Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Thế giới động vật (tuần 1) - Chủ đề nhánh: Các con vật nuôi trong gia đình

A. MỤC TIÊU

1. Lĩnh vực phát triển thể chất.

* Dinh dưỡng sức khỏe.

- Biết ích lợi của các thức ăn có nguồn gốc từ các con vật (thịt, trứng, cá, sữa tên gội một số món ăn hàng ngày với sức khỏe)

* Phát triển vận động.

- Trẻ bật liên tục về phía trước (nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo).

* TCTV: Rèn kỹ năng phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ

2. Lĩnh vực phát triển nhận thức.

- Trẻ có khả năng nhận biết được một số đặc điểm tên gọi những con vật trong gia đình, màu sắc, thức ăn, tiếng kêu, hình dáng, .) Biết được ích lợi của các con vật nuôi trong gia đình như: Chó, mèo, bò, lợn, gà, vịt.

* TCTV: Rèn kỹ năng phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ

3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.

- Trẻ biết lắng nghe cô đọc thơ về con vật sống trong gia đình, hiểu nội dung bài thơ, thuộc bài thơ “Đàn gà con”

* TCTV: Rèn kỹ năng phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ

4. Lĩnh vực phát triển TCKNXH.

 - Trẻ biết tên hát, thuộc lời và hát bài “Ai cũng yêu chú mèo” hiểu nội dung bài hát và biết yêu quý các con vật sống trong gia đình.

* TCTV: Rèn kỹ năng phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ

 

