Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Trường Mầm non-Tết Trung thu - Năm 2021

I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC:

 1. Phát triển thể chất:

- Trẻ biết một số món ăn ở trường mầm non.sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt ở trường mầm non như khăn mặt, bàn chải kem đánh răng,cốc uống nước,bát ăn cơm

- Có thói quen vệ sinh, thực hiện hành vi văn minh trong ăn uống rửa tay trước khi ăn sau khi đi vệ sinh về,chào mời trước khi ăn,không nói chuyện trong khi ăn.

- Phối hợp trên cơ thể một cách nhịp nhàng để tham gia các hoạt động như chạy ,bò,tung bắt bóng. Thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu bản thân,biết chánh những vận dụng và nơi nguy hiểm trong trường lơp mầm non

 

docx110 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Trường Mầm non-Tết Trung thu - Năm 2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: TRƯỜNG MẦM NON - TẾT TRUNG THU 
LỚP 5 - 6 TUỔI A2
(Thực hiện 3 tuần từ ngày 14/9 đến ngày 2/10/2020)
I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC: 
 	1. Phát triển thể chất:
- Trẻ biết một số món ăn ở trường mầm non.sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt ở trường mầm non như khăn mặt, bàn chải kem đánh răng,cốc uống nước,bát ăn cơm
- Có thói quen vệ sinh, thực hiện hành vi văn minh trong ăn uống rửa tay trước khi ăn sau khi đi vệ sinh về,chào mời trước khi ăn,không nói chuyện trong khi ăn.
- Phối hợp trên cơ thể một cách nhịp nhàng để tham gia các hoạt động như chạy ,bò,tung bắt bóng. Thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu bản thân,biết chánh những vận dụng và nơi nguy hiểm trong trường lơp mầm non
 	 2. Phát triển nhận thức:
- Biết tên địa chỉ trường lớp mình đang học
- Biết tên cô giáo, cô hiệu trưởng, hiệu phó
- Biết ý nghĩa của ngày hội đến trường
- Phân biệt các khu trong trường và công việc của các cô, bác trong trường
- Biết tên các bạn ở trong lớp. biết phân loại đồ dùng trong lớp. Nhận biết các số lượng trong phạm vi 6
- Giáo dục trẻ biết chơi an toàn trong trường Mầm non, tránh các vật dụng nguy hiểm, các biển báo nguy hiểm, các khu vực cấm.
- Biết tránh các hành động có thể gây nguy hiểm
- Không đi theo người lạ và nhận quà của người lạ khi người thân chưa cho phép.
- Biết ứng xủ với người lạ, biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm
- Biết ý nghĩa của ngày tết Trung thu, hào hứng đón tết
 	3. Phát triển ngôn ngữ:
- Biết bày tỏ nhu cầu mong muốn của mình bằng lời nói.Biết lắng nghe cô và các bạn nói, biết đặt và trả lời các câu hỏi. Kể về các hoạt động trong trường, lớp có trình tự lô gích. Đọc thơ kể truyện về trường lớp Mầm non. Biết giao tiếp bằng lời nói rõ ràng mạch lạc,mạnh dạn vui vẻ trong giao tiếp.
- Mạnh dạn sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp
- Nhận biết và phát âm đúng chữ cái o, ô, ơ qua các hoạt động
- Thuộc các bài thơ, hiểu nội dung câu truyện trong chủ đề.
 	 4. Phát triển thẩm mỹ :
- Hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong lớp, thể hiện các bài hát về trường Mầm non một cách tự nhiên đúng nhịp có cảm súc.
- Thể hiện khả năng sáng tạo trong các sản phẩm tạo hình về trường lớp đồ dùng đồ chơi cảnh vật,cô giáo các bạn trong lớp một cách hài hoà cân đối.
 	5. Phát triển tình cảm xã hội:
- Biết kính trọng yêu quý cô giáo,các cô bác trong trường, thân thiện với các bạn trong lớp. Biết giữ gìn đồ chơi trong lớp. Biết bảo vệ môi trường không vứt rác bẻ cành cây. Biết thực hiện nội quy của lớp, trường.
- Giáo dục kỹ năng sống, biết ngày tết trung thu dành cho các bạn nhỏ
- Hòa đồng cùng các bạn.
