Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề Thực vật - Chủ đề nhánh 2 “động vật sống trong rừng”

- Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ bỏ đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định.

- Giáo dục trẻ biết bảo vệ các động vật sống trong rừng . Đề ra TCBN

- HH1 - T3 - C3 - L4 - B2 .(tập theo nhạc bài “con cào cào”)

Trò chuyện về động vật sống trong rừng

KPKH

Tìm hiểu một số con vật sống trong rừng.

(CS 53) PTNT

Đếm đến 8. NB nhóm có 8 đối tượng. NB số 8.

 PTVĐ

ném trúng đích thẳng đứng, nhảy lò cò.

 PTNN

làm quen chữ cái p, q PTTM

- Cắt dán động vật sống trong rừng. (CS 7)

- Sinh hoạt văn nghệ, nêu gương cuối tuần.

 

doc37 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề Thực vật - Chủ đề nhánh 2 “động vật sống trong rừng”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 25
CHỦ ĐỀ THỰC VẬT
CHỦ ĐỀ NHÁNH 2 “ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG”
 (Từ ngày 06/03 đến 10 tháng 03 năm 2017)
Thực hiện các chỉ số CS 7, CS 53, CS 78
Hoạt động
Thứ Hai
06/03/2017
Thứ ba
07/03/2017
 Thứ tư
08/03/2017
Thứ năm
09/03/2017
Thứ sáu
10/03/2017
Đón trẻ
HMĐT
TDBS
- Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ bỏ đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định. 
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ các động vật sống trong rừng . Đề ra TCBN 
- HH1 - T3 - C3 - L4 - B2 .(tập theo nhạc bài “con cào cào”) 
Trò chuyện
Trò chuyện về động vật sống trong rừng 
Hoạt động học
KPKH
Tìm hiểu một số con vật sống trong rừng.
(CS 53)
PTNT
Đếm đến 8. NB nhóm có 8 đối tượng. NB số 8. 
PTVĐ
ném trúng đích thẳng đứng, nhảy lò cò.
PTNN
làm quen chữ cái p, q
PTTM
- Cắt dán động vật sống trong rừng. (CS 7)
- Sinh hoạt văn nghệ, nêu gương cuối tuần.
HĐ
ngoài trời
- Quan sát một số hình ảnh động vật sống trong rừng
- TCVĐ: cáo và thỏ. TCDG: Nu na nu nống
- Cho trẻ chơi tự do trên sân, cho trẻ vẽ các động vật sống trong rừng
Làm quen tiếng việt
Con sư tử
Con hổ
Con báo
Con thỏ
Con sóc
Con nhím
Con gấu
Con voi
Con tê giác
Con công
Chim sáo
Ôn các từ đã học trong tuần
Hoạt động góc
*Bé tập xây dựng: 
- Xây dựng vườn bách thú 
* Thư viện của bé
- xem truyện tranh, kể chuyện theo tranh về các con vật sống 
trong rừng
* Bé tập phân vai
- Cửa hàng ăn uống (CS 78)
* Bé yêu nghệ thuật
- Cắt dán động vật sống trong rừng từ họa báo 
* Bé yêu thiên nhiên
- trẻ biết tưới nước cho cây xanh cây cảnh
Hoạt động buổi chiều
TCDG
Dung dăng dung dẻ
TCDG
Ô ăn quan
Hoạt động góc
Thứ hai ngày 06 tháng 3 năm 2017
MÔN: HỌP MẶT ĐẦU TUẦN
ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC TRẺ BIẾT BẢO VỆ CÁC ĐỘNG VẬT 
 SỐNG TRONG RỪNG. ĐỀ RA TCBN 
I.Yêu cầu:
- Nhận thức: biết tên và đặc điểm một số con vật sống trong rừng. 
- Kĩ năng: tập cho trẻ kể, nói rõ ràng, rèn tính mạnh dạn và phát triển ngôn ngữ trong giao tiếp.
- Thái độ: Giáo dục yêu quý, bảo vệ các loại động vật nuôi trong gia đình.
II.Chuẩn bị:
Cô dặn cháu một số câu hỏi trước ngày nghỉ để gợi ý.
Nội dung tích hợp: MTXQ
III.Tổ chức hoạt động:
