tiết miền Nam, Đà Lạt,..
- Nhạc bài: Nắng sớm, mây và gió.
- Thước chỉ.
*Đồ dùng của trẻ:
 - Mỗi trẻ 1 tranh A4 vẽ về mùa mà trẻ thích.
- Lô tô trang phục (mũ, quần áo, dày dép) mùa hè, mùa đông.
- 2 bảng, 2 bàn.
- Mỗi trẻ 1 rổ có các thẻ số đáp án 1,2,3.
III) Tiến hành 
1. HĐ1 : ổn định
- Cho trẻ đọc bài thơ :Nắng bốn mùa. Đàm thoại:
- Bài thơ nói về điều gì?
- Trong bài thơ, nắng có đặc điểm gì?
- Nắng của mỗi mùa có đều có đặc điểm khác nhau, để biết vì sao lại có sự khác biệt như vậy, hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về thời tiết của các mùa nhé!
2. HĐ2 :
- Bạn nào cho cô biết chúng mình đang sống ở đâu?
- Hà Nội là một trong những tỉnh thành lớn của miền Bắc đất nước Việt Nam. Các con có biết thời tiết của miền Bắc chúng ta có mấy mùa không?
- Miền Bắc có 4 mùa, đó là những mùa nào?
 - Cô cho trẻ xem 1 số hình ảnh về mùa xuân.(2 hình ảnh)
 - Các con vừa xem hình ảnh về mùa gì? vì sao con biết?
 - Mùa xuân thời tiết có đặc điểm gì?
  - Con có biết vì sao vào mùa xuân cây cối lại đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nở không?
- Cho trẻ xem đoạn băng về thời tiết mùa xuân
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Trời mưa”
- Mưa rào thường diễn ra vào mùa nào?
- Mùa hè thời tiết có gì đặc biệt?(có nắng to, trời oi bức, có mưa rào thường kèm theo sấm chớp,..)
- Cho trẻ xem hình ảnh về thời tiết mùa hè.
- Các con vừa xem hình ảnh về mùa gì? vì sao con biết?
 - Mùa xuân thời tiết có đặc điểm gì?
 - Con có biết vì sao vào mùa xuân cây cối lại đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nở không?
- Cho trẻ xem đoạn băng về thời tiết mùa xuân
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Trời mưa”- Mưa rào thường diễn ra vào mùa nào?
+ Mùa hè thời tiết có gì đặc biệt?(có nắng to, trời oi bức, có mưa rào thường kèm theo sấm chớp,..)
- Cho trẻ xem hình ảnh về thời tiết mùa hè.
- + Vào mùa hè, các con sẽ được nghỉ hè. Con thường được bố mẹ cho đi đâu chơi?
- Cho trẻ đứng lên vận động bài “Bé yêu biển lắm”.
- Cô đọc cho trẻ nghe câu đố về mùa thu cho trẻ đoán:
Mùa gì đón ánh trăng rằm
Rước đèn, phá cỗ chị Hằng cùng vui?
+ Con biết gì về thời tiết mùa thu?
+ Với thời tiết mùa thu con cảm thấy như thế nào?vì sao?
+ Vào mùa thu cây cối có gì thay đổi?
Cho trẻ xem 1 số hình ảnh về mùa thu.
 Sau mùa thu sẽ đến mùa gì?
 Thời tiết mùa đông như thế nào? (thời tiết rất lạnh, thường không có nắng, trời thì nhiều mây có hôm có cả sương mù nữa)
 Cô cho trẻ xem một số hình ảnh mùa đông.
 Vào mùa đông con thường mặc trang phục như thế nào?
 - Cô cho trẻ xem hình ảnh trang phục mùa đông
- Hôm nay các con đã được trò chuyện, tìm hiểu về những mùa nào?
- Những mùa đó được diễn ra theo thứ tự nào?
