Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Tết và mùa xuân - Trường: Mầm Non Sao Mai
1. Phát triển thể chất :
* Dinh dưỡng sức khỏe :
- Trẻ biết tự xúc ăn và xúc bằng tay phải, tay trái giữ bát, ăn hết suất, trật tự khi ăn, ăn gọn gàng sạch sẽ.
- Biết ăn 1 số thức ăn của nhà trẻ. An nhiều loại thức ăn để có sức khỏe, tập cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn khác nhau trong một bữa
- Trong giờ ăn cô gợi hỏi trẻ hôm nay con ăn thức ăn gì?
- Biết lấy nước uống, biết gội người lớn giúp đỡ khi cơ nhu cầu vệ sinh .
- Biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm như nước trong nhà vệ sinh khi được nhắc nhỡ.
* Phát triển vận động:
- Trẻ thực hiện được các động tác qua bài tập, tập với cờ. Biết đi theo hiệu lệnh.
- Giữ được thăng bằng trong vận động đi
- Có thói quen phản xạ với các hiệu lệnh.
- Biết một số vận động đơn giản.
(Thực hiện 3 tuần: Từ ngày 26/01/2015 - 13/02/2015) CHỦ ĐỀ: “TẾT VÀ MÙA XUÂN” (Thực hiện 3 tuần: Từ ngày 26/01/2015 - 13/02/2015) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC CỦA CHỦ ĐỀ: TẾT VÀ MÙA XUÂN 1. Phát triển thể chất : * Dinh dưỡng sức khỏe : - Trẻ biết tự xúc ăn và xúc bằng tay phải, tay trái giữ bát, ăn hết suất, trật tự khi ăn, ăn gọn gàng sạch sẽ. - Biết ăn 1 số thức ăn của nhà trẻ. Aên nhiều loại thức ăn để có sức khỏe, tập cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn khác nhau trong một bữa - Trong giờ ăn cô gợi hỏi trẻ hôm nay con ăn thức ăn gì? - Biết lấy nước uống, biết gội người lớn giúp đỡ khi cơ nhu cầu vệ sinh. - Biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm như nước trong nhà vệ sinh khi được nhắc nhỡ. * Phát triển vận động: - Trẻ thực hiện được các động tác qua bài tập, tập với cờ. Biết đi theo hiệu lệnh. - Giữ được thăng bằng trong vận động đi - Có thói quen phản xạ với các hiệu lệnh. - Biết một số vận động đơn giản. 2. Phát triển nhận thức: - Giáo viên cho trẻ tò mò, khám phá và cố gắng tìm hiểu thế giới xung quanh để phát triển nhận thức cho trẻ. - Nhận biết đặc điểm nổi bật của hoa, quả, đồ vật qua nhìn, nghe, ngửi, sờ, nếm. - Biết tên và một vài đặc điểm nổi bật của một số loại hoa (Hoa mai, hoa đào) quả(chuối, bưởi, cam, dưa hấu) và bánh tết (bánh chưng, bánh tét.) trong ngày tết. - Biết trong ngày tết của truyền được đi chúc tết ông bà, người thân và được bố mẹ đưa đi chơi. - Nhận biết to nhỏ, một – nhiều. 