Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Thực vật - Chủ đề nhánh: Nặn cây nấm
I.Mục đích- Yêu cầu:
1-Kiến thức:
- Trẻ biết dùng các kỷ năng đã học để nặn hoàn thành cây nấm, to nhỏ khác nhau.
- Trẻ biết chia đất thành hai phần, một phần làm mũ, một phần làm thân.
2-Kỹ năng:
- rèn kỷ năng : nhào đất, chia đất, củng cố cách lăn dài và xoay tròn, ấn bẹt trên lòng bàn tay để tạo thành cây nấm to nhỏ khác nhau.
- Rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay, khả năng sáng tạo khi thể hiện sản phẩm.
- Trẻ biết lựa chọn màu đất nặn phù hợp với sản phẩm nặn.
3-Giáo dục:
- Trẻ biết ích lợi nấm, cung cấp vitamin giúp cho cơ thể luôn khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào
-Trẻ biết giữ gìn trân trọng sản phẩm của mình tạo ra .
-Trẻ hứng thú trong giờ học, ngoan và biết chú ý.
- Giao dục trẻ biết đánh giá sản phẩm của mình và của bạn. hoàn thành sản phẩm.
GIAO ÁN Lĩnh vực : PTTM Chủ đề : Thực vật Chủ đề nhánh : nặn cây nấm Đối tượng: Trẻ 4-5 tuổi Thời gian: 15-20 phút Người soạn: Liều Seo Hải Ngày soạn : 26/04/2015 Ngày dạy : 27/04/2015 Người dạy: Liều Seo Hải I.Mục đích- Yêu cầu: 1-Kiến thức: - Trẻ biết dùng các kỷ năng đã học để nặn hoàn thành cây nấm, to nhỏ khác nhau. - Trẻ biết chia đất thành hai phần, một phần làm mũ, một phần làm thân. 2-Kỹ năng: - rèn kỷ năng : nhào đất, chia đất, củng cố cách lăn dài và xoay tròn, ấn bẹt trên lòng bàn tay để tạo thành cây nấm to nhỏ khác nhau. - Rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay, khả năng sáng tạo khi thể hiện sản phẩm. - Trẻ biết lựa chọn màu đất nặn phù hợp với sản phẩm nặn. 3-Giáo dục: - Trẻ biết ích lợi nấm, cung cấp vitamin giúp cho cơ thể luôn khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào -Trẻ biết giữ gìn trân trọng sản phẩm của mình tạo ra . -Trẻ hứng thú trong giờ học, ngoan và biết chú ý. - Giao dục trẻ biết đánh giá sản phẩm của mình và của bạn. hoàn thành sản phẩm. II.Chuẩn bị: - chuẩn bị 1-2 mẫu nặn sẵn, tranh ảnh - chuẩn bị đất nặn cho trẻ - Bảng, đất nặn. - Bàn ghế đúng quy cách - Nhạc “ Quê hương tươi đẹp” “Múa với bạn tây nguyên”. III.Cách tiến hành: HĐ 1 : Ổn định lớp tổ chức gây hứng thú - Các con ơi các con có biết ngày hôm nay trên đường tới trường thì thầy đã vô tình gặp được ai không? Và các con có muốn biết thầy đã gặp ai không nào? À trên đường đến lớp thì thầy đã gặp bạn thỏ đấy các con ạ. Gần đến ngày lễ kỷ niệm 30/4 nên gia đình bạn thỏ cũng muốn tổ chức một bữa ăn nhỏ, nhân dịp gia đình hội tụ và bạn thỏ đã vào rừng tìm nấm nhưng bạn thỏ tìm mãi cũng chỉ được 5 cây nên không đủ cho gia đình bạn ăn được và bạn thỏ đã nhờ thầy là đến lớp nhờ các bạn giúp nặn thật nhiều cây nấm to nhỏ để chiều thầy mang về cho gia đình bạn thỏ đấy, thế các con có muốn giúp gia đình bạn thỏ không nào? HĐ 2 : Phân tích làm mẫu: - Thầy đưa mẫu nặn sẵn ra cho trẻ quan sát. - Để có được cây nấm giống như thế các con chú ý nhìn thật kỹ xem. Đây là mũ nấm, mũ nấm có dạng hình tròn, còn đây là thân nấm, thân nấm có dạng hình gì đây con? ( hình dài ). - À! Thế cây nấm có mấy phần thế con? ( 2 phần ). Bây giờ thầy nặn cho các con xem nha. - Để nặn được cây nấm trước tiên thầy dùng đất nhào nặn cho mền, sau đó thầy chia đất thành hai phần đều nhau, 1 phần thầy làm mũ nấm, còn một phần thầy làm thân nấm. - Để nặn mũ, thầy xoay tròn sau đó đặt vào giữa lòng bàn tay dùng ngón tay ấn bẹt ra sau đó dùng một ngón tay cai ấn xoay xung quanh để tạo thành mũ nấm, sau đó thầy úp xuống thế là xong mũ nấm. - Tiếp theo thầy sẽ làm thân nấm, thầy dùng phần đất còn lại lăn dài tạo thành thân nấm và thầy nối thân nấm vào mũ nấm để tạo thành cây nấm. Thế là thầy đã hoàn thành được cây nấm rồi. - Để nấm thêm đẹp thì thầy dùng que tăm ghim những lỗ nhỏ trên mũ nấm tạo thành chấm hoa trên mũ nấm để cây nấm thêm đẹp. - Thầy khái quát lại một lần. HĐ 3 : Trẻ thực hiện : - Thầy bao quát hướng dẫn và gợi ý để trẻ sáng tạo. Động viên trẻ nặn nhiều cây nấm to nhỏ khác nhau. HĐ 4 : Nhận xét sản phẩm: - Thầy cho trẻ trưng bày sản phẩm. - Mời trẻ đánh giá, con thích cây nấm nào nhất? Vì sao? - Thầy nhận xét chung. * Kết thúc: Nhận xét - tuyên dương.
File đính kèm:
- giao_an_nan_cay_nam.docx