* Mở rộng: (cho trẻ xem hình ảnh minh hoạ): Khí hậu miền Bắc của chúng ta thường có 4 mùa đó là: xuân, hè, thu và đông. Nhưng ở miền Nam lại thường chỉ có 2 mùa thôi là mùa mưa và mùa khô. Còn ở riêng thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng thời tiết trong 1 ngày lại có đủ cả 4 mùa như miền Bắc chúng ta đấy(buổi sáng – mùa xuân; buổi trưa – mùa hè; buổi chiều – mùa thu; buổi tối và đêm – mùa đông).
* So sánh:
- Cô cho trẻ so sánh:
+ Mùa xuân và mùa hè.
+ Mùa thu và mùa đông.
* Cô cho trẻ đi lấy bức tranh trẻ đã vẽ về mùa mà mình thích và về chỗ ngồi.
+ Con thích mùa nào trong năm? Vì sao?
+ Con đã vẽ bức tranh về mùa gì? Trong tranh con vẽ gì?
*Giáo dục: Các con ơi, mỗi mùa đều có một hình thái thời tiết khí hậu khác nhau, vì vậy các con nhớ lựa chọn cho mình những bộ trang phục phù hợp với thời tiết của từng mùa để bảo vệ sức khoẻ của chính mình nhé!
- Cô cho trẻ cất tranh và đi lấy rổ về chỗ ngồi để chơi trò chơi.
3. HĐ3 : Luyện tập:
*TC1: Ai nhanh hơn:
- Cách chơi: Cô có 5 ô cửa, đằng sau mỗi ô cửa là 1 câu hỏi với các đáp án, sau khi cô đọc câu hỏi, các con sẽ suy nghĩ, khi hết thời gian các con sẽ giơ thẻ số đáp án mà con cho là đúng lên.
*TC2: Chọn trang phục.
- Cách chơi: Trẻ chia làm 2 đội, lần lượt từng bạn trong mỗi đội sẽ lần lượt lên chọn trang phục phù hợp với mùa mà cô yêu cầu, gắn lên bảng của đội mình. Hết thời gian chơi đội nào chọn đúng và nhiều trang phục phù hợp với mùa cô yêu cầu thì thắng.
- Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức.
V. Hoạt động góc:
* Góc xây dựng: Xây trại chăn nuôi
- Yêu cầu: Trẻ dùng các khối gỗ, gạch, xốp để xây trại chăn nuôi và sắp xếp theo bố cục mà trẻ nghĩ ra.
- Chuẩn bị: Các vật liệu xây dựng như: gạch thẻ bằng xốp, hàng rào, đồ lắp ráp trại,cây xanh, hoa, ghế đá
- Tiến hành: Cho trẻ tự nhận vai chơi, bầu ra 1 bạn làm đội trưởng, 1 bạn làm kỹ sư
thiết kế, nhóm xây dựng. Trẻ cùng hợp tác với nhau để xây trại chăn nuôi.
* Góc phân vai: Bac sỹ thú y
- Yêu cầu: Trẻ biết thể hiện đúng công việc của người bác sỹ thú y
biết tỏ thái độ tôn trọng, lịch sự, niềm nở với nhau.
- Chuẩn bị: Bàn, ghế, đồ bán hàng, các phương tiện dụng cụ cần cho bác sỹ
- Tiến hành: cho trẻ đóng vai bác sỹ thú y, những bệnh nhân chính là các búp bê hay đồ chơi của bé.
- Trẻ biết thể hiện từng vai chơi: Biết sắp xếp các dụng cụ và làm công việc đúng với trách nhiệm của mình.
* Góc học tập: Phân nhóm cây cối,hoa cỏ theo mùa
- Yêu cầu: Trẻ biết phân nhóm các loại cây cối và hoa,cỏ theo mùa. Biết chọn đúng bức tranh và dán đúng các mùa.
- Chuẩn bị: các mảnh ghép rời, hình hoa lá,cây cối về các mùa.
- Tiến hành: Cô giao nhiệm vụ cho mỗi trẻ, cùng nhau làm ra sản phẩm.
* Góc âm nhạc: Hát múa, biểu diễn các bài hát về chủ đề
- Yêu cầu: Hát tự nhiên, đúng nhịp theo chủ điểm.
- Chuẩn bị: Phách gỗ, lắc nhạc, máy catset.