1. Ổn định lớp:
- Cô cho cháu hát bài “chú voi con ở bản đôn”
- Các con ơi vừa rồi cô và các con hát bài hát có tên là gì nhỉ? Vậy hôm nay cô và các con cùng trò chuyện các con vật nuôi trong gia đình nhé. Trước tiên thì các con hãy kể cho cô và các bạn nghe về 2 ngày nghỉ vừa rồi đi nào?
2.Nội dung
- Trong hai ngày nghỉ vừa rồi các con đã làm những công việc gì? 
- Cô động viên tuyên dương kịp thời.
- Cô kể những công việc cô đã làm trong hai ngày nghỉ: Cô soạn bài để lên lớp dạy các con, cô giúp mẹ nấu cơm, giặt quần áo.
- Bạn nào giỏi kể cho cô và các bạn biết những con vật sống trong rừng mà con biết.
( thưa cô con hổ, con gấu, con hươu, con tê giác, con khỉ....)
- những con vật như hổ, báo, gấu là những con vật như thế nào? Hung dữ, ăn thịt
- Những con vật như khỉ, hươu, heo rừng là những con vật như thế nào? Chúng không ăn thịt chỉ ăn hoa quả và cỏ.
- Mỗi loài vật thì có một đặc điểm khác nhau, nhưng chúng rất có ích và cần được bảo vệ.
Ÿ Đề ra tiêu chuẩn bé ngoan:
- Bé ngoan: đi học đều đúng giờ.
- Bé chăm: lễ phép, vâng lời bố mẹ, biết giúp đỡ mọi người.
- Bé sạch: chân tay sạch sẽ, quần áo gọn gàng.
- Cho trẻ đọc lại tiêu chuẩn bé ngoan.
Hoạt động 3:Củng cố:
- Cô nhắc nhở thêm về nề nếp học tập. Phải lễ phép, ngoan ngoãn, vâng lời, giữ vệ sinh sạch sẽ. Về nhà phải biết giúp đỡ bố mẹ nữa nhé. Trên lớp phải nghe lời cô. Biết kính trọng, lễ phép với ông bà nhé.
- Cô cho trẻ đọc đồng thanh theo cô tiêu chuẩn bé ngoan.
3.Kết thúc:
- Nhận xét tiết học
- Cô tuyên dương, động viên trẻ kịp thời.
- Cho trẻ ra xếp hàng tập thể dục sáng.
MÔN: THỂ DỤC BUỔI SÁNG
ĐỀ TÀI: HÔ HẤP 1 – TAY 3 – CHÂN 3 – LƯỜN 4 – BẬT 2
I.Mục đích - Yêu cầu: 
- Nhận thức: 3 tuổi: cháu tập xếp hàng
 4 tuổi: cháu chú ý làm theo hiệu lệnh của cô
 5 tuổi: Cháu biết xếp được hàng ngay ngắn theo sự hướng dẫn của cô, tập 
 được các động tác theo nhạc.
- Kĩ năng: 3 tuổi: tập theo cô các động tác đơn giản
 4 tuổi: tập theo cô các động tác
 5 tuổi: tập đầy đủ và đúng nhịp các động tác theo nhạc
- Thái độ: giáo dục trẻ nề nếp, đòan kết với bạn bè, không xô đẩy nhau khi xếp hàng .
II. Chuẩn bị: 
- Cô : Sân bãi , bài hát trường chúng cháu là trường mầm non
- Trẻ : cờ, nơ
- Nội dung tích hợp: MTXQ
III. Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức:
Cô cho trẻ nghe và tập theo nhạc bài “đồng hồ báo thức”, vừa nghe vừa đi vòng tròn. Đi các kiểu đi (mũi bàn chân, gót chân)
2.Trọng động:
- Cô cho trẻ tập hợp thành 3 hàng dọc.
- Khi cô gõ một tiếng trống lắc, đưa tay phải lên vai bạn dàn đều, thẳng hàng.
- Khi cô gõ 2 tiếng trống lắc trẻ bỏ tay xuống đứng nghiêm.
- Cô cho trẻ xác định phía trước, phía sau, phía phải, phía trái.
- Cho trẻ dàn thành 3 hàng ngang tập thể dục sáng.
- Cho trẻ nghe và tập theo bài con cào cào
*Động tác hô hấp 1: 
Gà gáy
TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi đầu không cúi.
- Đưa 2 tay khum trước miệng, vươn người về phía trước bắt trước tiếng gà gáy “ò ó o..o”. Gà gáy to, ngân dài càng tốt.
*Động tác tay – vai 3: 
