Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: “Trường Mầm non của bé”

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - Thoả thuận trước khi chơi.

- Cô cùng trẻ hát bài hát “ Giờ chơi đến rồi”.

- Chúng mình đang học ở chủ điểm gì?

- Cô nhận khen trẻ giờ hôm trước.

- Cô giới thiệu trò chơi mới.

Hoạt động 2: Quá trình chơi.

- Cho trẻ tự về góc chơi mà trẻ đã chọn và gắn ảnh.

- Cô đi điều chỉnh các góc chơi cho hợp lý.

- Cô cùng trẻ xoay giá và bày đồ dùng.

- Cô bao quát hướng lái trẻ chơi.

- Cô đi đến góc hướng dẫn trò chơi mới.

- Cô đi đến từng góc chơi quan sát, gợi ý, mở rộng nội dung chơi, nhập vai xử lý các tình huống xảy ra trong khi chơi.

Hoạt động 3: Nhận xét quá trình chơi.

- Cô đến từng góc chơi nhận xét, động viên và hướng trẻ

- Cho trẻ thu dọn đồ dùng.

- Kết thúc giờ chơi.

 

doc13 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: “Trường Mầm non của bé”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KÕ ho¹ch tuÇn:
Chủ đề: “Trường mầm non của bé”
Thêi gian: 01 tuÇn. Tõ ngµy 03/9 ®Õn ngµy 07/9 n¨m 2019
 Người thực hiện: .
CÁC HĐ
Thø 2
Thø 3
Thø 4
Thø 5
Thø 6
Thø 7
1. Đón trẻ
- Rèn nề nếp chào hỏi lễ phép, cảm ơn, xin lỗi, tự tin trong giao tiếp.
- Rèn nề nếp để đồ dùng đúng nơi quy định.
- Nghe nhạc thiếu nhi.
Trò chuyện sáng
- Trò chuyện, gây hứng thú cho trẻ về chủ đề “Trường mầm non của bé”.
- Rèn kỹ năng kể lại một sự việc rõ ràng, mạch lạc.
- Cảm nhận các trạng thái, cảm xúc.
- Lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết.
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm, nguyên nhân và cách phòng tránh.
2. Hoạt động học
Nghỉ lễ 2/9
PTTC
VĐCB: Đi mép ngoài bàn chân
TCVĐ: Nhảy lò cò
PTNT
Số 6
( tiết 1)
chức ngày hội đến trường của bé.
PTNN
Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ “Mèo con đi học”
PTTM
Vỗ đệm theo TTC
“ Trường chúng cháu là TMN”
TC: Tiếng hát to- tiếng hát nhỏ
NH: Bụi phấn
3. Hoạt động ngoài trời
Quan sát quang cảnh TMN
TC: Mèo đuổi chuột; Chơi tự do
Quan sát thời tiết
TC: Tung cao hơn nữa
Nhặt lá trong sân trường; chơi tự do
Quan sát bồn cây
TC: Chim mẹ chim con; Chơi tự do.
Quan sát nhà bếp
TC: Nhảy lò cò; nhặt cỏ khu vườn hoa;Chơi tự do
4. Hoạt động chiều
Tập văn nghệ trung thu; Rèn nề nếp vệ sinh
Tập văn nghệ trung thu; Rèn nề nếp vệ sinh
Tập văn nghệ trung thu
Tạo môi trường.
THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG.
I.DỰ KIẾN NỘI DUNG CHƠI.
Tên góc, 
nội dung chơi
Mục đích yêu cầu, chuẩn bị
1. Góc phân vai:
 * Nội dung: 
- Chơi bán hàng
- Cơm phở bình dân
- Cô giáo.
* Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên góc chơi, tên trò chơi, cách chơi. Biết chơi theo nhóm, phân công công việc cho từng thànhnh viên trong nhóm. Biết kê bàn ghế và sắp xếp hàng hoá gọn gàng. Biết các bước bán hàng, nấu phở, biết vui vẻ chào mời khách hàng .
- Rèn cho trẻ kĩ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động theo nhóm và kỹ năng bán hàng, nấu phở, biết giữ gìn vệ sinh.
- Trẻ hứng thú chơi, đoàn kết trong khi chơi, biết lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định.
*Chuẩn bị:
- Mảng tường gợi ý: các bước bán hàng
- Bàn, ghế, bánh đa thái, các loại gia vị; một số đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non được làm bằng các nguyên liệu khác nhau.
2. Góc học tập:
* Nội dung chơi:
- Các trò chơi ôn luyện số lượng. 
- Các trò chơi ôn luyện chữ cái.
- Các trò chơi kể chuyện xem sách.
- Chơi phân loại đồ dùng đồ chơi trong TMN
* Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên góc chơi, tên trò chơi, biết cách chơi các trò chơi.
- Rèn kỹ năng so sánh, phân tích, giao tiếp, nhận biết số lượng, chữ cái, chữ số đã học. Biết sáng tạo trong khi chơi, biết phối hợp hoạt động theo nhóm, phát triển tư duy óc quan sát cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết đoàn kết, giúp đỡ nhau, tích cực tham gia các trò chơi và lấy cất đồ chơi đúng nơi quy định.
*Chuẩn bị: 
- Mảng tường gợi ý:
+ Các trò chơi ôn số lượng. 
+ Các trò chơi với chữ cái.
+Sân khấu kể chuyện, xem sách.
 + Các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu: Kéo, chì, ghim bấm, bông gai, giấy màu, tranh rỗng.
 + Các bảng chơi cho trẻ.
3. Góc khám phá
* Nội dung chơi
- Khám phá vật chìm vật nổi 
* Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên góc chơi, biết quan sát, phán đoán và sử dụng các kỹ năng, kinh nghiệm đã có để làm thí nghiệm, báo kết quả .
- Rèn kĩ năng quan sát, tư duy, phán đoán và kết luận cho trẻ
- Trẻ hứng thú, sáng tạo khi chơi. Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh trong khi chơi
*Chuẩn bị: 
 - Mảng tường gợi ý: Bảng báo kết quả sau khi làm thí nghiệm.
- Các nguyên vật liệu: xô đựng nước, các đồ dùng đồ chơi như: chìa khóa, sáp màu, thìa inox, miếng gỗ, miếng xốp, giấy... Tranh lô tô các đồ dùng
3. Góc nghệ thuật:
* Nội dung chơi:
 - xé dán, tô màu, nặn, cắt dán đồ dùng đồ chơi
- Vẽ trường mầm non
- Biểu diễn các bài hát về trường mầm non
- Cắt trang trí quyển vở
* Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên góc chơi, biết sử dụng các kỹ năng, kinh nghiệm đã có để tạo sản phẩm về trường mầm non.
- Rèn kĩ năng tạo hình, kĩ năng biểu diễn âm nhạc cho trẻ
- Trẻ hứng thú, sáng tạo khi chơi. Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm làm ra.
*Chuẩn bị: 
 - Mảng tường gợi ý: Mẫu vẽ, xé dán của cô.
 Bảng các bước cắt trang trí quyển vở.
