Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thực vật - Chủ đề nhánh 4: Cây xanh quanh bé

I. MỤC TIÊU:

- Cháu biết thực hiện các vận động phát triển toàn diện theo nhạc của trường.

- Trẻ tập đều đúng các động tác của BTPTC. Phát triển thể lực rèn luyện sức khỏe cho trẻ

- Trẻ có ý thức kỷ luật trong khi tập.

II.CHUẨN BỊ:

- Trống lắc.

- Sân tập sạch sẽ thoáng mát

- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng thoải mái

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

* Hoạt động 1: Khởi động:

- Từ 3 hàng dọc cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi chạy: bằng mũi bàn chân à đi bình thường à đi bằng gót chân à đi bình thường à 3 hàng ngang.

* Hoạt động 2: Trọng động:

- Động tác hô hấp( hái hoa )

- Động tác tay(2L x 2N): Từng tay đưa ra lên cao, hai tay dang ngang.

+ TTCB: Đứng thẳng

+ Nhịp 1: Tay phải đưa lên cao, hạ xuống, đưa tay trái lên cao

+ Nhịp 2: Đưa 2 tay sang ngang

+ Nhịp 3: Hạ xuống xuôi theo người.

+ Nhịp 4: Trở về TTCB

 

doc25 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thực vật - Chủ đề nhánh 4: Cây xanh quanh bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: THỰC VẬT
Chủ đề nhánh 4: CÂY XANH QUANH BÉ
Thời gian thực hiện: 1 tuần(13/2-17/2/2017)
Tuần/thứ
Thời điểm
Tuần 4
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ,
- Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề thực vật 
TD sáng
 I. MỤC TIÊU:
- Cháu biết thực hiện các vận động phát triển toàn diện theo nhạc của trường.
- Trẻ tập đều đúng các động tác của BTPTC. Phát triển thể lực rèn luyện sức khỏe cho trẻ
- Trẻ có ý thức kỷ luật trong khi tập.
II.CHUẨN BỊ:
- Trống lắc. 
- Sân tập sạch sẽ thoáng mát
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng thoải mái
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Từ 3 hàng dọc cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi chạy: bằng mũi bàn chân à đi bình thường à đi bằng gót chân à đi bình thường à 3 hàng ngang.
* Hoạt động 2: Trọng động: 
- Động tác hô hấp( hái hoa )
- Động tác tay(2L x 2N): Từng tay đưa ra lên cao, hai tay dang ngang.
+ TTCB: Đứng thẳng
+ Nhịp 1: Tay phải đưa lên cao, hạ xuống, đưa tay trái lên cao
+ Nhịp 2: Đưa 2 tay sang ngang
+ Nhịp 3: Hạ xuống xuôi theo người.
+ Nhịp 4: Trở về TTCB
 - Động tác bụng( 2L x2N ): Đứng cúi về trước, ngã người ra sau.
+ TTCB: Đứng thẳng, hai bàn tay để sau lưng
+ Nhịp 1: Cúi người về phía trước
+ Nhịp 2: Đứng thẳng, hai bàn tay để sau lưng
+ Nhịp 3: Ngẩn đầu ngả người về phía sau
+ Nhịp 4: Đứng thẳng 2 tay để sau lưng.
 - Động tác chân 1(2l x 4N ): Đứng, khuỵu gối.
+ TTCB: Đứng thẳng, hai bàn chân song song sát cạnh nhau, hai tay chống hông
+ Nhịp 1: Nhún xuống đầu gối khuỵu
+ Nhịp 2: Đứng thẳng lên
- Động tác bật 1( 2N x 2N ): Bật lên trước, lùi lại, sang bên.
+ TTCB: Đứng thẳng tay chống hông, bật lên phái trước.
+ Nhịp 1: Bật lùi về chỗ cũ
+ Nhịp 2: Bật sang bên phải
+ Nhịp 3: Bật về chỗ cũ
+ Nhịp 4: Bật sang bên trái
. Hồi tĩnh
Cho trẻ đi vun tay quanh sân tập 1- 2 vòng.
* Điểm danh – khám tay – vệ sinh.
