Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Trường Tiểu học. Chủ đề nhánh: Trường tiểu học - Năm học 2022-2023

I. Mục đích yêu cầu

- 4 tuổi: Trẻ nói lên được ý tưởng, cách tạo hình trường tiểu học

- 5 tuổi: Trẻ nói lên được ý tưởng, cách tạo hình trường tiểu học

- 4 - 5 tuổi

+ Rèn cho trẻ kỹ năng phết hồ, dán hình không bị nhăn, ấn ngón tay.

+ Trẻ biết yêu quý, giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn

II. Chuẩn bị

- Tranh mẫu trường tiểu học làm bằng giấy màu, dấu vân tay, vẽ trang trí

- Giá trưng bày sản phẩm

III. Tổ chức hoạt động

* Ổn định tổ chức

Hoạt động 1: Quan sát tranh

- Cho 3 nhóm thảo luận về sản phẩm tạo hình trường tiểu học đã được tạo hình từ nhiều kĩ năng khác nhau: làm bằng giấy màu, dấu vân tay, vẽ trang trí.

- Cho trẻ nêu ý tưởng tạo hình trường tiểu học

Hoạt động 2: Thể hiện tài năng

- Giới thiệu đồ dùng: giấy màu, cát, màu dấu vân tay.

- Cả lớp thực hiện. Cô quan sát gợi ý và giúp đỡ thêm cho trẻ

- Cô động viên khuyến khích cháu hoàn thành sản phẩm của mình

 