3. Phát triển ngôn ngữ : - Biết trò chuyện về những loại hoa quả, trò chơi và đi chơi trong ngày tết. - Biết chào hỏi và biết những câu chúc tết ông bà, cha mẹ đơn giản. - Biết nói rõ lời, nói to, đủ nghe và lễ phép khi chào hỏi người lớn và chúc tết ông bà, bố mẹ và người thân. - Nghe hiểu câu hỏi củac ô và biết trả lời đúng ý câu hỏi, không trả lời cộc lốc 4. Phát triển tình cảm, kỷ năng xã hội và thẩm mỹ: - Biết biểu lộ thích giao tiếp với cô giáo và các bạn - Thể hiện sự vui thích đớn tết, thích được đi thăm ông bà, thích được đi chơi tết. - Biết hát và vận động đơn giản theo một vài bài hát bản nhạc quen thuộc về ngày tết, mùa xuân. - Thích tô màu vẽ nặn, xé dán, xếp hình, xem tranh, hát vận động theo nhạc, đọc thơ, kể chuyện. - Biết giúp cô một vài công việc phù hợp: Cất, lấy đồ dùng, đồ chơi, cất gối. ------------ & ------------ MẠNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ: “TẾT VÀ MÙA XUÂN” (Thực hiện 3 tuần: Từ ngày 26/01/2015 - 13/02/2015) 1. Phát triển thể chất: - Cô giáo trò chuyện với trẻ về các loại thực phẩm và các món ăn ở Nhà trẻ, giáo dục trẻ biết ăn chín, uống sôi, không ăn quả xanh, không uống nước lã. - Giáo viên thường xuyên nhắc nhở, động viên trẻ ăn hết xuất ăn của mình. - Giáo viên thữ hiện vệ sinh hàng ngày cho trẻ như: Khi ngủ dậy rửa mặt, chải tóc gọn gàng cho trẻ, rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cho trẻ. Tự xúc thức ăn bằng thìa, tự cầm cốc uống nước, uống sữa gọng gàng - Giáo viên dạy trẻ nhận biết nguy cơ an toàn khi sử dụng dao, kéo và khi ăn các loại quả có hạt - Biết mời cô và người lớn trước khi ăn, trong giờ ăn không nói chuyện, mỗi khi hắc hơi hoặc ngáp phải lấy tay che miệng hoặc quay đi chổ khác. - Cô giáo tập cho trẻ phát triển vận động nhằm phát triển toàn diện cơ thể trẻ, tạo cho trẻ có tâm trạng vui, khỏe, thoải mái để thực hiện các hoạt động trong ngày - Thực hiện môt số kỹ năng vận động như: “Đi và bê vật cản trên hai tay, “bò qua vật cản”, “Tung bắt bóng với cô”, “Bò trong đường hẹp”, “Ném bóng vào đích”, “Đi theo đường ngoằn nghoèo”.. - Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động: “Chơi trời nắng trời mưa”, “Bóng tròn”, Về đúng nhà”, “Thỏ mẹ thỏ con”, “Tay đẹp”, “Chim sẻ và Ô tô”; “Thi xem ai nhanh”; “Bóng tròn to”; “Con bọ dừa” - Cô giáo tập cho trẻ phối hợp cử động tay qua các trò chơi: Chồng xếp 6 – 8 khối; Tập cầm bút to vẽ 2. Phát triển nhận thức: - Cô giáo hướng dẫn trẻ quan sát, tìm hiểu về đặc điểm nổi bật của ngày tết và mùa xuân. Xem tranh ảnh mùa xuân, ngày tết và trò chuyện về thời tiết cảnh vật mùa xuân và ngày tết: Nhiều hoa , cây cối tốt tươi cảnh vật tươi vui - Trò chuyện với trẻ về ngày tết nguyên đán sắp đến: Nên làm gì chuẩn bị đón tết? (Dọn dẹp, trang trí nhà cửa, làm quà tặng người thân); Ngày tết bé sẽ được ăn gì? (Các loại hoa, quả, bánh mứt.) Ngày tết be sẽ được làm gì? (Mặc quần áo đẹp, đi chơi công