 HOẠT ĐỘNG HỌC
 PTNT
Trò chuyện về cây xanh quanh bé.
PTTC
Ném trúng đích nằm ngang 1 tay. (lần 2)
PTNT
Gộp 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 4
PTNN
Nhận biết và phát âm chữ cái H
PTNT
Dạy vđ “Lý cây xanh”
NH: cây trúc xinh (lần 2) 
HĐ NGOÀI TRỜI
- Trò chơi vận động: keng quả
- Trò chơi dg: Thìa là thìa lẫy.
- Chơi tự do.
Quan sát cây bàng
Trò chơi Đúc cây dừa chừa cây mộng
Chơi tự do
 - Trò chơi vận động: ai nhanh nhất
- Trò chơi: Chuyền bóng
- Chơi tự do.
Quan sát cây dừa
Trò chơi Đúc cây dừa chừa cây mộng
Chơi tự do
- Trò chơi vận động: keng quả
- Trò chơi dg: Thìa là thìa lẫy.
- Chơi tự do.
Chơi,
HĐ góc
- Góc tạo hình: vẽ tô màu cây xanh
- Góc xây dựng: Xây công viên Bạch Đằng
- Góc thiên nhiên: Cùng chăm sóc cây xanh.
-Góc phân vai: “Cửa hàng bán cây xanh”
I. Mục Tiêu 
Trẻ biết nhận vai chơi, góc chơi, biết thể thể hiện được vai chơi của mình.
Trẻ mạnh dạn tự tin trong quá trình chơi. Biết liên kết các nhóm chơi một cách sáng tạo. 
Biết chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi với bạn. Biết cất dọn đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định khi kết thúc buổi chơi.
II. Chuẩn bị: 
- Góc tạo hình: Bút màu,các loại cây, lá cây,... 
- Góc xây dựng: Khối gỗ, cây xanh, hoa, cây kiểng, bảng hiệu, giấy làm tiền, bàn ghế.
- Góc thiên nhiên: Xô, rào xúc nước, lọ, cây xanh.
- Góc phân vai: Các loại cây cho trẻ bán
III. Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động 1: Trò chơi: MÈO ĐUỔI CHUỘT
- Cách chơi: Trò chơi gồm từ 7 đến 10 người. Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát. 
Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Mèo chạy đằng sau
Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột
Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. 
- Luật chơi: Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. 
- Cô cho cháu chơi 1-2 lần.
Hoạt động 2: Thõa thuận
 À ở góc học đóng vai cc sẽ làm những người buôn bán các loại cây xanh, Các đồ dùng để chăm sóc cây, người mua sẽ đến hỏi món đồ mình cần mua, người bán sẽ lấy hàng ra bán và nói giá tiền, người mua trả tiền và ra về, người nhận tiền cám ơn và hẹn lần sau đến mua nữa.
+ Còn góc xây dựng thì : Thợ chính làm gì? Thợ phụ làm gì? 
Các con dùng khối gỗ xây hàng rào vườn rau, cc dùng hoa cây kiểng trang trí xung quanh khu công viên Bạch Đằng?
+ Ở góc tạo hình cc sẽ vẽ cây xanh như thế nào?
+ Góc thiên nhiên : các con sẽ chăm sóc rau, con sẽ làm việc gì? Khi tưới cây con chú ý điều gì? ( tiết kiệm nước, không làm ướt quần áo) Lau lá xong con làm gì?
Bạn nào muốn chơi ở góc () nào?
Con sẽ làm gì? 
Cô hỏi trẻ cách chơi và số lượng trẻ tham gia chơi.
+ Góc phân vai : con bán hàng rau, Con có khách đến nói chuyện như thế nào? Khách hàng nói năng làm sao?
*Hoạt động 3: Quá trình chơi:
Cô cho trẻ chơi và vào góc chơi
Cô đến từng góc để hướng dẫn trẻ cách thể hiện vai chơi
Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát chung cả lớp , kịp thời sử lý tình huống và chú ý các góc chính 
Cô giúp trẻ liên kết các góc chơi , gợi ý mở rộng nội dung chơi cho trẻ 