docx29 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 176 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Trường Tiểu học. Chủ đề nhánh: Trường tiểu học - Năm học 2022-2023, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ LỚP LÁ GHÉP 5
 CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG TIỂU HỌC
(Thực hiện 4 tuần: Từ ngày 08/05/2023 – 19/05/2023)
TT
MỤC TIÊU 
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
1
4 tuổi
Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh.
- Hô hấp: Hít vào, thở ra
- Tay: Co và duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao.
- Lưng, bụng, lườn: Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông hoặc hai tay dang ngang, chân bước sang phải, sang trái.
- Chân: Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau.
- Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang; nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về sau
- Thể dục sáng
- BTPTC
5 tuổi
Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc/ bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp.
2
4 tuổi
Bật xa tối thiểu 40cm 
Bật tách chân, khép chân qua 7 ô 
Học: Bò dích dắc qua 6 điểm, bật tách khép chân qua 7 ô
5 tuổi
Bật xa tối thiểu 50cm 
(CS1)
3
4 tuổi
Ném trúng đích xa 2m
Ném xa bằng 2 tay
Học: Đi thăng bằng trên ghế thể dục - ném xa bằng hai tay
5 tuổi
Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa 4m (CS3)
4
4 tuổi
Đi trên ghế thể dục và giữ được thăng bằng
Đi thăng bằng trên ghế thể dục
5 tuổi
Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m) (CS 11)
5
4 tuổi
Bò trong đường dích dắc (3- 4 điểm dích dắc, cách nhau 2m) không chệch ra ngoài.
Bò dích dắc qua 6 điểm
Học: Bò dích dắc qua 6 điểm, bật tách khép chân qua 7 ô
5 tuổi
Bò vòng qua 5- 6 điểm dích dắc, cách nhau 1,5 theo đúng yêu cầu
( CTGDMN)
6
4 tuổi
Tham gia hoạt động tích cực và không có biểu hiện mệt mỏi.
+ Tham gia hoạt động tích cực trong khoảng 30 phút
+ Không có biểu hiện mệt mỏi như ngáp, ngủ gật,...
- Chơi ngoài trời
- Chơi, hoạt động ở các góc
- Hoạt động học
5 tuổi
Tham gia hoạt động học liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong 30 phút.(CS14)
7
4 tuổi
 Tự đánh răng, lau mặt
Tự đánh răng, rửa mặt, rèn thao tác đánh răng , rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng.
- Ăn trưa, ngủ trưa
5 tuổi
 Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày(CS16)
8
4 tuổi
Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho Phép.
- Đưa mắt nhìn người thân hoặc hỏi ý kiến khi nhận quà từ người lạ
- Không theo khi người lạ rủ 
- Kêu người lớn khi bị ép đi hoặc mách người lớn khi có sự việc đó xảy ra với bạn.
- Mọi lúc mọi nơi
5 tuổi
Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép (CS24)
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
9
4 tuổi
Phân loại được đồ dùng, đồ theo chơi 1- 2 dấu hiệu
+ Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
+ Mối liên hệ đơn giản giữa các đặc điểm cấu tạo và cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc 
Học: Tìm hiểu về trường tiểu học
5 tuổi
Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng (CS96)
 10
4 tuổi
Thích khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh
- Thích tìm hiểu cái mới (đồ chơi, đồ vật, trò chơi, hoạt động mới) 
- Hay đặt câu hỏi “Tại sao?”
- Chơi ngoài trời
5 tuổi
Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh (CS 113)
11
4 tuổi
Sử dụng cách thức thích hợp để giải quyết vấn đề đơn giản.
- Phát hiện ra nguyên nhân của một hiện tượng đơn giản 
- Dự báo được kết quả của một hành động nào đó nhờ vào suy luận
- Giải thích bằng mẫu câu “Tại vì... nên...”
- Chơi ngoài trời
- chơi hoạt động ở các góc
- Mọi lúc mọi nơi
5 tuổi
Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày 
( CS 114)
12
4 tuổi
Nhận ra qui tắc sắp xếp của ít nhất ba đối tượng và sao chép lại
- Nhận ra quy tắc sắp xếp lặp lại của một dãy hình, dãy số, động tác vận động và thực hiện tiếp theo đúng quy tắc kèm theo lời giải thích
- Học: 
So sánh, phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc
5 tuổi
Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc 
(CS 116)
13
5 tuổi
Thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình ( CS 118)
- Có cách thực hiện một nhiệm vụ khác hơn so với chỉ dẫn cho trước mà vẫn đạt được két quả tốt, đỡ tốn thời gian
- Làm ra sản phẩm tạo hình không giống cách các bạn khác làm
- Mọi lúc mọi nơi.
- Chơi ngoài trời 
Lĩnh vực: phát triển ngôn ngữ - giao tiếp
14
4 tuổi
Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao,..
Trẻ đọc thơ
- Học: Thơ: Quyển vở của em 
5 tuổi
Đọc diễn cảm thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao (CTGDMN)
15
4 tuổi
Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại.
- Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng,.. 
- Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
- Thể hiện sự hiểu biết về nội dung câu chuyện, theo đồng dao ca dao đã nghe, biểu hiện qua khả năng phản ứng phù hợp với các câu hỏi của giáo viên.
5 tuổi
Nghe hiểu được nội dung câu chuyện, bài thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ. (CS64)
16
4 tuổi
Nói rõ để người nghe hiểu được.
- Phát âm các tiếng có chứa các âm khó và phát âm đúng và rõ ràng, diễn đạt  ý  tưởng khi trả lời câu hỏi.
- Mọi lúc mọi nơi
5 tuổi
Nói rõ ràng (CS65 ) 
17
4 tuổi
Trò chuyện với bạn để cùng chọn trò chơi
+ Trò chuyện với bạn để cùng chọn trò chơi
+ Hướng dẫn bạn bè trong trò chơi, trong các hoạt động khác trong ngày
- Chơi ngoài trời
- Chơi, hoạt động ở các góc
5 tuổi
Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động (CS69)
18
4 tuổi
- Không nói leo, không cắt lời người khác, chờ đến lượt, hợp tác
- Không nói leo, không ngắt lời người khác giơ tay khi phát biểu, đặt các câu hỏi khi người khác đã nói xong
- Mọi lúc mọi nơi
5 tuổi
Không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện (CS75)
19
4 tuổi
Nhận dạng một số chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt 
+ Nhận biết được các chữ cái tiếng Việt trong bảng chữ cái, biển hiệu, sách, trong sinh hoạt và hoạt động hàng ngày.
+ Phân biệt được sự khác nhau giữa chữ cái và chữ số.
- Học: 
LQCC: 
V, R
5 tuổi
Nhận dạng một số chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt 
(CS 91)
Lĩnh vực: Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội
 20
4 tuổi
Chơi hòa đồng, đoàn kết, vui vẻ với bạn
- Chơi hoà đồng, đoàn kết, vui vẻ với bạn
 - Nhanh chóng nhập cuộc vào hoạt động nhóm. và được các bạn trong nhóm tiếp
- Chơi hoạt động ở các góc
5 tuổi
Dễ dòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi (CS42)
21
4 tuổi
Biết giúp cô, giúp bạn.
+ Biết giúp cô, giúp bạn.
+ Chủ động giúp bạn khi nhìn thấy bạn bị ngã, xách cặp nặng...
+ Giúp đỡ ngay khi bạn hoặc người lớn yêu cầu.
Học: Dạy trẻ biết chia sẽ giúp đỡ bạn
5 tuổi
Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn (CS45)
 22
4 tuổi
Có nhóm bạn cùng chơi
Thích và hay chơi theo nhóm bạn, có ít nhất hai bạn thân hay cùng chơi với nhau.
- Mọi lúc mọi nơi
5 tuổi
Có nhóm bạn chơi thường xuyên (CS46)
 23
4 tuổi
Chờ đến lượt khi xếp hàng, khi trả lời câu hỏi
+ Trong các trường hợp đông người, trẻ biết xếp hàng, vui vẻ (kiên nhẫn) chờ đến lượt.
+ Không tranh giành đồ chơi, đồ dùng, không tranh nói trước không cắt ngang lời người khác khi trò chuyện nhóm 
Học: Dạy trẻ kỹ năng xếp hàng chờ đến lượt 
5 tuổi
Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động (CS47)
 24
4 tuổi
Lắng nghe ý kiến của người khác, lời nói và cử chỉ lễ phép
+ Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép. 
+ Biết lắng nghe ý kiến của bạn, người lớn: Nhìn bạn khi giao tiếp, không cắt ngang
- Mọi lúc mọi nơi
5 tuổi
Lắng nghe ý kiến của người khác (CS48)
25
4 tuổi
Quan tâm, giúp đỡ bạn.
+ Chơi hoà thuận với bạn, quan tâm, giúp đỡ bạn
+ Biết dùng nhiều cách để giải quyết mâu thuẫn: dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác.
+ Không đánh bạn, không dành giật đồ chơi của bạn, không la hét hoặc nằm ăn vạ.
+ Chơi vui vẻ thân thiện với bạn
5 tuổi
Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè (CS50)
Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ
 26
4 tuổi
Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát
+ Hát thuộc một số bài hát theo độ tuổi, thể hiện sắc thái, tình cảm bài hát. 
+ Hát thuộc bài hát TE
+ Hát đúng giai điệu, bài hát trẻ em.