	II. CHUẨN BỊ
- Trang trí các góc lớp theo chủ đề.
- Một số hình ảnh về trường lớp mầm non, tết trung thu
- Một số băng đĩa có bài hát về chủ đề trường MN tết trung thu
- Giấy khổ to, kéo, bút chì, keo, bút sáp màu đất nặn, giấy vẽ giấy màu, hộp, bìa cát tông
- Lựa chọn một số trò chơi câu đố ,bài hát câu chuyện có liên quan đến chủ đề trường mầm non và tết trung thu
- Một số nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương.
- Một số tranh ảnh về các hoạt động trong trường
III. MẠNG NỘI DUNG
- Biết tên gọi của lớp, ngày hội đến trường, ngày khai giảng năm học
- Công việc của cô giáo trong trường
- Các góc chơi trong lớp học
- Một sô quy định riêng của lớp
- Một số đồ dùng của lớp, bồn hoa của lớp
- GD trẻ biết kính trọng vâng lời cô và quý trọng tình bạn.
-
LỚP HỌC
 CỦA BÉ
TRƯỜNG MẦM NON
- TẾT TRUNG THU
TẾT 
TRUNG THU
TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
- Trẻ biết tên gọi địa chỉ của trường.
ngày hội đến trường ,ngày khai giảng.
- Khu vực trong trường các phòng chức năng của trường.
- Thiết bị của trường. Khu vực của lớp trong trường.
- Công việc của các cô
 Công việc của các cô cấp dưỡng.
- Các hoạt động của trường mầm non
- Đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non
 - Trẻ biết ý nghĩa của ngày tết trung thu
- Hào hứng đón tết
- Một số hoạt động chào mừng
- Một số bài thơ, bài hát câu truyện về ngày tết trung thu
- Biết chơi an toàn trong trường qua các hoạt động trong ngày
 IV. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON - TẾT TRUNG THU
(Thực hiện 3 tuần từ ngày 14/9 đến ngày 2/10/2020)
TT
LVPT
Tên hoạt
động
Tuần 1
Lớp học của bé
Tuần 2
Trường mầm non
Tuần 3
Tết trung thu
1
PTTC
Thể dục VĐ
- Tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay 
- Đi thăng bằng trên ghế thể dục 
- Lăn bóng bằng 2 tay và di chuyển theo bóng
2
PTNT
Toán
- Số 6 (Tiết 1)
- Số 6 (Tiết 2) 
KPKH
- Trò truyện về lớp học của bé
 Trò chuyện về trường mầm non của bé
- Trò truyện về ngày tết trung thu
3
PTNN
Văn học
- Thơ: Trăng sáng
Chữ cái
- Làm quen Chữ cái o ô ơ.
4
PTTM
Âm nhạc
- NDTT: VĐ: Vui đến trường
 - NDKH: Nghe hát: Cô giáo
- NDTT: DH: Trường chúng cháu là trường mầm non
- NDKH: Nghe hát: Đi học
- NDTT: NH: Chiếc đèn ông sao
- NDKH: VĐ: Rước đèn dưới ánh trăng
TCÂN: Ai nhanh nhất 
Tạo hình
- Vẽ trường mầm non ( ĐT)
- Nặn một số loại quả trong ngày tết trung thu ( Đt)
5 
 PTTC - KNXH
- Trẻ biết tên lớp, ý nghĩa của lớp học. 
- Trẻ biết tên trường, biết ý nghĩa của trường, biết yêu quý trường Mầm non
- Biết ngày tết trung thu là ngày tết của các bạn nhỏ 
Người duyệt kế hoạch Người lập kế hoạch
 Mai Thu Huyền Lương Thị Kiều Trang
 V. MẠNG HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: LỚP HỌC CỦA BÉ
(Thực hiện 1 tuần từ 14/9 đến 18/9/2020)
* KPKH: 
- Trò chuyện về lớp học của bé
* Toán: Số 6 (Tiết 1)
* Văn học: 
- LQCC : Làm quen chữ cái o, ô, ơ
- Cho trẻ đọc thơ, kể chuyện về chủ đề.
* DD: - Trẻ biết cơ thể mình cần ăn uống đủ chất để lớn lên và khỏe mạnh. Biết giữ vệ sinh cơ thể.