*Hoạt động 4: Nhận xét sau khi chơi :
Cô đến từng góc chơi nhận xét các nhóm chơi, nhắc trẻ cất dọn đồ chơi
Cùng tập trung lại góc chơi nào tạo ra nhiều sản phẩm đẹp để nhận xét và tham quan. 
Cho trẻ tự nhận xét kết quả chơi, biết thoả thuận, vai chơi và chơi đoàn kết 
Các bác xây dựng hôm nay xây được gì ?
Buổi chơi sau các bác dự định sẽ xây dựng gì nữa?
Cô nhận xét chung cả lớp - tuyên dương trẻ, gợi ý tưởng cho buổi chơi sau 
HĐ chiều
- Ôn kiến thức buổi sáng
 PTNN
Truyện: “Chú đỗ con”
 - Rèn kỹ năng tô màu 
PTTM
Vẽ cây dừa (M)
 - Ôn vđ Lý cây xanh
Vệ sinh – Nêu gương – Trả trẻ chiều
Thứ hai, ngày 13 tháng 2 năm 2017
HOẠT ĐỘNG NGÀY
 ĐÓN TRẺ – TRÒ CHUYỆN – THỂ DỤC SÁNG –ĐIỂM DANH
Chủ đề: THỰC VẬT 
Nhánh: CÂY XANH QUANH BÉ
LĨNH VỰC PTNT(KPKH)
HĐH: TRÒ CHUYỆN VỀ CÂY XANH QUANH BÉ
Thời gian thực hiện: 20-25 phút 
Thực hiện lần 1
I/ Mục Tiêu: 
Trẻ biết cây xanh có nhiều ích lợi đối với đời sống con người. Nhận biết được cá đặc điểm, bộ phận của cây. Trẻ biết quá trình phát triển của cây.
Trẻ phân loại cây theo ích lợi: cho gỗ, hoa, làm cảnh
Giáo dục trẻ biết chăm sóc cây và bảo vệ môi trường.
* Lồng ghép chuyên đề: Khám phá khoa học, kỹ năng sống, vệ sinh nước sạch.
 II. Chuẩn bị : 
 - Hình vẽ quá trình phát triển của cây. 
- Hình các loại cây ăn quả, gỗ, cây cảnh.
- Tranh lô tô các loại cây cho trẻ chơi trò chơi 
III. Tổ chức hoạt động:
STT
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CÔ VÀ TRẺ
1
* Hoạt động 1: Ổn định - gt
 * Cho trẻ hát và vận động: “Lý cây xanh”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về gì? 
- Cây có màu gì?
- Còn màu của lá ra sao?
- Con biết những loại cây nào?
- Cây có những bộ phận nào?
- Các con biết không trong cuộc sống của chúng ta xung quanh đâu đâu cũng có cây xanh, để biết cây có những bộ phận nào, và cây xanh có lợi ích gì? bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu cây xanh quanh bé nhé!
2
* Hoạt động 2 Trò chuyện về cây xanh quanh bé
* Cây lấy gỗ:
Cô đố các con cây nào cho ta nhiều lá và bóng mát?
Cho trẻ quan sát tranh cây bàng.
Cây bàng có bộ phận nào ? (Thân, lá, quả)
Cây bàng có dặc điểm gì? ( Thân to, tán rộng, lá nhiều)
 Làm sao để cây lớn lên? 
Bộ phận nào nuôi sống và mang chất dinh dưỡng đến cho cây? 
Cây bàng thuộc loại cây gì?.
- Gỗ cây bang dùng để làm gì? 
- Ai còn biết cây nào là cây lấy gỗ nữa ?
 - Nhưng muốn lấy được gỗ thì các con phải làm sao ?
* Giáo dục trẻ biết trồng và bảo vệ cây, không chặt phá cây con.
*Cây ăn quả:
- Cho trẻ quan sát tranh cây bưởi.
- Ai cho cô biết trong tranh các con đang quan sát có những loại cây ăn quả nào ?
 - Cây bưởi có hình dáng ra sao ? ( Thân to, lá nhỏ.)
- Qủa bưởi như thế nào ?
- Khi ăn vị của quả bưới thế nào ?
- Ngoài cây bưởi ra còn có cây gì cho ta quả nữa ?
*Có rất nhiều loại cây ăn quả như : xoài mận, hồng, cam, táo, thanh long.... đều ăn rất ngon và rất bổ. 
Vậy để có thật nhiều quả ngon cho chúng ta ăn thì các con phải làm gì ?
* Cây cảnh
- Cho trẻ quan sát tranh cây mai.
- Trong tranh của cô vẽ cây gì?