- Học: 
+ Hát+VĐ: Tạm biệt búp bê thân yêu
- Chơi hoạt động theo ý thích
- Chơi hoạt động ở các góc.
 5 tuổi 
Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em (CS100)
 27
4 tuổi
Chú ý nghe, thích thú (hát, vổ tay, lắc lư, nhún nhảy) theo bài hát, bản nhạc; thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ, thích nghe và kể câu chuyện
Thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
5 tuổi
Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc (CS101)
28
4 tuổi
Lựa chọn dụng cụ gõ đệm theo nhịp điệu, tiết tấu bài hát.
Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu
5 tuổi
Gõ đệm bằng bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn. (CTGDMN)
29
4 tuổi
Trẻ biết tô màu không bị lem ra ngoài đường viền các hình vẽ theo HD
 Cầm bút đúng cách, bằng ngón trỏ và ngón cái đỡ, bằng ngón giữa, tô màu đều, không chờm ra ngoài nét vẽ
- Học: Tạo hình: Trường tiểu học
- Chơi hoạt động theo ý thích
5 tuổi
Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ (CS6)
30
4 tuổi
Nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích.
Nói được ý tưởng đã vẽ, nặn, xé, dán cái gì? Tại sao làm như thế?
5 tuổi
 Nói về ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình (CS103)
********************************************
Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động
1. Môi trường vật chất
a) Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng lớp
- Trang trí lớp thẩm mĩ, thân thiện và phù hợp với nội dung, chủ đề: Trường tiểu học
- Chuẩn bị cho trẻ các đồ dùng lắp ghép, cây xanh, gạch,cho trẻ chơi
- Sắp xếp đồ dùng đồ chơi vừa tầm với trẻ, khoa học và đảm bảo an toàn 
b) Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời
- Chuẩn bị sân bãi sạch sẽ, có bóng mát cho trẻ hoạt động
- Dọn dẹp vườn thiên nhiên và các khu vực trong trường nhằm đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ đi tham quan.
2. Môi trường xã hội
- Cô gần gũi, thân thiện với trẻ, tạo cho trẻ tâm lí an toàn khi tới lớp từ đó hình thành cho trẻ lòng yêu trường yêu lớp, thích đi học.
- Tạo điều kiện cho trẻ được giao lưu với các thành viên trong trường mầm non như các cô cấp dưỡng, cô hiệu trưởng, hiệu phó và các cô giáo khác.
- Cô chủ nhiệm chú ý tới hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ khi giao tiếp để làm gương cho trẻ noi theo
- Tạo điều kiện để trẻ được giao lưu, trao đổi với bạn bè trong lớp và trẻ ở lớp bên cạnh.
************************************
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ LỚP LÁ GHÉP 5
 CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG TIỂU HỌC
Chủ đề nhánh: Trường tiểu học
Tuần 1: Thực hiện từ ngày 08/5 - 12/5/2023
Thứ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thời điểm
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
- Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Chơi với đồ chơi trong lớp. Trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh.
- Thể dục sáng, điểm danh.
Chơi ngoài trời
- Hoạt động quan sát tùy vào tình hình thực tế
- Chơi một số trò chơi: Ném vòng cổ chai, nhảy dây
- Chơi tự do: chơi đồ chơi ngoài trời 
+ Vẽ, viết trên sân, trên cát 
+ Phối hợp các nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra đồ chơi .
Học
LVPTTC
Bò dích dắc qua 6 điểm, bật tách khép chân qua 7 ô
LVPTNT
Tìm hiểu về trường tiểu học
LVPTTCXH
Dạy trẻ biết chia sẽ giúp đỡ bạn
LVPTNN
LQCC: 
V, R
LVPTTM
Tạo hình: Trường tiểu học 
Chơi , hoạt động ở các góc
* Góc ngôn ngữ: Chơi với các chữ cái, ghép chữ, tìm chữ cái,...
* Góc tư duy: Ghép số, chơi với các con số, tìm số lượng tương ứng...
* Góc thực hành cuộc sống: Nhặt rau, làm bánh bột lọc, pha nước chanh
* Góc cảm giác: Cảm nhận các vị mặn, ngọt, chua
Ăn - ngủ - Vệ sinh
- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn
- Giáo dục dinh dưỡng về bữa ăn, ăn hết suất, không để rơi cơm xuống đất
- Ngủ đủ giấc, không nói chuyện trong giờ ngủ
Chơi, hoạt động theo ý thích
- Chơi theo ý thích của trẻ.
- Vo, xoắn, xoáy, vặn, búng ngón tay, vê, véo, vuốt.
- Nhún nhảy theo giai điệu, nhịp điệu các bài hát về chủ đề.
- Giáo dục vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Thứ 6 - Lên hoan văn nghệ, nhận xét cuối tuần, bình xét bé ngoan, phát phiếu bé ngoan.