docx107 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Thế giới động vật (tuần 1) - Chủ đề nhánh: Các con vật nuôi trong gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
(TUẦN 1)
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÁC CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
 (Thời gian thực hiện từ ngày 25/2 - 1/3/2019)
A. MỤC TIÊU
1. Lĩnh vực phát triển thể chất.
* Dinh dưỡng sức khỏe.
- Biết ích lợi của các thức ăn có nguồn gốc từ các con vật (thịt, trứng, cá, sữa tên gội một số món ăn hàng ngày với sức khỏe)
* Phát triển vận động.
- Trẻ bật liên tục về phía trước (nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo).
* TCTV: Rèn kỹ năng phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ
2. Lĩnh vực phát triển nhận thức.
- Trẻ có khả năng nhận biết được một số đặc điểm tên gọi những con vật trong gia đình, màu sắc, thức ăn, tiếng kêu, hình dáng, ..) Biết được ích lợi của các con vật nuôi trong gia đình như: Chó, mèo, bò, lợn, gà, vịt... 
* TCTV: Rèn kỹ năng phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ. 
- Trẻ biết lắng nghe cô đọc thơ về con vật sống trong gia đình, hiểu nội dung bài thơ, thuộc bài thơ “Đàn gà con” 
* TCTV: Rèn kỹ năng phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ
4. Lĩnh vực phát triển TCKNXH.
 - Trẻ biết tên hát, thuộc lời và hát bài “Ai cũng yêu chú mèo” hiểu nội dung bài hát và biết yêu quý các con vật sống trong gia đình.
* TCTV: Rèn kỹ năng phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ
5. Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ. 
 	- Trẻ có kĩ năng vẽ, Dán tô màu, có khả năng vẽ và bo giấy dán các con vật sống trong gia đình thành bố cục bức tranh. 
* TCTV: Rèn kỹ năng phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ
B. NỘI DUNG
PHẦN I: ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN – ĐIỂM DANH
- Cô vui vẻ niềm nở với phụ huynh và trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp. Nhắc phụ huynh và trẻ mang đồ chơi, vỏ hộp, lon bia, bìa sách báo, tranh ảnh...đến để phục vụ cho việc học tập của chủ đề Động vật”
- Cho trẻ chơi ở các góc. Cô hướng dẫn trẻ chọn tranh, trò chuyện những bức tranh về gia đình. Gắn tranh lên góc giới thiệu chủ điểm “Thế giới động vật”
- Trẻ trong các tổ quan sát, nhận xét bạn vắng mặt. Cô gọi tên lần lượt để trẻ trả lời.
PHẦN II : THỂ DỤC SÁNG
(Tập với nhạc bài thể dục tháng 2)
I. Mục đích, yêu cầu
	1. Kiến thức
	- Trẻ xếp hàng nhanh nhẹn thành hàng, biết đi chạy, chuyển đội hình theo nhạc, thực hiện đúng các động tác của bài tập phát triển chung theo nhạc tập thể dục tháng 12.
	2. Kỹ năng
- Rèn sự phát triển các cơ chân, cơ tay cho trẻ.
- Rèn khả năng vận động nhanh nhẹn phối hợp tay chân nhịp nhàng, phát triển thể lực cho trẻ.
- Rèn đội hình, đội ngũ cho trẻ, kỹ năng hoạt động tập thể.	
3. Giáo dục
- Giáo dục trẻ chăm tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh, cân đối
II. Chuẩn bị
	- Cô: Nhạc bài hát. Sân sạch sẽ, xắc xô, trang phục gọn gàng
- Trẻ: Sức khỏe, trang phục gọn gàng.
	III. Dự kiến thời gian: (12 – 15 phút) 
IV. Tổ chức hoạt động:
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1. * Gây hứng thú.
 (1 – 2 phút)
2. Hoạt động 2.
(10 – 12 phút)
a. Khởi động
b. Trọng động
c) Trò chơi vận động “Mèo và chim sẻ’’
3. Hoạt động 3.
Hồi tĩnh
(1 – 2 phút)
- Để có cơ thể khỏe mạnh hàng ngày chúng mình phải làm gì?
- Chúng mình tập vào những thời gian nào?
- Nào bây giờ chúng mình cùng nhanh nhẹn xếp hàng tập thể dục nào.
- Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Kiễng gót, mũi bàn chân, mé bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm....
Bài tập phát triển chung
- Cho trẻ tập kết hợp với nhạc 
 Tay 2: Hai tay đưa ngang, lên cao
 Bụng 2: Đứng cúi người về trước
 Chân 3: Đứng co 1 chân
 Bật 1 : Bật tách chân, khép chân
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Giới thiệu cách chơi, luật chơi: Trò chơi mèo và chim sẻ có cách chơi như sau: Một bạn lên làm mèo, các bạn còn lại làm chim sẻ, các bạn chim sẻ đi kiếm mồi bạn làm mèo thấy các chú chim đến kêu “meo, meo” đuổi bắt, bạn nào bị bắt sẽ phải đổi vai làm mèo.
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Giáo dục qua trò chơi.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng
- Ăn uống đầy đủ 4 nhóm thực phẩm tập luyện thể dục.
- Tập vào buổi sáng sớm. 
 x
 x x
 x x
 x
Trẻ lắng nghe.
Trẻ chơi
- Trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng
Phần III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích.
- Quan sát thời tiết
- Vẽ con vật nuôi trong gia đình trên sân trường
- Quan sát cây trên sân trường
2. Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột, Cáo và thỏ, Bịt mắt bắt dê
3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường, chơi tự do với giấy, phấn..
I. Mục đích, yêu cầu
 1. Kiến thức.
- Trẻ được hít thở không khí trong lành.
- Trẻ quan sát và trò chuyện biết được đặc điểm, tên gọi, màu lông, tiếng kêu, lợi ích của các loài động vật nuôi trong gia đình đối với đời sống con người. 
- Trẻ được quan sát và trò chuyện với cô về các loài động vật nuôi trong gia đình.
- Biết được nơi sinh sống của các loài động vật nuôi, biết lợi ích của chúng và thể hiện được tình cảm của mình đối với các con vật nuôi, từ đó thể hiện sự quan tâm, chăm sóc và yêu quý các loài vật nuôi trong gia đình.
- Trẻ biết cách chơi các trò chơi, trẻ chơi các trò chơi hứng thú, tích cực.
- Nhận ra thời tiết trong ngày, từ đó trẻ biết ứng phó với thời tiết.
 2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng so sánh, ghi nhớ chú ý có chủ định. 
- Rèn kỹ năng vận động, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ.
- Rèn kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc theo nhóm.
3. Thái độ.
- Giaó dục trẻ ngoan, biết yêu quý, bảo vệ và chăm sóc các loài vật nuôi trong gia đình.
- Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp với thời tiết để đảm bảo sức khỏe.
II. Chuẩn bị
- Địa điểm quan sát: rộng, thoáng, sạch sẽ, dễ quan sát.
- Tranh ảnh các con vật nuôi: Con chó, con gà, mèo, con bò, con trâu.
- Nội dung các cuộc dạo chơi và hoạt động ngoài trời, nội dung các trò chơi, tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.
 	III. Tổ chức hoạt động
 1. Hoạt động có chủ đích.
a) Quan sát thời tiết
- Các con ơi!Chúng mình cùng quan sát xem hôm nay ngoài sân trường thế nào? Mùa đông đến rồi, trời lạnh và mù nhiều khi có mưa phùn bay nữa đến trưa trời lại nắng vì vậy các con phải mặc áo cho ấm và đi phải đội mũ không sẽ bị ốm vì thay đổi thời tiết liên tục dẫn đến con người mắc nhiều bệnh
+ Cô và trẻ hát bài “Đi chơi” chúng mình đang đứng ở đâu đây?
+ Chúng mình cùng quan sát xem thời tiết hôm nay như thế nào nhé!
 + Hôm nay, thời tiết rất đẹp phải không nào? Chúng mình thấy thời thiết hôm nay như thế nào? 
+ Bầu trời hôm nay như thế nào? (Nhiều mây mù)
+ Mây như thế nào?
+ Chúng mình có thấy gió không? Gío mạnh hay gió nhẹ? (Gió nhẹ)