- Cây mai có hình dáng ra sao? ( Thân nhỏ, gỗ không sử dụng được.
- Trồng mai để làm gì? ( làm cảnh)
- Mai nở vào mùa nào?
Ngoài cây mai là cây làm cảnh, các con còn biết cây nào để làm cảnh nữa?
* Hoạt động 2: So sánh cây lấy gỗ và cây cảnh
*Giống nhau : Đều là cây xanh 
*Khác nhau : 
-Cây lấy gỗ: thân to sử dụng được
- Cây thân mềm : Thân cây nhỏ , không sử dụng được .
* Các con biết không, còn có nhiều loại cây cho bóng mát nữa đó các con, những cây che bóng mát thì có thân cây to, cành lá to và rộng, rễ thì ăn sâu dưới lòng đất để hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây đó các con.
- Ngoài cây cho quả, cho bóng mát còn có cây cho hoa cũng có nhiều bộ phận như: thân, cành, hoa, lá và rễ.
- Cây cần gì để sống?
- Cây sống được thì phải có đất, nước, ánh nắng mặt trời và không khí. Dù là cây cho hoa, cho quả, cho gỗ, cho bóng mát, cây làm kiểng thì cây rất quan trọng đối với đời sống con người: cây làm cho không khí thêm trong lành, các loại cây to thì chắn được gió bão, cho bóng máttạo cho môi trường thêm đẹp nữa. 
- Mỗi loại cây đều có đặc điểm và hình dáng khác nhau, để cây được phát triển tốt thì chúng ta phải chăm sóc và bảo vệ cây nha!
3
* Hoạt động 3: Trò chơi
* Trò chơi động: Thi trồng cây
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, cô đã chuẩn bị cho mỗi đội một bức tranh có đầy đủ các bộ phận của cây khi có hiệu lệnh của cô thì một bạn đầu hàng của đội sẽ chạy nhanh lên lấy 1 bộ phận rời gắn lên bảng sau đó đi về cuối hàng đứng, bạn kế tiếp sẽ bật lên gắn tiếp đến khi tiếng nhạc kết thúc đội nào hoàn thành được 1 bức tranh cây xanh sẽ là đội chiến thắng.
- Luật chơi: Mỗi lần chỉ được gắn một mảnh ghép.
- Cô cho trẻ chơi thử.
- Trẻ chơi thật vài lần.
- Cô quan sát và nhận xét sau mỗi lần chơi.
- Cô sẽ cho các bạn chơi thêm trò chơi nữa!
*Trò chơi “Ai tinh mắt”
- Cách chơi: Cô xếp trên bàn rất nhiều bộ phận của cây. Cô đố trẻ có những bộ phận nào của cây? Sau đó cô cho trẻ nhắm mắt lại, cô giấu một bộ phận của cây, cô cho trẻ mở mắt ra và nói bộ phận nào vừa biến mất.
- Luật chơi: Không được mở mắt khi cô giấu.
- Cho trẻ chơi vài lần.
- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Trò chơi vận động: keng quả
- Trò chơi dg: Thìa là thìa lẫy.
- Chơi tự do.
I/Mục tiêu
- Trẻ hiểu luật chơi và cách chơi trò chơi, biết chơi các trò chơi: keng quả, thìa là thìa lẫy.
- Rèn kỹ năng nhanh nhẹn khéo léo khi tham gia trò chơi.
- Trẻ chơi vui, không xô đẩy nhau. Giáo dục trẻ tính đoàn kết, giữ vệ sinh nơi chơi.
II/Chuần bị
- 2 vườn cây ăn quả, các thẻ số có chấm tròn.
- Đồ chơi ngoài trời
- Địa điểm: trước lớp
III/Tổ chức hoạt động
* Hoạt động 1: Ổn định
- Cả lớp hát “Em yêu cây xanh”.
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Của tác giả nào?
- Cây xanh cho ta gì?
- Con biết những loại cây nào?
- Ở trường ta có trồng rất nhiều loại cây con không nên ngắt lá, bẻ cành và ăn quà bánh không bỏ vỏ dưới các gốc cây mà phải bỏ vào đâu?
- À đúng rồi có rác các con phải bỏ vào sọt rát cho môi trường xanh, sạch đẹp nha các con.
* Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Keng quả
* Cách chơi: cả nhóm chơi gồm từ 10 em trở lên, trong đó bầu ra một em bị, em bị sẽ đi lùa các bạn còn lại, đụng vào bạn nào thì bạn đó bị. Để tránh bị, người chơi phải hô tên của một loại quả bất kỳ, và đứng yên tại chỗ theo trạng thái vừa thực hiện, chỉ được di chuyển khi có người khác đến cứu, và trò chơi tiếp tục.
* Luật chơi: người chơi không được hô tên của loại quả mà người kia đã hô, chỉ gọi tên những quả trong nước không được lấy tên trái cây ngoại quốc (như me Thái, mận Ấn Độ, ), khi đã hô “keng” mà còn di chuyển là bị. Ranh giới của trò chơi là xung quanh trước sân 
Cô tổ chức cho trẻ chơi, tuyên dương trẻ.
Hoạt động 2: Trò chơi “THÌA LÀ THỈA LẨY”
* Cách chơi:
Hai ba người nắm tay lại và xếp chồng lên nhau . Tất cả cùng hát :
Thìa là thìa lảy
Con gái bảy nghề
Ngồi lê là một
Dựa cột là hai
Theo trai là ba
Ăn quà là bốn
Trốn việc là năm
Hay nằm là sáu
Láu táu là bảy
Một người đứng ngoài chỉ từ nắm tay trên cùng đến nắm tay dưới mỗi từ trong bài sẽ tương ứng vào một nắm tay, đến từ bảy trúng tay ai thì người đó phải rút nắm tay - Cho trẻ chơi 3-4 lần.
* Hoạt động 3: Trẻ chơi tự do
- Chơi tự do với đồ chơi có sẳn ngoài trời
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc tạo hình: vẽ tô màu cây xanh
- Góc xây dựng: Xây công viên Bạch Đằng
- Góc thiên nhiên: Cùng chăm sóc cây xanh.
-Góc phân vai: “Cửa hàng bán cây xanh”
* Vệ sinh – ăn – ngủ
* Hoạt động chiều
* Ôn luyện buổi sáng.
- Cho trẻ hát bài “Lý cây xanh”
- Chúng ta đang học ở chủ đề nào?
- Vây chúng ta đang học nhánh nào của chủ đề thực vật?
- Xung quanh con có những cây gì?
- Con hãy kể những cây có trong sân trường? 
- Người ta trồng cây để làm gì?
- GD cháu biết chăm sóc và bảo vệ cây
NÊU GƯƠNG – TRẢ TRẺ
Thứ ba, ngày 14 tháng 2 năm 2017
HOẠT ĐỘNG NGÀY
 ĐÓN TRẺ – TRÒ CHUYỆN – THỂ DỤC SÁNG –ĐIỂM DANH
Chủ đề: THỰC VẬT 
Nhánh: CÂY XANH QUANH BÉ
Lĩnh vực: PTTC (TD)
HĐH: NÉM TRÚNG ĐÍCH NẰM NGANG 1 TAY
Thời gian thực hiện: 20-25 phút
Thực hiện lần 2
I . MỤC TIÊU:
- Trẻ biết cách thực hiện và tư thế ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay đúng. 
- Phát triển kĩ năng ném trúng đích thẳng đứng. 
- Trẻ hứng thú tham gia vận động và trò chơi rèn luyện.
* Lồng ghép chuyên đề : Phát triển vận động, 
 II . CHUẨN BỊ . 
- Sàn sạch sẽ, thoáng mát, an toàn cho trẻ , túi cát, vòng làm đích ném
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ, quả, đường hẹp
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
tt
Cấu Trúc
Hoạt động cô và trẻ
1
Hoạt động1
Khởi động
- Cho trẻ đi thành vòng tròn hát “ lý cây bông”, đi bằng mũi chân, bằng gót chân, mép chân kết hợp với chạy chậm, chạy nhanh dần ( trẻ thực hiện)
- Sau đó chuyển thành 3 hàng ngang
2
Hoạt động2
Trọng động
*Bài tập phát triển chung ( nhấn mạnh động tác tay )
- Động tác tay(3L x 4N): Từng tay đưa ra lên cao, hai tay dang ngang.
- Động tác bụng( 2L x4N ): Đứng cúi về trước, ngã người ra sau.
- Động tác chân 1(2L x 4N ): Đứng, khuỵu gối.
- Động tác bật 1( 2L x 4N ): Bật lên trước, lùi lại, sang bên.