 * Thể dục: -Tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay.
TCVĐ: Cướp cờ
Phát triển nhận thức
Phát triển ngôn ngữ
Phát triển thể chât
LỚP HỌC CỦA BÉ
Phát triển thẩm mĩ
Phát triển 
TC - KNXH
 - Trẻ biết tên lớp đặc điểm, ý nghĩa của lớp học.
- PV: Gia đình, cô giáo, bác sỹ, nấu ăn
- XD: Xây dựng lớp học của bé
- TCVĐ: Mẹ con, cô giáo, gia đình.
- TCDG: Nu na nu nống, chi chi chành chành
+ Rèn kỹ năng: Biết nhận vai chơi theo khả năng của mình.
* Lao động: Biết vứt rác đúng nơi quy định, lao động nhặt lá rụng quanh khu vực lớp học. Trực nhật, sắp xếp đồ chơi các góc theo yêu cầu của cô.
*Âm nhạc: 
- NDTT: VĐ: Vui đến trường
- NDKH: NH: Cô giáo
	VI. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NHÁNH 1: LỚP HỌC CỦA BÉ
(Thực hiện 1 tuần từ 14/9 đến 18/9/2020)
 Thứ
 HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
 Đón trẻ
 Chơi - Thể dục sáng
- Đón trẻ: Trò chuyện với trẻ về lớp học của bé
- Đón trẻ và dạy trẻ biết tự cởi giày dép và cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. Cho trẻ chơi các góc theo ý thích, nghe nhạc về chủ đề.
- Thể dục sáng: Tập các động tác: Phát triển các cơ và hô hấp, Tay, chân, bụng (lườn), bật. - Tập với bài:“Vui đến trường”
Kế hoạch hoạt động 
PTTC: 
Thể dục: Tung bóng lên cao và bắt bóng bằng hai tay TCVĐ: Cướp cờ
PTNT:
KPKH: Trò chuyện về lớp học của bé.
PTNN:
Chữ cái: Làm quen chữ cái o, ô ơ
PTNT:
Toán: Số 6 (Tiết 1)
PTTM: 
Âm nhạc: 
- NDTT: VĐ: Vui đến trường
- NDKH: NH: Cô giáo
Chơi ngoài trời
- Cho trẻ đi dạo chơi khu vực như: Khu vực vườn rau, khu vực vận động, khu vực bể bơi, khu vực cây hoa giấy, khu vực góc thiên nhiên. 
- Nhắc nhở trẻ biết một số thói quen vệ sinh khi đến lớp.
- Nhận xét và tỏ thái độ với hành vi đúng, sai, tốt xấu
Chơi, hoạt động ở các góc
- Góc chơi phân vai: Nấu ăn, bán hàng, bác sĩ, gia đình
- Góc xây dựng: Xây dựng lớp học của bé
- Góc nghệ thuật: Vẽ , tô màu lớp học. Ca hát về chủ đề
- Góc trò chơi dân gian: Nu na nu nống, chi chi chành chành
- Góc học tập: Xếp số, chữ cái bằng các nguyên vật liệu bé thích
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh.
Ăn, ngủ, vệ sinh
- Có một số thói quen hành vi tốt trong văn minh:
+ Rèn nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân khi đến lớp.
- Rèn kĩ năng rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, khi tay bẩn. 
- Tập trung ngủ, ngủ nhanh( Cho trẻ nghe nhạc nếu có)
Chơi, hoạt động theo ý thích
- Đọc thơ, ca dao, tục ngữ, hò vè, giải câu đố về chủ đề
- Nhận dạng các chữ cái 
- Biết tránh 1 số hành động nguy hiểm khi được nhắc nhở 
- Trẻ chơi theo ý thích các góc chơi trong lớp 
- Nêu gương, văn nghệ cuối tuần
Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ
- Nhắc trẻ dọn đồ chơi các góc gọn gàng sau khi chơi.
- Nhắc trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân và ra về.
