Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới thực vật xung quanh bé - Đề tài: Bật sâu 25-30cm - Phạm Thị Thảo

I> Muc đích:

1. Kiến thức:

 - Trẻ nhớ tên bài tập “ Bật sâu 25-30cm”

+ Chuẩn bị: Đứng tự nhiên trước bục , hai tay thả xuôi. Khi có hiệu lệnh ‘Chuẩn bị’ chân bước lên bục thì 2 tay đưa về phía trước đồng thời kiễng 2 nửa bàn chân trên. Sau đó trùng gối kết hợp đưa 2 tay ra phía sau để tạo đà.

+ Khi có hiệu lệnh “Bật” thì nhún bật xuống đất. Tiếp đất bằng 2 nửa bàn chân trên và đưa 2 tay ra phía trước để giữ thăng bằng.

- Trẻ nắm vững luật chơi, cách chơi của trò chơi.

2. Kỹ năng:

 - Khi bật trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng

 - Biết chuyển đổi đội hình theo hiệu lệnh của cô

 - Phát triển tố chất vận động nhanh nhẹn, khéo léo, khả năng định hướng trong không gian.

 - Luyện cách hít thở sâu và thở ra từ từ, phát triển cơ bắp, cơ chân và cơ bụng khi tham gia trò chơi.

3.Thái độ:

- Giáo dục trẻ tự tin, hứng thú khi tham gia hoạt động.

- Trẻ biết được tập thể dục rất có lợi cho sức khoẻ.

- Trẻ biết đoàn kết với bạn khi tham gia hoạt động.

 

