Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: Biểu diễn tổng hợp (nhạc hội rừng xanh)

MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết biểu diễn, hát, múa, đọc ráp, theo chủ đề “động vật’

- Biết tên trò chơi, cách chơi, luật chơi “Những bước nhảy vui nhộn”

2. Kỹ năng:

- Rèn các kỹ năng mạnh dạn, tự tin khi tham gia biểu diễn các bài hát trong chủ đề; Hưởng ứng cảm xúc vào các tiết mục biểu diễn

- Trẻ biết thể hiện sắc thái, tình cảm các bài hát trong chủ đề

- Lắng nghe trọn vẹn bài hát "Gọi trâu", biết nói lên cảm xúc của mình về bài hát và hưởng ứng cùng cô một cách hồn nhiên.

- Biết chơi trò chơi đúng luật

- Trẻ mạnh dạn tự tin khi biểu diễn hát múa

3. Thái độ:

 - Trẻ hào hứng, thích thú tham gia biểu diễn văn nghệ một cách tích cực và sáng tạo.

 - Thể hiện cảm xúc khi xem biểu diễn: đung đưa, lắc lư, biểu diễn phụ họa theo cảm hứng.

 - Trẻ biết hưởng ứng cùng cô và các bạn khi tham gia các tiết mục.

- Trẻ biết phối hợp với các bạn khi tham gia biểu diễn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: Biểu diễn tổng hợp (nhạc hội rừng xanh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIA LÂM
 TRƯỜNG MẦM NON TT TRÂU QUỲ
GIÁO ÁN 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
 CHỦ ĐỀ: “THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT”
 Đề tài	: Biểu diễn tổng hợp( Nhạc hội rừng xanh)
 Lứa tuổi 	: Mẫu giáo lớn
 Số trẻ	: 42 trẻ
 Thời gian	: 30-35 phút
 Giáo viên thực hiện:Nguyễn Thị Mai Hoa
 Nguyễn Thị Linh
 Nguyễn Thị Bích Ngọc
NĂM HỌC: 2015-2016
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:	
- Trẻ biết biểu diễn, hát, múa, đọc ráp, theo chủ đề “động vật’
- Biết tên trò chơi, cách chơi, luật chơi “Những bước nhảy vui nhộn”
2. Kỹ năng:
- Rèn các kỹ năng mạnh dạn, tự tin khi tham gia biểu diễn các bài hát trong chủ đề; Hưởng ứng cảm xúc vào các tiết mục biểu diễn
- Trẻ biết thể hiện sắc thái, tình cảm các bài hát trong chủ đề
- Lắng nghe trọn vẹn bài hát "Gọi trâu", biết nói lên cảm xúc của mình về bài hát và hưởng ứng cùng cô một cách hồn nhiên.
- Biết chơi trò chơi đúng luật
- Trẻ mạnh dạn tự tin khi biểu diễn hát múa
3. Thái độ:
 - Trẻ hào hứng, thích thú tham gia biểu diễn văn nghệ một cách tích cực và sáng tạo. 
 - Thể hiện cảm xúc khi xem biểu diễn: đung đưa, lắc lư, biểu diễn phụ họa theo cảm hứng.
 - Trẻ biết hưởng ứng cùng cô và các bạn khi tham gia các tiết mục.
- Trẻ biết phối hợp với các bạn khi tham gia biểu diễn. 
II. CHUẨN BỊ:	
1/. Địa điểm:
 - Trong lớp học: sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ.
2/ Môi trường: 
 - Sân khấu, cảnh khu rừng. phông chữ “ Nhạc hội rừng xanh”
 - Gốc cây.
 - Lớp học trang trí theo chủ đề động vật.
3/ Đồ dùng:
a/ Đồ dùng của cô:
 - Nhạc các bài hát:
 + “Gấu vào rừng xanh”, “Vũ điệu chim công”, 
 “ Chuột Trộm trứng”, “Gọi trâu”, nhạc không lời “ráp con vật” nhạc Flamenco; LamBava”
 - Bộ trang phục: Cô chính mặc Peter Pan, mục đồng. Cô phụ 1: trang phục Thỏ ngọc, trang phục con trâu; Cô phụ 2: trang phục áo dài, đầu trâu.
b/ Đồ dùng của trẻ:	
 -. Mỗi trẻ 1 bộ trang phục con vật.( Chim công , chuột, mèo, gấu, voi, chó)
 - Mỗi trẻ 2 bông hoa cài tay. 
4/ Đội hình:
 - Trẻ ngồi tự do xung quanh lớp học.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
THỜI GIAN- NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1, Ổn định gây hứng thú.
 ( 2-3 phút)
2. Nội dung chính: 
- NDTT biểu diễn: (19-20 phút)
- NDKH: Trò chơi âm nhạc.
 ( 4-5 phút)
Nghe hát:( 4-5 phút)
3/ Kết thúc.
( 1-2 phút)
- Cô phụ 2 ( cô giáo): giới thiệu đại biểu cho trẻ chào khách
- Cô phụ1: ( vai Thỏ Ngọc) xuất hiện chào trẻ và giới thiệu chương trình, dẫn trẻ vào rừng xanh.
- Cô giáo: kéo rèm xuất hiện khu rừng. 
- Cô chính( vai anh Pan) thổi tù và đu dây ra giữa sân khấu chào các bạn nhỏ 
+ Thỏ ngọc: Hỏi trẻ cô cháu mình đang lạc vào đâu đây? 
+ Pan: giới thiệu chương trình “ Nhạc hội rừng xanh”
+ Thỏ Ngọc: Trò chuyện trong rừng có nhiều cây cối, con vật, cỏ cây hoa lá, tặng cho mỗi bạn 2 bông hoa cài vào tay nhắc trẻ tìm chỗ đứng trong khu rừng.
- Pan: Chúc các bạn có buổi nhạc hội vui vẻ.
* Hát và vận động:Bài trọng tâm: “Gấu vào rừng xanh” của nhạc sĩ “Đỗ Anh Hùng”.
- Pan: Đố trẻ biết bài hát nào nhắc đến con vật đang đi hiên ngang vào rừng xanh. 
 - Lần1: Cả lớp hát bài hát đung đưa theo nhạc. 
- Thỏ Ngọc: khen trẻ và trò chuyện về các hình thức vận động và chọn hình thức vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm, vận động minh họa theo lời bài hát.
+ Lần 2: Cả lớp vỗ tay theo tiết tấu chậm đệm theo bài hát (thực hiện một lần khi trẻ làm đúng, nếu sai cô sửa sai và cho trẻ vận động lại lần 2)
- Pan: tuyên dương các bạn
- Lần 3: Vận động minh họa theo bài hát.( nhóm từ 10- 12 trẻ vận động) 
+ Cho trẻ chọn trang phục biểu diễn
+ Trẻ nhận xét các bạn biểu diễn
+ Thỏ Ngọc: tuyên dương các bạn
* Đọc Rap về loài vật:
- Pan: đóng gấu đi vào vừa đi vừa đọc ráp.
+ Thỏ Ngọc trò chuyện với Pan về ráp loài vật.
+ Thỏ ngọc mời trẻ lên biểu diễn ráp (cho 9-10 trẻ lên lấy mặc trang phục) 
- Pan: khen các bạn đọc ráp hay.
* Múa: "Vũ khúc chim công": 
- Pan: Đọc câu đố về chim công:
 “ Con gì đẹp nhất loài chim
 Đuôi xòe rực rỡ như nghìn cánh hoa”
- Giới thiệu điệu múa “ Vũ khúc chim công”
- Cho trẻ đóng chim công múa (cho 8 – 10 trẻ lấy trang phục biểu diễn)
- Thỏ Ngọc: Khen các bạn chim công.
* Đơn ca “Chuột trộm trứng” của nhạc sĩ An Ý Ly
- Pan: trò chuyện với Thỏ Ngọc về quả trứng 
- Pan: mời 1 trẻ hát và 3-4 trẻ phụ họa. 
+ Cho trẻ chọn trang phục con vật phù hợp lên biểu diễn