 - Nhắc nhở các kỹ năng về biết chào cô, chào bố mẹ và các bạn
	VII. KẾ HOẠCH TUẦN:
1. ĐÓN TRẺ – CHƠI - THỂ DỤC SÁNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: LỚP HỌC CỦA BÉ 
Thời điểm
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
 Tiến hành
Đón trẻ
- Đón trẻ vào lớp, dạy trẻ biết tự cởi và cất đồ dùng vào nơi quy định
- Trò chuyện về lớp học của bé
- Trẻ đến lớp biết chào hỏi, tự tháo, cởi cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định
- Cô gần gũi với trẻ, thân thiện với phụ huynh, trẻ vui vẻ trò chuyện với cô
- Đồ dùng đồ chơi bày các góc
- Nội dung cần trao đổi với phụ huynh
- Lớp học thông thoáng sạch sẽ
- 1 số câu hỏi đàm thoại
- Cô đón trẻ, nhắc nhở trẻ tự tháo, cởi, cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trước khi đến lớp
- Hướng trẻ vào góc chơi, chú ý quan sát đảm bảo an toàn cho trẻ
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề
+ Hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”
+ Chúng mình vừa hát bài gì?
+ Trường chúng mình có tên là gì?
+ Chúng mình học ở lớp nào?
+ Trong lớp chúng mình có những ai?....
Chơi
- Cô hướng trẻ vào các góc chơi trong lớp mà trẻ thích, nghe nhạc thiếu nhi theo ý thích
- Trẻ chơi vui vẻ, đoàn kết với các bạn , trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi
- Đồ dùng , đồ chơi các góc trong lớp sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ
- Cô cho trẻ về các góc chơi mà trẻ thích, trong khi trẻ chơi cô chú ý bao quát, giúp đỡ trẻ khi cần thiết, đảm bảo an toàn cho trẻ
Thể 
dục sáng
- Cô hướng dẫn trẻ tập theo cô +Thứ 2, 4 , 6 tập thể dục động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng lườn, bật 
+ Thứ 3, 5 tập thể dục nhịp điệu với bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”
- Trẻ tập đúng các động tác theo yêu cầu 
- Trẻ tập đúng nhịp điệu các động tác
- Sân tập sạch sẽ
- Trang phục gọn gàng
- Sắc xô
- Đĩa nhạc
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề, trước khi tập cô kiểm tra sức khoẻ
* Thể dục nhịp điệu: Cho trẻ đi theo nhạc ra sân tập theo nhịp điệu bài nhạc cùng toàn trường
* Thể dục động tác: Cho trẻ làm đoàn tàu đi các kiểu chân 
- Hướng dẫn trẻ tập các động tác:
+ Hô hấp: Tiếng gà gáy
+ Tay: 2 tay sang ngang, lên cao,ra trước
+ Chân: 2 tay lên cao, ra trước , gập gối
+ Bụng lườn: 2 tay sang ngang, 1 tay chống hông, nghiêng lườn
+ Bật: Bật chụm tách chân
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng sân. Nhận xét củng cố sau mỗi buổi tập
	2. CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC: 
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: LỚP HỌC CỦA BÉ
(Thực hiện 1 tuần từ 14/9 đến 18/9/2020)
Tên góc
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
 Tiến hành
Xây dựng
- Xây dựng lớp học của bé
- Trẻ xây dựng công trình lớp học của bé theo ý tưởng của trẻ
- Đồ dùng đồ chơi xây dựng: gạch, nắp nút, lắp ghép, thảm cỏ, hoa, ngôi nhà...
- Cô gợi ý cho trẻ 1 số vật liệu cần sử dụng khi chơi góc xây dựng
+ Có những vật liệu gì trong góc xây dựng?
+ Với những đồ chơi này chúng mình sẽ chơi xây dựng những gì? Chơi như thế nào?
+ Khi chơi ở góc chơi xây dựng chúng mình chú ý điều gì?
Phân vai
- Bán hàng, gia đình, bác sĩ, nấu ăn
- Trẻ biết nhập vai chơi, người bán hàng, bác sĩ, nấu ăn, gia đình
- Bộ đồ chơi bác sĩ, gia đình, bán hàng, nấu ăn
- Cô hướng trẻ quan sát những đồ chơi được bày trong góc phân vai và gợi ý trẻ cách chơi:
+ Góc phân vai có đồ chơi gì?
+ Với đồ chơi đó con sẽ chơi trò chơi gì ở góc này? 
+ Khi chơi góc này con chú ý điều gì?