- Các nguyên vật liệu: Màu nước, bút lông, bìa, giấy A4, giấy màu, đất nặn, hồ dán, khăn lau, kéo, trống, xắc xô, mũ múa
4. Góc xây dựng: 
*Nội dung chơi:
- Xây TMN
- Lắp ghép TMN, đu quay, cầu trượt, bập bênh 
- Trẻ biết tên góc chơi, tên trò chơi, biết xây theo mẫu và sáng tạo trong khi chơi. Biết chọn và phân vai theo nhóm. Biết trao đổi, nhận xét vai chơi.
- Rèn kỹ năng xây thẳng hàng, xây xen kẽ, kĩ năng thỏa thuận vai chơi và giao tiếp với bạn trong nhóm, phối hợp chơi theo nhóm.
- Trẻ tích cực đoàn kết trong khi chơi biết cất lấy đồ dùng đúng qui định biết bảo quản đồ dùng.
*Chuẩn bị: 
- Mảng tường gợi ý các bước: Bé xây trường mầm non.
- Nguyên vật liệu xây dựng: Gạch, hạt gấc, lọ sữa, lõi chỉ, bộ lắp ghép, cổng, hàng rào, cây xanh, cây hoa các loại...
II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - Thoả thuận trước khi chơi.
- Cô cùng trẻ hát bài hát “ Giờ chơi đến rồi”.
- Chúng mình đang học ở chủ điểm gì?
- Cô nhận khen trẻ giờ hôm trước.
- Cô giới thiệu trò chơi mới. 
Hoạt động 2: Quá trình chơi.
- Cho trẻ tự về góc chơi mà trẻ đã chọn và gắn ảnh. 
- Cô đi điều chỉnh các góc chơi cho hợp lý.
- Cô cùng trẻ xoay giá và bày đồ dùng.
- Cô bao quát hướng lái trẻ chơi.
- Cô đi đến góc hướng dẫn trò chơi mới.
- Cô đi đến từng góc chơi quan sát, gợi ý, mở rộng nội dung chơi, nhập vai xử lý các tình huống xảy ra trong khi chơi.
Hoạt động 3: Nhận xét quá trình chơi.
- Cô đến từng góc chơi nhận xét, động viên và hướng trẻ 
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng.
- Kết thúc giờ chơi.
- Trẻ hát và hưởng ứng cùng cô.
- Trẻ về các góc chơi.
- Trẻ nghe cô hướng dẫn.
- Trẻ chơi ở các góc
- Trẻ cất đồ dùng.
KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ 3 ngày 3 tháng 9 năm 2019
Tên hoạt động
Mục đích- yêu cầu
Chuẩn bị
Hoạt động
PTTC
Đi bằng mép ngoài bàn chân
1. Kiến thức
- Trẻ biết đi bằng mép ngoài bàn chân, nhớ tên bài tập.
- Trẻ hiểu cách chơi trò chơi vận động
2. Kĩ năng
-Rèn cho trẻ kĩ năng đi bằng mép ngoài bàn chân.
- Phát triển kĩ năng vận động khéo léo cho trẻ 
3. Thái độ
- Trẻ tích cực tham gia hoạt độngc ùng cô cùng bạn
1. Đồ dùng của cô
- Xắc xô, 1 rổ to đựng đồ dùng đồ chơi trong lớp, 2 rổ nhỡ 
- Nhạc bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”, “Bài ca đi học”
2. Đồ dùng của trẻ.
- Trang phục gọn gàng
- Tâm thế thoải mái, tự tin 
Đánhgiá:
Tiến trình hoạt động
1. Ổn định tổ chức
Cô giới thiệu chương trình thể thao chào mừng năm học mới.
- Tạo tình huống cho trẻ cùng tham dự.
2. Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động.
- Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn - đi với các kiểu đi - đi chạy theo tín hiệu =>chuyển đội hình 3 hàng dọc.
Hoạt động 2: Trọng động