+ Chúng mình thấy thế nào? Các con có lạnh không?
 + Các con ạ ! buổi sáng trời lạnh các con mặc ấm quàng khăn đầu đội mũ, đi tất chân, tay cho ấm bên trong nên các con phải cẩn thận không mặc đủ ấm rất hay bị ốm nhớ chưa nào.
b) Vẽ con vật nuôi trong gia đình trên sân trường
 	- Cô đọc câu đố:
Con gì lông mượt
 Đôi sừng cong cong
Lúc ra cánh đồng
Cày bừa rất giỏi?
 	- Đó là con gì cả lớp chúng mình? (con trâu)
 	- Con Trâu là động vật nuôi ở đâu? (ĐV nuôi trong gia đình)
	- Ngoài ra trong gia đình còn nuôi con vật gi để cày bừa? (Con Bò)
 	- Con bò có lợi ích như thế nào? (Cày nương, cày ruông, nuôi để ăn thịt)
 	- Con bò có đặc điểm gì? (4 chân, 2 tai, 2 mắt, có sừng)
 	- Con bò ăn gì? (Ăn cỏ, ăn cám ngô...)
 	- Con bò là vật nuôi rất quý đối với mọi gia đình làm nghề nông, chúng giúp con người cầy bừa các cánh đồng ruộng lúa, nương ngô rất giỏi đấy các con ạ, chúng mình phải biết yêu quý bảo vệ và chăm sóc những chú bò hằng ngày cho chúng ăn, cho chúng uống nước các con đồng ý không nào? 
 - Ngoài ra còn có con bò cho ta sữa đó là bò sữa, các con uống sữa đó sẽ tổng hợp được nhiều can xi và chất đạm, trong thịt bò chứa nhiều chất sắt vì vậy các con phải thường xuyên ăn giúp cơ thể khoẻ mạnh ra rẻ hồng hào.
	- Trẻ vẽ con vật nuôi
	- Cô quan sát nhắc nhở trẻ
c) Quan sát cây trên sân trường
 	- Cô đọc bài thơ 
 “Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cầy với ta
Cấy cày đồng ruộng bao la
Trâu đây ta đấy ai mà quản công”
- Cô vừa đọc bài thơ nói về con vật gì?
+ Chúng mình những ai đã biết con trâu?
+ Nhà chúng mình có con trâu không? ( trẻ trả lời)
+ Con trâu được con người sử dụng làm gì?( Cày bừa, ăn thịt nó)
+ Chúng mình phải làm gì để thể hiện tình cảm yêu quý những con vật nuôi trong gia đình chúng mình? 
+ Khi các con tiếp súc với các con vật song các con phải rửa tay sạch sẽ vì lông của chúng vào mũi miệng sẽ bị bệnh, những con vật bị bệnh các con không được đến gần sẽ bị lây bệnh nhớ chưa nào.
	- Cho trẻ cùng quan sát cây trên sân trường
	- Con thấy trên sân trường có những cây gì
	- Con có nhận xét gì về cây?
	- Cây trồng để làm gì?....
	- GD: Cây trồng làm bóng mát, làm cảnh, cây cho bầu không khí trong lànhvì vậy chúng ta phải trồng nhiều cây xanh, chăm sóc bảo vệ cây.
 2. Trò chơi:
 a) Trò chơi: “Mèo đuổi chuột”
 - Mục đích: Luyện cho trẻ phản xạ nhanh, khéo.
 - Luật chơi: Mèo phải chui theo lỗ mà trẻ đã chui, nếu chui nhầm phải ra ngoài một lần chơi.Trẻ xếp thành vòng tròn. Trẻ nắm tay nhau giơ cao lên đầu. Cô chọn hai trẻ có sức khỏe tương đương nhau: 1 trẻ đóng vai “ Mèo”, 1 trẻ đóng vai “chuột”. Hai trẻ đứng dựa lưng vào nhau ở giữa vòng tròn. Khi cô có hiệu lệnh bắt đầu, thì “ chuột chạy” và “ mèo” đuổi “ chuột”. “ Chuột chui vào lỗ nào thì “ mèo” phải chui vào lỗ ấy. “ Mèo” bắt được chuột coi như “mèo” thắng cuộc, nếu không bắt được “ chuột” thì coi như “ mèo” bị thua. Mỗi lần chơi, cô không nên để trẻ chạy quá 1 phút, sau đó đổi vai chơi.
 b) Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”
 	 Cách chơi: Cả lớp đứng thành vòng tròn. Cô chọn 2 trẻ, 1 trẻ đóng vai “ Dê”, 1 trẻ đóng vai người bắt dê. Cô bịt mắt “người bắt dê”, còn trẻ làm dê sẽ vừa chạy xung quanh vòng tròn vừa kêu “ Be, be”, “ Người bắt dê” chú ý lắng nghe tiếng dê kêu, định hướng và tìm bắt được “ Con dê”, nếu bắt được “ dê” là trẻ đó thắng cuộc. Và trẻ làm dê bị bắt sẽ phải quay lại làm người bắt dê,Trò chơi cứ tiếp tục chơi theo từng đôi, mỗi lần chơi là 1 phút, nếu trẻ mà không bắt được dê trong khoảng thời gian đó thì coi như đã thua cuộc. 