Quay tay dọc thân (có thể tập với cờ hoặc nơ)
TTCB: Đứng thẳng khép chân, tay thả xuôi.
- TH: Quay thẳng tay dọc thân từ trước xuống dưới, ra sau, lên cao, ra trước và ngược lại (2 tay cùng quay hoặc quay trước quay sau như bơi trải).
*Động tác chân 3:
Ngồi khuỵu gối, tay đưa cao, ra trước ( có thể tập với cờ hoặc nơ)
TTCB: Đứng thẳng khép chân, tay thả xuôi.
- N1: Đưa 2 tay lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau, kiễng chân.
- N2: Ngồi khuỵu gối, bàn chân sát sàn ( ngồi lưng chừng, lưng thẳng), 2 tay đưa trước, lòng bàn tay sấp.
- N3: Như nhịp 1
- N4: Về tư thế chuẩn bị
- N5,6,7,8: Tiếp tục như trên.
*Động tác bụng – lườn 4
Cúi gập người về phía trước, 2 tay đan sau lưng
TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi.
- N1: Bước chân trái sang bên một bước rộng bằng vai, 2 tay để sau lưng đan các ngón tay vào nhau, lòng bàn tay hướng lên trên.
- N2: Cúi gập người về phía ưỡn lưng, tay đưa cao về phía sau, chân thẳng.
- N3: Như nhịp 2 nhưng cúi sâu hơn.
- N4: Về tư thế chuẩn bị
- N5,6,7,8: Như trên, đổi chân.
*Động tác bật 2: 
Bật tách chân, khép chân ( có thể tập với khối gỗ, vòng).
TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi.
- N1: Bật dạng 2 chân sang 2 bên ( rộng bằng vai), 2 tay đưa ngang, lòng bàn tay sấp.
- N2: Về TTCB
- N3: Như N1
- N4: Về TTCB
- N5,6,7,8: Tiếp tục như trên.
c.Củng cố:
- Các con tập thể dục buổi sáng có tác dụng gì nào?
- Tập thể dục buổi sáng giúp cho cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn, dẻo dai này. Vì vậy các con phải siêng tập thể dục.
3. Hồi tĩnh:
Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng.
- Trẻ tập cùng cô
- Trẻ tập hợp thành 3 hàng.
- Làm theo hiệu lệnh của cô.
- Làm theo hiệu lệnh của cô
- Xác định theo cô
- Trẻ tập theo cô.
- Trẻ tập theo cô.
- Trẻ tập theo cô
- Trẻ tập theo cô
- Trẻ tập theo cô.
- Trẻ trả lời cô
- Chú ý nghe cô dặn dò
HĐCCĐ: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU MỘT SỐ CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG (CS 87)
I.Mục đích yêu cầu:
- Kiến Thức: 3 tuổi: biết tên các con vật sống trong rừng
 4 tuổi: trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm của chúng.
 5 tuổi: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, lợi ích và môi trường sống của một số con vật sống trong rừng. Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản than (CS 87)
- Kỹ năng: 3 tuổi: nói được tên các động vật sống trong rừng
 4 tuổi: phát triển tư duy hình tượng, khả năng ghi nhớ cho trẻ.
 5 tuổi: Phát triển khả năng quan sát, so sánh, phân biệt nhanh dấu hiệu đặc trưng của các con vật sống trong rừng.
- Thái độ: Giáo dục trẻ biết các con vật sống trong rừng là những con vật quí hiếm cần được bảo vệ. Muốn bảo vệ động quý hiếm thì không được phá rừng, không được săn bắn thud rừng khi không được cho phép
 - Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sau khi tiếp xúc với các con vật
II. Chuẩn bị:
 - Tranh vẽ các con vật sống trong rừng ( gấu, khỉ , voi , hổ)
 - Tranh nối các con vật
 - Tranh lô tô 
