Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới thực vật. Đề tài: Dạy hát Em yêu cây xanh - Năm học 2022-2023 - Vũ Thị Lan Anh

I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát “ Em yêu cây xanh”.

- Trẻ nghe và hưởng ứng động tác khi nghe cô hát bài “ Em đi giữa biển vàng”.

- Trẻ biết cách chơi trò chơi, hào hứng tham gia trò chơi.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng hát rõ lời, đúng nhạc và giai điệu của bài hát “ Em yêu cây xanh”.

- Thể hiện được tình cảm và sắc thái vui tươi của bài hát.

3. Thái độ

 - Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ các loại cây xanh.

II. Chuẩn bị

- Nhạc bài hát: Em yêu cây xanh, Em đi giữa biển vàng.

- Vòng thể dục.

 

docx6 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 807 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới thực vật. Đề tài: Dạy hát Em yêu cây xanh - Năm học 2022-2023 - Vũ Thị Lan Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KIỂM TRA TOÀN DIỆN
Chủ đề: Thế giưới thực vật
PTTM: NDTT: Dạy hát “Em yêu cây xanh”
 NDKH: Nghe hát “Em đi giữa biển vàng”
 TC: Ai nhanh nhất
Đối tượng: Trẻ 5- 6 tuổi
Thời gian: 30 - 35 phút
Họ và tên giáo viên: Vũ Thị Lan Anh
Ngày thực hiện: 13/ 02 / 2023
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát “ Em yêu cây xanh”. 
- Trẻ nghe và hưởng ứng động tác khi nghe cô hát bài “ Em đi giữa biển vàng”.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi, hào hứng tham gia trò chơi.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng hát rõ lời, đúng nhạc và giai điệu của bài hát “ Em yêu cây xanh”. 
- Thể hiện được tình cảm và sắc thái vui tươi của bài hát. 
3. Thái độ
 - Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ các loại cây xanh.
II. Chuẩn bị
- Nhạc bài hát: Em yêu cây xanh, Em đi giữa biển vàng. 
- Vòng thể dục.
III. Tổ chức hoạt động
Gây hứng thú 
- Cho trẻ chơi trò chơi gieo hạt. Gieo hạt để làm gì ?
- Cây xanh có lợi ích như thế nào đối với đời sống con người?
- Để có thật nhiều cây xanh các con phải làm gì ?
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ, không ngắt lá bẻ cành
2. Bài mới
1. Ổn định tổ chức:
- Cây xanh không những mang lại cho chúng ta nhiều bóng mát mà còn đem lại bầu không khí trong lành. Chính vì vậy nhạc sĩ Hoàng Văn Yến cũng rất yêu quý cây xanh và đã sáng tác bài hát “Em yêu cây xanh”. Hôm nay cô và chúng mình cùng hát bài hát này nhé! Để thuộc được bài hát này. Cô mời chúng mình cùng lắng nghe cô hát trước nhé!
2. Nội dung:
a. Dạy hát “Em yêu cây xanh”
+ Cô hát lần 1: Diễn cảm nhẹ nhàng thể hiện tình cảm khi hát ( k dùng đàn)
- Cô vừa hát cho lớp mình nghe bài hát gì?
- Bài hát do ai sáng tác?
- Để cho bài hát được hay hơn nữa, cô sẽ hát cùng với nhạc nhé!
+ Cô hát lần 2: Kết hợp cử chỉ, điệu bộ
( Sử dụng đàn nhạc nhỏ để trẻ nghe rõ lời).
* Dạy trẻ hát
- Cô và trẻ hát 1- 2 lần không nhạc
- Cô và trẻ hát 1- 2 lần có nhạc nhỏ.
- Cô mời từng đội hát
- Nhóm bạn trai hát
- Nhóm bạn gái hát
- Cá nhân hát
- Khi trẻ hát cô chú ý sửa sai câu hát của trẻ