c) Trò chơi: “Cáo và Thỏ”
Cách chơi: Chọn một cháu làm Cáo ngồi ở góc lớp. Số trẻ còn lại làm Thỏ và chuồng thỏ. Cứ mỗi trẻ làm thỏ thì có một trẻ làm chuồng. Trẻ làm chuống chọn chỗ đứng của mình và vòng tay ra phía trước đón bạn khi bị cáo đuổi. Trước khi chơi, cô yêu cầu các chú Thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình. Bắt đầu trò chơi, các chú Thỏ nhảy đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ bàn tay lên đầu vẫy vẫy vừa đọc bài thơ:
 Trên bãi cỏ Có cáo gian
 Chú thỏ con Đang rình đấy
 Tìm rau ăn Thỏ nhớ nhé
 Rất vui vẻ Chạy cho nhanh
 Thỏ nhớ nhé Kẻo cáo gian
 Tha đi mất
Khi hết bài thì cáo xuất hiện, cáo “ gừm, gừm” đuổi bắt Thỏ. Khi nghe tiếng cáo, các chú thỏ chạy nhanh về chuồng của mình. Những chú thỏ bị cáo bắt đều phải ra ngoài một lần chơi. Sau đó chúng mình lại đổi vai chơi nhé.
 	Luật chơi: Mỗi chú thỏ đều có một cái hang. Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Chú thỏ nào chậm chân sẽ bị cáo bắt hoặc chạy về nhầm hang của mình sẽ bị ra ngoài một lần chơi.
 3. Chơi tự do:
 - Chơi tự do trên sân trường.
Phần IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Bán hàng, nấu ăn, bác sĩ thú y
2. Góc xây dựng: Xây dựng trang trại chăn nuôi.
3. Góc học tập: Xem tranh ảnh về các con vật nuôi trong gia đình
4. Góc nghệ thuật: Tô màu, vẽ, nặn một số con vật nuôi trong gia đình.
5. Góc thiên nhiên: Chơi với nước tắm cho vật nuôi.
 I. Mục đích, yêu cầu
 1. Kiến thức 
 	 GPV: Trẻ biết tự nhận góc chơi, biết thể hiện vai chơi: Thể hiện là người chủ bán hàng niềm nở nhiệt tình, chào mời khách vào mua hàng và biết tư vấn cho khách hàng khi lựa chọn những con vật nuôi tốt và những thức ăn phù hợp với các con vật, thể hiện vai người đi mua hàng niềm nở và lịch sự biết lựa chọn cho mình những con vật đáng yêu và có ích cho gia đình. Trẻ thể hiện được là một người nội trợ giỏi chế biến các món ăn từ các loại động vật nuôi đảm bảo vệ sinh. Thể hiện được vai bác sĩ thú y khám bệnh cho các con vật nuôi đáng yêu.
 	GNT : Trẻ tự chọn góc chơi, về nhóm chơi. Trẻ biết tô màu, vẽ, nặn các con vật nuôi trong gia đình
 	 GHT: Trẻ biết thể hiện vai chơi ở góc chơi: Trẻ biết chơi theo nhóm, biết quan sát tranh ảnh và trò chuyện về các loài vật được nuôi trong gia đình, biết được đặc điểm, tên gọi, lợi ích của các con vật nuôi trong gia đình, thức ăn của các vật nuôi 
 	GXD: Trẻ biết sử dụng các ống nút, gạch, hàng rào, hoa để xây dựng nên một trang trại chăn nuôi rộng với nhiều khu vực chăn nuôi các con vật nuôi.
 	GTN : Trẻ biết lợi ích và tác dụng của nước đối với đời sống của con người và các loài động vật. Trẻ biết chơi với nước tắm cho các con vật nuôi vệ sinh sạch sẽ cho các con vật. Biết cách tiếp xúc với các con vật một cách an toàn.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, tư duy phát triển, phát triển tình cảm xã hội, Rèn kỹ năng làm việc theo nhóm. Rèn kỹ năng giao tiếp.
- Rèn kỹ năng tô màu, kỹ năng vẽ, kỹ năng nặn
- Rèn kỹ năng quan sát, phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Rèn kỹ năng quan sát, đoàn kết với bạn trong khi chơi, phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ, kỹ năng làm việc theo nhóm.
3. Giáo dục
- Giáo dục trẻ ngoan, biết yêu quý, giữ gìn và bảo vệ các loại phương tiện giao thông, bảo vệ các con vật nuôi có ích cho chúng ta.