- Tiến hành: Cô giao nhiệm vụ cho mỗi trẻ, nhóm hát, vận động với hình thức biểu
diễn
* Góc thiên nhiên: Chăm sóc tưới cây
- Yêu cầu: Trẻ thích lao động, tưới cây, xới đất, chơi với cát, khi làm nhẹ nhàng không
làm vây bẩn áo, quần.
- Chuẩn bị: Dụng cụ làm vườn, nước tưới, cát, hòn sỏi.
- Tiến hành: Chăm sóc, tưới nước, lau lá ở góc thiên nhiên chơi với nước: chơi chìm
nổi
- Quá trình chơi:
- Trẻ tự chọn góc chơi cho mình
- Cô giúp trẻ thỏa thuận vai chơi
- Trẻ chơi, cô bao quát lớp, tạo tình huống cho trẻ
* Nhận xét sau khi chơi:
- Cô đến từng góc chơi nhận xét nhóm chơi và sản phẩm của trẻ
- Nhóm nào nhận xét xong cô nhắc trẻ cất dọn đồ chơi ở nhóm mình đúng nơi quy định
VI. Vệ sinh - ăn trưa - ngủ trưa - ăn chiều:
- Trẻ tự làm vệ sinh, xếp hàng theo tổ không chen lấn. Rèn kỹ năng rửa tay, lau mặt,
đánh răng.
- Cô giáo giới thiệu các món ăn có chất dinh dưỡng cho trẻ.
- Trẻ có thói quen trước khi ăn mời cô và bạn. Khi ăn hết xuất, không làm rơi vãi,
không nói chuyện trong khi ăn...
- Cho trẻ ngủ trưa đủ giấc, phòng thoáng, mát, sạch sẽ, có đủ ánh sáng.
Giới thiệu món ăn xế và động viên trẻ ăn hết khẩu phần của mình.
VII. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ ôn kiến thức cũ: khám phá mùa hè và các mùa quanh năm.
- Làm quen kiến thức mới: Vận động: Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5*30cm
- Chơi các góc, lau dọn, sắp xếp được gọn gàng, ngăn nắp.
VII. Đánh giá
1. Kết quả đạt được sau khi hoạt động trong ngày:
* Ưu điểm:
HĐNT:...
HĐCCĐ:.....
HĐG:......
.......
* Khuyết điểm:
.....
2. Những thay đổi cần thiết:
..........
3. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (Về sức khoẻ và giáo dục) cần quan tâm chăm
sóc, giáo dục riêng (có thể hợp tác với gia đình):
....
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
“MỘT NGÀY TÍCH HỢP”
Thời gian thực hiện: Thứ 3 ngày 5 tháng 5 năm 2020
Chủ đề nhánh: MÙA HÈ VÀ CÁC MÙA TRONG NĂM
 Hoạt động có chủ đích: PTVĐ
Đề tài: Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5*30cm
I. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng:
Trẻ đến lớp cô vui vẻ đón trẻ, trò chuyện với phụ huynh về những điều cần thiết về trẻ,
về việc mặc quần áo đồng phục đến lớp
- Hướng trẻ quan sát góc của chủ đề mới. Trò chuyện với trẻ về các mùa quanh năm,
nhắc nhở trẻ biết tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định
II. Thể dục buổi sáng:
- Trẻ tham gia tập thể dục buổi sáng theo nhạc về chủ đề “quê hương – đất nước – Bác
Hồ” kết hợp với các động tác tay, chân, bụng, bật
- Tập với dụng cụ thể dục
III. Hoat động ngoài trời.
1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết đi dạo, quan sát thiên nhiên và nêu cảm nhận của mình về thời tiết, thiên nhiên.
- Trẻ biết tên các trò chơi và hiểu cách chơi, luật chơi trò chơi vận động, trò chơi dân
gian, chơi liên hoàn
b. Kỹ năng:
- Rèn kỷ năng quan sát chú ý ở trẻ
- Phát huy tính tích cực chủ động của trẻ qua các trò chơi.
c. Thái độ:
- Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, trẻ hứng thú tham gia các trò chơi,
biết chơi đoàn kết với các bạn.