- Cho cả lớp hát lại 1 lần sau đó hỏi lại trẻ tên bài hát.
b. Nghe hát: Em đi giữa biển vàng.
* Cô thấy các con hát rất là hay nên cô LA cũng muốn góp vui và hát tặng chúng mình một bài hát đấy! Chúng mình cùng chú ý lắng nghe nhé! Đó là bài hát 
“Em đi giữa biển vàng” do nhạc sĩ Bùi Đình Thảo sáng tác nhé !
+ Lần1: Cô hát và hỏi trẻ Cô vừa hát bài hát gì?
- Bài “Em đi giữa biển vàng” của tác giả nào?
+ Lần2: Cô hát và múa minh họa động tác.
- Em đi giữa biển vàng là một bài hát mang âm hưởng dân ca nhẹ nhàng êm ái. Nói về 1 cây lúa của đồng quê VN. Cô mời chúng mình cùng đứng lên hưởng ứng theo bài hát với cô qua tiếng hát của ca sĩ nổi tiếng nhé!
+ Lần3: Cô và trẻ cùng hưởng ứng theo ca sĩ.
c. Trò chơi “Ai nhanh nhất”
ngày hôm nay cô đã chuẩn bị cho các đội một trò chơi vô cùng sôi nổi,chúng mình có thích ko ?
- Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
- Cô chuẩn bị 4 chiếc vòng, số trẻ chơi nhiều hơn số vòng là 2. Cho trẻ hát các bài hát về chủ đề và đi thành vòng tròn. Khi nhạc hết mỗi trẻ tìm nhanh cho mình một chiếc vòng, trẻ nào không tìm được vòng là thua cuộc.
3. Kết thúc: 
- Cho trẻ hát, múa bài “ Em yêu cây xanh” sau đó chuyển hoạt động.
ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHƠI Ở CÁC GÓC
 Chủ đề: Thế giưới thực vật
 Đối tượng: Trẻ 5- 6 tuổi
 Thời gian: 40 - 45 phút
 Họ và tên giáo viên: Vũ Thị Lan Anh
 Ngày thực hiện: 13/ 02 / 2023
I. Dự kiến các góc chơi:
1. Góc phân vai:
- Trò chơi nấu ăn, chơi bán hàng.
2. Góc học tập:
- Tô màu, cắt dán làm sách tranh về chủ đề thực vật, xem chuyện tranh. 
- Trẻ xếp chữ cái, chữ số bằng hột hạt, sỏi
 3. Góc nghệ thuật: 
+ Tạo hình: Làm tranh cát, tô tượng , tạo hình các cây xanh, rau, hoa quả bằng các nguyên vật liệu thiên nhiên. 
+ Âm nhạc: Biểu diễn các bài hát về chủ đề.
4. Góc xây dựng: 
- Xây mô hình “Công viên bách thảo”.
II. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết thỏa thuận chủ đề chơi, nhận vai chơi, biết chơi theo nhóm.
- Trẻ liên kết các nhóm chơi với nhau một cách nhịp nhàng, biết thể hiện 1 số hành động chơi phù hợp với chủ đề.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu, các kỹ năng khác nhau để tạo ra sản phẩm, công trình tại từng góc chơi.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp; kỹ năng vận động tinh cho trẻ như: sự khéo léo của đôi bàn tay, ngón tay; khả năng quan sát, tưởng tượng ghi nhớ có chủ định; rèn luyện các vận động âm nhạc đã được học.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết hợp tác, liên kết các nhóm chơi, chia sẻ, đoàn kết với nhau trong khi chơi, biết bảo vệ giữ gìn đồ dùng đồ chơi, cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định sau khi chơi.
III. Chuẩn bị:
- Bố trí, kê, sắp xếp các góc chơi phù hợp, thuận tiện.
- Tâm thế cô và trẻ vui vẻ, thoải mái.
- 1 số bài hát về chủ đề.
- Đồ dùng, đồ chơi, trang phục của các góc chơi.
1. Góc xây dựng:
- Trang phục bác thợ xây, dụng cụ xây dựng, xe kéo...
- Nguyên vật liệu xây dựng: Gạch, mô hình ngôi nhà, bộ nút lắp ghép hàng rào, cổng, cây xanh, sỏi đá, các loại hoa, rau, cỏ, con vật nuôi trong gia đình , các loại phương tiện giao thông