doc4 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 11/01/2025 | Lượt xem: 32 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới thực vật xung quanh bé - Đề tài: Bật sâu 25-30cm - Phạm Thị Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY CHUYÊN ĐỀ CẤP CỤM
 Chủ đề: Thế giới thực vật xung quanh bé
 Đề tài : Bật sâu 25-30cm
 Trò chơi: Đua thuyền
 Đối tượng: 5-6 tuổi
 Thời gian: 30-35 phút
 Người dạy: Phạm Thị Thảo
 Ngày dạy: 
 Đơn vị: Trường mầm non thị trấn Rạng Đông
Muc đích:
1. Kiến thức:
 - Trẻ nhớ tên bài tập “ Bật sâu 25-30cm” 
+ Chuẩn bị: Đứng tự nhiên trước bục , hai tay thả xuôi. Khi có hiệu lệnh ‘Chuẩn bị’ chân bước lên bục thì 2 tay đưa về phía trước đồng thời kiễng 2 nửa bàn chân trên. Sau đó trùng gối kết hợp đưa 2 tay ra phía sau để tạo đà.
+ Khi có hiệu lệnh “Bật” thì nhún bật xuống đất. Tiếp đất bằng 2 nửa bàn chân trên và đưa 2 tay ra phía trước để giữ thăng bằng.
- Trẻ nắm vững luật chơi, cách chơi của trò chơi.
2. Kỹ năng: 
 - Khi bật trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng
 - Biết chuyển đổi đội hình theo hiệu lệnh của cô
 - Phát triển tố chất vận động nhanh nhẹn, khéo léo, khả năng định hướng trong không gian.
	- Luyện cách hít thở sâu và thở ra từ từ, phát triển cơ bắp, cơ chân và cơ bụng khi tham gia trò chơi.
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ tự tin, hứng thú khi tham gia hoạt động.
- Trẻ biết được tập thể dục rất có lợi cho sức khoẻ.
- Trẻ biết đoàn kết với bạn khi tham gia hoạt động.
 Chuẩn bị:
Địa điểm: - Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ.
Chuẩn bị của giáo viên:
- Trang phục gọn gàng
- Băng nhạc bài hát: “Bài tập thể dục’, “Trời nắng trời mưa”, nhạc khiêu vũ
Chuẩn bị của trẻ:
- Trang phục gọn gàng
- Bục bật : bục cao 25cm màu vàng (8 cái), bục cao 28 cm màu đỏ (2 cái), bục cao 30cm màu xanh (2 cái).
Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: “Khởi động”  
- Cô tập trung trẻ lại gần và trò chuyện:
+ Các con ơi mùa xuân đến rồi, các con cảm thấy như thế nào?
+ Mùa xuân có điều gì đặc biệt ?
+ Mùa xuân đến không khí trong lành hơn, cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc. Trong không khí tưng bừng của mùa xuân có rất nhiều lễ hội và trò chơi được tổ chức, các con có biết đó là những trò chơi nào không?
+ Các con đã được đi dự hội xuân và chơi các trò chơi này chưa? Nào chúng ta cùng đi dự hội xuân và tham gia vào các trò chơi này nhé. 
+ Tiếng trống hội đã nổi lên rồi, nhanh chân lên nào các bạn ơi! Đường đến lễ hội rất xa các con chú ý nghe hiệu lệnh của cô.
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi kiễng chân, đi nhón gót, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh theo nhạc bài hát “ Bài tập thể dục”
 2. Hoạt động 2: “Trọng động”  
Bài tập phát triển chung.  
- Cho trẻ chuyển về đội hình chữ thập.
+ Chào mừng các con đến với lễ hội.
+ Trên tay các con đang cầm dụng cụ thể dục gì?
+ Theo các con từ vòng và phách tre chúng mình sẽ có trò chơi gì?
+ Và mở đầu lễ hội mừng xuân hôm nay là màn thể dục đồng diễn chào xuân.
+ Động tác tay- vai: Hai tay cầm vòng đưa phía trước, lên cao.
+ Động tác chân: Chân bước lên tay cầm vòng đưa lên phía trước, khuỵu gối đưa vòng lên cao.
+ Động tác bụng – lườn : Đứng 2 tay cầm phách giơ lên cao, người cúi xuống, đưa 2 tay chạm chân gõ phách.
+ Động tác bật: Bật nhảy về phía trước.
- Cô đưa hiệu lệnh cho trẻ chuyển thành 2 hàng
2.Vận động cơ bản: “Bật qua vật cản”  
- Cô cho trẻ chuyển thành đội hình 2 hàng.
- Cô hỏi trẻ:
+ Các con quan sát xem trong lễ hội hôm nay cô còn chuẩn bị dụng cụ gì?
+ Theo các con chúng ta sẽ có trò chơi gì với những dụng cụ này?
- Cô giới thiệu tên bài tập : Bật sâu 25-30cm
+ Ai muốn thử sức những với bục bật này?
- Mời 1 trẻ lên thực hiện
+ Theo các con dể bật sâu tốt chúng ta phải làm gì?
- Cô cho trẻ đứng thành 2 hàng đối diện.
 X X X X X X X X X
 X 
 X
 X X X X X X X X X
- Cô làm mẫu. 
+) Cô thực hiện không giải thích.
+) Cô vừa làm vừa giải thích:
+ Chuẩn bị: Đứng tự nhiên trước vật cản, hai tay thả xuôi. Khi có hiệu lệnh ‘Chuẩn bị’ thì chân bước lên bục, 2 tay đưa về phía trước đồng thời kiễng 2 nửa bàn chân trên. Sau đó trùng gối kết hợp đưa 2 tay ra phía sau để tạo đà.
+ Khi có hiệu lệnh “Bật” thì nhún bật xuống dất tiếp đất bằng 2 nửa bàn chân trên và đưa 2 tay ra phía trước để giữ thăng bằng.
- Mời 2 trẻ lên thực hiện mẫu
- Cho cả lớp nhận xét (Cô giải thích vận động). 
- Sau đó cô cho cả lớp thực hiện :
+ Cho lần lượt mỗi hàng 2 trẻ lên thực hiện bật trên bục có độ cao 25 cm (3 vật cản màu vàng).
+ Tăng số bục bật 25 cm (4 vật cản)
+ Cô giáo thay bục bật có độ cao 28cm, 30cm. Cho trẻ so sánh sự khác nhau về độ cao của 3 bục bật. Phân loại trẻ bật theo khả năng. Khuyến khích trẻ đủ tự tin vượt qua bục bật.
+ Cho cả lớp bật theo hình tròn.
- Cô nhận xét phần chơi.
- Cho trẻ nhắc lại tên vận động.
  3. Hoạt động 3: Trò chơi : Đua thuyền
- Cô đưa mái chèo hỏi trẻ:
+ Các con hãy thử đoán xem cô đã chuẩn bị đồ dùng gì cho trò chơi tiếp theo?
- Cô giới thiệu trò chơi “ Đua thuyền”
+ Cách chơi: Thành viên của 2 đội ngồi thành hàng dọc theo vị trí đội mình. Bạn ngồi sau cặp chân vào hết vòng bụng của bạn ngồi trước thành một chiếc thuyền đua. Khi nghe hiệu lệnh của cô thuyền đua của 2 đội dùng sức tay của các thành viên trong nhóm nâng cơ thể lên và tiến về phía trước cho đến đích. Các thuyền đua phải cố gắng bám chặt vào nhau không để bị đứt thuyền khi đang di chuyển.
+ Luật chơi: Thuyền tính về đích khi không bị đứt lúc di chuyển. Nếu bị đứt phải quay lại về vạch xuất phát.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Cô nhận xét trò chơi.
 HĐ3: Hồi tĩnh: 
- Cô giáo nhận xét buổi luyện tập và giáo dục trẻ chăm tập thể dục thể thao.
- Cho trẻ khiêu vũ

- Có hoa, không khí trong lành ấm áp.
- Đua thuyền, kéo co, nhảy dây, .
- Trẻ về vị trí lấy vòng và phách tre.
- Trẻ đi theo hiệu lệnh.
- Trẻ tập theo nhạc bài hát
 “ Trời nắng, trời mưa”
CB.4 1.3 2
CB.4 1.3 2 
CB.4 1.3 2 
CB.4 1.3
- Trẻ nói ý kiến của bản thân.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ quan sát
2 trẻ lên làm mẫu.
- Cả lớp thực hiện.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi hứng thú.
- Trẻ khiêu vũ
 
 Rạng Đông, ngày tháng 01 năm 2015
 NGƯỜI SOẠN
 Phạm Thị Thảo

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_the_gioi_thuc_vat_xung_quanh_b.doc