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1 Ổn định 
- Cho trẻ hát và vận động theo bài “Đố bạn biết”và đi đến mô hình.
- Các con đang ở đâu?
- Các con có biết vì sao lại gọi là vườn bách thú không? 4t 5t
- Vườn bách thú là nơi có nhiều con vật sống trong rừng sống và được các chú công nhân chăm sóc hằng ngày đấy.
- Trong vườn bách thú có những con vật gì? 3t 4t 5t
- Con voi trông như thế nào? 3t 4t 5t 
- Những co hổ, khỉ trông như thế nào? 4t 5t 
- Có bao nhiêu con vật trong vườn bách thú? 5t
- Các con đã được tham quan vườn bách thú bao giờ chưa? 3t4t 5t 
? Để biết thêm về những con vật này sống trong rừng như thế nào và còn có những con vật gì nữa chúng mình cùng nhau tìm hiểu và khám phá nhé. 
2. Nội dung:
Hoạt động 1: Làm quen với một số con vật sống trong rừng.
? Nghe tin lớp mình học rất ngoan và hôm nay các cô chú ở vườn bách thú đã mở một cuộc thi sắc đẹp của các con vật sống trong rừng đấy.
- Chào mừng các bạn đã đến với cuộc thi vẻ đẹp muông thú, và các con sẽ là ban giám khảo công minh và công bằng nhất đấy.
*Bây giờ là phần thi chào hỏi của các con vật đấy.
² Con voi
- Thí sính đầu tiên muốn đố các bạn đoán xem là ai nhé.
 "Bốn chân trông tựa cột đình
 Vòi dài tai lớn dáng hình oai phong"
 Tôi là ai?
- Chào ban giám khảo tôi là voi xám đến từ rừng xanh tây nguyên bao la, ban giám khảo có nhận xét gì về tôi? 3t4t 5t
- Các bạn có biết tôi thích ăn gì? 4t 5t 
- Tôi làm được gì giúp cho mọi người? 4t 5t 
- Các bạn biết tôi là con vật hung dữ hay hiền lành?
? Nó thường ăn lá cây, cỏ và dùng vòi để cuốn thức ăn đưa vào miệng
² Con hổ:
- Thí sinh thứ hai là là một con vật rất đẹp có dáng đi rất hiên ngang oai vệ cá bạn xem tôi là ai đây? 4t 5t
- Cô gợi ý cho trẻ nhận xét
+ Ai có nhận xét gì về con hổ? 4t 5t
- con hổ có lông như thế nào?có mấy màu?4t 5t
- Con hổ kêu như thế nào? 4t 5t 
- Con hổ là con vật hung dữ hay hiền lành?4t 5t
+ Bạn nào có ý kiến khác? 4t 5t 
+ Bạn nào bổ sung thêm? 4t 5t 
² Con khỉ:
- Lại có một con xuất hiện nữa đấy các con xem con gì thế nhỉ?
 + Con khỉ đang làm gì? Và thích nhất là gì? 4t 5t
- Khỉ là con vật hung dữ hay hiền lành? 4t5t
 - Có bạn nào hỏi thêm gì nữa không? 4t
² Con gấu:
? Con gấu có bộ lông dày, thường là màu đen, to lớn, dáng đi lặc lè.
- Tương tự
+ Các con còn biết những con vật nào sống trong rừng nữa?
+ Các con thấy ở đâu? Nó như thế nào?
Khuyến khích trẻ kể hình dáng, cấu tạo và sinh hoạt của nó
*Phần thi tiếp theo là phần thi duyên dáng.
- Các con vật sẽ thể hiện dáng đi màu lông.
- Tiến hành so sánh từng cặp các con vật sau:
Con voi - Con khỉ
Con hổ - Con Gấu...
Cho trẻ so sánh về đặc điểm hình dáng, kích thước, tiếng kêu, vận động, lợi ích, thức ăn... của từng con vật
*Phần thi tiếp theo là phần thi trổ tài.
-Các con có biết voi làm được gì không?
- Hổ có sức mạnh gì? 4t 5t 
- Hươu cao cổ thích ăn gì? 4t 5t
- Khỉ có biệt tài gì? 4t5t
+Nhận biết lợi ích của các con vật sống trong rừng.
- cho trẻ xem tranh ảnh voi đanh kéo gỗ, voi chở kháh, lội suối, khỉ, hổ biết biểu diễn xiếc.
