Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật - Năm học 2022-2023
I. Mục đích yêu cầu
- 4 tuổi: Trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ các con vật gần gũi. Nhận biết một số hành vi đúng khi chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình
- 5 tuổi: Trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ các con vật gần gũi. Nhận biết một số hành vi đúng khi chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình
- 4-5 tuổi
+ Rèn cho trẻ kĩ năng chăm sóc và bảo vệ các con vật
+ Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ các loài động vật
II. Chuẩn bị
- Bài hát: Gà trống mèo con và cún con
- Hình ảnh hành vi đúng - sai khi chăm sóc các con vật.
- Mô hình con vật nuôi
III. Tổ chức hoạt động
* Ổn định tổ chức
Hoạt động 1: Bé chăm sóc vật nuôi
- Cô cho trẻ xem hình ảnh các bạn đang chăm sóc các con vật nuôi.
+ Các con vừa được xem hình ảnh gì?
+ Các bạn đang làm gì? (Cho các con vật ăn, tắm, vuốt ve chăm sóc)
+ Để chăm sóc bảo vệ các con vật chúng mình cần làm những gì?
- Trẻ đứng dậy làm những chú gà trống vui nhộn (vận động trên nền nhạc)
- Nếu không có bàn tay của con người chăm sóc và bảo vệ các con vật thì điều gì sẽ xảy ra với chúng?
- Trẻ quan sát trên màn hình
Hoạt động 2: Nhận biết hành vi đúng, sai khi chăm sóc, bảo vệ con vật
- Cho xem hình ảnh có hành vi đúng - sai khi chăm sóc và bảo vệ con vật (vừa xem cô vừa đàm thoại với trẻ về nội dung từng hình ảnh)
- Vì sao những hành vi như đánh chó, mèo.lại là hành vi sai?
- Cô giáo dục trẻ: Biết chăm sóc và bảo vệ các loài động vật.
- Chú trọng tăng cường tiếng việt cho trẻ
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ LỚP LÁ GHÉP 5 CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT (Thực hiện 4 tuần: Từ ngày 30/01/2023 – 24/02/2023) TT MỤC TIÊU NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Lĩnh vực Phát triển thể chất 1 4 tuổi Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh. - Hô hấp: Hít vào, thở ra - Tay: Co và duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao. - Lưng, bụng, lườn: Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông hoặc hai tay dang ngang, chân bước sang phải, sang trái. - Chân: Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau. - Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang; nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về sau - Thể dục sáng - BTPTC 5 tuổi Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc/ bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp. 2 4 tuổi Bật xa tối thiểu 40cm Bật qua vật cản 15 - 20cm. - Học: Bật qua vật cản 15 - 20cm. 5 tuổi Bật xa tối thiểu 50cm (CS1) 3 4 tuổi Trèo lên xuống thang ở độ cao 1m so với mặt đất Trèo lên, xuống thang liên tục phối hợp chân nọ, tay kia - Học: Trèo lên, xuống thang liên tục phối hợp chân nọ, tay kia 5 tuổi Trèo lên xuống thang ở độ cao 1,5m so với mặt đất (CS4) 4 4 tuổi Nhảy lò cò 3m + Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục về phía trước, biết đổi chân mà không dừng lại. + Biết dừng lại theo hiệu lệnh. - Học: Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục 5 tuổi Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu (CS9) 5 4 tuổi Đi trên ghế thể dục và giữ được thăng bằng Đi nối bàn chân tiến lùi liên tiếp - Học: Đi nối bàn chân tiến lùi liên tiếp 5 tuổi Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m) (CS 11) 6 4 tuổi Biết một số biểu hiện khi ốm, cách phòng tránh + Biết một số biểu hiện khi ốm, cách phòng tránh đơn giản. + Biết được tác hại của số việc nguy hiểm: Trèo cây, tắm ao, hồ, suối, không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, sờ ổ điện, - Mọi lúc