Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Thế giới thực vật - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
I/ Mục đích yêu cầu.
1/ Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện “ Sự tích cây vú sữa”,nhớ các nhân vật trong truyện.
- Trẻ hiểu nội dung truyện : Câu chuyện kể về một cậu bé ham chơi, không nghe lời mẹ, khi bị mẹ mắng cậu vùng vằng bỏ đi. Đến khi đói rét, bị đánh cậu mới nhớ đến mẹ, về đến nhà cậu không còn thấy mẹ nữa và cậu ôm một cây xanh trong vườn mà khóc, cây xanh đó chính là do mẹ thương con hóa thành, cậu bé đã hối hận vô cùng (CS 64)
- Trẻ biết thể hiện vai của các nhân vật.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết trả lời rõ ràng các câu hỏi mà cô đưa ra (CS 65).
- Biết kể chuyện theo tranh (CS 85).
- Phát triển ngôn ngữ, khả năng chú ý và trí tưởng tượng của trẻ.
3. Giáo dục:
- Trẻ biết ngoan ngoãn, nghe lời và yêu thương cha mẹ.
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI HUYỆN NĂM 2016 Chủ đề: Thế giới thực vật Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Hoạt động học: Truyện “ Sự tích cây vú sữa” (CS 64, 65, 85) Ngày dạy: ngày 27.12.2016 Người dạy: Hứa Thị Diễu Địa điểm: Lớp lá 5 Trường MN Hoa Hồng I/ Mục đích yêu cầu. 1/ Kiến thức: - Trẻ nhớ tên truyện “ Sự tích cây vú sữa”,nhớ các nhân vật trong truyện. - Trẻ hiểu nội dung truyện : Câu chuyện kể về một cậu bé ham chơi, không nghe lời mẹ, khi bị mẹ mắng cậu vùng vằng bỏ đi. Đến khi đói rét, bị đánh cậu mới nhớ đến mẹ, về đến nhà cậu không còn thấy mẹ nữa và cậu ôm một cây xanh trong vườn mà khóc, cây xanh đó chính là do mẹ thương con hóa thành, cậu bé đã hối hận vô cùng (CS 64) - Trẻ biết thể hiện vai của các nhân vật. 2. Kỹ năng: - Trẻ biết trả lời rõ ràng các câu hỏi mà cô đưa ra (CS 65). - Biết kể chuyện theo tranh (CS 85). - Phát triển ngôn ngữ, khả năng chú ý và trí tưởng tượng của trẻ. 3. Giáo dục: - Trẻ biết ngoan ngoãn, nghe lời và yêu thương cha mẹ. 4. Phương pháp: quan sát, đàm thoại, thực hành. II/ Chuẩn bị: - Máy tính, giáo án điện tử truyện “ Sự tích cây vú sữa” - Rối - Đóng kịch : Cây vú sữa, 2 bộ đồ tứ thân cho mẹ và con. III/ Tổ chức hoạt động: Hoạt động 1. Trò chuyện về vườn cây ăn quả. - Mở nhạc “ Khúc hát dạo chơi” và cho trẻ đi dạo vườn cây ăn quả. - Trò chuyện về các loại quả trong vườn. - Ngoài ra những loại quả trong vườn, con còn biết những loại quả nào nữa? - Giáo dục trẻ: các loại quả chứa nhiều vitamin và chất khoáng rất có ích cho cơ thể, vì vậy chúng ta nên thường xuyên ăn các loại quả đó nhé. - Cô tạo tình huống quả vú sữa ở trên cây rơi xuống. - Các con có biết đây là quả gì không? Đã bạn nào được ăn quả vú sữa này chưa? Mùi vị nó như thế nào? Các con có biết vì sao quả vú sữa lại thơm ngon như dòng sữa mẹ không? Có một câu chuyện rất cảm động kể về nguồn gốc của cây vú sữa này đấy. Câu chuyện có tên là “ Sự tích cây vú sữa” lớp mình cùng lắng nghe nhé! Hoạt động 2. Bé nghe kể chuyện - Cô kể chuyện diễn cảm theo rối với nền nhạc không lời. - Các con ơi, vậy là chúng ta đã biết cây vũ sữa là do mẹ thương con hóa thành đấy, qua câu truyện này chúng mình có yêu thương mẹ hơn không nào?Vậy chúng mình phải làm gì? Chúng mình phải luôn ngoan ngoãn, nghe lời mẹ và đừng bao giờ làm mẹ buồn các con nhé ! - Câu chuyện cảm động này còn được các nhà họa sĩ vẽ nên những bức tranh rất đẹp đấy, chúng mình cùng xem và kể truyện cùng cô nhé ! Hoạt động 3. Đàm thoại ,trích dẫn, giảng nội dung đọc từ khó. - Các con vừa được nghe câu truyện gì? - Trong câu chuyện có những ai? - Phần mở đầu : “ Ngày xưa, có một cậu bé chờ mong”. - Khi bị mẹ mắng, cậu bé đã làm gì? - Phần mở đầu câu chuyện, giới thiệu với chúng ta là “ Ngày xưa có một cậu bé ham chơi, một lần bị mẹ mắng cậu bé đã vùng vằng bỏ đi, cậu la cà khắp nơi chẳng nghĩ gì đến mẹ đang mỏi mắt chờ mong”. Giáo dục trẻ biết được mẹ rất yêu thương cậu bé, ngày đêm mong chờ cậu bé về. Giải thích một số từ khó như: - “ Vùng vằng” : tỏ ý giận dỗi – lớp đọc - “ La cà”: ghé qua chỗ này dừng lại chỗ khác để chơi - lớp đọc. - Đoạn tiếp theo “ Không biết cậu đã đi bao lâu.về nhà” - Vì sao cậu lại tìm đường về nhà? “Chẳng biết cậu đi được bao lâu. Một hôm vừa đóivừa rét , lại bị trẻ lớn đánh cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà.” - Về đến nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì? “ Ở nhà, cảnh vậ vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc. - Điều kỳ lạ gì đã xảy ra? “Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu”. - Giải thích từ khó : “ Trổ ra”: Nhô ra, mọc ra. - Quả đó có vị như thế nào? “ Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ” - Câu nào nói lên hình ảnh của mẹ? “Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé òa khóc. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về” - Giải thích từ khó : “ Đỏ hoe” : màu đỏ của mắt đang khóc.; “Xòa cành ”: xòe cành rộng ra để bao bọc. Giáo dục:Trong câu chuyện câu bé không nghe lời, nên người mẹ không còn nữa - Thế các con có yêu thương mẹ mình không? - Yêu thương thì các con phải làm gì? - Cô khái quát giáo dục trẻ. Trẻ kể : Thi tài kể chuyện: Cô cho trẻ kết thành 3 nhóm thảo luận 3 bức tranh và cho trẻ nói về nội dung bức tranh đó. - Cô cho đại diện nhóm lên kể, đồng thời cô chiếu hình ản tranh trên sline. Hoạt động 4: Vở kịch “ Sự tích cây vú sữa” - Cô giới thiệu vở kịch, diễn viên. - Cô là người dẫn chuyện, trẻ đóng vai theo nội dung câu truyện. * Kết thúc: Cô nhận xét chung cả lớp. - Cho trẻ vận động theo bài hát “ Gặp mẹ trong mơ”
File đính kèm:
- Giao_an_su_tich_cay_vu_sua.doc