- Những con vật nào sống trong rừng giúp con người nhiều việc nhất? 4t 5t
- Nhưng con vật nào sống trong rừng được thuần hóa để biểu diễn xiếc? 4t 5t
?Các con ạ một số con vật sống trong rừng ngày càng ít đi , do bị săn bắn bừa bãi, nhà nước đã co qui định về các loại động vật quí hiếm nói riêng và động vật sống trong rừng nói chung
- Các con có biết muốn bảo vệ các con vật sống trong rừng mọi người cần phải làm gì?
Hoạt động 3: Luyện tập - Củng cố
èTrò chơi1: Phân nhóm theo đặc điểm chung”
- Ví dụ: Hãy tìm những con vật hay leo trèo
 .hung dữ
 ..hiền lành
Vừa chơi vừa xen kẽ mô tả về những con vật mà trẻ biết.
è Trò chơi 2:Bắt chước tạo dáng:
-Cách chơi: Cô và trẻ trò chuyện về dáng đi tư thế của một số con vật sống trong rừng như; voi, khỉ gấu,....
Ví dụ: Dáng đi của bác gấu thế nào?
- Cô cho trẻ chơi.
- Cô hỏi trẻ bắt chước con gì?
Củng cố:
- Hỏi trẻ tên bài vừa học
- Nhận xét tuyên dương.
3.Kết thúc 
- Cho trẻ chơi trò chơi con thỏ
- Trẻ hát và vận động 
- Vườn bách thú
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể.
- Trẻ trả lời
- Trẻ đếm
- Trẻ trả lời.
- Con Voi.
- Chú voi có hai ngà trắng, tai to, 4 chân to, đuôi dài và có ột cái vòi dài rất đẹp.
- Ăn mía, chuối.
- Kéo gỗ 
- Hiền lành
- Con hổ.
-Trẻ nhận xét.
- Có lông vằn, có hai màu, màu đen và màu da cam.
- Gầm gừ
- Là con vật hung dữ
- Trẻ kể theo hiểu biết của trẻ
Con khỉ
- Thích leo trèo, ăn quả trên cây, đánh đu, đánh võng
- Là con vật hiền lành
- Trẻ trả lời.
- Thấy trong tivi
- Trẻ so sánh
- Uống nhiều nước chở gỗ rất giỏi 
- Chạy nhanh
- Ăn cỏ, là non
- Leo trèo giỏi
- Không được phá rừng, đảm bảo chỗ sinh sống cho các loài vật sống trong rừng, không săn bắt, buôn bán trái phép những loài vật quí hiếm.
- Trẻ chơi phân nhóm, phân loại
- hổ, báo, gấu
-Voi
- Phục phịch nặng nề
- Trẻ chơi.
- Thưa cô tìm hiểu về những con vật sống trong rừng
- Trẻ chơi
MÔN: LÀM QUEN TIẾNG VIỆT
ĐỀ TÀI: LÀM QUEN VỚI CÁC TỪ: CON SƯ TỬ, CON HỔ, CON BÁO
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: 3 tuổi: trẻ tập nói các từ: con sư tử, con hổ, con báo
 4 tuổi: trẻ nghe và nói được các từ: con sư tử, con hổ, con báo
 5 tuổi: trẻ nghe và nói được các từ: con sư tử, con hổ, con báo
- Kỹ năng: 3 tuổi: rèn kỹ năng tập nói cho trẻ.
 4 tuổi: rèn kỹ năng tập nói tiếng việt cho trẻ.
 5 tuổi: rèn kỹ năng nói giao tiếp cho trẻ, nói rõ ràng, mạch lạc, nói đủ câu.
- Thái độ: Chú ý trong giờ học, thích nói tiếng việt và thói quen nói tiếng việt.
II. Chuẩn bị: 
Cô: tranh con sư tử, con hổ, con báo
Trẻ: tranh lô tô cho trẻ
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1. Ổn định.
Cô cho lớp hát bài “rửa mặt như mèo”
2. Nội dung.
a: Giới thiệu.
- Có rất nhiều loại động vật sống trong rừng khác nhau. Hôm nay cô sẽ cho các con làm quen với từ: con sư tử, con hổ, con báo
b. Bài mới:
Hoạt động 1: làm quen từ “con sư tử”
Cô cho trẻ xem tranh và hỏi: trong tranh cô có hình ảnh gì vậy?3t 4t 5t 
- Đây là một loài động vật hung dữ sống trong rừng
- Cô đọc mẫu 3 lần.
- Cho lớp đồng thanh: con sư tử