mọi nơi 5 tuổi Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm (CS22) 7 4 tuổi Nhận ra những nơi nguy hiểm không được chơi gần. + Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng. + Không chơi ở những nơi mất vệ sinh - Mọi lúc mọi nơi 5 tuổi Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm (CS23) Lĩnh vực: Phát triển nhận thức 8 4 tuổi Gọi tên, phân biệt một số cây, con vật về đặc điểm nổi bật và ích lợi của con vật, cây, hoa, quả quen thuộc + Gọi tên, phân biệt một số cây, con vật về đặc điểm bên ngoài của 2-3 con vật, cây, hoa, quả gần gũi, ích lợi và tác hại đối với con người. + Tìm được đặc điểm chung của 3- 4 con vật, cây. + Đặt tên cho nhóm những con, cây này bằng từ khái quát thể hiện đặc điểm chung - Học: + Tìm hiểu 1 số động vật nuôi trong gia đình + Tìm hiểu 1 số động vật sống dưới nước - Chơi ngoài trời - Chơi, hoạt động theo ý thích 5 tuổi Gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung (CS92) 9 4 tuổi - Đếm trên đối tượng trong phạm vi 9 - Sữ dụng các số từ 1 đến 9 để chỉ số lượng, số thứ tự. Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. + Đếm trên đối tượng trong phạm vi 9 và đếm theo khả năng. + Đếm trong phạm vi 9 và đếm theo khả năng + Chữ số,số lượng và số thứ tự trong phạm vi 9 + Các chữ số,số lượng và số thứ tự trong phạm vi 9 + Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. - Học: Đếm đến 9, đếm theo khả năng của trẻ tạo nhóm có 9 đối tượng, số 9 5 tuổi - Đếm trên đối tượng phạm vi 9 và đếm theo khả năng - Nhận biết các số từ 5 đến 9 và sử dụng các số đó để chỉ số lượng, số thứ tự. Nhận biết các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. (CTGDMN) 10 4 tuổi - Gộp hai nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5, đếm và nói kết quả - Tách một nhóm đối tượng thành hai nhóm nhỏ hơn. Gộp/ tách các nhóm đối tượng bằng các khác nhau và đếm - Học: Tách/ gộp 9 đối tượng thành 2 phần bằng Các cách khác nhau và đếm 5 tuổi - Gộp các nhóm đối tượng trong PV 10, đếm - Tách một nhóm đối tượng trong PV 10 thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau ( CTGDMN) 11 5 tuổi Mô tả các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian trong ngày. - Nhận biết các buổi: sáng, trưa, chiều, tối - Nói được tên thứ của các ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai - Mọi lúc mọi nơi. Chơi ngoài trời Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày (CS 110) 12 4 tuổi Hay đặt câu hỏi Thích đặt câu hỏi để tìm hiểu, làm rõ thông tin về một sự vật, sự việc hay người nào đó - Mọi lúc mọi nơi 5 tuổi Hay đặt câu hỏi (CS 112) 13 4 tuổi Thích khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh - Thích tìm hiểu cái mới (đồ chơi, đồ vật, trò chơi, hoạt động mới) - Hay đặt câu hỏi “Tại sao?” 5 tuổi Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh (CS 113) Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - giao tiếp 14 4 tuổi Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao,.. Trẻ đọc thơ - Học: + Thơ: Mèo đi câu cá + Truyện: Chú dê đên + Thơ: Bé và chuồn chuồn 5 tuổi Đọc diễn cảm thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao (CTGDMN) 15 4 tuổi Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại. - Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng,.. - Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ. - Thể hiện sự hiểu biết về nội dung câu chuyện, theo đồng dao ca dao đã nghe, biểu hiện qua khả năng phản ứng phù hợp với các câu hỏi của giáo viên. 5 tuổi Nghe hiểu được nội dung câu chuyện, bài thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ. (CS64) 16 4 tuổi Nói rõ để người nghe hiểu được. - Phát âm các tiếng có chứa