Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: Bé nhận biết giờ chẵn trên đồng hồ

I. Mục đích yêu cầu

- Trẻ biết xem giờ chẵn trên đồng hồ, biết chức năng của các chữ số, kim ngắn và kim dài trên đồng hồ. Có biểu tượng ban đầu về thời gian.

- Trẻ xem và đọc được giờ chẵn trên đồng hồ.

- Trẻ biết phối hợp cùng bạn tham gia vào các hoạt động. Biết quý trọng thời gian, biết thời gian rất cần thiết đối với con người.

II. Chuẩn bị:

- Đồng hồ thật: Đồng hồ điện tử, đồng hồ treo tường, đồng hồ báo thức, đồng hồ vạn niên.

- Bài hát “ Gà gáy le te”

- Đồng hồ đủ cho cô và trẻ. ( Đồ dùng cô lớn hơn)

- Một số đồng hồ làm từ đĩa nhạc trẻ chơi trò chơi.

- 3 tờ giấy rô ky có dán các giờ ( Từ 1 giờ đến 12 giờ), que chỉ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: Bé nhận biết giờ chẵn trên đồng hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT VẠN NINH
TRƯỜNG MẦM NON VẠN THẠNH 
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
Lĩnh vực: 	Phát triển nhận thức
Chủ đề: 	Thế giới động vật
Đề tài:	 Bé nhận biết giờ chẵn trên đồng hồ.
Độ tuổi: 	 5-6 Tuổi
Thời gian : 30-35 phút 
Ngày dạy : 18/03/2017
Giáo viên: Ngô Thị Mỹ Ý
Năm học : 2016 – 2017
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết xem giờ chẵn trên đồng hồ, biết chức năng của các chữ số, kim ngắn và kim dài trên đồng hồ. Có biểu tượng ban đầu về thời gian.
- Trẻ xem và đọc được giờ chẵn trên đồng hồ.
- Trẻ biết phối hợp cùng bạn tham gia vào các hoạt động. Biết quý trọng thời gian, biết thời gian rất cần thiết đối với con người. 
II. Chuẩn bị:
- Đồng hồ thật: Đồng hồ điện tử, đồng hồ treo tường, đồng hồ báo thức, đồng hồ vạn niên.
- Bài hát “ Gà gáy le te”
- Đồng hồ đủ cho cô và trẻ. ( Đồ dùng cô lớn hơn)
- Một số đồng hồ làm từ đĩa nhạc trẻ chơi trò chơi.
- 3 tờ giấy rô ky có dán các giờ ( Từ 1 giờ đến 12 giờ), que chỉ. 
III. Tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé xem giờ chẵn trên đồng hồ
- Cô, trẻ cùng hát và vận động bài" Gà gáy le te"- Dân ca Cống.
- Trò chuyện cùng trẻ:
+ Lớp mình vừa hát và vận động bài gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
- Ngoài gà gáy báo thức mọi người biết đó là trời sáng rồi, thì con còn biết đồ dùng nào giúp chúng ta biết được giờ giấc nữa?
+ Vậy nhà bạn nào có đồng hồ?
+ Các bạn biết xem đồng hồ chưa?
+ Cho trẻ xem đồng hồ có 3 kim và hỏi: 
+ Con biết đồng hồ này chỉ mấy giờ? 
- Cô khái quát và cho trẻ lấy đồng hồ về chỗ ngồi:
+ Con có nhận xét gì về đồng hồ?
+ Hai kim đồng hồ như thế nào với nhau? Kim dài chỉ gì? Kim ngắn chỉ gì?
- Cô khái quát và cho trẻ đọc: Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút.
+ Ngoài kim giờ và kim phút trên đồng hồ còn có gì nữa? Các số được sắp xếp như thế nào?
- Cho trẻ đọc các chữ số trên mặt đồng hồ
- Cô khái quát và dạy trẻ cách xem giờ chẵn: Khi kim phút chỉ vào số 12, kim giờ chỉ vào 1 số bất kỳ trên mặt đồng hồ thì đó là giờ chẵn.
- Cho trẻ quay kim đồng hồ giống cô và hỏi trẻ:
+ Các con nhìn xem đồng hồ chỉ mấy giờ? ( 7 giờ) 
+ Vậy 7 giờ thì kim giờ và kim phút chỉ vào những số nào?