Nghệ thuật
- Tạo hình: Vẽ ,tô màu vườn hoa
- Âm nhạc: Nghe nhạc, ca hát các bài hát về chủ đề.
- Trẻ biết vẽ , tô màu vườn hoa
- Trẻ hứng thú, ngẫu hứng khi nghe các bài hát về 
- Giấy vẽ, sáp màu, bút lông, mẹt, giấy màu, hồ dán. 
- Nhạc 1 số bài hát về chủ đề
- Cô cho trẻ về tự kê bàn ghế ngồi thành nhóm vẽ , tô màu vườn hoa mà trẻ thích và gọi được tên sản phẩm mình vừa làm
- Cô hướng trẻ về góc chơi ngồi thành nhóm , gợi ý trẻ lắng nghe nhạc bài hát và cảm nhận về giai điệu bài hát
Dân gian
- Nu na nu nống, chi chi chành chành
- Trẻ biết chơi trò chơi dân gian nu na nu nống, chi chi chành chành
- Không gian chơi cho trẻ, chiếu ngồi
- Cô hướng dẫn trẻ về nhóm chơi và cho trẻ chơi vui vẻ thoải mái
Học tập
Xếp số, chữ cái đã học bằng các nguyên vật liệu tự nhiên
- Trẻ biết tạo ra chữ cái, số đã học bằng các vật liệu tự nhiên
- Hạt ngô, sỏi, hạt gấc
- Bảng, rổ đựng
- Cô cho trẻ tự chọn vào góc trẻ thích chơi và ngồi theo nhóm tự tạo các chữ cái và chữ số đã học mà trẻ thích
Thiên nhiên
- Chăm sóc cây cảnh
- Giúp trẻ yêu thiên nhiên, biết cách chăm sóc cây
- Nước, khăn lau, kéo, gáo múc nước
- Cho trẻ ra góc thiên nhiên chơi với cây cảnh, quan sát và chăm sóc cây: tưới cây, nhổ cỏ, tỉa bỏ lá khô, lau lá cây bị bẩn
 KẾ HOẠCH NGÀY 
Thứ hai, ngày 14 tháng 09 năm 2020
I. ĐÓN TRẺ - CHƠI - THỂ DỤC SÁNG:
1. Đón trẻ: 
- Cô đón trẻ với thái độ niềm nở thân thiện, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ, trò chuyện về cảm xúc của trẻ khi được đến lớp 
2. Chơi:
- Cô cho trẻ chơi tự chọn các góc chơi theo ý thích, trong khi chơi cô chú ý bao quát giúp đỡ trẻ khi cần thiết
3. Thể dục sáng: 
- Cô cho trẻ tập các động tác hô hấp, tay, chân, bụng, bật.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
 THỂ DỤC: TUNG BÓNG LÊN CAO VÀ BẮT BÓNG BẰNG 2 TAY
1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên vận động, biết cầm bóng bằng 2 tay tung bóng lên cao và bắt bóng
b. Kĩ năng: 
- Rèn sự khéo léo sự phối hợp các bộ phận trên cơ thể cho trẻ
- Phát triển cơ bắp cho trẻ
c. Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động
- Trẻ biết thực hiện theo yêu cầu của cô, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ
2. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:Sân tập bằng phẳng, phấn, sạch sẽ.
* Đồ dùng của trẻ: Trò chơi vận động: Cướp cờ
3. Tổ chức:
Hoạt động của cô
Dự kiến HĐ của trẻ
* Hoạt động 1: Khởi động : Gây hứng thú
- Trò chuyện về lớp học của bé
- Kiểm tra sức khỏe của trẻ
- Cho trẻ làm đoàn tàu kết hợp đi các kiểu chân
* Hoạt đông 2: Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
* Tập các động tác theo lời bài hát “Lớp CM rất vui”
- Động tác tay: Hai tay đưa phía trước, lên cao, chân rộng bằng vai
- Động tác chân: Hai tay sang ngang, chân bước phía trước khựu gối, đổi chân
- Động tác bụng: Tay đưa lên cao, chân rộng bằng vai- cúi gập người, đầu ngón tay chạm mũi bàn chân.
- Động tác bật: Bật tách chân, khép chân.
b.Vận động cơ bản:
* Tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay
- Cô giới thiệu bài...