các âm khó và phát âm đúng và rõ ràng, diễn đạt ý tưởng khi trả lời câu hỏi. - Mọi lúc mọi nơi 5 tuổi Nói rõ ràng (CS65 ) 17 4 tuổi Trò chuyện với bạn để cùng chọn trò chơi + Trò chuyện với bạn để cùng chọn trò chơi + Hướng dẫn bạn bè trong trò chơi, trong các hoạt động khác trong ngày - Chơi ngoài trời - Chơi, hoạt động ở các góc - Chơi hđ theo ý thích 5 tuổi Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động (CS69) 18 4 tuổi - Không nói leo, không cắt lời người khác, chờ đến lượt, hợp tác - Không nói leo, nói trống không, không ngắt lời người khácgiơ tay khi phát biểu, đặt các câu hỏi khi người khác đã nói xong - Mọi lúc mọi nơi 5 tuổi Không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện (CS75) 19 4 tuổi Nhận dạng một số chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt + Nhận biết được các chữ cái tiếng Việt trong bảng chữ cái, biển hiệu, sách, trong sinh hoạt và hoạt động hàng ngày. + Phân biệt được sự khác nhau giữa chữ cái và chữ số. - Học: LQCC L, M, N 5 tuổi Nhận dạng một số chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt (CS 91) Lĩnh vực: Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội 20 4 tuổi Thích chăm sóc cây, con vật thân thuộc. + Thích chăm sóc cây cối, con vật thân thuộc một cách vui vẻ. + Tỏ thái độ buồn, tiếc nuối khi thấy cây, con vật bị héo, chết. - Học: + Dạy bé biết bảo vệ những con vật nuôi trong gia đình + Dạy trẻ cách chăm sóc, phòng vệ 1 số ĐV sống trong rừng + Dạy bé lợi ích, tác hại và cách phòng tránh côn trùng cắn + Dạy bé lợi ích và cách chăm sóc một số động vật sống dưới nước 5 tuổi Thích chăm sóc cây cối CS39) 21 4 tuổi Bảo vệ môi trường + Thể hiện các hành vi đúng đối với MTXQ trong sinh hoạt hằng ngày như: - Bảo vệ chăm sóc con vật và cây cối 5 tuổi Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày (CS57) 22 4 tuổi Chơi hòa đồng, đoàn kết, vui vẻ với bạn - Chơi hoà đồng, đoàn kết, vui vẻ với bạn - Nhanh chóng nhập cuộc vào hoạt động nhóm, được các bạn trong nhóm tiếp - Chơi hoạt động ở các góc - Chơi ngoài trời - Mọi lúc mọi nơi 5 tuổi Dễ dòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi (CS42) 23 4 tuổi Biết giúp cô, giúp bạn. + Biết giúp cô, giúp bạn. + Chủ động giúp bạn khi nhìn thấy bạn bị ngã, xách cặp nặng... + Giúp đỡ ngay khi bạn hoặc người lớn yêu cầu. 5 tuổi Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn (CS45) 24 4 tuổi Hoàn thành công việc được giao. + Cố gắng hoàn thành công việc được giao. + Chủ động bắt tay vào công việc + cùng với bạn thực hiện công việc nào đó với rất ít xung đột hoặc không có xung đột. - Chơi hoạt động ở các góc - Chơi ngoài trời 5 tuổi Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác. (CS52) 25 4 tuổi Phân biệt hành vi “đúng”-“sai”, “tốt” - “xấu”. + Phân biệt hành vi “đúng”-“sai”, “tốt” - “xấu”. + Nhận ra được hành động của mình ảnh hưởng đến tình cảm và hành động của người khác. - Mọi lúc mọi nơi 5 tuổi Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác (CS 53) Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ 26 4 tuổi Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát + Hát thuộc một số bài hát theo độ tuổi, thể hiện sắc thái, tình cảm bài hát. + Hát thuộc bài hát trẻ em. + Hát đúng giai điệu, bài hát trẻ em. - Học: + Hát + VĐ: Đố bạn. + Hát + VĐ: Chị ong nâu và em bé - Chơi hoạt động theo ý thích - Chơi hoạt động ở các góc. 5 tuổi Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em (CS100) 27 4 tuổi Chú ý nghe, thích thú (hát, vổ tay, lắc lư, nhún nhảy) theo bài hát, bản nhạc; thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ, thích nghe và kể câu chuyện Thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật. 5 tuổi Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc (CS101) 28 4 tuổi Lựa chọn dụng cụ gõ đệm theo nhịp điệu, tiết tấu bài hát. Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu 5 tuổi Gõ đệm bằng bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn. (CTGDMN) 29 4 tuổi Trẻ biết tô màu, không bị lem ra ngoài đường viền các hình vẽ theo hướng dẫn. Cầm bút đúng cách, bằng ngón trỏ và ngón cái đỡ, bằng ngón giữa, tô màu đều, không chờm ra ngoài nét vẽ - Học: Tạo hình đàn cá - Chơi hoạt động theo ý thích 5 tuổi Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ (CS6) 30 4 tuổi Nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích. Nói được ý tưởng đã vẽ, nặn, xé, dán cái gì? Tại sao làm như thế? - Học: Nặn đàn gà - Chơi hoạt động theo ý thích 5 tuổi Nói về ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình (CS103) *************************************** * Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động 1. Môi trường vật chất a) Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng lớp - Trang trí lớp thẩm mĩ, thân thiện và phù hợp với nội dung, chủ đề: Thế giới động vật - Chuẩn bị cho trẻ các đồ dùng lắp ghép, cây xanh, gạch,cho trẻ chơi - Sắp xếp đồ dùng đồ chơi vừa tầm với trẻ, khoa học và đảm bảo an toàn b) Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời - Chuẩn bị sân bãi sạch sẽ, có bóng mát cho trẻ hoạt động - Dọn dẹp vườn thiên nhiên và các khu vực trong trường nhằm đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ đi tham quan. 2. Môi trường xã hội - Cô gần gũi, thân thiện với trẻ, tạo cho trẻ tâm lí an toàn khi tới lớp từ đó hình thành cho trẻ lòng yêu trường yêu lớp, thích đi học. - Tạo điều kiện cho trẻ được giao lưu với các thành viên trong trường mầm non như các cô cấp dưỡng, cô hiệu trưởng, hiệu phó và các cô giáo khác. - Cô chủ nhiệm chú ý tới hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ khi giao tiếp để làm gương cho trẻ noi theo - Tạo điều kiện để trẻ được giao lưu, trao đổi với bạn bè trong lớp và trẻ ở lớp bên cạnh. ************************************ KẾ HOẠCH CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ LỚP LÁ GHÉP 5 CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT Chủ đề nhánh: Một số động vật nuôi trong gia đình Tuần 1: Thực hiện từ ngày 30/1-3/2/2023 Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thời điểm Đón trẻ, chơi, thể dục sáng - Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. - Chơi với đồ chơi trong lớp. Trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh. - Thể dục sáng, điểm danh. Chơi ngoài trời - Hoạt động quan sát tùy vào tình hình thực tế - Chơi một số trò chơi: Mèo đuổi chuột, cướp cờ - Chơi tự do: chơi đồ chơi ngoài trời + Vẽ, viết trên sân, trên cát + Phối hợp các nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra đồ chơi . Học LVPTTC Bật qua vật cản 15 - 20cm LVPTNT Tìm hiểu 1 số động vật nuôi trong gia đình LVPTTCXH Dạy bé biết bảo vệ những con vật nuôi trong gia đình LVPTNN Thơ: Mèo đi câu cá LVPTTM Nặn đàn gà Chơi , hoạt động ở các góc * Góc ngôn ngữ: Chơi với các chữ cái, ghép chữ, tìm chữ cái,... * Góc tư duy: Ghép số, chơi với các con số, tìm số lượng tương ứng... * Góc thực hành cuộc sống: Nhặt rau, làm bánh bột lọc, pha nước chanh * Góc cảm giác: Cảm nhận các vị mặn, ngọt, chua Ăn - ngủ - Vệ sinh - Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn - Giáo dục dinh dưỡng về bữa ăn, ăn hết suất, không để rơi cơm xuống đất - Ngủ đủ giấc, không nói chuyện trong giờ ngủ Chơi, hoạt động theo ý thích - Chơi theo ý thích của trẻ. - Vo, xoắn, xoáy, vặn, búng ngón tay, vê, véo, vuốt. - Nhún