 - Giáo dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn trong khi chơi, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi. 
- Giáo dục: Trẻ ngoan, yêu qúy, bảo vệ và biết cách chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình 
II. Chuẩn bị
- Cửa hàng bán các con vật nuôi trong gia đình: Gà, chó, mèo...
- Cửa hàng bán thực phẩm chế biến từ các con vật nuôi. thức ăn cho các con vật nuôi trong gia đình.
- Tranh ảnh các con vật nuôi trong gia đình.
 	- Nhiều ống nút, gạch khối, hàng rào, các con vật nuôi trong gia đình..
 	- Địa điểm chăm sóc vật nuôi.
III. Dự kiến thời gian: (40-50 phút)
IV. Tổ chức hoạt động
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Thỏa thuận trước khi chơi.
 (5 – 8 phút)
Góc phân vai.
Góc nghệ thuật
Góc học tập
Góc xây dựng
Góc thiên nhiên
2. Hoạt động 2
Quá trình chơi.
(30 – 35 phút)
3. Hoạt động 3. 
Nhận xét giờ chơi.
(5 – 7 phút)
+ Cô dẫn trẻ thăm các góc chơi
- Đến với buổi học ngày hôm nay với chủ đề “Những con vật đáng yêu” chúng ta sẽ được khám phá rất nhiều con vật và hôm nay 1 cô vừa cả lớp chúng mình đến với cửa hàng bán các con vật nuôi và thức ăn cho những con vật đáng yêu. 
+ Ai sẽ chơi ở góc này?
+ Cháu sẽ đóng vai gì?
+ Người bán hàng phải làm gì? 
+ Người mua hàng phải làm gì?
Và hơn nữa đến với góc phân vai chúng mình còn được tham gia chế biến các món ăn từ các con vật nuôi trong gia đình nữa đấy, 
Và chúng mình còn được tham gia làm bác sĩ thú y khám bệnh cho những con vật nuôi nữa đấy. Bạn nào sẽ tham gia chơi ở góc chơi này?
- “Nhà em có con gà trống, mèo con và cún con....” chúng mình lắng nghe giai điệu vừa rồi và chúng mình đã đoán ra được đó là bài hát gì không?
+ Bài hát nói đến những con vật nào nhỉ?
+ Chúng có lợi ích như thế nào đối với đời sống hằng ngày của con người?
+ Và hôm nay để thể hiện được tình cảm với con vật nuôi đáng yêu này, chúng mình hãy hát vang các bài hát nói về các con vật đáng yêu của chúng mình nhé. Nào ai tham gia chơi ở góc nghệ thuật cùng cô đến với góc đó nhé! 
- Chúng mình cùng đến phòng triển lãm tranh về các con vật nuôi trong gia đình mà đã được các nhiếp ảnh gia chụp lại và hôm nay một bộ sưu tập đã được trưng bày trong phòng triển lãm đấy, chúng mình cùng tham gia quan sát các bức ảnh đó với cô nhé. Nào ai sẽ tham gia với cô ở góc học tập nào?
- Nhà các con nuôi những con vật gì? 
+ Các con ạ, muốn chăm sóc và bảo vệ được các con vật nuôi chúng mình phải làm trang trại chăn nuôi?
+ Nào các con hãy cùng cô đến với góc xây dựng và các con sẽ được sử dụng rất nhiều nguyên vật liệu sẵn có để xây dựng lên một trang trại thật đẹp và thật rộng các con nhé! Ai sẽ tham gia chơi với góc này?
- Các con ơi để các con vật nhà chúng mình luôn luôn được sạch sẽ, thơm tho và đáng yêu chúng mình phải làm gì để chăm sóc cho các con vật?
 Hôm nay đến với góc thiên nhiên các con sẽ được chơi với nước tắm cho các con vật nuôi các con nhé! 
+ Ai sẽ tham gia chơi ở góc thiên nhiên nào?
 Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ:
1. GPV
- Chào các bạn, các bạn đang đi đâu vậy?
 - Các bác muốn mua con vật nuôi không?
 - Chào bác bán hàng ạ, cửa hàng mình có nhiều con vật nuôi mới không bác?
- Bác chọn giúp tôi một con chó con thật đẹp, thật đáng yêu?
- Các bạn đã mua cho mình được con vật nuôi vừa ý chưa?
- Bác đã mua được gì ? Hôm nay các bác đi chợ có mua được nhiều thực phẩm để chế biến cho bữa trưa nay không? Các bác đã mua được những loại thực phẩm gì?