viên, đi chợ hoa, đi chúc tết ông bà) - Cô giáo hướng dẫn trẻ quan sát cô trang trí lớp đón tết, quan sát cảnh vật, hoạt động của con người trong ngày sắp đón tết. - Giáo viên cùng tổ chức cho trẻ trò chuyện, đàm thoại để nhận biết một số hoa quả ngày tết.. Nhận biết to – nhỏ, một - nhiều. - Cô giáo gợi ý giúp trẻ nhận biết màu xanh, màu đỏ, màu vàng của các loại hoa trong ngày tết thành thạo. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Giáo viên tiếp tục giáo dục lễ giáo cho cháu như: Đến lớp biết chào cô, chào bố, mẹ, đi học không khác nhè, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, biết nhận đồ vật bằng hai tay - Trò chuyện dàm thoại với trẻ về một số hoạt động trong ngày tết, thời tiết, cảnh vật mùa xuân. - Biết chơi những trò chơi theo sự hướng dẫn của cô và các bạn, biết dùng lời đối thoại với nhau khi chơi. - Dạy trẻ đọc các bài thơ câu chuyện liên quan đến chủ đề, đọc rõ lời, to, đủ nghe: + Thơ: “Mưa xuân”; “Hoa kết trái”; “Hoa đào”; “Mùa xuân”; “Cây dây leo”; “Cây đào”; “Hoa sen”. + Truyện: “Quả thị”; “Chiếc áo màu xanh”; “Thỏ con ăn gì”; “Hoa mào gà”; “Chú đỗ con” 4. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ: - Giáo viên tổ chức hướng dẫn cho trẻ ca hát theo 1 số bài hát: “Sắp đến tết rồi”; “Bé và hoa”; “Thật là hay” - Giáo viên cho trẻ nghe hát, nghe nhạc một số bài hát: “Rửa mắt như mèo”; “Biết vâng lời mẹ”; “Lá xanh”; “Lý cây xanh”; “Lý cây bông”. - Giáo viên hướng dẫn kỹ năng vận động minh họa nhịp nhàng theo nội dung bài hát, cho trẻ chơi các trò chơi âm nhạc: Ai đoán giỏi; Tai ai tinh; Vỗ tay to – nhỏ; Băng nhạc; Hãy lắng nghe; Hãy bắt chước; Nghe âm thanh tìm nơi phát âm thanh - Giáo viên hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi đóng vai: “Mẹ con”; “Đi mua hoa quả, bánh kẹo, quần áo”; “Sắp bày đĩa quả hoặc bánh kẹo ngày tết”; “Đi thăm chúc tết ông bà”; “Đi chợ hoa ngày tết” - Giáo viên hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi dân gian học tập: “Kéo cưa lừa xẻ”; “Lộn cầu vồng”; tập tầm vông”; “nu na nu nống”; “Dung dăng dung dẻ”; “Chi chi chành chành”; “Cái gì trong túi”; “Ai nhanh hơn”; “Ai lấy đúng”; “Tiêm thuốc”; “Hãy bắt chước”; “Thi ai giỏiû”; “Hãy lắng nghe”, “Ai thế nhỉ”; “Chiếc túi kỳ lạ”; “Tìm đồ chơi”; “Ai làm gì”; “Quả gì biến mất” - Giáo viên hướng dẫn trẻ : Vẽ xé dán xếp hình về thời tiết, cảnh vật ngày tết, mùa xuân; Chơi với đất nặn, xau vòng, hột hạt để tặng người thân nhân ngày Tết đến, xếp hình, xé dán, tô màu theo ý thích. - Hướng dẫn trẻ xếp bàn ghế, gường, búp bê, xếp hàng rào, vườn hoa; xếp; xếp ô tô; máy bay. - Giáo viên hướng dẫn trẻ làm một số công việc đơn giản cùng