- Cho tổ, cá nhân nhắc lại.
Cô chú ý sửa sai cho cháu, những cháu còn nói ngọng.
- Cô đặt câu hỏi và dạy trẻ nói đầy đủ câu: Đây là con gì?
- Cô gọi một trẻ chỉ vào tranh của trẻ hỏi: Đó là con gì?
- Cô hỏi thêm vài trẻ để mở rộng thêm câu
Hoạt động 2: làm quen từ “con hổ”
Cô cho trẻ xem tranh và hỏi: trong tranh cô có hình ảnh gì vậy?3t 4t 5t 
- Cô đọc mẫu 3 lần.
- Cho lớp đồng thanh: con hổ
- Cho tổ, cá nhân nhắc lại.
Cô chú ý sửa sai cho cháu, những cháu còn nói ngọng.
- Cô đặt câu hỏi và dạy trẻ nói đầy đủ câu: Đây là con gì?
- Cô gọi một trẻ chỉ vào tranh của trẻ hỏi: Đó là con gì?
- Cô hỏi thêm vài trẻ để mở rộng thêm câu
Hoạt động 3: làm quen từ “con báo”
Cô cho trẻ xem tranh và hỏi: cô có tranh gì vậy?3t 4t 5t 
- Cô đọc mẫu 3 lần.
- Cho lớp đồng thanh: con báo
- Cho tổ, cá nhân nhắc lại.
Cô chú ý sửa sai cho cháu, những cháu còn nói ngọng.
- Cô đặt câu hỏi và dạy trẻ nói đầy đủ câu: Đây là con gì?
- Cô gọi một trẻ chỉ vào tranh của trẻ hỏi: Đó là con gì?
- Cô hỏi thêm vài trẻ để mở rộng thêm câu
Hoạt động 4: Luyện tập.
 Trò chơi: Ai nhanh nhất.
- Cách chơi: Cô giơ bức tranh nào thì cháu nói nhanh tên bức tranh đó và nói đầy đủ câu.
- Trẻ chơi.
Trò chơi: tìm nhà
- Khi cô tìm nhà tìm nhà thì các con nói “nhà ai, nhà ai”. Cô nói tìm nhà cho loài nào thì các con tìm đúng tranh loại động vật đó bỏ vào giỏ của cô.
- cho trẻ chơi 2-3 lần
* Củng cố: 
- Cô vừa dạy các cháu nói từ gì?
- Cho lớp nhắc lại.
Giáo dục: Về nhà các cháu tập nói các từ mà cô đã dạy các cháu nhé! 
3, Kết thúc.
Cô nhận xét lớp, khen và động viên cháu kịp thời.
- Cho lớp hát “bắc kim thang”
- Lớp hát
Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời theo hiểu biết
- Chú ý lắng nghe
- Lớp đọc đồng thanh.
- Tổ, cá nhân nhắc lại
- TC: Đó là con sư tử
TC: Đây là con sư tử
- Trẻ trả lời theo hiểu biết
- Trẻ lắng nghe
- Lớp đọc đồng thanh.
- Tổ, cá nhân nhắc lại.
TC: đó là con hổ
- TC: đây là con hổ
- Tc: trẻ trả lời theo hiểu biết
Lớp chú ý lắng nghe
- Lớp đọc đồng thanh.
- Tổ, cá nhân nhắc lại.
- tc: đó là con báo
TC: đây là con báo
- Lắng nghe cô nói cách chơi.
- Trẻ chơi.
- Lắng nghe
- Trẻ chơi
- Tc: con sư tử, con hổ, con báo
- Lớp nhắc lại.
- Trẻ lắng nghe cô nói.
- Lắng nghe cô nhận xét.
- Lớp hát.
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI: HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
ĐỀ TÀI: TCVĐ: CÁO VÀ THỎ. CHƠI TỰ DO TRÊN SÂN TRƯỜNG
I. Mục đích yêu cầu :
- Nhận thức : Trẻ biết cách chơi trò chơi “ cáo và thỏ ”
- Kỹ năng: Trẻ được vận động thoải mái .
- Thái độ: GD: Trẻ chơi đoàn kết với bạn.
II.Chuẩn bị:
- Cô : Sân chơi rộng thoải mái, sạch sẽ, thoáng mát . Nội dung trò chơi
- Trẻ:Tâm thế thoải mái.
- Nội dung tích hợp: GDAN
III.Tổ chức hoạt động:
1 Ôn định: Cho trẻ hát “chú voi con ở bản đôn”
- Hôm nay cô thấy các con rất ngoan, cô sẽ cho các con chơi trò chơi : cáo và thỏ
2- Nội dung: 
- Luật chơi:
  Mỗi chú thỏ (1 bạn chơi) có một cái hang (1 bạn chơi khác đóng). Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Chú thỏ nào chậm chân sẽ bị cáo bắt hoặc chạy về nhầm hang của mình sẽ bị ra ngoài một lần chơi.