2. Chuẩn bị:
- Vị trí quan sát, sân sạch sẽ.
- Bóng, rổ, vòng, chai, boing
3. Cách tiến hành.
- Dạo chơi, quan sát TC về thiên nhiên, thời tiết và các mùa trong năm
- LQBM: Khám phá về mùa hè và các mùa trong năm
* TCVĐ: Trời nắng
- Phân tích cách chơi luật chơi: Cho trẻ đúng thành hình tròn
- Gv hô : Trời nắng,trời nắng.
- Hs hô : Đội mũ,che ô.
- Hs đứng dậy đồng thời hai tay đưa lên cao chụm vào nhau trên đầu như cái nón.
- Cần khen ngợi trẻ kịp thời
* TCDG: 4 mùa
- Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi: Cô cho cả lớp xếp thành 1 vòng tròn to.
- Luật chơi: 
- Cô nói mùa xuân,học sinh nói hoa nở và làm động tác bướm bay.
- Cô nói mùa thu học sinh làm động tác lá rơi.
- Cô nói mùa đông các cháu làm động tác lạnh
- Mùa hè các cháu làm động tác nóng nực.
* Chơi tự do: Vẽ tự do, chơi liên hoàn, ném vòng cổ chai, chơi với nguyên vật liệu mở.
- Cô giới thiệu với trẻ các nhóm chơi
- Trẻ chơi theo nhóm.
- Tổ chức cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ.
* Nhận xét và kết thúc hoạt động:
- Cô nhận xét chung, khen những bạn chơi ngoan, đúng, nhắc nhở những bạn chơi chưa
4. Hoạt động có chủ đích : Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5x30cm
1. Kiến thức:
- Dạy trẻ thực hiện vận động trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục
- Khi trườn trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng trườn sát sàn trèo qua ghế nhẹ
nhàng nhanh nhẹn.
2. Kỹ năng:
- Phát triển tố chất vận động: sự nhịp nhàng khéo léo, phát triển cơ tay, cơ chân
3.Giáo dục:
- Trẻ hứng thú và mạnh dạn trong tập luyện.
II. CHUẨN BỊ
- Sân tập sạch sẽ
- Ghế thể dục
III. TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
- Cô cùng trẻ nói chuyện về thời tiết trong ngày, cô kiểm tra sức khỏe và nhắc nhở
trẻ bỏ guốc dép ngay nắn đúng nơi quy định .
- Trò chuyện với trẻ về cách luyện tập để tăng cường sức khỏe của gia đình trẻ.
*  Khởi động:Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân -> Về đội hình 3 hàng ngang.
* Trọng động:
+ BTPTC: Tập kết hợp bài hát “Bé quét nhà”
- Tay: hai tay đưa trước lên cao.
- Chân: Ngồi khuỵu gối.
- Bụng: Nghiêng người sang hai bên.
- Bật :Tại chỗ.
+ BTVĐCB:
- Cô giới thiệu tên vận động.
- Cô làm mẫu lần 1: Không phân tích.
- Cô làm mẫu lần 2: Phân tích.
->  Cô nằm sát sàn, chân trái co, chân phải thẳng, tay phải gập, tay trái đưa lên
Khi có hiệu lệnh cô trườn phối hợp tay chân nhẹ nhàng. Tay trái đưa lên thì chân
phải co lại. Khi trườn đến ghế thì đứng lên hai tay ôm ngang ghế, ngực tì xuống ghế
rồi bước từng chân qua ghế
- Cho 2 trẻ lên làm mẫu , cho cả lớp nhận xét
- Hỏi lại tên vận động và cách thực hiện.
- Lần lượt cho trẻ lên thực hiện.
- Thi đua giữa 2 tổ xem tổ nào thực hiện nhanh và đúng kỹ thuật hơn (Cô sửa sai)
- Hỏi trẻ lại tên vân động vừa học.
+ TCVĐ: “Bịt mắt đã bóng”
- Cô nêu cách chơi:
- Chia trẻ thành 2 nhóm, xếp 2 hàng ngang ở 2 bên. Cho trẻ lên chơi, mỗi lần 2 trẻ.