Trả trẻ
Dọn dẹp đồ chơi. Chuẩn bị đồ dùng cá nhân; Ra về.
************************************
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2, ngày 8 tháng 5 năm 2023
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Đề tài: Bò dích dắc qua 6 điểm, bật tách khép chân qua 7 ô
 I. Mục đích yêu cầu
- 4 tuổi: Trẻ biết bò dích dắc qua 6 điểm, bật tách khép chân qua 7 ô
- 5 tuổi: Trẻ biết biết bò dích dắc qua 6 điểm, bật tách khép chân qua 7 ô theo đúng yêu cầu
- 4 - 5 tuổi
+ Rèn khả năng biết bò dích dắc qua 6 điểm, bật tách khép chân qua 7 ô một cách mạnh dạn và tự tin.
+ Trẻ yêu thích môn học, hứng thú, nghiêm túc trong giờ học.
	II. Chuẩn bị
- Sân bãi thoáng mát, sạch sẽ; Vạch chuẩn; đường dích dắc đủ 6 điểm; 7 ô
	- Trò chơi: Ai nhanh nhất
	III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1. Khởi động
- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp đi, chạy các kiểu. Sau đó cho trẻ xếp 2 hàng dọc, điểm số, chuyển đội hình thành 4 hàng dọc.
Hoạt động 2: Trọng động
a. BTPTC: Tập trên nền nhạc: Tạm biệt búp bê
b. Vận động cơ bản
- Cô hỏi trẻ quan sát thấy những đồ dùng cô đã chuẩn bị gồm có những gì? Cho trẻ đoán những đồ dùng đó để dạy vận động cơ bản nào?
- Cô giới thiệu tên vận động cơ bản
* Cô làm mẫu
- Lần 1: Cô tập động tác 1 lần trọn vẹn không giải thích
- Lần 2: Cô tập kết hợp phân tích động tác 
* Trẻ tập thử: Cô cho 2 trẻ khá lên tập cho cả lớp quan sát
* Trẻ thực hiện
- Lần 1: Cho trẻ tập lần lượt 2 trẻ 1 lần cho đến hết. Cô bao quát, sửa sai
- Lần 2: Cô cho trẻ ở 2 hàng chia thành 2 đội tập dưới hình thức thi đua 
* Củng cố
- Cho 1 - 2 trẻ mạnh dạn lên tập lại 1 lần.
- Nâng cao độ khó. Cho trẻ chơi trò chơi chuyển tiếp 
- Chú trọng tăng cường tiếng việt cho trẻ
c. Trò chơi: Ai nhanh nhất
- Cô cho trẻ quan sát đồ dùng cô chuẩn bị. Hỏi trẻ: Những dụng cụ này chúng ta có thể chơi được trò chơi gì? Hướng trẻ tới trò chơi: “Ai nhanh nhất”
- Giới thiệu cách chơi, luật chơi. Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần
- Cô nhận xét tuyên dương hai đội và trao quà cho đội chiến thắng
 	Hoạt động 3: Đi lại nhẹ nhàng trên sân hít thở không khí trong lành.
************************************
Thứ 3, ngày 9 tháng 5 năm 2023
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Đề tài: Tìm hiểu về trường tiểu học
	I. Mục đích yêu cầu
- 4 tuổi: Trẻ biết được đặc điểm của trường tiểu học và một vài hoạt động của trường tiểu học
- 5 tuổi: Trẻ biết được đặc điểm của trường tiểu học và một vài hoạt động của trường tiểu học
- 4 - 5 tuổi
+ Phát triển tư duy cho trẻ, rèn cho trẻ kỹ năng chuẩn bị vào lớp 1
+ Giáo dục trẻ mong muốn được đi học trường tiểu học
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh về trường, hoạt động của trường tiểu học và trường mầm non
- Trò chơi
 III. Tổ chức hoạt động
* Ổn định tổ chức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về trường tiểu học
* Xem tranh nhận biết tên trường, tên đường, địa chỉ
- Cho trẻ quan sát qua màn hình.
+ Đây là ngôi trường nào ?  
+ Trường tiểu học Lê Văn Tám nằm ở đâu ?  
+ Quan sát qua tranh các con thấy ngôi trường như thế nào ? 
+ Khi nào thì các con được đi học ở trường tiểu học?
- Cô nhấn mạnh: Trường tiểu học Lê Văn Tám sẽ đón nhận các con khi các con đủ 6 tuổi để vào học lớp một.
+ Vì vậy khi vào học lớp một thì các con phải như thế nào?
*Tranh về một số hoạt động trong giờ học tại trường tiểu học
 - Cô mở tranh cho trẻ xem và nhận xét tranh
 + Các con thấy các anh chị đang làm gì đó? Trên bàn học có gì?  
 + Khi ngồi học phải ngồi như thế nào ? 
 + Khi đến trường học các anh chị mặc trang phục gì ? 
 + Hoạt động chính của trường tiểu học là gì?
 - Cô nhấn mạnh: Ở trường tiểu học các con chủ yếu là học tập không giống như ở trường mầm non chỉ vui chơi. Vì vậy các con phải có thói quen nề nếp học tập: đi học đúng giờ, học bài và ghi chép bài đầy đủ
 * Tranh Thầy, cô và các anh chị đang trò chuyện cùng nhau
 - Cô cho trẻ quan sát tranh và nhận xét
+ Các con có nhận xét gì qua bức tranh?  
+ Thầy, cô và các anh chị đang làm gì?    