nhảy theo giai điệu, nhịp điệu các bài hát về chủ đề. - Giáo dục vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống. - Thứ 6 - Lên hoan văn nghệ, nhận xét cuối tuần, bình xét bé ngoan, phát phiếu bé ngoan. Trả trẻ * Góc ngôn ngữ: Chơi với các chữ cái, ghép chữ, tìm chữ cái,... * Góc tư duy: Ghép số, chơi với các con số, tìm số lượng tương ứng... * Góc thực hành cuộc sống: Nhặt rau, làm bánh bột lọc, pha nước chanh * Góc cảm giác: Cảm nhận các vị mặn, ngọt, chua *************************************** KẾ HOẠCH NGÀY Thứ 2, ngày 30 tháng 1 năm 2023 Lĩnh vực: Phát triển thể chất Đề tài: Bật qua vật cản 15 - 20cm I. Mục đích yêu cầu - 4 tuổi: Trẻ biết bật qua vật cản 15 - 20cm - 5 tuổi: Trẻ biết bật qua vật cản 15 - 20cm theo đúng yêu cầu - 4 - 5 tuổi + Rèn khả năng bật qua vật cản 15 - 20cm một cách mạnh dạn, tự tin. + Trẻ yêu thích môn học, hứng thú, nghiêm túc trong giờ học. II. Chuẩn bị - Địa điểm: Sân bãi sạch sẽ, thoáng mát - Máy tính, loa đài, bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân - Túi cát, vạch chuẩn, vạch đích III. Tổ chức hoạt động Hoạt động 1. Khởi động - Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp đi, chạy các kiểu. Sau đó cho trẻ xếp 2 hàng dọc, điểm số, chuyển đội hình thành 4 hàng dọc. Hoạt động 2: Trọng động Bài tập phát triển chung: Tập trên nền nhạc: Gà trống, mèo con và cún con b. Vận động cơ bản - Cô hỏi trẻ quan sát thấy những đồ dùng cô đã chuẩn bị gồm có những gì? Trẻ đoán xem cô sẽ dùng những đồ dùng đó để dạy vận động cơ bản nào? - Cô giới thiệu tên vận động cơ bản * Cô làm mẫu - Lần 1: Cô tập động tác 1 lần trọn vẹn không giải thích - Lần 2: Cô tập kết hợp phân tích động tác * Trẻ tập thử: Cô cho 2 trẻ khá lên tập cho cả lớp quan sát. * Trẻ thực hiện - Lần 1: Cô cho trẻ tập lần lượt 2 trẻ/lần cho đến hết. Cô bao quát, sửa sai. - Lần 2: Cô cho trẻ ở 2 hàng chia thành 2 đội tập dưới hình thức thi đua * Củng cố - Cho 1 - 2 trẻ mạnh dạn lên tập lại 1 lần. - Nâng cao độ khó - Cho trẻ chơi trò chơi chuyển tiếp - Chú trọng tăng cường tiếng việt cho trẻ c. Trò chơi: Ném vòng cổ chai - Cô cho trẻ quan sát đồ dùng cô chuẩn bị. Hỏi trẻ: Những dụng cụ này có thể chơi được trò chơi gì? Hướng trẻ tới trò chơi: “Ném vòng cổ chai” - Giới thiệu cách chơi, luật chơi. Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần - Cô nhận xét tuyên dương hai đội và trao quà cho đội chiến thắng Hoạt động 3: Đi lại nhẹ nhàng trên sân hít thở không khí trong lành. ------------------------------------------------------------------ Thứ 3, ngày 31 tháng 1 năm 2023 Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Đề tài: Tìm hiểu 1 số động vật nuôi trong gia đình I. Mục đích yêu cầu - 4 tuổi: Trẻ biết tên gọi, cấu tạo, môi trường sống của các con vật nuôi trong gia đình: Con gà, con mèo - 5 tuổi: Trẻ biết tên gọi, cấu tạo, môi trường sống của các con vật nuôi trong gia đình: Con gà, con mèo - 4 - 5 tuổi + Trẻ phân biệt được điểm giống, khác nhau của con gà, con mèo + Trẻ yêu quý động vật và thích chăm sóc chúng. II. Chuẩn bị - Tranh ảnh về con gà, con mèo - Máy tính, hình ảnh powerpoint. III. Tổ chức hoạt động * Ổn định tổ chức Hoạt động 1: Đến thăm trang trại. + Tranh 1: Con gà - Cô đố câu đố về con gà. - Cô giới thiệu tranh con gà. Cho trẻ đọc từ dưới tranh. - Mời trẻ lên nêu nhận xét về con gà (Các bộ phận, tiếng kêu, thức ăn,...) - Giáo dục + Tranh 2: Con mèo - Thực hiện tưng tự tranh con gà - Cho trẻ so sánh con gà, con mèo. - Cô khái quát lại điểm giống và khác nhau cho trẻ rõ. - Mở rộng - Chơi trò chơi nhỏ: Giả tiếng kêu các con vật - Chú trọng tăng cường tiếng việt cho trẻ Hoạt động 2: Bé đoán xem. - Cô mời 1-2 