BTPTC: 
-Tay 1: Hai tay ra trước gập khuỷu tay trước ngực
-Chân 2: Ngồi khuỵu, đứng lên tay lên cao tay ra trước
-Bụng 3: Cúi gập người hai tay chạm mũi bàn chân
-Bật: Bật luân phiên chân trước chân sau.
 Ghép với nhạc bài hát: Trường chúng cháu là trường mầm non
- Động tác nhấn mạnh: động tác chân.
- Cô đi cho trẻ quan sát.
- Hỏi trẻ : Con có nhận xét gì về cách đi của cô?
- Cô giới thiệu vận động “Đi bằng mép ngoài bàn chân”
- Cô tập lần 1 không giải thích
- Lần 2 làm mẫu kết hợp với phân tích vận động
- Cho 1 trẻ thực hiện tốt lên tập 1 lần 
- Lần 1: Cho lần lượt trẻ ở 2 tổ lên thực hiện (Cô chú ý sửa sai cho trẻ )
- Lần 2: Thi đua 2 tổ thực hiện kết hợp lấy đồ dùng đồ chơi về rổ ở cuối đội của mình. Trong thời gian 2 lần bài hát “Ngày vui của bé” đội nào lấy được nhiều đồ chơi, đội đó chiến thắng.
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả- động viên trẻ
- Đàm thoại tên vận động ?
+ TCVĐ: Nhảy lò cò
Cô tổ chức cho 2 tổ thi đua nhảy lò cò mang đồ chơi về rổ của đội mình. 
- Cô hướng dẫn cách chơi và cho trẻ chơi 
Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cho trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh lớp học
3. Kết thúc tiết học
- Cô động viên, tuyên dương trẻ
- Giới thiệu giờ hoạt động ngoài trời
Thứ 4 ngày 4 tháng 9 năm 2019
Tên hoạt động
Mục đích- yêu cầu
Chuẩn bị
Hoạt động
- Đếm đến 6, NB nhóm có 6 đối tượng.
NB chữ số 6.
1. Kiến thức 
-Trẻ biết đếm đến 6. Nhận biết được các nhóm có 6 đối tượng. Nhận biết và đọc đúng chữ số 6. Biết tạo nhóm có số lượng 6.
2. Kỹ năng 
- Rèn kĩ năng nhận biết và đếm thành thạo nhóm có số lượng 6, kĩ năng xếp tương ứng 1-1, kĩ năng so sánh và suy luận cho trẻ
3. Thái độ 
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn.
1. Đồ dùng của cô
- Rổ đồ dùng của cô: 6 quyển vở, 6 chiếc cặp , thẻ số từ 1 đến 6
-Một số đồ dùng đồ chơi xung quanh lớp có số lượng là 6 . Thẻ số 6
2. Đồ dùng của trẻ.
- Rổ đồ dùng của cô: 6 quyển vở, 6 chiếc cặp , thẻ số từ 1 đến 6,que tính
- Bảng, ghế đủ cho trẻ
Đánhgiá:
Tiến trình hoạt động
1. Ổn định tổ chức
Cho trẻ chơi trò chơi “kết bạn”
- Kết nhóm bạn có số lượng là 5
2. Nội dung
Hoạt động 1: Tạo nhóm có số lượng 6
Cho trẻ lấy rổ đồ dùng
-Trẻ cho xếp cả số cặp thành hàng ngang từ trái sang phải
- Lấy 5 quyển sách ra xếp theo hang ngay từ trái sang phải. (Xếp tương ứng dưới mỗi chiếc cặp là một quyển vở)
-Trẻ đếm số cặp ,số quyển vở . Hỏi trẻ :
 +Số cặp và số vở như thế nào với nhau ?
 + Số nào nhiều hơn ?nhiều hơn là mấy ?
 +Số nào ít hơn ? ít hơn là mấy ?
 +Làm cách nào để số cặp và số vở bằng nhau bằng nhau ?
Cho trẻ xếp thêm 1 quyển vở.Trẻ đếm số bông hoa
Hỏi trẻ: 5 thêm 1 là mấy ?
Hỏi trẻ :