- Cho trẻ đọc: 7 giờ
+ Đố các con chúng ta vào học lúc mấy giờ?
- Cho trẻ quay kim đồng hồ chỉ 8 giờ và đọc.
+ Kim giờ và kim phút chỉ những số nào cho ta biết 8 giờ?
- Cô quay kim chỉ 9 giờ và hỏi: 
+ Đồng hồ của cô chỉ mấy giờ? Vì sao con biết?
- Cho trẻ quay kim đồng hồ chỉ 9 giờ và đọc.
+ Khi đồng hồ chỉ 12 giờ thì kim giờ và kim phút như thế nào với nhau? 
- Cô khái quát và cho trẻ đọc: 12 giờ
- Tương tự cô hướng dẫn trẻ xem và đọc một số giờ chẵn khác ( 1 giờ, 2 giờ)
- Mời nhóm, cá nhân đọc.
- Cho trẻ quay kim chỉ 6 giờ và hỏi
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ? 
- Các con có nhận xét gì về vị trí của kim giờ và kim phút? 
- Cô khái quát và cho trẻ đọc: 6 giờ
- Cho trẻ quay kim chỉ giờ theo yêu cầu của cô. Ngược lại cô quay kim chỉ giờ nào thì trẻ sẽ đọc giờ đó. 
- Cô dẫn dắt và giới thiệu giờ lẻ trên đồng hồ.
- Cô quay 1 số giờ lẻ trên đồng hồ cho trẻ xem và đọc.
* Mở rộng: 
Giới thiệu và cho trẻ xem một số đồng hồ khác như: Đồng hồ treo tường, đồng hồ báo thức, đồng hồ điện tử, đồng hồ vạn niên
* Giáo dục:
- Vì kim đồng hồ chỉ quay được 1 chiều nên thời gian qua rồi sẽ không trở lại vì thế thời gian rất quý, chúng ta phải biết quý trọng nó. 
+ Vậy các con cần phải làm gì để không bỏ phí thời gian?
- Dẫn dắt chuyển hoạt động.
-Trẻ hát và vận động cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Dạ, đồng hồ.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ xem đồng hồ 
- Trẻ trả lời.
-Trẻ lấy đồng hồ về chỗ ngồi
-Trẻ nhận xét
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đọc cùng cô
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đọc cùng cô.
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ quay kim đồng hồ 
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đọc
- Trẻ trả lời.
-Trẻ quay kim đồng hồ chỉ 8 giờ và đọc 
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quay kim đồng hồ chỉ 9 giờ và đọc.
- Trẻ trả lời: Kim giờ và kim phút trùng nhau và cùng chỉ số 12.
- Trẻ đọc
- Trẻ quay kim đồng hồ chỉ 6 giờ.
- Trẻ trả lời.
-Trẻ nhận xét: Kim giờ và kim phút cùng nằm trên 1 đường thẳng .
- Trẻ đọc 
-Trẻ quay kim và đọc giờ trên đồng hồ. 
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc 
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ trả lời.
2. Hoạt động 2: Chơi: “ Đội nào giỏi nhất”
- Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội, khi có tiếng nhạc bạn đầu hàng của mỗi đội chạy lên chọn 1 đồng hồ chỉ giờ chẵn gắn tương ứng với số giờ trên bảng rồi chạy về cuối hàng, bạn kế tiếp tiếp tục chạy lên thực hiện như vậy. Khi nhạc kết thúc, đội nào gắn đúng được nhiều đồng hồ hơn thì đội đó chiến thắng.
+ Luật chơi: Mỗi lượt chạy lên chỉ gắn 1 đồng hồ. Bạn chạy về bạn kế tiếp mới được chạy lên.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2l.
- Nhận xét kết quả chơi.
* Kết thúc: Tuyên dương trẻ, chuyển hoạt động.
 Cô và trẻ cùng thu dọn đồ dùng.
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe. Trẻ cùng cô thu dọn đồ dùng

File đính kèm:

  • docBe_nhan_biet_gio_chan_tren_dong_ho.doc
Giáo Án Liên Quan