2. Góc phân vai:
- Bộ đồ nấu ăn.
- Các loại rau, củ, quả tươi: Cam, táo, xoài, .
- Các loại thực phẩm làm từ xốp nỉ bày bán ở siêu thị: trứng, tôm, xúc xích, bánh mì, đùi gà, rau, củ, quả
3. Góc nghệ thuật: 
- Âm nhạc: Các loại đàn, trống, phách, thanh la, mic, xắc xônguyên vật liệu hột hạt, bông gòn, dây thép nhỏ để làm dụng cụ âm nhạc, làm quà tặng
- Tạo hình: Các nguyên vật liệu có trong thiên nhiên: Lá cây khô, lá cây tươi, cành khô, các hột hạt khô, dây len, keo sữa, màu nước, bút sáp, bút lông, ống hút, lõi giấy, bìa catong, tượng, tranh cát..
4. Góc học tập: 
- Một số các loại hột, sỏi, tranh ảnh chủ đề nguyên vật liệu để làm sách tranh.
III. Tổ chức hoạt động: 
1. Gây hứng thú:
- Chào mừng các bé đến với lớp học ngày hôm nay. Cô xin trân trọng giới thiệu, hôm nay có các cô giáo trong BGH nhà trường về thăm lớp chúng mình, các con hãy nổ một chàng pháo tay chào đón các cô!.
- Cô cho trẻ hát: “ Em yêu cây xanh”
- Chúng mình vừa hát bài hát nói về điều gì?
=> Giáo dục trẻ không hái hoa, ngắt lá bẻ cành. Chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường.
- Để giúp các con có thêm hiểu biết, và được trải nghiệm về cuộc sống ý nghĩa này. Hôm nay, cô sẽ tổ chức cho các con buổi chơi hoạt động góc với chủ đề “Thế giới thực vật”.
2. Nội dung:
a. Thoả thuận trước khi chơi:
 - Đã đến giờ chơi rồi, các bạn suy nghĩ xem hôm nay chúng mình sẽ chơi những góc chơi nào?
 ( Cho 3 – 4 trẻ chọn góc chơi )
=> Lớp mình có rất nhiều các góc chơi khác nhau, nhưng theo ý kiến của các bạn, hôm nay chúng mình sẽ chơi ở góc phân vai, xây dựng, nghệ thuật, và học tập. Còn góc khác hôm sau cô cháu mình sẽ chơi nhé!
* Góc phân vai: 
- Bạn nào thích chơi ở góc phân vai? 
+ Với chủ đề này các con định chơi trò chơi gì?
+ Ai sẽ là bác cửa hàng trưởng? Ai sẽ là nhân viên bán hàng? 
+ Để cửa hàng đông khách, bán được nhiều hàng thì thái độ phục vụ của cô nhân viên phải làm sao? 
- Ai còn thích chơi góc phân vai nữa? Con sẽ chơi TC gì?
+ Ai sẽ là đầu bếp trưởng? 
+ Hôm nay các bác đầu bếp sẽ làm gì? (Nấu cỗ)
=> Vậy ai thích chơi ở góc phân vai, lát nữa các bạn sẽ rủ nhau về góc chơi của mình nhé!.
* Góc xây dựng:
- Bạn nào thích chơi ở góc xây dựng? ( Đọc tên trẻ chơi)
- Chúng mình sẽ cử ai là bác kỹ sư trưởng nhóm này?
- Bác kỹ sư trưởng có nhiệm vụ gì? ( giao công việc cho mn, chỉ đạo, bao quát mọi người làm)
- Các bác công nhân phải làm sao? ( Tuân thủ sự phân công của bác nhóm trưởng) 
- Ý tưởng xây dựng của các bạn hôm nay là gì?
=> Lát nữa về góc , bác nhóm trưởng nhớ giao nhiệm vụ cho mọi người, các bác cùng nhau đoàn kết để làm ra công trình thật đẹp nhé!.
* Góc học tập:
+ Ai thích chơi góc học tập?
+ Ở góc học tập các bạn còn thích chơi gì nữa?
+ Ở góc này các bạn chú ý giữ trật tự, và giữ gìn sách nhé! 
* Góc nghệ thuật:
+ Bạn nào thích chơi ở góc nghệ thuật?
+ Ở góc này các con sẽ chơi gì nào?
- Chúng mình hãy làm tranh tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau nhé!.
