Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật - Năm học 2020-2021
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Đề tài: LQCC B, D, Đ
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết nhận dạng được chữ cái b, d, đ trong bảng chữ cái tiếng việt.
- Trẻ phân biệt đúng chữ cái b, d, đ biết được từ có chứa chữ
- Trẻ hứng thú trong giờ học, tích cực trả lời các câu hỏi của cô
II. Tổ chức hoạt động
* Ổn định tổ chức
- Xin chào mừng các bạn đến với chương trình: “ Bé vui học chữ” của chúng ta ngày hôm nay. Tham gia chơi trong chương trình hôm nay là các bạn nhỏ đến từ lớp lá 2. Chương trình của chúng ta gồm có 2 phần.
+ Phần thứ nhất: Hiểu biết
+ Phần thứ hai: Vượt qua thử thách
- Trước khi bước vào chương trình cô mời các con hát bài: “Gà trống, mèo con và cún con” (trẻ vừa hát vừa đi vòng tròn lấy rổ đựng chữ cái và về chỗ ngồi).
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT (4 TUẦN ) Thực hiện từ ngày 21/12/2020 đến ngày 15/01/2021 TT MỤC TIÊU NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Lĩnh vực: phát triển thể chất MT 1 Các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp - Hô hấp: Hít vào, thở ra - Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên - Lưng, bụng, lườn: Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông hoặc hai tay dang ngang, chân bước sang phải, sang trái. - Chân: Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau. - Nhảy: Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang; nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về sau - Thể dục buổi sáng - Bài tập phát triển chung MT 2 Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa 4m (CS3) + Ném xa bằng 1 tay - Học: Ném xa bằng 1 tay MT 3 Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m) (CS 11) + Khi bước lên ghế không mất thăng bằng, đi thăng bằng được trên ghế thể dục, khi đi mắt nhìn thẳng. + Giữ được thăng bằng hết chiều dài của ghế - Học: Bò bằng bàn tay, bàn chân MT 4 Chạy 18m trong khoảng 5 - 7 giây (CS 12) + Chạy 15 - 18m trong khoảng 5 - 7 giây - Học: Chạy 15 - 18m trong khoảng 5 - 7 giây MT 5 Bò vòng qua 5- 6 điểm dích dắc, cách nhau 1,5 theo đúng yêu cầu (CTGDMN) + Bò bằng bàn tay, bàn chân 3- 4m hoặc 4 - 5m - Học: Bò bằng bàn tay, bàn chân 4-5m MT 6 Tham gia hoạt động học liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong 30 phút.(CS14) + Tham gia hoạt động tích cực trong khoảng 30 phút + Không có biểu hiện mệt mỏi như ngáp, ngủ gật,... - Trong các hoạt động - Mọi lúc mọi nơi MT 7 Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày(CS16) Tập đánh răng, rửa mặt, rèn thao tác đánh răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng - Mọi lúc mọi nơi - VS ăn trưa ngủ trưa MT 8 Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe (CS20) + Các món ăn, bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống. + Tập luyện một số thói quen tốt ăn uống, giữ gìn sức khỏe - Mọi lúc mọi nơi - VS ăn trưa ngủ trưa Lĩnh vực: phát triển nhận thức MT 9 Gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung (CS92) - Phân nhóm một số con vật gũi theo đặc điểm chung. - Sử dụng các từ khái quát để gọi tên theo nhóm các con vật đó. - Học: + Trò chuyện về một số động vật nuôi trong gia đình + Trò chuyện về một số động vật sống dưới nước MT 10 Đếm trên đối tượng trong PV 8 và đếm theo khả năng (CTGDMN) - Trẻ biết đếm trong phạm vi 10, đếm theo khả năng, chữ số từ 1-8. - Biết chọn và đặt thẻ số tương ứng với các nhóm có số lượng trong PV8 - Học: Đếm đến 8 và đếm theo khả năng, tạo nhóm có 8 đối tượng, số 8 MT 11 Tách, gộp các nhóm có 7 đối tượng thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau và đếm.