cô: Biết lấy và cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng vào đúng nơi quy định sau khi chơi. ---------- & ------------ MẠNG CHỦ ĐỀ: “TẾT VÀ MÙA XUÂN” (Thực hiện 3 tuần: Từ ngày 26/01/2015 - 13/02/2015) Tuần 1: Ngày tết vui vẻ Tuần 2: Ngày tết đầm ấm Tuần 3: Ngày tết sum, họp 1. Phát triển nhận thức: + NBTN: Nhận biết 1 số món ăn trg ngày tết (T.1) 2. Phát triển vận động: + TDBS: Tập với cờ - BTPTC: Tập với cờ + VĐCB: Bò trong đường hẹp - TCVĐ: Chim bay - cò bay. (Tiết 1). 3. Phát triển ngôn ngữ: + Thơ : Hoa nở. (Tiết 1) 4. Phát triển tình cảm xã hội: + Âm nhạc: Dạy Hát: Con chim hót trên cành cây - Nghe: Sắp đến tết rồi (Tiết 1) + HĐVĐV: Nặn bánh tròn ngày tết + HĐNT: Trò chuyện với trẻ về các loại bánh trong ngày tết - Trò chơi: Dung dăng dung dẻ. Chơi tự do + HĐVC: TCHT: Xếp bánh lên đĩa. TCDG: Bịt mắt bắt dê TCST: Nặn bánh ngày tết TCPV: Cô bán hàng các loại bánh ngày tết Sinh hoạt văn nghệ 1. Phát triển nhận thức: + NBTN: Một số loại hoa ngày tết (tiết 1). 2. Phát triển vận động: + TDSB: Tập với cờ. - BTPTC: Tập với cờ. + VĐCB: Đi trong đường ngoằn ngoèo - TCVĐ: Chim bay - cò bay. (Tiết 2). 3. Phát triển ngôn ngữ: + Thơ : Hoa nở (Tiết 2) 4. Phát triển tình cảm xã hội: + Âm nhạc: Hát: Con chim hót trên cành cây - Nghe: Mùa xuân đến rồi (Tiết 2) + HĐVĐV: Xâu vòng hoa màu đỏ + HĐNT: Trò chuyện với trẻ về các loại hoa ngày tết – Trò chơi: Dung dăng dung dẻ. Chơi tự do + HĐVC: TCHT: Xếp vườn hoa TCDG: Bịt mắt bắt dê TCST: Nặn cánh hoa TCPV: Cô bán hàng hao ngày tết. Sinh hoạt văn nghệ 1.Phát triển nhận thức: + NBTN: Trò chuyện về ngày tết nguyên đán(T.1) 2. Phát triển vận động: + TDBS: Tập với cờ. - BTPTC: Tập với cờ. + VĐCB: Bò hướng thẳng - TCVĐ: Gà vào vườn rau (Tiết 1) 3. Phát triển ngôn ngữ: + Truyện : Đôi bạn nhỏ 4. Phát triển tình cảm xã hội: + Âm nhạc: Dạy hát : Sắp đến tết rồi - Nghe: Đố quả (Tiết 1) + NBPB: Nặn quả ngày tết (Tiết 1) + HĐNT: Trò chuyện với trẻ về ngày tết. Công việc đón tết cảu gia đình. - Trò chơi: Nu na nu nống. Chơi tự do + HĐVC: TCHT: Xâu dây hoa trang trí ngày tết. TCDG : Thả đĩa ba ba TCĐV: Cô bán hàng quả ngày tết TCST: Nặn quả ngày tết Sinh hoạt văn nghệ ------------ @&-? ------------- KẾ HOẠCH TUẦN I: NGÀY TẾT VUI VẺ Từ ngày : 26/01/2015/ đến ngày 30/01/2015) HOẠT ĐỘNG Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu ĐÓN TRẺ TRÒ CHUYỆN Đón trẻ vào lớp hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân. TDBS –HĐNT - Tập bài: Tập với cờ. - Trò chuyện với trẻ về các loại bánh trong ngày tết. - Trò chơi dân gian: Dung dăng dung dẻ. Chơi tự do. CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH * PTVĐ: - BTPTC: Tập với cờ. - VĐCB: Bò trong đường hẹp - TCVĐ: Chim bay, cò bay. (Tiết 1) * Thơ: Hoa nở (Tiết 1) * NBTN: Nhận biết một số món ăn trong ngày tết (Tiết 1) *Âm nhạc: - Dạy hát: Con chim hót trên cành cây. - Nghe: Sắp đến tết rồi. ( Tiết 1) * NPBP: Nặn bánh tròn ngày tết. (Tiết1) HOẠT ĐỘNG GÓC * Góc học tập: Xem tranh ảnh về các loại bánh ngày tết. Xếp bồn hoa ngày tết. * Góc phân vai: Cửa hàng bán các loại bánh ngày tết. * Góc thư viện: Xem tranh tô màu tranh các loại bánh ngày tết. * Góc nghệ thuật: Nặn bánh chưng, bánh dày HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Vệ sinh ăn xế. - TCHT: Xếp quả vào rổ. (Thứ 2) - TCDG: Bịt mắt bắt dê (Thứ 3) - Sin - TCST: Nặn quả ngày tết (Thứ 4) ---TT - TCĐV: Cô bán hàng các loại bánh ngày tết (Thứ 5) - Sinh hoạt văn nghệ. TRẢ TRẺ - Cho cháu ôn lại các hoạt động có chủ đích - Chuẩn bị quần áo cho trẻ ra về. ------------ @&-? ------------- TUẦN I: NGÀY TẾT VUI VẺ Từ ngày : 26/02/2015/ đến ngày30/01/2015) THỂ DỤC BUỔI SÁNG: TẬP BÀI TẬP: “TẬP VỚI CỜ”. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: * Kiến thức: - Giúp trẻ tập phát triển cơ bắp. - Trẻ biết tập theo cô các động tác. - Trẻ tập theo cô các động tác nhịp nhàng. * Kỷ năng: - Rèn luyện khả năng thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô. - Trẻ làm quen với nhịp điệu âm nhạc trong khi tập thể dục. * Giáo dục: - Cháu thường xuyên luyện tập thể dục. II. CHUẨN BỊ: * Cô giáo: - Lớp sạch sẽ gọn gàng không có chướng ngại vật. - Hướng dẫn rõ ràng. Các động tác. - Máy cát sét, đĩa nhạc bài “Hòa bình cho bé”. * Cháu: Mỗi cháu 2 cây cờ. Quần áo gọn gàng. * Nội dung tích hợp : Giáo dục sức khỏe, GDÂN, Vui chơi III. TIẾN HÀNH: Hoạt động 1: Khởi động: - Cô cho trẻ đứng dậy đi theo cô, cho cháu đi thành vòng tròn. Kết hợp cho cháu hát bài một đoàn tàu. - Cho cháu đi 2 vòng rồi cho cháu dừng lại đứng tại chỗ cháu nọ cách đều cháu kia để tập được dễ dàng. 2. Hoạt động 2: Bài tập phát triển chung tập theo nhạc bài bóng tròn to: Tập với bóng + Động tác 1: Vẫy cờ (Tập 3 lần 2 nhịp) - TTCB: Trẻ đứng tự nhiên, 2 tay cầm cờ thả xuôi. - Nhịp1: Giơ cờ lên vẫy. - Nhịp 2: Về TTCB. Sau đó trở lại tư thế ban đầu tập lại. + Động tác 2: (Tập 3 lần x 2 nhịp). - TTCB: Trẻ đứng tự nhiên, 2 tay cầm cờ thả xuôi. - Nhịp 1: Cúi gõ cán cờ xuống đất - Nhịp 2: Về TTCB. Sau đó trở lại tư thế ban đầu tập lại. + Động tác 3: (Tập 3 lần x 2 nhịp). - TTCB: Trẻ đứng tự nhiên, 2 tay cầm cờ thả xuôi - Nhịp 1: Ngồi xổm gõ cán cờ xuống đất. - Nhịp 2: Về TTCB. Sau đó trở lại tư thế ban đầu tập lại + Động tác 4: Bật nhảy (Tập 3 lần) - TTCB: Trẻ đứng tự nhiên, 2 tay thả xuôi - TH: Trẻ nhảy bật tại chỗ vừa nhảy vừa nói “Ếch ộp”. 