* Vận động cơ bản: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con thực hiện vận động Ném trúng đích nằm ngang 1 tay . Bạn nào có thể thực hiện được,? ( cho 2 trẻ lên thực hiện). Bạn làm mẫu các con chú ý nhé!
+ Cô nhắc nhở: Đứng trước vạch giới hạn, đứng chân trước, chân sau, tay cùng phía với chân sau, cầm túi cát đưa cao ngang tầm mắt, nhằm đích và ném vào đích. Ném xong nhặt túi cát bỏ vào rổ và đi về cuối hàng”.
- Sau đó cô cho cả lớp thực hiện với hình thức thi đua. 
- Cô quan sát và sữa sai.
Vừa rồi cô cho các con thự hiện vận động gì?
Cháu nhắc lại . 
Trò chơi vận động: Chiếm vị trí
Cách chơi : Cô làm quản trò. Cả tập thể có thể đi theo chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ, vừa đi vừa hát một bài về chủ đề.
Cô hô to “ Vào 3” ( 1 đến 5 )
Người chơi nhanh chóng bước vào vòng tròn thuận lợi nhất sao cho có số người có trong vòng tròn là 3- 5 bạn 
Người vào sau làm cho vòng tròn bị thừa so với yêu cầu của cô hoặc không tìm ra vị trí cho mình trong vòng tròn sẽ bị phạt.
Cô hô “ ra “, người chơi tiếp tục hát và chờ hiệu lênh vào của cô
 - Cô tổ chức cho trẻ chơi 1 – 2 lần 
- Cô nhận xét kết quả chơi, tuyên dương trẻ.
3
Hoạt động 3
Hồi tĩnh
Cô cho cháu đi vung tay hít thở nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát cây bàng
Trò chơi: Đúc cây dừa chừa cây mộng
Chơi tự do
I.Mục tiêu:
Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên. Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của cây hoa hồng, biết ích lợi của cây
Biết chơi trò chơi và chơi hứng thú, đúng luật. Trẻ được vui chơi tự do thoải mái, cô cần đảm bảo an toàn cho trẻ. 
Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp khi ra ngoài trời, ý thức tổ chức kỷ luật,tinh thần tập thể. Giáo dục trẻ biết chăm sóc,tưới nước và bảo vệ cây: không ngắt cành, bẻ lá.
II.Chuẩn bị: 
Cây bàng.
III. Tổ chức hoạt động:
1.Hoạt động 1:ổn định tổ chức:
- Dặn dò trẻ trước khi ra sân, 
- Cô cho trẻ tự do quan sát cây bàng vài phút
- Cô gợi hỏi trẻ: đây là cây gì?
- Cây có những đặc điểm gì? 
- Cây có những bộ phận nào?
- Thân cây màu gì? 
- Lá có màu gì?
- Lá như thế nào? 
- Lá to hay nhỏ? 
- Cây bàng trồng để làm gì? (Cây bàng trồng để cho chúng ta bóng mát và làm củi).
- Giáo dục: Cây cho ta nhiều ích lợi: cho quả, bóng mát, làm củi, chắn gió, muốn có nhiều cây thì phải trồng, chăm sóc và bảo vệ cây nha các con!
- Hôm nay cô thấy các con học rất là ngoan cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi, trò chơi có tên là “Lộn cầu vồng”
2. Hoạt động 2: TC: ĐÚC CÂY DỪA, CHỪA CÂY MỎNG
- Cách chơi: Tất cả người chơi ngồi xếp hàng xuống thềm nhà, hai chân duỗi thằng ra phía trước, người ở đầu hàng đếm chuyền xuống đến người ở cuối hàng và tiếp tục người ở cuối hàng đếm chuyền đến người ở đầu hàng. Vừa đếm vừa đọc bài ca dân gian :
Đúc cây dừa
chừa cây mỏng
cây bình đỏng (đóng)
cây bí đao
cây nào cao
cây nào thấp
chầp chùng mùng tơi chín đỏ
con thỏ nhảy qua
bà già ứ ự
chùm rụm chùm rịu (rạ)
mà ra chân này