(CTGDMN) - Tách 7 đối tượng thành 2 nhóm, ít nhất bằng 2 cách khác nhau và đếm. - Nói được nhóm nào có nhiều hơn, ít hơn hoặc bằng nhau. - Học: Tách gộp 7 đối tượng thành 7 phần bằng các cách khác nhau và đếm - Mọi lúc mọi nơi MT 12 Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự ( CS109) Nói được trong tuần những ngày nào đi học, ngày nào nghỉ ở nhà - Trò chuyện sáng MT 13 - Hay đặt câu hỏi. (Cs112) Thích đặt câu hỏi để tìm hiểu, làm rõ thông tin về một sự vật, sự việc hay người nào đó. - Mọi lúc mọi nơi MT 14 Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. (Cs113) - Thích tìm hiểu cái mới (đồ chơi, đồ vật, trò chơi, hoạt động mới) - Hay đặt câu hỏi: “tại sao?” - Chơi ngoài trời - Mọi lúc mọi nơi Lĩnh vực: phát triển ngôn ngữ MT 15 Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức, giận, ngạc nhiên, sợ hãi.(CS61) - Nhận ra cảm xúc vui, buồn, âu yếm, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận của người khác qua ngữ điệu lời nói của họ. - Thể hiện được cảm xúc của bản thân qua ngữ điệu của lời nói. - Mọi lúc mọi nơi MT 16 Nghe hiểu được nội dung câu chuyện, bài thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ (CS64) - Nói được tên, hành động của các nhân vật, tình huống trong câu chuyện - Kể lại được nội dung chính các câu chuyện mà trẻ đã được nghe hoặc vẽ lại được tình huống, nhân vật trong câu chuyện phù hợp với nội dung câu chuyện. - Nói được tính cách của nhân vật, đánh giá được hành động. - Học: + Thơ: Ong và bướm + Thơ: Nàng tiên ốc - Mọi lúc mọi nơi MT 17 Nói rõ ràng (CS65 ) Phát âm các tiếng có chứa các âm khó và phát âm đúng và rõ ràng, diễn đạt ý tưởng khi trả lời câu hỏi - Mọi lúc mọi nơi MT 18 Kể lại được nội dung truyện đã nghe theo trình tự nhất định. (Cs 71) - Kể lại được câu chuyện ngắn dựa vào trí nhớ hoặc qua truyện tranh đã được cô giáo, bố mẹ kể hoặc đọc cho nghe với đầy đủ yếu tố (nhân vật, thời gian, địa điểm và diễn biến theo đúng trình tự nội dung của câu truyện. - Lời kể rõ ràng, thể hiện cảm xúc qua lời kể và cử chỉ, nét mặt. - Học: Truyện: “Chú dê đen” - Chơi, hoạt động theo ý thích MT 19 Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt (CS91) + Nhận biết được các chữ cái tiếng Việt trong bảng chữ cái, biển hiệu, sách, trong sinh hoạt và hoạt động hàng ngày. + Phân biệt được sự khác nhau giữa chữ cái và chữ số. - Học: LQCC b,d,đ - Mọi lúc mọi nơi Lĩnh vực: phát triển thẩm mỹ MT 20 Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em (CS100) + Hát thuộc một số bài hát theo độ tuổi, thể hiện sắc thái, tình cảm bài hát. + Hát thuộc bài hát trẻ em. + Hát đúng giai điệu, bài hát trẻ em. - Học: + Hát, vận động “Gà trống, mèo con và cún con” + Hát, vận động: Con chim non - Mọi lúc mọi nơi - Chơi, hoạt động theo ý thích - Chơi, hoạt động ở các góc MT 21 Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc (CS101) + Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc. + Thể hiện nét mặt, vận động: vỗ tay, lắc lư... phù hợp với nhịp, sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc. MT 22 Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ (CS6) Cầm bút đúng cách, bằng ngón trỏ và ngón cái đỡ, bằng ngón giữa, tô màu đều, không chờm ra ngoài nét vẽ - Chơi, hoạt động ở các góc - Chơi ngoài trời - Học: Tạo hình những chú cá đáng yêu MT 23 Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản (CS102) + Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm. + Sử dụng, phối hợp nhiều loại vật liệu để làm ra 1 loại sản phẩm, có sự sáng tạo MT 24 Đặt tên mới cho đồ vật câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát (CS117) + Nói lên ý tưởng tạo hình của mình. - Học: Nặn các con vật sống trong rừng MT 25 Phối hợp các kỹ năng nặn để tạo thành sản phẩm có bố cục cân đối (CTGDMN) Phối hợp các kỹ năng nặn để tạo rẩn phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng, bố cục cân đối Lĩnh vực: phát triển tình cảm xã hội MT 26 Cố gắng thực hiện công việc đến cùng (CS31) + Cố gắng thực hiện công việc được giao. + Vui vẻ nhận và thực hiện hoàn thành công việc được giao mà không lưỡng lự hoặc tìm cách từ chối. - Mọi lúc mọi nơi - Chơi, hoạt động ở các góc MT 27 Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân (CS34) + Bày tỏ để người khác hiểu được mong muốn của bản thân. + Phát biểu ý kiến hoặc trả lời các câu hỏi của người khác một cách tự tin, rõ ràng, tự nhiên, lưu loát, không sợ sệt, rụt rè, e ngại - Học: + Bé học cách phòng vệ trước những con vật nguy hiểm + Những con vật bé yêu MT 28 Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp. (CS38) + Bộc lộ cảm xúc phù hợp khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật + Thích thú khoe sản phẩm của mình với người khác và các bạn. - Mọi lúc mọi nơi - Chơi, hoạt động ở các góc - Chơi ngoài trời MT 29 Thích chăm sóc cây cối (cs39) + Thích chăm sóc con vật thân thuộc một cách vui vẻ. + Tỏ thái độ buồn, tiếc nuối khi thấy con vật bị chết. - Học: Dạy bé biết bảo vệ động vật nuôi trong gia đình MT 30 Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng, đồ chơi với những người gần gũi (CS44) + Kể về chuyện vui, buồn của mình với bạn bè. + Sẵn sàng trao đổi, hướng dẫn bạn trong hoạt động cùng nhóm vui vẻ chia sẻ đồ chơi với bạn - Mọi lúc mọi nơi - Chơi, hoạt động ở các góc MT 31 Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày (CS57) + Thể hiện các hành vi đúng đối với MTXQ trong sinh hoạt hằng ngày như: - Bảo vệ chăm sóc con vật - Học: Bé biết bảo vệ những động vật quý hiếm MT 32 Tiết kiệm trong sinh hoạt: tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khóa vòi nước sau khi dùng, không để thừa thức ăn. (CTGDMN) Tắt điện, máy quạt ra khỏi phòng, khóa vòi nước sau khi sử dụng, không để thừa thức ăn - Chơi ngoài trời - Chơi, hoạt động ở các góc * TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ HOẠT ĐỘNG a) Môi trường lớp học - Trang trí lớp thẩm mĩ, thân thiện và phù hợp với nội dung chủ đề động vật. - Chuẩn bị cho trẻ các đồ dùng lắp ghép, cây xanh, gạch, cổng.cho trẻ chơi. - Sắp xếp đồ dùng đồ chơi vừa tầm với trẻ, khoa học và đảm bảo an toàn cho trẻ. b) Môi trường hoạt động ngoài trời - Chuẩn bị sân sạch sẽ, có bóng mát cho trẻ hoạt động. - Dọn dẹp vườn thiên nhiên và các khu vực trong trường nhằm đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ đi tham quan. c) Môi trường xã hội - Cô gần gũi, thân thiện với trẻ, tạo cho trẻ tâm lí an toàn khi tới lớp từ đó hình thành cho trẻ lòng yêu trường yêu lớp, thích đi học. - Tạo điều kiện cho trẻ được giao lưu với các thành viên trong trường mầm non như các cô cấp dưỡng, cô hiệu trưởng, hiệu phó và các cô giáo khác. - Cô chủ nhiệm chú ý tới hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ khi giao tiếp để làm gương cho trẻ noi theo. --------------------------------------------------------------------- KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC LỚP LÁ 2 CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH Tuần I: Từ ngày: 21/12/2020 – 25/12/2020 Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thời điểm Đón trẻ, chơi, Thể dục sáng - Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. - Trò chuyện với trẻ về động vật nuôi trong gia đình. - Thể dục sáng - Điểm danh Chơi, ngoài trời - Quan sát, chơi một số trò chơi: Chạy cướp cờ, cướp cờ. - Chơi tự do, chơi đồ chơi ngoài trời: Vẽ, viết trên sân, trên cát; Phối hợp các nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra đồ chơi (từ cỏ, rơm, lá cây, sỏi...). Thứ 6 tăng cường phát triển vận động cho trẻ một tuần một lần, tùy vào tình hình. Học LVPTTC Bò bằng bàn tay, bàn chân 4 - 5 m LVPTNN LQCC b, d, đ LVPTTCXH Dạy bé biết bảo vệ động vật nuôi trong gia đình LVPTNT Trò chuyện về một số động vật nuôi trong gia đình LVPTTM Hát, vận động “Gà trống, mèo con và cún con” Chơi, hoạt động ở các góc * Góc phân vai: bán hàng, bác sĩ thú y * Góc xây dựng: Xây trang trại chăn nuôi gia súc * Góc học tập: Xem tranh truyện về chủ điểm động vật. Chọn và chơi các con số, phân loại lô tô về đồ dùng, đồ chơi. Sưu tầm tranh ảnh về các loài động vật nuôi trong gia đình * Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu, nặn các con vật nuôi trong gia đình. Hát, múa những bài hát về chủ đề động vật * Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây: tưới nước, bón phân, nhặt lá... Vệ sinh ăn trưa - ngủ trưa. - Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn - Giáo dục dinh dưỡng về bữa ăn, ăn hết suất, không để rơi cơm xuống đất - Ngủ đủ giấc, không nói chuyện trong giờ ngủ Chơi, hoạt động theo ý thích - Chơi theo ý thích của trẻ. Tô màu; Hát, vận động các bài hát; Đọc thơ kể chuyện theo chủ đề. - Liên hoan văn nghệ - bình xét bé ngoan - cắm cờ - phát bé ngoan (chiều thứ 6) Trả trẻ - Dọn dẹp đồ chơi, nhận xét cuối ngày - Chuẩn bị đồ dùng cá nhân, chào cô và bố mẹ, ra về. KẾ HOẠCH NGÀY Thứ 2, ngày 21 tháng 12 năm 2020 Lĩnh vực: Phát triển thể chất Đề tài: Bò bằng bàn tay, bàn chân I. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết bò bằng bàn tay, bàn chân - Rèn khả năng bò bằng bàn tay, bàn chân một cách mạnh dạn và tự tin. - Trẻ yêu thích môn học, hứng thú, nghiêm túc trong giờ học. II. Tổ chức hoạt động * Ổn định tổ chức Hoạt động 1. Khởi động: Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp đi, chạy các kiểu. Sau đó cho trẻ xếp 2 hàng dọc, điểm số, chuyển đội hình thành 4 hàng dọc. Hoạt động 2: Trọng động a. Bài tập phát triển chung: Tập trên nền nhạc: Gà trống, mèo con và cún con b. Vận động cơ bản: Bò bằng bàn tay, bàn chân - Cô hỏi trẻ quan sát thấy những đồ dùng cô đã chuẩn bị gồm có những gì? Cho trẻ đoán xem cô sẽ dùng những đồ dùng đó để dạy vận động cơ bản nào? - Cô giới thiệu tên vận động cơ bản * Cô làm mẫu - Lần 1: Cô tập động tác 1 lần trọn vẹn không giải thích - Lần 2: Cô tập kết hợp phân tích động tác * Trẻ tập thử: Cô cho 2 trẻ khá lên tập cho cả lớp quan sát. * Trẻ thực hiện - Lần 1: Cô cho trẻ tập lần lượt 2 trẻ 1 lần cho đến hết. - Cô bao quát, sửa sai. Động viên khuyến khích trẻ. - Lần 2: Cô cho trẻ ở 2 hàng chia thành 2 đội tập dưới hình thức thi đua và cho tăng thêm bục cho trẻ luyện tập. * Củng cố: Cho 1 - 2 trẻ mạnh dạn lên tập lại 1 lần. - Nâng cao độ khó: bò bằng bàn tay, bàn chân qua vật cản - Cho trẻ chơi trò chơi chuyển tiếp mát xa c. Trò chơi: Chạy cướp cờ - Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Chạy cướp cờ” - Cô cho trẻ quan sát đồ dùng cô chuẩn bị. Hỏi trẻ: Những dụng cụ này chúng ta có thể chơi được trò chơi gì? Cô hướng trẻ tới trò chơi: “Chạy cướp cờ” - Giới thiệu cách chơi, luật chơi. Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần - Cô nhận xét tuyên dương hai đội và trao quà cho đội chiến thắng Hoạt động 3: Đi lại nhẹ nhàng trên sân hít thở không khí trong lành. * Kết thúc ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY 1. Tình trạng sức khỏe của trẻ. 2. Trạng trái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ ................................................................................................................................. . 3. Kiến thức và Kỹ năng của trẻ ................................. . ------------------------------------------------------------------ Thứ 3, ngày 22 tháng 12 năm 2020 Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Đề tài: LQCC B, D, Đ I. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết nhận dạng được chữ cái b, d, đ trong bảng chữ cái tiếng việt. - Trẻ phân biệt đúng chữ cái b, d, đ biết được từ có chứa chữ - Trẻ hứng thú trong giờ học, tích cực trả lời các câu hỏi của cô II. Tổ chức hoạt động * Ổn định tổ chức - Xin chào mừng các bạn đến với chương trình: “ Bé vui học chữ” của chúng ta ngày hôm nay. Tham gia chơi trong chương trình hôm nay là các bạn nhỏ đến từ lớp lá 2. Chương trình của chúng ta gồm có 2 phần. + Phần thứ nhất: Hiểu biết + Phần thứ hai: Vượt qua thử thách - Trước khi bước vào chương trình cô mời các con hát bài: “Gà trống, mèo con và cún con” (trẻ vừa hát vừa đi vòng tròn lấy rổ đựng chữ cái và về chỗ ngồi). Hoạt động 1. LQCC b, d, đ. * Phần thứ 1: Hiểu biết. * Làm quen chữ b. - Cô mời các con cùng hướng mắt lên màn hình xem ban tổ chức đưa ra hình ảnh gì đây? (hình ảnh “con bò”). - Chiếu hình ảnh trên slied. Xuất hiện từ dưới tranh. Cho cả lớp đọc từ:“con bò”. - Hỏi trẻ: Từ: “con bò” có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu chữ cái? - Trẻ lên tìm chữ cái học rồi. Cho lớp kiểm tra. - Vừa rồi bạn đã tìm được những chữ cái đã học rồi. Còn đây là chữ cái mà chương trình “Bé vui học chữ” hôm nay chúng ta được làm quen đấy. - Cô cho cháu xem chữ b. Cô xuất hiện chữ b cho trẻ quan sát. - Bạn nào biết chữ này có thể phát âm cho cô và cả lớp cùng nghe được không? - Mời một vài trẻ phát âm. - Cô phát âm 2 lần sau đó hỏi trẻ “Bạn có nhận xét gì khi nghe cô phát âm? - Cô khái quát cách phát âm chữ “b” - Cô cho trẻ phát âm: Lớp, tổ, cá nhân phát âm. Cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Cô cho 2 bạn quay mặt vào nhau phát âm - Cho trẻ sờ chữ “ b” in rỗng. - Cho trẻ nhận xét về cấu tạo chữ “b” (2-3 trẻ) - Cô khái quát cấu tạo của: “Chữ b ”. cho lớp phát âm lại chữ “b” 1 lần. - Cô giới thiệu chữ “b” in hoa, in thường, viết thường (3 chữ này có cách viết khác nhau nhưng có cùng 1 cách đọc là “b”). Cho lớp đọc. * Làm quen chữ d, đ tương tự chữ b với hình ảnh: “con dê và con đà điểu” * So sánh hai chữ b và d - Cô xuất hiện trên slide ba chữ b, d. Các con thấy 2 chữ này có gì giống nhau, có gì khác nhau. - Cô khái quát lại sự giống và khác nhau từng nét trên slie. + Giống nhau: đều có 1 nét thẳng đứng và 1 nét cong tròn. + Khác nhau: chữ “b” nét cong tròn nằm phía dưới bên phải nét thẳng đứng. Chữ “d” nét cong tròn nằm phía dưới bên trái. * So sánh hai chữ d và đ - Cô xuất hiện trên slide ba chữ b, d. Các con thấy 2 chữ này có gì giống nhau, có gì khác nhau. - Cô khái quát lại sự giống và khác nhau từng nét trên slie. + Giống nhau: đều có nét cong tròn, nét thẳng đứng. + Khác nhau: chữ “d” không có nét nằm ngang, chữ “đ’ có nét nằm ngang nằm trên nét thẳng đứng. Hoạt động 2: Trò chơi * Phần thứ 2: Vượt qua thử thách: Ở phần vượt qua thử thách có 3 trò chơi, mỗi trò chơi sẽ có cách chơi và luật chơi khác nhau, các con chú ý lắng nghe và làm cho đúng theo yêu cầu của trò chơi nhé * Trò Chơi 1: Lấy chữ theo yêu cầu của cô - Cách chơi: Cô nói cấu tạo; phát âm chữ cái gì thì trẻ phải chọn CC đó giơ lên - Luật chơi: cả lớp cùng chơi, phải tìm đúng chữ cái theo yêu cầu của cô. - Cô nhận xét, sửa sai và tuyên dương trẻ * Trò Chơi 2: Xếp chồng từ lớn tới bé - Cách chơi: Chia thành 2 đội, mỗi đội có nhiệm vụ là chọn các khối có chữ b hoặc ư xếp chồng lên nhau theo thứ tự từ lớn tới bé đúng yêu cầu của cô * Trò chơi: Về đúng chữ - Cô giới thiệu lại cách chơi, luật chơi cho trẻ hiểu. - Cách chơi: Trên sàn nhà cô dán rất nhiều ô có chứa chữ cái b, d, đ. Khi cô thả xắc xô có chữ gì rớt xuống thì các con nhanh chân chạy về ô có chứa chữ cái đó. Bạn nào chạy về sai ô thì bạn ấy chịu phạt theo hình phạt của lớp yêu cầu - Luật chơi: đoàn kết, không xô đẩy - Cô tiến hành cho trẻ chơi 1-2 lần. Cô kiểm tra kết quả, nhận xét, tuyên dương * Kết thúc ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY 1. Tình trạng sức khỏe của trẻ ......................... 2. Trạng trái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ ................................. . ************************************* Thứ 4, ngày 23 tháng 12 năm 2020 Lĩnh vực: Phát triển tình cảm xã hội Đề tài: Dạy bé biết bảo vệ động vật nuôi trong gia đình I. Mục đích yêu cầu - Trẻ thích chăm sóc và bảo vệ các con vật thân thuộc một cách vui vẻ. - Tỏ thái độ buồn, tiếc nuối khi thấy con vật bị chết. - Nhận biết một số hành vi đúng khi chăm sóc và bảo vệ các con vật. - Rèn cho trẻ kĩ năng chăm sóc và bảo vệ các con vật. - Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ các loài động vật. II. Tổ chức hoạt động * Ổn định tổ chức Hoạt động 1: Bé chăm sóc vật nuôi - Cô cho trẻ xem hình ảnh các bạn đang chăm sóc các con vật nuôi. + Các con vừa được xem hình ảnh gì? (Hình ảnh các con vật: gà, chó, mèo,...) + Các bạn đang làm gì? (Đang cho các con vật ăn, tắm, vuốt ve chăm sóc chúng) + Để chăm sóc bảo vệ các con vật chúng mình cần làm những gì? ( cho chúng ăn hàng ngày, có thể tắm hoặc bắt giận cho chúng,...) - Cô cho trẻ đứng dậy làm những chú gà trống vui nhộn - Nếu không có bàn tay của con người chăm sóc và bảo vệ các con vật thì điều gì sẽ xảy ra với chúng? ( Chúng có thể bị chết đói hoặc bị người xấu bắt đi thịt ) Hoạt động 2: Nhận biết hành vi đúng - sai khi chăm sóc và bảo vệ con vật. - Cho xem hình ảnh có hành vi đúng - sai khi chăm sóc và bảo vệ con vật (vừa xem cô vừa đàm thoại với trẻ về nội dung từng hình ảnh) - Vì sao những hành vi như đánh chó, mèo....lại là hành vi sai? Tại sao con biết? - Cô giáo dục trẻ: Biết chăm sóc và bảo vệ các loài động vật. Hoạt động 3: Củng cố - Cô chia trẻ làm 2 nhóm - Nhóm 1: Tắm cho các con vật nuôi... - Nhóm 2: Cho các con vật ăn... - Cho trẻ thực hiện những công việc trên trong thời gian 1 bản nhạc. * Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương, cho trẻ nhẹ nhàng đi ra ngoài đi vệ sinh ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY 1. Tình trạng sức khỏe của trẻ ......................... 2. Trạng trái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ .......................................
File đính kèm:
- Chu de dong vat_12979636.doc