+ Ở trường tiểu học các anh chị xưng hô với Thầy, cô giáo như thế nào?
- Cô khái quát
- Chú trọng tăng cường tiếng việt cho trẻ
Hoạt động 2: Sự khác biệt giữa trường tiểu học và trường mầm non
* Trường Tiểu học
+ Mặc đồng phục quần xanh, áo trắng.
+ Mang cặp sách, vở và các đồ dùng học tập.
+ Hoạt động chính là học
+ Xưng hô Thầy, cô và em
* Trường mầm non
+ Mặc quần áo tự chọn.
+ Mang cặp áo quần, sữa.
+ Hoạt động chính là vui chơi
+ Xưng hô cô và con/ cháu.
Hoạt động 3.Trò chơi
* Trò chơi 1: “ Thi xem ai nhanh”
- Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi 
* Trò chơi 2: “ Bé chọn trường nào”
- Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi
- Trẻ chơi  2 lần
* Kết thúc
***********************************
Thứ 4, ngày 10 tháng 5 năm 2023
Lĩnh vực: Phát triển tình cảm xã hội 
Đề tài: Dạy trẻ biết chia sẽ giúp đỡ bạn
I. Mục đích yêu cầu
- 4 tuổi: Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình dành cho bạn, biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, chơi đoàn kết với bạn bè.
- 5 tuổi: Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình dành cho bạn, biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, chơi đoàn kết với bạn bè.
 - 4-5 tuổi
+ Rèn kỹ năng trả lời các câu hỏi của cô, khả năng phán đoán, lắng nghe, tiếp nhận ý kiến của người khác 
+ Giáo dục trẻ biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, luôn yêu thương, gần gũi với những người bạn trong lớp
II. Chuẩn bị
- Video người tốt việc tốt 
- Một số hình ảnh về hành vi đúng và không đúng thể hiện tình yêu quê hương Đăk Nông
- Nhạc bài hát: quê hương em
III. Tổ chức hoạt động
* Ổn định tổ chức
Hoạt động 1: Xem hình ảnh về việc giúp đỡ người khác
- Cho trẻ khám phá hộp quà bí mật, giới thiệu cho trẻ quan sát một số hình ảnh bạn bè trong lớp chưa biết nhường nhịn nhau: tranh giành đồ chơi, bắt nạt bạn bè và một số hình ảnh bạn bè yêu thương, đoàn kết, biết chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
+ Đây là hình ảnh gì? Hành vi này là đúng hay sai?
+ Nếu con là bạn nhỏ trong hình ảnh con sẽ làm gì khi bạn khóc nhè?
+ Bạn nào trong bức ảnh con thấy chưa ngoan? Vì sao?
+ Trong các bức ảnh trên con thích việc làm của bạn nào nhất? Vì sao?
+ Đã là bạn bè thì các con phải chơi với nhau như thế nào?
+ Ở lớp con thích chơi với bạn nào? Vì sao?
+ Khi lớp có bạn mới đến học thì các con sẽ làm gì?
- Như thế nào thì được gọi là “Chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau”?
- Con hãy chia sẻ những việc làm mà con hoặc bạn đã biết chia sẻ giúp đỡ bạn khác?
=> Cô khái quát và giáo dục trẻ
- Chú trọng tăng cường tiếng việt cho trẻ
Hoạt động 2: Cùng bé giúp đỡ mọi người
- Tình huống 1: Bé giúp bạn làm bài tập
- Tình huống 2: Bé giúp cô giáo lau bảng sau khi học xong 
Hoạt động 3: Trò chơi
Trò chơi: Chung sức
Cách chơi: 3 đội sẽ thi đua bật qua vật cản để tìm hình ảnh có hành vi đúng  vào hình mặt cười, và sai dán lên bảng vào hình mặt mếu.
Luật chơi: Mỗi lần chỉ một bạn bật lên tìm hình dán, sau đó chạy về cuối hàng và bạn khác lên. Đội nào dán đúng và nhiều nhất đội đó chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xét kết quả chơi của trẻ
* Kết thúc: cô nhận xét, khen ngợi trẻ
*************************************
Thứ 5, ngày 11 tháng 5 năm 2023
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Đề tài: LQCC: V, R
I. Mục đích yêu cầu
- 4 tuổi: Trẻ nhận dạng được chữ cái v, r
- 5 tuổi: Trẻ phân biệt đúng chữ cái v, r biết được từ có chứa chữ, nhận dạng được chữ cái v, r trong bảng chữ cái 
- 4 - 5 tuổi
+ Trẻ biết phát âm chữ cái v, r nói được cấu tạo, trả lời câu hỏi rõ ràng.
+ Giáo dục trẻ nghiêm túc trong giờ học
II. Chuẩn bị
- Bài giảng điện tử.
- Hột hạt cho trẻ xếp chữ.
- Mỗi trẻ 1 chữ cái v, r; 15 lá cờ có dán chữ cái v, r 
III. Tổ chức hoạt động
* Ổn định tổ chức
Hoạt động 1: Dạy trẻ nhận biết, phát âm rõ ràng nhóm chữ cái v, r 
- Quan sát tranh, đọc từ dưới tranh. Giới thiệu chữ cái. 
- Bạn nào có thể phát âm được chữ cái v
- Cô phát âm mẫu, phân tích cách phát âm, cho cả lớp
- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân phát âm. (Phát 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_truong_tieu_hoc_chu_de_nhanh_t.docx