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh. - Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh lớp 2 tay làm chim bay rồi cho cháu nghỉ. - Dặn dò cháu thường xuyên tập thể dục cho người khỏe mạnh. HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: * Kiến thức: + Góc học tập: - Giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, ghi nhớ có chủ định. - Xem tranh ảnh về các loại hoa ngày tết. - Xếp bồn hoa ngày tết. + Góc phân vai: Trẻ tích cực tham gia trò chơi: Cửa hàng bán các bánh, hoa, quả ngày tết. + Góc thư viện: Cháu biết giở sách xem tranh ảnh, tranh truyện và tô màu tranh bánh, hoa, quả ngày tết. + Góc nghệ thuật : - Trẻ biết hát kết hợp vận động theo nhạc bài: “Con chim hót trên cành cây, sắp đến tết rồi” - Nặn bánh chưng, bánh dày. * Kỹ năng: Cháu biết dùng các đồ chơi trong mỗi góc để chơi. * Giáo dục: Dặn dò cháu phải biết giữ gìn cẩn thận đồ chơi khi chơi. Khi chơi phải đoàn kết. II. CHUẨN BỊ: * Cô giáo: - Chuẩn bị các đồ chơi ở các góc phù hợp, phong phú, sắp xếp đồ chơi vừa tầm tay của trẻ để trẻ dễ lấy khi chơi. - Hướng dẫn cách chơi rõ ràng * Cháu: - Quần áo gọn gàng. Hứng thú tham gia vui chơi. * Nội dung tích hợp: - Âm nhạc, GDLG, GDVS, Vui chơi III. TIẾN HÀNH: 1. Giới thiệu hoạt động chơi: - Cô cho trẻ đọc đồng dao: “Dung dăng dung dẻ” - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề cô gợi hỏi: - Cho cháu xem trong bức tranh này mọi người đang làm gì? (Đang gói bánh chưng). - Tết đến nhà cháu có nấu bánh chưng không? (Trẻ trả lời) - Thế mẹ còn nấu thức ăn gì trong ngày tết nữa? (Thịt, cá, thịt gà) - Mẹ cháu mua sắm tết những gì? ( Hạt dưa, bánh in, bánh thuẩn) - Cô trò chuyện và dẫn dắt vào góc chơi 2. Phát triển hoạt động chơi: * Hoạt đông 1: Thỏa thuận trước khi chơi. - Cô giới thiệu cho trẻ biết tên các góc chơi, có tất cả 4 góc chơi, cô giải thích cách chơi ở mỗi góc, nhiệm vụ cụ thể của mỗi góc chơi. Cô hỏi cháu thích chơi ở góc nào sẽ vào góc lấy ký hiệu đeo vào và vào góc chơi mà cháu thích. - Cô cho các cháu tự thoả thuận vai chơi với nhau ở các góc. * Gợi ý các góc chơi : GÓC PHÂN VAI (Góc chủ đạo) - Cô hướng cháu vào góc chơi. - Trẻ tích cực tham gia trò chơi: Cửa hàng bán các loại bánh, hoa, quả ngày tết. GÓC NGHỆ THUẬT + Cô giới thiệu góc chơi và cho trẻ chơi - Trẻ biết hát kết hợp vận động theo nhạc bài: “Con chim hót trên cành cây, sắp đến tết rồi” Nặn bánh chưng, bánh dày. GÓC HỌC TẬP - Cô giới thiệu góc chơi và cho trẻ tự vào góc chơi, lấy đồ dùng học tập ra tiến hành hoạt động góc.. - Giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, ghi nhớ có chủ định. Xem tranh