Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề; Sự kỳ diệu của nước - Hoạt động: Phát triển ngôn ngữ - Đề tài: thơ "mưa”

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết được tên bài thơ, tên tác giả, hiểu được nội dung chính của bài thơ.

- Trẻ cảm nhận được âm điệu êm dịu nhẹ nhàng của bài thơ.

- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua bài thơ.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng đọc thơ, thể hiện tình cảm của bài thơ.

- Rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ.

- Phát triển vốn từ cho trẻ.

- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng chơi trò choi.

 

docx5 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 5536 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề; Sự kỳ diệu của nước - Hoạt động: Phát triển ngôn ngữ - Đề tài: thơ "mưa”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KIỂM TRA TOÀN DIỆN
CHỦ ĐỀ : SỰ KỲ DIỆU CỦA NƯỚC
HOẠT ĐỘNG : PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI : THƠ “ MƯA”
LỚP : LÁ 1
THỜI GIAN: 30 – 35 PHÚT.
GIÁO VIÊN : ĐINH THỊ MỸ LINH
NGÀY THỰC HIỆN: 15/03/2016.
Mục tiêu:
Kiến thức:
Trẻ biết được tên bài thơ, tên tác giả, hiểu được nội dung chính của bài thơ.
Trẻ cảm nhận được âm điệu êm dịu nhẹ nhàng của bài thơ.
Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua bài thơ.
Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng đọc thơ, thể hiện tình cảm của bài thơ. 
Rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ.
Phát triển vốn từ cho trẻ.
Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng chơi trò choi.
Giáo dục:
- Trẻ học ngoan và hứng thú với hoạt động của cô.
- Trẻ biết tự bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm.
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô.
Giáo án điện tử
Nhạc
Đồ dùng của trẻ:
Nón giọt nước, nón mây hồng, nón mây xanh.
3 xô đựng nước, ca, hộp đựng nước có vạch mức.
III.Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1: Chương trình sắc màu tuổi thơ.
Hát vận động “ Cho tôi ”đi làm mưa với” Nhạc và lời “Hoàng Hà”.
Các con vừa thể hiện bài hát có tên gì?
Nội dung bài hát nói về điều gì?.
Hôm nay lớp lá có tổ chức chương trình “ Sắc màu tuổi thơ” Bây giờ cô mời cả lớp cùng đi tham dự chương trình cùng cô nào.
Cô đóng vai người dẫn chương trình, giới thiệu 3 đội chơi
 ( giọt nước, mây hồng, mây xanh ).
Giới thiệu thành phần ban giám khảo, giới thiệu thể lệ chương trình, gồm 3 phần thi:
+ phần thi thứ nhất : tài năng của bé.
+ Phần thi thứ hai: hiểu biết của bé
+ phần thi thứ 3: cùng nhau tỏa sáng.
*. Để hoàn Thành tốt các thử thách bây giờ cô mời các con đến với gợi ý của chương trình.
- Cô cho trẻ xem tranh về bài thơ “ Mưa”.
- Những hình ảnh trên giúp cho các đội liên tưởng đến bài thơ nào? Do ai sáng tác?.
2. Hoạt động 2: tài năng của bé.
- Chào mừng các con đến với phần thi thứ nhất được mang tên “ tài năng của bé”
Sauk hi xem gợi ý của chương trình đội nào có thể thể hiện được bài thơ mưa của tác giả Nguyễn Diệu.