 + Bây giờ số cặp và số vở như thế nào ?
 +Và cùng bằng mấy ? 
Để chỉ nhóm có số lượng là 6 mình dùng thẻ số mấy ? Con nào biết lên lấy cho cô thẻ số 6
Cô giới thiệu thẻ số 6 và cho trẻ đọc và tìm thẻ số 6 trong rổ đồ dùng
- Cho trẻ cất đồ dùng
 + Cất 1 quyển vở– còn mấy quyển vở
 + Cất 2 quyển vở– còn mấy quyển vở ( Làm tương tự cho đến hết)
Cho trẻ cất số cặp sách( Giống như cất mũ bạn trai)
Hoạt động 2: Luyện tập
Cho trẻ tìm nhóm đồ dùng đồ chơi xung quanh lớp có số lượng là 6 và đặt thẻ số 6 tương ứng => Cô kiểm tra và động viên trẻ
Hoạt động 3: Củng cố
Cho trẻ chơi trò chơi: chú thợ tí hon
Chia trẻ thành 3 nhóm, cho trẻ chơi xây dựng. Trẻ xây bức tường sao cho mỗi nhóm chỉ có 6 viên gạch
( Cô kiểm tra kết quả và động viên trẻ)
3. Kết thúc tiết học
Cô và trẻ hát bài trường chúng cháu là trường MN
 Thứ 6 ngày 6 tháng 9 năm 2019
Tên hoạt động
Mục đích- yêu cầu
Chuẩn bị
1/Hoạt
động
Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ «  Mèo con đi học »
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc lời bài thơ, đọc đúng nhịp điệu bài thơ;
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ;
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ, rõ ràng mạch lạc, trả lời đủ câu, không ngọng, mở rộng vốn từ cho trẻ;
- Rèn kỹ năng đọc thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp. 
- Rèn kỹ năng mạnh dạn, tự tin cho trẻ...
3. Thái độ: 
- Trẻ hứng thú đọc thơ, chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động cùng cô cùng bạn 
- Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp, thích được đi học.
1. Đồ dùng của cô: 
 - Đồ dùng trực quan: Tranh minh họa nội dung bài thơ 
- Nhạc bài hát “ Trường chúng cháu là TMN” “Vui đến trường” “Mèo đi học”
2. Đồ dùng của trẻ: 
 - Ghế đủ cho trẻ.
- Trang phục gọn gàng
- Tâm thế thoải mái, tự tin 
Đánhgiá:
Tiến trình hoạt động
. 1.Ổn định tổ chức 
Cho trẻ vận động bài “ Vui đến trường”
Hỏi trẻ : Con vừa vận động bài gì?
Được đến trường con thấy thế nào?
 Giới thiệu bài thơ “ Mèo con đi học”
2. Nội dung 
Hoạt động 1: Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ. 
- Lần 1 cô đọc diễn cảm bằng lời kết hợp ánh mắt, nét mặt cử chị điệu bộ.
- Lần 2: Cô đọc kết hợp tranh minh họa nội dung bài thơ.
- Trích dẫn, giảng giải nội dung bài thơ.
- Giảng từ khó: buồn bực, kiếm cớ.
* Chuyển tiếp: múa bài “ Đi học về”
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài thơ. 
- Đàm thoại: 
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Vì sao bạn mèo lại buồn bực?
+ Mèo con đã kiếm cớ gì?
+ Ai đã nhận chữa bệnh cho mèo con?
+ Cừu chữa bệnh bằng cách nào?
+ Mèo con đã nói gì với Cừu?
Giáo dục trẻ: Yêu quý trường lớp, chăm ngoan học giỏi, vâng lời người lớn.