- Khảo sát cho 3-4 trẻ lên tập trước
- Cô gọi 1 trẻ lên làm mẫu 1 lần (Cô phân tích động tác)
- Cô đứng 2 chân rộng bằng vai cầm bóng bằng 2 tay tung bóng lên cao rồi đón bóng bằng 2 tay khi bóng rơi xuống.
* Trẻ thực hiện:
- Cho cả lớp thực hiện 2-3 lần
- Chia lớp làm 2 tổ thi đua nhau ( 1-2 lần)
- Củng cô: Gọi 1 trẻ thực hiện lại
- Cô bao quát nhận xét, nêu gương kịp thời
c. Trò chơi vận động: “ Cướp cờ”
- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi
- Cho trẻ chơi: 3- 4 lần
- Cô bao quát nhận xét 
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh : Cho trẻ đi vòng tròn 2- 3 vòng sân
- Trẻ trả lời
- Tết trung thu
- Rước đèn...
- Tàu lửa...
- Trẻ đi các kiểu chân
- Trẻ tập các động tác theo cô
- Khảo sát trẻ tự tập
- Quan sát làm mẫu
- Trẻ thực hiện tung bóng
- Thi đua theo tổ
- 1 trẻ lên thực hiện
- Chơi trò chơi 
- Làm đàn chim bay nhẹ nhàng
III. CHƠI NGOÀI TRỜI
CHƠI KHU VỰC VƯỜN RAU CỦA BÉ
1. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên các khu vực chơi trong trường mầm non 
- Trẻ biết chơi cùng bạn, trẻ biết giao lưu giữa các nhóm chơi
- Trẻ biết cất, giữ gìn đồ dùng đồ chơi ngoài trời
- Đảm bảo an toàn cho trẻ, chơi đoàn kết hòa nhã với bạn bè
2.Chuẩn bị
- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.
- Khu vực vườn rau: Khu nhổ cỏ, khu tưới rau, khu trồng rau., khu cát nước, khu vẽ tự do.
- Trang phục của trẻ gọn gàng thỏa mái.
3.Cách tiến hành
- Cho trẻ ra ngoài sân
- Chúng mình thấy hôm nay thời tiết như thế nào ?
- Kiểm tra sức khỏe của trẻ
- Hôm nay chúng mình thấy trường mình có gì mới không ?
- Sân trường mình như thế nào ?
- Cô và chúng mình sẽ cùng đi tham quan các khu vực trong trường nhé( Vừa đi vừa đọc bài đồng dao dung dăng dung dẻ): Tham quan khu vực vận động, khu vực vườn hoa
- Ở khu vườn rau có rất nhiều điều đặc biệt đấy cô và chúng mình cùng sang đó chơi nhé!
- Khi chơi chúng mình phải làm gì ?
- Cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không xô đẩy
- Cô quan sát, bao quát trẻ, nhắc nhở trẻ giúp đỡ trẻ nếu trẻ gặp khó khăn.
- Kết thúc: Cho trẻ nói về cảm nhận của các con khi tham gia chơi ngoài trời
+ Hôm nay con chơi ở khu vực nào ? Con cảm thấy như thế nào ( hỏi 4 – 5 trẻ)
+ Khen ngợi động viên trẻ.
+ Cho trẻ dọn dẹp cất đồ dùng giúp cô.
- Cho trẻ đi vệ sinh rửa tay, vào lớp .
IV. CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
- Phân vai: Nấu ăn, bán hàng, bác sỹ, cô giáo
- Góc xây dựng: Xây lớp học của bé
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh
- Góc nghệ thuật: Múa hát, cắt, vẽ, nặn về chủ đề
- Các trò chơi dân gian: Nu na nu nống, lộn cầu vồng, chi chi chành chành
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên chủ đề chơi, tên góc chơi, biết nhập vai chơi, thể hiện được vai chơi trong góc chơi đã lựa chọn
- Trẻ có kỹ năng chơi, biết tạo liên kết ở các góc chơi
- Biết giao tiếp cùng bạn bè, phát triển tính tư duy, sáng tạo, nhanh nhẹn, đoàn kết
- Trẻ đoàn kết khi chơi, tự nguyện và hứng thú tham gia các góc chơi
- Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, cất đồ chơi đúng nơi quy định.
