Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: “Quê hương, đất nước, Bác Hồ, Thủ đô Hà Nội” - Đề tài: Dạy hát: “Nhớ ơn Bác”, Nghe hát: “Những bông hoa trong vườn Bác”, Trò chơi: Giai điệu vui nhộn - Nguyễn Thị Xiêm
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ được tên bài hát “Nhớ ơn Bác” của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu sáng tác và thuộc lời bài hát.
- Hiểu được nội dung bài hát: Bài hát nói về các bạn thiếu niên nhi đồng thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn của mình đối với Bác Hồ kính yêu.
- Cảm nhận được nhịp điệu nhanh, vui nhộn, hồn nhiên của bài hát và thể hiện được tình cảm của mình qua bài hát.
2. Kỹ năng:
- Trẻ hát đúng lời và giai điệu của bài hát “Nhớ ơn Bác”.
- Phát triển được khả năng cảm thụ âm nhạc qua giai điệu của bài hát và diễn tả cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc và khả năng ghi nhớ có chủ đích.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia giờ học và thực hiện các yêu cầu của cô.
- Có ý thức và nề nếp tốt trong học tập, có tinh thần đoàn kết trong khi chơi.
- Trẻ thấy được niềm tự hào về Bác Hồ, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.
- Hiểu được tình cảm thiêng liêng của Bác dành cho các cháu thiếu nhi và tình cảm cảm, lòng biết ơn của các cháu thiếu nhi đối với Bác.
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN MẦM NON GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017 - 2018 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHỦ ĐỀ: “QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, BÁC HỒ, THỦ ĐÔ HÀ NỘI” Đề tài: Dạy hát: “Nhớ ơn Bác” Nghe hát: “Những bông hoa trong vườn Bác” Trò chơi: Giai điệu vui nhộn Đối tượng: Trẻ 5 - 6 Tuổi Thời gian: 30 - 35 phút Ngày dạy: 11/4/2018 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Xiêm Đơn vị công tác: Trường mầm non thị trấn Rạng Đông I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ được tên bài hát “Nhớ ơn Bác” của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu sáng tác và thuộc lời bài hát. - Hiểu được nội dung bài hát: Bài hát nói về các bạn thiếu niên nhi đồng thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn của mình đối với Bác Hồ kính yêu. - Cảm nhận được nhịp điệu nhanh, vui nhộn, hồn nhiên của bài hát và thể hiện được tình cảm của mình qua bài hát. 2. Kỹ năng: - Trẻ hát đúng lời và giai điệu của bài hát “Nhớ ơn Bác”. - Phát triển được khả năng cảm thụ âm nhạc qua giai điệu của bài hát và diễn tả cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc và khả năng ghi nhớ có chủ đích. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia giờ học và thực hiện các yêu cầu của cô. - Có ý thức và nề nếp tốt trong học tập, có tinh thần đoàn kết trong khi chơi. - Trẻ thấy được niềm tự hào về Bác Hồ, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. - Hiểu được tình cảm thiêng liêng của Bác dành cho các cháu thiếu nhi và tình cảm cảm, lòng biết ơn của các cháu thiếu nhi đối với Bác. II. CHUẨN BỊ: * Đồ dùng của cô: - Giáo án, bài giảng điện tử. - Đàn organ, băng đĩa nhạc bài hát: “Những bông hoa trong vườn Bác”. * Đồ dùng của trẻ: - Dụng cụ âm nhạc của trẻ: Song loan, xắc xô, phách tre, bộ gõ, ... mũ múa, hoa múa. - Sân khấu biểu diễn. - Trang phục của cả trẻ và cô gọn gàng, đẹp mắt. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG. DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ 1. Ổn định đội chức, gây hứng thú: - Giáo viên giới thiệu chương trình “Ươm mầm tài năng âm nhạc nhí” gồm: + Các đội chơi: Đội chơi thứ nhất: Đội Hoa Sen Đội chơi thứ hai: Đội Hoa Hồng Đội chơi thứ ba: Đội Hoa Cúc + Các phần chơi: + Phần thứ nhất: Tài năng toả sáng + Phần thứ hai: Tài năng và những người bạn + Phần thứ ba: Vui cùng tài năng 2. Nội dung: 2.1. Hoạt động 1. Dạy hát: “Nhớ ơn Bác” * Phần 1: “Tài năng toả sáng” - Giáo viên giới thiệu phần chơi thứ nhất: “Tài năng toả sáng” + Và bây giờ là nốt nhạc đầu tiên (cho trẻ nghe giai điệu bài hát "Nhớ ơn Bác") - Giáo viên hỏi trẻ đó là giai điệu bài hát gì. - Để cảm nhận được giai điệu và nội dung bài hát các con hãy lắng nghe cô hát bài hát này nhé. * Lần 1: Cô hát kết hợp cử chỉ, điệu bộ - Hỏi trẻ tên bài hát và tên tác giả. * Lần 2: Cô hát kết hợp với âm nhạc. - Giáo viên hỏi trẻ: Cô vừa hát bài hát gì, của ai sáng tác? - Bài hát nói về điều gì? - Giáo viên giới thiệu nội dung bài