* Dạy trẻ đọc thuộc thơ:
- Cô cho cả lớp đọc bài thơ 3-4 lần
- Thi đua tổ, nhóm, cá nhân đọc dưới nhiều hình thức khác nhau 
- Cho trẻ tự nhận xét sau mỗi lần các bạn đọc bài thơ
( Trẻ đọc thơ, cô bao quát, sửa sai cho trẻ) 
- Cả lớp đọc lại bài thơ 1-2 lần.
Hoạt động 3: Củng cố bài thơ.
- Cô cùng trẻ hát bài hát “ Mèo con đi học ” 
3.Kết thúc tiết học
- Cô động viên, tuyên dương trẻ đã tham gia sôi nổi, tích cực vào giờ học.
- Giới thiệu giờ hoạt động ngoài trời
Thứ 7 ngày 7 tháng 9 năm 2019
Tên hoạt động
Mục đích- yêu cầu
Chuẩn bị
Hoạt
động
-Vỗ đệm theo TTC
“ Trường chúng cháu là TMN”
-TC: Tiếng hát to- tiếng hát nhỏ
-NH: Đi học 
1. Kiến thức 
- Trẻ nhớ tên bài hát , thuộc lời hát đúng giai điệu bài hát 
- Biết vỗ đệm nhịp nhàng theo tiết tấu chậm
2. Kỹ năng 
- Rèn kỹ năng ca hát và vận vỗ đệm cho trẻ
- Rèn kỹ tự tin khi biểu diễn.
3. Thái độ 
- Trẻ có tâm trạng vui vẻ khi biểu diễn.
- Chú ý lắng nghe cô hát đến hết bài
1. Đồ dùng của cô
- Nhạc không lời bài hát „ Trường chúng cháu là trường mầm non ; Đi học; Em đi mẫu giáo
- Mặc trang phục áo dài.
- Vi tính. Xắc xô
2. Đồ dùng của trẻ.
- Mỗi trẻ 1 đồ dùng dụng cụ âm nhạc
- Rổ đựng đồ dùng
- Trang phục gọn gàng, ghế đủ cho trẻ
Đánhgiá:
Tiến trình hoạt động
1. Ổn định tổ chức
Cô mở vi tính cho trẻ nghe một đoạn nhạc trong bài hát“ Trường chúng cháu là trường mầm non“
Hỏi trẻ : đó là giai điệu của bài hát nào
2. Nội dung
Hoạt động 1: Dạy trẻ vỗ đệm
Cho trẻ hát bài: “Trường chúng cháu là trường mầm non” 2 lần
- Cho trẻ vận động tự do theo lời bài hát.
- Cô chọn 1 trẻ vỗ đệm theo tiết tấu chậm lên vận động cho trẻ qua sát. 
Hỏi trẻ:
 + Con có nhận xét gì về cách vỗ đệm của bạn? 
Cô giới thiệu : Vỗ đệm theo tiết tấu chậm bài hát: “Trường chúng cháu là trường mầm non”.
- Cô vỗ đệm cho trẻ quan sát lần 1 không phân tích . 
- Cô vỗ đệm lần 2, phân tích vận động . 
Dạy trẻ vỗ đệm :
 + Cả lớp vỗ đệm 2 -3 lần 
 + Từng tổ vỗ đệm 
 + Nhóm ,cá nhân trẻ hát và vỗ đệm
 ( Trẻ hát và vỗ đệm, cô quan sát, sửa sai cho trẻ )
-Cho 1-2 nhóm trẻ chọn hình thức vận động khác ( vẫy tay, nhảy)
Hỏi trẻ: Cô vừa dạy chúng mình vận động bài gì
Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc
Cho trẻ chơi trò chơi: Tiếng hát to- tiếng hát nhỏ.
Cô mở nhạc bài hát: Cháu đi mẫu giáo. Nhạc nhỏ- trẻ vỗ tay nhẹ nhàng và hát nhỏ. Nhạc to- trẻ vỗ tay to và hát to
Hoạt động 3 : Quà tặng âm nhạc
Cô giới thiệu bài hát nghe “Bụi phấn” sáng tác Vũ Hoàng.
Cô hát cho trẻ nghe 2 lần
- Hát lần 2 múa minh họa 
Hỏi trẻ : Cô vừa hát bài hát gì ?
3. Kết thúc tiết học
- Cô động viên tuyên dương trẻ.
- Giới thiệu giờ hoạt động ngoài trời

File đính kèm:

  • docgiao an mam non chu de truong MN_12891897.doc
Giáo Án Liên Quan