2. Chuẩn bị: 
- Góc phân vai: Cửa hàng tự chọn, các loại: Bánh, kẹo, đồ ăn, đồ dùng lớp học
- Góc xây dựng: Đồ chơi xây dựng: gạch, nút lắp ghép, cây hoa, các cảnh
- Góc âm nhạc: Đĩa nhạc, các bài hát trong chủ đề, phách tre, sắc xô, mũ chóp
- Góc thiên nhiên: Dụng cụ chăm sóc cây cảnh
- Góc học tập: Các loại đồ dùng học tập, sách, bút màu, giấy vẽ
3. Tổ chức: 
* Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú, hướng trẻ vào góc chơi
- Cho trẻ hát bài “Lớp chúng mình”
+ Bài hát có tên là gì? 
+ Nội dung bài hát nói về điều gì?
+ Tuần này CM đang học chủ đề gì?
- Trong lớp mình có rất nhiều góc chơi, sáng nay bạn nào chọn góc chơi nào thì CM về góc chơi đó. Vậy có bạn nào muốn thay đổi góc chơi không?
+ Con chọn góc chơi nào?
+ Khi chơi con phải như thế nào? ( 3-4 trẻ) 
- CM phải luôn đoàn kết khi chơi, không tranh dành đồ chơi, xô đẩy nhau
* Hoạt đông 2: Quá trình chơi
- Cô bao quát trẻ chơi, nhập vai chơi cùng trẻ, sử lý tình huống khéo léo nếu có
- Cô bao quát, khuyến khích động viên trẻ 
* Hoạt đông 3: Kết thúc 
- Giờ chơi đã hết rồi CM lại gần với cô, CM cùng chia sẻ về buổi chơi hôm nay
+ Giờ chơi hôm nay con cảm thấy như thế nào ? (3-4 trẻ)
- Cô nhận xét : Thấy CM chơi rất vui vẻ, đoàn kết, góc chơi nào chưa hoàn thành ngày mai CM chơi tiếp, nhắc nhở trẻ cất đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định 
- Cô đến từng góc chơi nhận xét và kết thúc luôn góc chơi đó
- Nhắc nhở trẻ cất đồ chơi gọn gàng
V. ĂN TRƯA , NGỦ TRƯA, ĂN BỮA PHỤ
1. Ăn trưa:
a. Vệ sinh:
- Cho trẻ vệ sinh, rửa tay, rửa mặt sạch sẽ
b. Ăn trưa : 
- Chuẩn bị: Đĩa đựng thức ăn rơi, khăn ẩm cho trẻ lau tay; bát, thìa
- Khuyến khích, động viên trẻ ăn ngon miệng, hết xuất
2. Ngủ trưa:
a. Chuẩn bị: 	
- Gối, chiếu, chăn
- Cho trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ
b. Ngủ trưa:
- Tạo môi trường yên tĩnh cho trẻ ngủ ngon, ngủ sâu giấc.
- Đắp chăn cho trẻ.
3. Ăn bữa phụ
a. Vệ sinh:
- Cho trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Thể dục nhẹ nhàng chống mệt mỏi.
b. Ăn bữa phụ : 
- Khuyến khích trẻ ăn ngon miệng, hết xuất
- Ăn xong vệ sinh răng miệng sạch
VI. CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
- Thể dục chống mệt mỏi: Tập các động tác nhẹ nhàng như xoay các khớp
- Cho trẻ đọc các bài thơ, hát các bài hát trong chủ đề
- Cho trẻ chơi tự chọn ở các góc
- Cô đảm bảo an toàn cho trẻ chơi 
VII. TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ VÀ TRẢ TRẺ
- Cô nhắc nhở trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Cô nêu gương những trẻ tham gia tích cực, ngoan ngoãn trong ngày
- Động viên khuyến khích những trẻ chưa thực hiện tốt trong các hoạt động t ngày.
- Trả trẻ về; Cô trao đổi nhanh với phụ huynh tình hình học tập, súc khỏe vấn đề đặc biệt sảy ra trong ngày đối với trẻ.
VIII. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
* Tình 

File đính kèm:

  • docxmam non 2020_12931079.docx
Giáo Án Liên Quan