- Cách chơi:
  Chọn một cháu làm cáo ngồi rình ở góc lớp. Số trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ. Cứ mỗi trẻ làm thỏ thì có một trẻ làm chuồng. Trẻ làm chuồng chọn chỗ đứng của mình và vòng tay ra phía trước đón bạn khi bị cáo đuổi. Trước khi chơi, cô yêu cầu các chú thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình. Bắt đầu trò chơi, các chú thỏ nhảy đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ bàn tay lên đầu vẫy vẫy (giống tai thỏ) vừa đọc bài thơ:
Trên bãi cỏ 
Chú thỏ con
Tìm rau ăn
Rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé
Có cáo gian
Đang rình đấy
Thỏ nhớ nhé
Chạy cho nhanh
Kẻo cáo gian
Tha đi mất.
Khi đọc hết bài thì cáo xuất hiện, cáo "gừm, gừm" đuổi bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo, các chú thỏ chạy nhanh về chuồng của mình. Những chú thỏ bị cáo bắt đều phải ra ngoài một lần chơi. Sau đó, đổi vai chơi cho nhau.
Lưu ý: Thời gian cáo xuất hiện luôn thay đổi (có khi mới đọc được nửa bài hoặc mấy câu) để trẻ tập phản xạ nhanh.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần 
Cô theo dõi trẻ chơi và nhận xét sau mỗi lần chơi
GD: Các con chơi với bạn nhớ đoàn kết với nhau nhé!
- Củng cố : Cô vừa cho các con chơi trò chơi gì?
-NX-TD
3.Kết thúc: Cho trẻ hát 1 bài.
HOẠT ĐỘNG GÓC 
CHỦ ĐỀ NHÁNH “ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG”
*Bé tập xây dựng: 
- Xây dựng vườn bách thú
* Thư viện của bé
- xem truyện tranh, kể chuyện theo tranh về các con vật sống trong rừng 
* Bé tập phân vai
- Cửa hàng ăn uống (CS 78)
* Bé yêu nghệ thuật
- Cắt dán động vật sống trong rừng từ họa báo
* Bé yêu thiên nhiên
- Trẻ biết tưới nước cho cây xanh cây cảnh
I. Mục đích yêu cầu
1.Kiến thức:
- Trẻ biết chọn góc chơi cho mình, biết thể hiện vai chơi
- Trẻ hứng thú chơi ở các góc, thể hiện tốt vai chơi của mình.
- Biết chơi trò chơi ở các góc chơi theo chủ đề.
- Trẻ biết dùng các khối để xây dựng vườn bách thú
- Trẻ biết phân vai chơi thể hiện công việc của người lớn, người bán biết mời chào 
2. Kĩ năng:
- Phát triển ngôn ngữ tư duy cho trẻ
- Rèn khả ngăng chơi sáng tạo cho trẻ
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ chơi ngoan, chơi đoàn kết với bạn, biết thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong, biết giữ gìn bảo quản đồ chơi.
- Giáo dục trẻ biết phối hợp cùng nhau, với bạn trong một số trò chơi như góc xây dựng, góc phân vai.
- Trẻ hào hứng cắt dán những động vật sống trong rừng từ họa báo
- Chăm sóc cây hoa trong góc thiên nhiên, lau lá, nhổ cỏ.
4. Chỉ số:
Chỉ số 78. Không nói tục, chửi bậy.
II.Chuẩn bị: 
- Đồ chơi lắp ráp, thảm cỏ, cây xanh 
- Đồ chơi 
- Giấy A4, bút màu, phách tre,
- Sách, truyện , báo 
- Cây trong góc thiên nhiên, khăn, ca
III. Tổ chức hoạt động:
1.Thỏa thuận trước khi chơi: Cho trẻ hát 1 bài .
Cô cùng trẻ đàm thoại về chủ điểm.
Hôm nay cô cho các cháu chơi các góc về chủ đề các con vật sống

File đính kèm:

  • docTUAN_DONG_VAT_SONG_TRONG_RUNG.doc