hát: Bài hát “Nhớ ơn Bác” nói về tình cảm yêu quý, biết ơn của các bạn thiếu niên nhi đồng đối với Bác Hồ kính yêu. + Các bạn ấy hứa sẽ chăm ngoan học giỏi, kính dâng lên Bác những đóa hoa tươi thắm để tỏ lòng biết ơn Bác đấy! + Thế còn các bạn lớp 5 tuổi C thì sao? Chúng mình sẽ làm gì để đáp lại tình cảm của Bác? - Giáo viên giới thiệu: Cô cảm ơn các con, còn cô sẽ hát thật hay bài hát này để tỏ lòng biết ơn bác! * Lần 3: Cô hát kết hợp đánh đàn - Giáo viên giới thiệu : Trong phần chơi “Tài năng toả sáng” yêu cầu các đội hát đúng giai điệu và thuộc lời bài hát. Bây giờ cô mời các con cùng đứng lên biểu diễn bài hát này với cô. - Trẻ hát: + Giáo viên cho cả lớp hát bài hát "Nhớ ơn Bác". ( Không nhạc) + Giáo viên và trẻ hát kết hợp âm nhạc. + Giáo viên hỏi trẻ về giai điệu của bài hát. + Cho từng đội hát. ( Các đội còn lại nhận xét phần biểu diễn của đội bạn.) + Giáo viên nâng cao yêu cầu: Cho trẻ hát nối tiếp bài hát theo hiệu lệnh của cô. + Cho trẻ hát theo nhóm. (Cho trẻ biểu diễn kết hợp dụng cụ âm nhạc) + Cá nhân trẻ hát. (Cho trẻ biểu diễn kết hợp dụng cụ âm nhạc) - Giáo viên tặng hoa cho trẻ sau phần biểu diễn. - Giáo dục: Nhờ có Bác Hồ mà các con có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như hôm nay. Bác rất gần gũi, yêu thương các cháu thiếu niên nhi đồng, các cháu cũng rất yêu quý Bác. Và trong chương trình hôm nay cô xin mời các con xem một đoạn phim ghi lại hình ảnh của Bác với các cháu thiếu nhi. (Cho trẻ xem phim, trò chuyện cùng trẻ khi xem phim) 2.2. Hoạt động 2. Nghe hát. * Phần 2: “Tài năng và những người bạn” (Nghe hát: Những bông hoa trong vườn Bác” - Giáo viên giới thiệu phần chơi “Tài năng và những người bạn”: Cô rất biết ơn và kính yêu Bác Hồ. Cô cũng muốn gửi gắm tình cảm của mình qua ca khúc “Những bông hoa trong vườn Bác” của Nhạc sỹ: Văn Dung. - Giáo viên hát kết hợp âm nhạc. - Giáo viên giới thiệu: Các con ạ! Bác Hồ là người luôn quan tâm đến các thế hệ măng non của đất nước nhất là các cháu bé như các con. Và vừa rồi các bạn lớp 5 tuổi C đã thật ngoan, thật giỏi dành được nhiều bông hoa. Các con hãy cùng cô hát bài hát này để kính dâng lên Bác! (Cô hát, trẻ cầm hoa múa theo nhịp bài hát) 3.3. Hoạt động 3: Trò chơi. * Phần 3 : “Vui cùng tài năng” - Giáo viên giới thiệu nội dung phần chơi "Vui cùng tài năng": Phần chơi thứ 3 các con cùng đến với trò chơi “Giai điệu vui nhộn”. Trò chơi này yêu cầu các con nghe thật tinh xem tiết tấu của các giai điệu này như thế nào và khi nghe thấy nhạc nhanh thì các con nhún nhảy nhanh theo nhạc, còn khi nghe thấy nhạc chậm chúng mình sẽ phải thể hiện theo nhịp chậm hơn, chúng mình làm cho tốt để về đích nhanh nhất mang những bông hoa này kết thành bó hoa to tặng Bác Hồ. Các con đã sẵn sàng chưa: Ba, hai, một âm nhạc bắt đầu! - GV cho trẻ chơi 2, 3 lần 3. Kết thúc : - Chương trình "Ươm mầm tài năng âm nhạc nhí" được tổ chức tại lớp 5 tuổi Trường mầm non Nghĩa Thắng đã kết thúc, tất các tài năng đều xuất sắc vượt qua các phần chơi, xin chúc các con. Cô mong muốn các con sẽ luôn chăm ngoan, học giỏi để thực hiện được những ước mơ của mình không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ, ông bà, và Bác Hồ kính yêu! - Trẻ vỗ tay hưởng ứng cùng cô. - Trẻ từng đội giới thiệu tên đội mình. - Trẻ nêu tên các phần chơi cùng cô. - Trẻ lắng nghe giai điệu bài hát. - Trẻ đoán tên và trả lời - Trẻ hưởng ứng theo giai điệu bài hát. - Trẻ nêu tên bài hát và tên tác giả.. - Trẻ lắng nghe cô hát. - Trẻ trả lời tên bài hát và tên tác giả. - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ trả lời: Thật ngoan, vâng lời ông bà, bố mẹ ... - Trẻ cả lớp hát theo cô. - Trẻ đứng hát cùng cô. - Trẻ hát thể hiện sắc thái tình cảm. của bài hát! - Trẻ trả lời giai điệu nhanh, vui nhộn, hồn nhiên. - Từng đội đứng lên biểu diễn. -Trẻ nhận xét phần bieur diễn của đội bạn. - Trẻ chú ý lắng nghe và giơ tay dành quyền biểu diễn. - Cá nhân trẻ nêu nhận xét sau phần biểu diễn của đội bạn vừa biểu diễn. - Trẻ xung phong lên hát và lựa chọn dụng cụ âm nhạc mà trẻ thích. - Trẻ lắng nghe cô. - Trẻ lắng nghe cô hát - Trẻ lắng nghe, hưởng ứng cùng cô hát vận động. - Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi. - Trẻ tham gia trò chơi. - Trẻ lắng nghe. Rạng Đông, ngày 04 tháng 4 năm 2018 NGƯỜI SOẠN Nguyễn Thị Xiêm
File đính kèm:
giao_an_mam_non_lop_la_chu_de_que_huong_dat_nuoc_bac_ho_thu.doc