- Con chó của bạn bị làm sao vậy? Bạn phải đưa nó đến ngay bác sĩ thú y để các bác ấy khám cho nó xem nó bị làm sao?
2. GNT
- Nào các con hãy tặng cô một bài hát nhé!
3. GHT
- Chào các con, các con hôm nay đến với phòng triển lãm tranh của các nhiếp ảnh gia nổi tiếng chúng mình có thích không, các con hãy kể về những điều mà các con đã thấy ở trong các bức tranh này nào?
+ Đây là con gì?
+ Chúng có đặc điểm gì?
+ Chúng kêu như thế nào?
+ Chúng được nuôi ở đâu?
+ Chúng ăn những thức ăn như thế nào?
 - Đó đều là những con vật nuôi trong gia đình, chúng đều rất có ích đối với đời sống con người, chúng mình phải biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loài vật nuôi này, các con đồng ý không nào?
4. GXD
- Chào các bác thợ xây, các bác đang xây gì ở đây vậy ạ?
- Các bạn xây trang trại này như thế nào?
- Khu vực này các bác sẽ xây chuồng chăn nuôi gì?
- Xung quanh trang trại các bác nên có một khu trồng cỏ để cung cấp thêm thức ăn cho những con vật nuôi đó các bác thấy thế nào?
5. GTN
- Các bạn các bạn đang chăm sóc con vật nuôi gì vậy? Các bạn chăm sóc chúng như thế nào?
+ Chúng mình phải cho chúng ăn như thế nào?
+ Hằng ngày các con phải tắm cho chúng như thế nào?
+ Chúng mình tiếp xúc như thế nào để đảm bảo an toàn? 
 Kết thúc quá trình chơi:
- Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi.
- Trẻ đi thăm các góc chơi
- Người bán hàng thật niềm nở, chào mời khách và tư vấn cho khách hàng khi đến mua những con vật nuôi và lựa chọn những loại thức ăn phù hợp với chúng.
- Nói tên hàng của mình muốn mua, trả tiền hàng.
- Con gà, con chó, mèo con.
- Trẻ trả lời 
- Trẻ nhận góc chơi 
- Xây chuồng trại sạch sẽ. 
- Trẻ nhận góc chơi. 
- Cho ăn, tắm cho nó
- Trẻ nhận vai chơi
- Tôi đi chợ
- Có ạ
- Mua được rồi
- Mua gà về thịt, mua rau...
- Con gà
- Có chân, cánh, mỏ...
- Trẻ bắt chước
- Nuôi trong gia đình
- Ăn ngô gạo
- Xây trang trại chăn nuôi
- Xây thành hình vuông
- Chăn nuôi gà...
- Trồng rau khoai...
- Cho chúng ăn no ạ
- Tắm cho nó khi trời nắng.
- Phải cẩn thận không để nó cắt mình. 
- Trẻ nghe cô nhận xét
- Trẻ thu dọn đồ dùng 
PHẦN V. HOẠT ĐỘNG VỆ SINH, ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA
	I. Mục đích, yêu cầu
	1. Kiến thức
	- Trẻ biết tự vệ sinh tay theo 6 bước, biết tự rửa mặt theo đúng qui trình rửa mặt, biết tự đánh răng sau khi ăn, trong khi ăn không nói truyện và ăn hết xuất, khi ngủ không nói truyện mất trật ảnh hưởng đến bạn khác.
	2. Kỹ năng
	- Rèn thói quen, nề nếp và các kỹ năng tự phục vụ bản thân.
	- Rèn thói quen lễ giáo cho trẻ.
	3. Giáo dục:
	- Giáo dục trẻ ăn hết xuất để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để cơ thể phát triển khỏe mạnh và cân đối, có ý thức tự giác trong mọi hoạt động ăn ngủ.
	II. Chuẩn bị
- Nước rửa tay, xà phòng, khăn lau tay, bình rumine.
- Bàn ghế, bát thìa, cốc uống nước.
- Phản ngủ, chăn chiếu, gối.
- Phòng ăn ngủ thoáng mát.
III. Tổ chức hoạt động
	a. Vệ sinh cá nhân.
	* Rửa tay
	- Cho trẻ xếp thành 2 hàng: Cả lớp đọc bài thơ: “ Rửa tay”.
	- Giáo dục trẻ: Thường xuyên vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh về để tránh một số bệnh như: Giun, các bệnh đường tiêu hóa, giúp cho cơ thể khỏe mạnh
	- Cô hỏi trẻ quy trình rửa tay.
	- Cho một bạn lên làm mẫu.
	- Cho 1 trẻ lên rửa tay và lần lượt như vậy cho đến hết.
	* Rửa mặt.
	- Cho trẻ hát : “Rửa mặt ”
	- Hàng ngày chúng mình phải dùng khăn sạch để rửa mặt để phòng tránh bệnh đa

File đính kèm:

  • docxkham pha khoa hoc 5 tuoi_12553429.docx
Giáo Án Liên Quan