Trước khi bịt mắt cho trẻ quan sát kỹ vị trí của quả bóng. Khi có hiệu lệnh 2 trẻ bước
tiến về quả bóng dùng chân đá vào bóng. Ai đá trúng bóng được khen. Bạn nào chơi
xong về đứng cuối hàng, các bạn khác chơi đến hết lượt.
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
* Hồi tĩnh
- Cho trẻ hít thở nhẹ nhàng một hai vòng quanh sân tập
* Kết thúc:
V. Hoạt động góc:
* Góc xây dựng: Xây trại chăn nuôi
- Yêu cầu: Trẻ dùng các khối gỗ, gạch, xốp để xây trại chăn nuôi và sắp xếp theo bố cục mà trẻ nghĩ ra.
- Chuẩn bị: Các vật liệu xây dựng như: gạch thẻ bằng xốp, hàng rào, đồ lắp ráp trại,cây xanh, hoa, ghế đá
- Tiến hành: Cho trẻ tự nhận vai chơi, bầu ra 1 bạn làm đội trưởng, 1 bạn làm kỹ sư
thiết kế, nhóm xây dựng. Trẻ cùng hợp tác với nhau để xây trại chăn nuôi.
* Góc phân vai: Bac sỹ thú y
- Yêu cầu: Trẻ biết thể hiện đúng công việc của người bác sỹ thú y
biết tỏ thái độ tôn trọng, lịch sự, niềm nở với nhau.
- Chuẩn bị: Bàn, ghế, đồ bán hàng, các phương tiện dụng cụ cần cho bác sỹ
- Tiến hành: cho trẻ đóng vai bác sỹ thú y, những bệnh nhân chính là các búp bê hay đồ chơi của bé.
- Trẻ biết thể hiện từng vai chơi: Biết sắp xếp các dụng cụ và làm công việc đúng với trách nhiệm của mình.
* Góc học tập: Phân nhóm cây cối,hoa cỏ theo mùa
- Yêu cầu: Trẻ biết phân nhóm các loại cây cối và hoa,cỏ theo mùa. Biết chọn đúng bức tranh và dán đúng các mùa.
- Chuẩn bị: các mảnh ghép rời, hình hoa lá,cây cối về các mùa.
- Tiến hành: Cô giao nhiệm vụ cho mỗi trẻ, cùng nhau làm ra sản phẩm.
* Góc âm nhạc: Hát múa, biểu diễn các bài hát về chủ đề
- Yêu cầu: Hát tự nhiên, đúng nhịp theo chủ điểm.
- Chuẩn bị: Phách gỗ, lắc nhạc, máy catset.
- Tiến hành: Cô giao nhiệm vụ cho mỗi trẻ, nhóm hát, vận động với hình thức biểu
diễn
* Góc thiên nhiên: Chăm sóc tưới cây
- Yêu cầu: Trẻ thích lao động, tưới cây, xới đất, chơi với cát, khi làm nhẹ nhàng không
làm vây bẩn áo, quần.
- Chuẩn bị: Dụng cụ làm vườn, nước tưới, cát, hòn sỏi.
- Tiến hành: Chăm sóc, tưới nước, lau lá ở góc thiên nhiên chơi với nước: chơi chìm
nổi
- Quá trình chơi:
- Trẻ tự chọn góc chơi cho mình
- Cô giúp trẻ thỏa thuận vai chơi
- Trẻ chơi, cô bao quát lớp, tạo tình huống cho trẻ
* Nhận xét sau khi chơi:
- Cô đến từng góc chơi nhận xét nhóm chơi và sản phẩm của trẻ
- Nhóm nào nhận xét xong cô nhắc trẻ cất dọn đồ chơi ở nhóm mình đúng nơi quy định
- VI. Vệ sinh - ăn trưa - ngủ trưa - ăn chiều:
- Trẻ tự làm vệ sinh, xếp hàng theo tổ không chen lấn. Rèn kỹ năng rửa tay, lau mặt,
đánh răng.