=> Hôm nay cô đã bổ sung rất nhiều đồ dùng, nguyên vật liệu mới cho tất cả các góc chơi rồi. Cô tin rằng, mỗi một góc chơi sẽ đem đến cho chúng mình những điều thú vị khác nhau đấy!
* Giáo dục: 
- Để buổi chơi đạt kết quả tốt, khi về góc chơi chúng mình sẽ chơi như thế nào? Khi chơi xong các con phải làm gì? 
=> Chơi ngoan, đoàn kết, không tranh giành quăng ném đồ chơi, tuân thủ nội quy của các góc chơi đó. Sau khi chơi xong hãy cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định nhé!
- Cô xin chúc tất cả các con có một buổi chơi thật là vui, thật là thú vị.
- Bây giờ xin mời các bé hãy nhẹ nhàng đi về góc chơi của mình.!
b. Quá trình trẻ chơi:
- Cô bao quát và điều tiết số lượng trẻ chơi ở các góc cho phù hợp; xử lý kịp thời các tình huống xảy ra. 
- Trong quá trình trẻ chơi cô gợi ý trẻ giao lưu, liên kết giữa các góc chơi với nhau. 
VD: Trẻ ở các góc đi mua sắm, góc phân vai đi mua các loại thực phẩm, góc xây dựng đi mua rau, mua các phương tiện giao thông, góc nghệ thuật đi mua phụ kiện làm tranh
+ Mời các bác xây dựng sang dùng cơm với gia đình
c. Nhận xét quá trình chơi:
- Cô gợi ý cho trẻ sang tham quan góc chơi, nhận xét các bạn chơi.
- Hỏi trẻ: Hôm nay các bạn chơi có vui không? Trong quá trình chơi, các bạn đã được đi giao lưu, thăm quan, sản phẩm của các góc chơi rồi. Bây giờ chúng mình cho ý kiến nhận xét nào?
+ Chúng mình thấy góc XD, hôm nay các bác chơi như thế nào? Con thấy thái độ làm việc của các bạn như thế nào? Có chăm chỉ không? Có bạn nào không tuân thủ góc chơi không?... 
+ Ngoài góc xây dựng ra chúng mình thấy các bạn ở góc khác chơi như thế nào? 
- Hỏi trẻ: Các bạn có nhận xét gì về góc phân vai? Chúng mình đã đến mua hàng rồi, vậy thái độ phục vụ của các bác bán hàng như thế nào? Các bạn góc xây dựng cũng đã sang ăn cỗ về rồi, chúng mình thấy nhà bạn có nấu được nhiều món ngon không? (Cô gợi ý để trẻ nhận xét đủ các góc chơi).
=> Cô nhận xét chung: Hôm nay cô thấy các bạn chơi rất vui. Góc tạo hình các bạn đã làm được rất nhiều sản phẩm đẹp sáng tạo, góc học tập các con đã tạo ra nhiều các chữ cái khác nhau từ hột hạt, góc xây dựng đã xây được công trình “Công viên vườn bách thảo” rất đẹp, nhưng giờ sau các bạn sẽ làm việc tích cực hơn chút nữa nhé. Cửa hàng cũng đã biết bày nhiều các mặt hàng phong phú và đã bán rất đắt hàng. Các bạn chơi đóng vai gia đình cũng đã biết nấu nhiều các món ăn ngon đấy, nhưng hôm sau chúng mình có thể nấu thêm nhiều món ăn giàu dưỡng chất như súp tôm rau củ quả cho em bé ăn nhé! Cô thấy các bạn chơi rất đoàn kết, và đã biết liên kết các góc chơi với nhauCác con sẽ tiếp tục phát huy vai chơi của mình trong những buổi chơi sau nhé!. 
- Ở góc phân vai ngày hôm nay, các bạn đã nấu được rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. Xin mời các con cùng liên hoan nhé. 
3. Kết thúc.
- Giờ chơi hoạt động góc với chủ đề “ Thế giưới thực vật” đã khép lại tại đây. Cô xin mời các bé chúng mình nhẹ nhàng về thu dọn đồ dùng tại góc chơi của mình.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_the_gioi_thuc_vat_de_tai_day_h.docx
Giáo Án Liên Quan