Khi đọc hết bài ca “mà ra chân này”, ở cuối câu tới chân người nào đó, thì thụt chân vào, người nào thụt hết hai chân thì thắng, còn lại người sau cùng người nào chưa thụt cân vào thì thua. Khi đó những người thắng cuộc chuẩn bị chạy để người thua cuộc rượt bắt, bắt được bất cứ người nào xả bàn làm lại.
Cho trẻ chơi 2- 3 lần
* Trò chơi: “ Thi xem ai nói nhanh”
+ Luật chơi: Ai nói đúng, nói nhanh là thắng cuộc
+ Cách chơi: Cô đưa loại hoa nào trẻ nói tên loại hoa đó, ai nói đúng và nhanh nhất là thắng cuộc
- Tổ chức cho cả lớp chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do: 
Cô cho trẻ chơi tự do và bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Hết giờ cô tập trung trẻ lại, nhận xét, kiểm tra sĩ sốvà cho trẻ xếp hàng về lớp.
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc tạo hình: vẽ tô màu cây xanh
- Góc xây dựng: Xây công viên Bạch Đằng
- Góc thiên nhiên: Cùng chăm sóc cây xanh.
-Góc phân vai: “Cửa hàng bán cây xanh”
- Vệ sinh – ăn – ngủ
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Chủ đề: THỰC VẬT 
Nhánh: CÂY XANH QUANH BÉ
LĨNH VỰC PTNN (VH)
HĐH Truyện: CHÚ ĐỖ CON
Thời gian thực hiện: 20-25 phút
I. MỤC TIÊU: 
Trẻ biết tên truyện, hiểu nội dung câu truyện chú đỗ con. Nhớ được nhân vật trong truyện: chú đỗ,chị gió xuân,cô mưa xuân, ông mặt trời. Hiểu được nội dung câu truyện: nói dến sự phát triển của cây đỗ. Từ một hạt đỗ nhờ có sự tác động của nước, ánh sáng, không khí, gió đã trở thành cây đỗ .
- Trả lời câu hỏi của cô một cách rõ ràng, rành mạch. Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ đích.
- Thích thú tham gia bài học. Yêu cây xanh,có ý thức chăm sóc bảo vệ cây xanh.
* Lồng ghép chuyên đề: Khám phá khoa học, kỹ năng sống. 
II . CHUẨN BỊ :
Hình ảnh câu chuyện, tranh chữ to. Máy tính
Tranh có nội dung câu truyện “chú đỗ con”.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
tt
Cấu Trúc
Hoạt động cô và trẻ
1
Hoạt động1
ổn định - gt
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Gieo hạt nảy mầm”
- Trong tay cô có gì đây? Các con quan sát xem? (Cho tất cả trẻ quan sát hạt đỗ trên tay cô)
- Đúng rồi, trên tay cô là những hạt đỗ tương, đây là sản phẩm của bác nông dân đấy.
- Trong hạt đỗ có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe vì thế các con hãy ăn nhiều các món ăn được chế biến từ hạt đỗ để có sức khỏe tốt, thông minh, học giỏi các con nhớ chưa?
- Hôm nay cô sẽ kể tặng cho các con nghe câu chuyện “Chú Đỗ con” của nhà văn Viết Linh, chúng mình lắng nghe nhé.
2
Hoạt động2. 
Truyền thụ tác phẩm
* Cô kể lần 1 kết hợp cử chỉ điệu bộ
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? 
- Cô còn có những hình ảnh rất đẹp về chú Đỗ con đấy, chúng mình hãy cùng hướng lên màn hình và nghe cô kể chuyện lần nữa nhé!
* Cô kể lần 2 (Hình ảnh minh họa trên máy).
- Hỏi trẻ nội dung của truyện: “Chú Đỗ con”? (Cho cả lớp trả lời hoặc cá nhân trả lời)
* Nội dung: Các con ạ, truyện cô vừa kể cho các con nghe nói về quá trình lớn lên của cây đỗ đấy, từ một hạt đỗ con nhờ có đất, có nước mà hạt

File đính kèm:

  • docChu de thuc vatCay xanh_13081396.doc