- Cô giáo giới thiệu các món ăn có chất dinh dưỡng cho trẻ.
- Trẻ có thói quen trước khi ăn mời cô và bạn. Khi ăn hết xuất, không làm rơi vãi,
không nói chuyện trong khi ăn...
- Cho trẻ ngủ trưa đủ giấc, phòng thoáng, mát, sạch sẽ, có đủ ánh sáng.
Giới thiệu món ăn xế và động viên trẻ ăn hết khẩu phần của mình.
VII. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ ôn kiến thức cũ: trườn kết hợp trèo qua ghế 1,5*30cm
- Làm quen kiến thức mới: Vận động: Vẽ bãi biển mùa hè
- Chơi các góc, lau dọn, sắp xếp được gọn gàng, ngăn nắp.
VII. Đánh giá
1. Kết quả đạt được sau khi hoạt động trong ngày:
* Ưu điểm:
HĐNT:...
HĐCCĐ:.....
HĐG:......
.......
* Khuyết điểm:
.....
2. Những thay đổi cần thiết:
..........
3. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (Về sức khoẻ và giáo dục) cần quan tâm chăm
sóc, giáo dục riêng (có thể hợp tác với gia đình):
....
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 “MỘT NGÀY TÍCH HỢP”
Thời gian thực hiện: Thứ 4 ngày 6 tháng 05 năm 2020
Chủ đề nhánh : MÙA HÈ VÀ CÁC MÙA QUANH NĂM
Hoạt động có chủ đích: TẠO HÌNH 
Đề tài: Vẽ bãi biển mùa hè
I. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng:
Trẻ đến lớp cô vui vẻ đón trẻ, trò chuyện với phụ huynh về những điều cần thiết về trẻ,
về việc mặc quần áo đồng phục đến lớp
- Hướng trẻ quan sát góc của chủ đề mới. Trò chuyện với trẻ về các mùa quanh năm,
nhắc nhở trẻ biết tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định
II. Thể dục buổi sáng:
- Trẻ tham gia tập thể dục buổi sáng theo nhạc về chủ đề “quê hương – đất nước – Bác
Hồ” kết hợp với các động tác tay, chân, bụng, bật
- Tập với dụng cụ thể dục
III. Hoat động ngoài trời.
1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết đi dạo, quan sát thiên nhiên và nêu cảm nhận của mình về thời tiết, thiên
nhiên.
- Trẻ biết tên các trò chơi và hiểu cách chơi, luật chơi trò chơi vận động, trò chơi dân
gian, chơi liên hoàn
b. Kỹ năng:
- Rèn kỷ năng quan sát chú ý ở trẻ
- Phát huy tính tích cực chủ động của trẻ qua các trò chơi.
c. Thái độ:
- Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, trẻ hứng thú tham gia các trò chơi,
biết chơi đoàn kết với các bạn.
2. Chuẩn bị:
- Vị trí quan sát, sân sạch sẽ.
- Bóng, rổ, vòng, chai, boing
3. Cách tiến hành.
- Dạo chơi, quan sát TC về thiên nhiên, thời tiết và các mùa trong năm
- LQBM: Khám phá về mùa hè và các mùa trong năm
* TCVĐ: Trời nắng
- Phân tích cách chơi luật chơi: Cho trẻ đúng thành hình tròn
- Gv hô : Trời nắng,trời nắng.
- Hs hô : Đội mũ,che ô.
- Hs đứng dậy đồng thời hai tay đưa lên cao chụm vào nhau trên đầu như cái nón.
- Cần khen ngợi trẻ kịp thời
* TCDG: 4 mùa
- Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi: Cô cho cả lớp xếp thành 1 vòng tròn to.
- Luật chơi: 
- Cô nói mùa xuân,học sinh nói hoa nở và làm động tác bướm bay.
- Cô nói mùa thu học sinh làm động tác lá rơi.
- Cô nói mùa đông các cháu làm động tác lạnh
- Mùa hè các cháu làm động tác nóng nực.
* C

File đính kèm:

  • docxgiao an que huong dat nuoc bac ho_12896169.docx
Giáo Án Liên Quan