ảnh về các loại bánh, hoa, quả ngày tết. Xếp bồn hoa ngày tết. GÓC THƯ VIỆN + Cô giới thiệu góc chơi và cho trẻ vào góc thư viện . - Cháu biết giở sách xem tranh ảnh, tranh truyện tô màu tranh bánh, hoa quả ngày tết. * Hoạt động 2: Trẻ tiến hành chơi. - Khi trẻ chơi cô quan sát, động viên đôn đốc cháu chơi hứng thú, đoàn kết, không tranh dành đồ chơi. * Hoạt động 3: Nhận xét giờ chơi. - Dựa vào kết quả chơi, cô nhận ở các góc, cách chơi của cháu ở từng góc. Đến góc cuối cùng là góc chủ đạo trong ngày cô nhận xét kỹ hơn. 3. Kết thúc hoạt động chơi : - Giáo dục cháu biết giữ gìn, sắp xếp gọn gàng đồ dùng đồ chơi trong khi chơi và sau khi chơi. - Chơi xong rửa tay sạch sẽ để phòng bệnh tay, chân miệng. ------------ @&-? ------------- Thứ hai ngày 26 tháng 01 năm 2015 HOẠT ĐỘNG HỌC : PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG TÊN HOẠT ĐỘNG : + BTPTCT : TẬP VỚI CỜ + VĐCB : BÒ TRONG ĐƯỜNG HẸP; +TCVĐ: “CHIM BAY – CÒ BAY” (Tiết1) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: * Kiến thức: - Trẻ biết bò trong đường hẹp - Chơi trò chơi vận động hứng thú cùng cô. Giúp trẻ phát triển cơ tay, cơ chân * Kỹ năng: - Rèn trẻ sự nhanh nhẹn khéo léo cho trẻ. * Giáo dục: - Cháu thường xuyên luyện tập để cơ thể khỏe mạnh. Mạnh dạn tự tin II. CHUẨN BỊ: *Chuẩn bị của cô: - Cờ đủ cho cô và trẻ. - Tranh mẫu, lớp sạch sẽ gọn gàng không có chướng ngại vật, trống lắc. * Chuẩn bị của trẻ: - Mỗi cháu 2 cây cờ, quần áo gọn gàng. * Nội dung tích hợp: Trò chơi, Âm nhạc bài: Một đoàn tàu, chim bay – cò bay. III. TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Dự kiến hđ của trẻ * Hoạt động 1: Khởi động - Cô cho trẻ xếp 3 hàng dọc, chuyển đội hình và tập theo bài đoàn tàu nhỏ xíu. - Cho cháu tập đi thành vòng tròn đi chậm, đi nhanh rồi cho cháu đứng tại chỗ cách đều nhau. * Hoạt động 2: Bài tập phát triển chung: + Động tác 1: Vẫy cờ (Tập 3 lần 2 nhịp) - TTCB: Trẻ đứng tự nhiên, 2 tay cầm cờ thả xuôi. - Nhịp1: Giơ cờ lên vẫy. - Nhịp 2: Về TTCB. Sau đó trở lại tư thế ban đầu tập lại. + Động tác 2: (Tập 4 lần x 2 nhịp). (ĐTHT) - TTCB: Trẻ đứng tự nhiên, 2 tay cầm cờ thả xuôi. - Nhịp 1: Cúi gõ cán cờ xuống đất - Nhịp 2: Về TTCB. Sau đó trở lại tư thế ban đầu tập lại. + Động tác 3: (Tập 3 lần x 2 nhịp). - TTCB: Trẻ đứng tự nhiên, 2 tay cầm cờ thả xuôi - Nhịp 1: Ngồi xổm gõ cán cờ xuống đất. - Nhịp 2: Về TTCB. Sau đó trở lại tư thế ban đầu tập lại + Động tác 4: Bật nhảy (Tập 3 lần) - TTCB: Trẻ đứng tự nhiên, 2 tay thả xuôi - TH: Trẻ nhảy bật tại chỗ vừa nhảy vừa nói “Ếch ộp”. * Hoạt động 3: Vận động cơ bản: Bò trong đường hẹp - Đội hình: Hai hàn
File đính kèm:
- tet va mua xuan 1.doc