 + Pan Giới thiệu nội dung bài hát: “ Chuột trộm trứng” kể về 2 con chuột ăn trộm quả trứng gà của bạn mèo.
+ Pan giáo dục và tuyên dương các bạn.
*Trò chơi:
 “ Những bước nhảy vui nhộn”
- Pan: Giới thiệu tên trò chơi.
- Pan hỏi: Ai biết cách chơi trò chơi này và yêu cầu trẻ nhắc lại cách chơi. 
- Pan: nhắc lại cách chơi: Nghe nhạc và khiêu vũ theo nhạc , nhạc nhanh nhảy nhanh, châm nhảy chậm khi nhạc dừng phải tạo dáng các con vật mà mình yêu thích.
+ Luật chơi : bạn nào không tạo được dáng con vật phải nhảy lò cò.
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần. Sau mỗi lần chơi Pan nhận xét tuyên dương
* Nghe hát "Gọi trâu" của nhạc sĩ Thảo Linh.
- Pan: Giới thiệu tên bài hát "Gọi trâu" của nhạc sĩ Thảo Linh.
+ Lần 1: Pan và Thỏ Ngọc hát theo nhạc 
+ Hỏi tên bài hát.
+ Giảng nội dung bài hát: Con Trâu trước kia giúp các bác nông dân cầy ruộng để trồng lúa, trồng rau làm lương thực cho chúng mình ăn. Ngày nay khoa học hiện đại nên trâu không phải kéo cầy nữa mà bác nông dân dùng máy cầy để làm đất cho con người đỡ vất vả đấy. 
+ Cho trẻ gọi trâu nhẹ nhàng cùng anh Pan.
+ Lần 2: Pan hát; Thỏ Ngọc và cô giáo đóng trâu minh họa cho bài hát.
- Mời trẻ đứng lên hưởng ứng cùng Pan.
- Chương trình "nhạc hội rừng xanh" đến đây là kết thúc xin chào và hẹn gặp lại các bạn vào mùa xuân năm sau.
- Trẻ đứng quanh cô chào khách.
- Trẻ chào chị Thỏ Ngọc.
- Trẻ chào anh Pan
- Trẻ trả lời khu rừng.
- Trẻ lấy hoa về vị trí 
- Gấu vào rừng xanh.
- Trẻ hát
- Trẻ kể tên hình thức
- Trẻ vỗ tay theo tiết tấu chậm.
- Trẻ mặc trang phục. Trẻ vận động minh họa
- Trẻ mặc trang phục và biểu diễn ráp
- Trẻ trả lời.
- Trẻ tự mặc trang phục lên biểu diễn.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ tự mặc trang phục lên biểu diễn
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi.
- Trẻ nghe cô hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
 - Trẻ gọi trâu.
-Trẻ đứng dạy nối đuôi nhau vuốt ve trâu, cầm đuôi trâu đi quanh lớp
Trẻ chào các cô 
 “ Ráp loài vật”
Ve vẻ vè ve
Cái vè loài vật
Gọi người dậy sớm
Chú gà trống choai
Đánh hơi rất tài
Anh em nhà chó
Mặt hay nhăn nhó
Là khỉ trên rừng
Đồng thanh hát cùng
Ve sầu mùa hạ
Cho tơ óng ả
Chị em nhà tằm
Tắm nước quanh năm
Giống nòi tôm cá
Loài vật hay quá
Bạn kể tiếp nha
Ve vẻ vè ve
Cái vè loài vật
Trên lưng cõng gạch
Là họ nhà cua
Nghiến răng gọi mưa
Đúng là cụ cóc
Thích ngồi cắn chắt
Chuột nhắt chuột đàn
Đan lưới dọc ngang
Anh em nhà nhện
Gọi kiểu tóc bện
Vợ chồng nhà sam
Rền rĩ kéo đàn
Đúng là anh dế
Suốt đời chậm chễ 
 Là họ nhà sên
Con vỏi con voi
Cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước
Hai chân sau đi sau
Còn cái đuôi đi sau rốt
Tôi xin kể nốt
Câu chuyện con voi

File đính kèm:

  • docgiao_an_truong_mn_tt_trau_quy_23620209.doc