cháu lên chọn tranh và nói tên đặc điểm con vật trong tranh. - Cho trẻ chơi trò chơi tranh gì biến mất. Sau đó cô cất dần từng tranh. - Cho trẻ chọn lô tô con vật theo yêu cầu của cô. - Cô bắt chước tiếng kêu trẻ đoán tên con vật.Cô nói tên con vật trẻ bắt chước tiếng kêu. Hoạt động 3: Trò chơi. - Cô treo 2 tranh vẽ. Trẻ bật qua vòng và ghép tranh giống tranh của cô. Đếm xem có bao nhiêu mảnh ghép.Ghép được những con vật gì. - Trẻ chơi cô qs động viên trẻ. * Kết thúc: trẻ đóng vai những chú gà trống thổi kèn làm động tác theo bài “Gà trống thổi kèn” *********************************** Thứ 4, ngày 01 tháng 2 năm 2023 Lĩnh vực: Phát triển tình cảm xã hội Đề tài: Dạy bé biết bảo vệ những con vật nuôi trong gia đình I. Mục đích yêu cầu - 4 tuổi: Trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ các con vật gần gũi. Nhận biết một số hành vi đúng khi chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình - 5 tuổi: Trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ các con vật gần gũi. Nhận biết một số hành vi đúng khi chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình - 4-5 tuổi + Rèn cho trẻ kĩ năng chăm sóc và bảo vệ các con vật + Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ các loài động vật II. Chuẩn bị - Bài hát: Gà trống mèo con và cún con - Hình ảnh hành vi đúng - sai khi chăm sóc các con vật. - Mô hình con vật nuôi III. Tổ chức hoạt động * Ổn định tổ chức Hoạt động 1: Bé chăm sóc vật nuôi - Cô cho trẻ xem hình ảnh các bạn đang chăm sóc các con vật nuôi. + Các con vừa được xem hình ảnh gì? + Các bạn đang làm gì? (Cho các con vật ăn, tắm, vuốt ve chăm sóc) + Để chăm sóc bảo vệ các con vật chúng mình cần làm những gì? - Trẻ đứng dậy làm những chú gà trống vui nhộn (vận động trên nền nhạc) - Nếu không có bàn tay của con người chăm sóc và bảo vệ các con vật thì điều gì sẽ xảy ra với chúng? - Trẻ quan sát trên màn hình Hoạt động 2: Nhận biết hành vi đúng, sai khi chăm sóc, bảo vệ con vật - Cho xem hình ảnh có hành vi đúng - sai khi chăm sóc và bảo vệ con vật (vừa xem cô vừa đàm thoại với trẻ về nội dung từng hình ảnh) - Vì sao những hành vi như đánh chó, mèo....lại là hành vi sai? - Cô giáo dục trẻ: Biết chăm sóc và bảo vệ các loài động vật. - Chú trọng tăng cường tiếng việt cho trẻ Hoạt động 3: Củng cố - Cô chia trẻ làm 2 nhóm: - Nhóm 1: Tắm cho các con vật nuôi... - Nhóm 2: Cho các con vật ăn... - Cho trẻ thực hiện những công việc trên trong thời gian 1 bản nhạc. * Kết thúc ************************************* Thứ 5, ngày 2 tháng 2 năm 2023 Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Đề tài: Thơ: Mèo đi câu cá I. Mục đích yêu cầu - 4 tuổi: Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ và biết thể hiện cử chỉ điệu bộ khi đọc thơ - 5 tuổi: Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ và biết thể hiện cử chỉ điệu bộ khi đọc thơ - 4 - 5 tuổi + Rèn khả năng trả lời câu hỏi đủ câu, rõ ràng, mạch lạc; ghi nhớ. + Giáo dục trẻ phải biết chăm chỉ, không được lười biếng, không được ỷ lại vào người khác II. Chuẩn bị - Tranh minh họa - PP, máy tính, tivi - Giáo án điện tử; Nền nhạc để đọc thơ. III. Tổ chức hoạt động * Ổn định tổ chức Hoạt động 1: Dạy trẻ thuộc lời bài thơ, biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu được nội dung bài thơ. - Cho 1 số trẻ đọc, cô đọc lần 1, giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả, nhịp thơ - Cô đọc lần 2 trên mô hình, giảng nội dung bài thơ. - Cô đọc thơ lần 3 trên slide - Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ - Nội dung, từ khó Hoạt độn
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_chu_de_the_gioi_dong_vat_nam_hoc_2022.docx