Cô mời 1 trẻ đọc thơ tự do.
Bây giờ để giúp các con thẻ hiện tốt thử thách phần thi thứ nhất này. Cô thay mặt ban tổ chức sẽ hướng dẫn để các con vượt qua thử thách này.
Cô đọc thơ lần 1: đọc diễn cảm.
Mưa rơi tí tách
Hạt trước, hạt sau
Không xô đẩy nhau
Xếp hàng lần lượt
Mưa vẽ trên sân
Mưa dàn trên lá
Mưa rơi trắng xóa
Bong bóng phập phồng.
Mưa nâng cành hoa 
Mưa gọi chồi biếc
Mưa rửa sạch bụi
 Như em lau nhà.
Mưa rơi, mưa rơi
Mưa là bạn tôi
Mưa là nốt nhạc
Tôi hát thành lời.
 Nguyễn Diệu.
Cô đọc thơ lần 2: Kết hợp máy tính , đọc trích dẫn, giải thích nội dung, giải thích từ khó.
+ Đoạn 1: Từ mưa rơi. Lần lượt.
Đoạn thơ này nói về cảnh trời mưa rơi tí tách đều đều và không xô đẩy nhau.
+ Từ khó “ tí tách “ Mưa nhỏ và rơi đều đều.
+ Đoạn 2: Từ Mưa vẽ..lau nhà.
Đoạn thơ này tác giả nói về những ích lợi của mưa đã mang lại cho mọi cảnh vật xung quanh.
+ đoạn cuối : đoạn còn lại.
Đoạn thơ này nói lên những tình cảm yêu mến của nhà thơ giành cho mưa và xem mưa như là người bạn, là nốt nhạc để viết thành lời.
Bài thơ này nói về cảnh trời mưa và những ích lợi của mưa mang lại cho mọi cảnh vật xung quanh đồng thời cũng nói lên tình cảm yêu mến mưa của nhà thơ.
GD trẻ biết yêu quý và bảo vệ giữ gìn để nguồn nước không bị ô nhiễm.
Cô đọc thơ lần 3: hát .
Chào đón các đội chơi đến với thử thách của phần thi tài năng của bé.
+ Cô mời 3 đội giao lưu với nhau( cô cho cả lớp đọc thơ với hình thức to nhỏ, đối đáp)
+ Cô mời từng đội thể hiện.
+ Cô mời nhóm đại diện cho 3 tổ.
+ Cô mời cá nhân.
Cô quan sát và chú ý sửa sai cho trẻ.
Hoạt động 3: Hiểu biết của bé.
 Chào mừng các con đến với phần thi thứ hai mang tên“ Hiểu biết của bé”.
Ơ phần thi này 3 đội chơi sẽ giành quyền trả lời về cho đội của mình bằng cách lắc chuông và chọn đáp án đúng với 3 sự lựa chọn đáp án là a. b. c. Sau khi ban tổ chức đua ra cau hỏi.Mỗi câu trả lời đúng tương ứng với 1 điểm là 1 phần quà.
Các bé vừa thể hiện bài thơ có tên là gì?
Bài thơ “”mưa” do ai sáng tác?
Tiếng mưa rơi được tác giả miêu tả như thế nào?
Hạt mưa rơi được miêu tả như thế nào?
Tại sao lại có hình ảnh bong bóng ở trên sân? 
Câu thơ nào sau đây không có trong bài thơ?
Hình ảnh nào sau đây miêu tả mưa ở trên sân?
Trong bài thơ mưa đã làm gì giúp ích cho hoa?
Tác giả miêu tả mưa gọi ai?
Từ nào sau đây có trong bài thơ nói lên ích lợi của mưa ?
Tác giả ví mưa rửa sạch bụi giống điều gì? 
Vì sao tác giả lại xem mưa như là một người bạn của mình? 
Tại sao tác giả lại ví mưa như là nốt nhạc ?
Hoạt động 4: Cùng nhau tỏa sáng.
Cách chơi: 3 đội sẽ cùng nhau đua tài đi theo đường ziczac lên và đong nước đổ vào bình.
Luật chơi: Phải đi lên và đi về theo đường zic zac và không được chạy. trong vòng 1 bản nhạc đội nào đong được nhiều nước hơn sẽ chiến thắng.
*. Kết thúc: Kiểm tra kết quả và trao quà.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_kiem_tra_toan_dien_LQVH_tho_Cay_dua.docx
Giáo Án Liên Quan