Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ điểm 8: Nước - Hiện tượng tự nhiên
A-MỤC TIÊU:
I-LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
-Chỉ số 1 : Bật xa tối thiểu 50 cm
-Chỉ số 3 : Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4m
-Chỉ số 7 : Cắt theo đường viền thẳng và cong các hình đơn giản .
-Chỉ số 15: Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn,sau khi đi vệ sinh và tay bẩn
-Chỉ số16: Tự rửa mặt ,đánh răng hằng ngày
-Chỉ số 20: Biết và không ăn,uống một số thứ có hại cho sức khỏe.
II-LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI
-Chỉ số 38: Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp
-Chỉ số 40: Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh
-Chỉ số 44:Thích chia sẻ cảm xúc ,kinh nghiệm,đồ dùng đồ chơi với những người gần gũi
-Chỉ số 45 : Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.
-Chỉ số 53 : Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác .
III-LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP
-Chỉ số 67: Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp
-Chỉ số 70: Kể về một sự vật hiện tượng nào đó để người khác hiểu được
-Chỉ số 81: Có hành vi giữ gìn,bảo vệ sách
-Chỉ số 84 : Đọc theo truyện tranh đã biết .
-Chỉ số 86 : Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói.
-Chỉ số 88: Bắt chước hành vi viết và sao chép từ ,chữ cái
-Chỉ số 90 : Biết viết chữ theo thứ tự từ trái sang phải , từ trên xuống dưới.
CHỦ ĐIỂM 8: NƯỚC -HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN A-MỤC TIÊU: I-LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT -Chỉ số 1 : Bật xa tối thiểu 50 cm -Chỉ số 3 : Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4m -Chỉ số 7 : Cắt theo đường viền thẳng và cong các hình đơn giản . -Chỉ số 15: Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn,sau khi đi vệ sinh và tay bẩn -Chỉ số16: Tự rửa mặt ,đánh răng hằng ngày -Chỉ số 20: Biết và không ăn,uống một số thứ có hại cho sức khỏe. II-LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI -Chỉ số 38: Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp -Chỉ số 40: Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh -Chỉ số 44:Thích chia sẻ cảm xúc ,kinh nghiệm,đồ dùng đồ chơi với những người gần gũi -Chỉ số 45 : Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn. -Chỉ số 53 : Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác . III-LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP -Chỉ số 67: Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp -Chỉ số 70: Kể về một sự vật hiện tượng nào đó để người khác hiểu được -Chỉ số 81: Có hành vi giữ gìn,bảo vệ sách -Chỉ số 84 : Đọc theo truyện tranh đã biết . -Chỉ số 86 : Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói. -Chỉ số 88: Bắt chước hành vi viết và sao chép từ ,chữ cái -Chỉ số 90 : Biết viết chữ theo thứ tự từ trái sang phải , từ trên xuống dưới. IV-LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC -Chỉ số 93: Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây ,con vật và một số hiện tượng tự nhiên 5-LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ -Biết hát và vận động theo nhạc một số bài hát về các hiện tượng tự nhiên -Biết phối hợp các đường nét ,sắc màu,hình dạng qua vẽ,cắt ,xé ,dán ,năn.,xếp hình để tạo ra các bức tranh về các hiện tượng tự nhiên. KẾ HOẠCH CHỦ ĐIỂM : NƯỚC-HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN Ngày ,tháng Chủ điểm Chủ đề nhánh Số tuần 21/03-2/04/2016 Nước và các hiện tượng tự nhiên 1.Nước và các hiện tượng tự nhiên. 2.Các mùa trong năm. 1 1 Mục tiêu Nội dung Hoạt động Phát triển thể chất Bật xa tối thiểu 50cm(cs1) Trẻ biết bật xa 50cm và bật bằng 2 chân tiếp xúc đất thăng bằng Hoạt động học,hoạt động hàng ngày khi trẻ chạy ,nhảy. Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa 4m( cs3) Trẻ biết ném bắt bóng bằng 2 tay ở khoảng cách xa 4m,thỉnh thỏang có ôm bóng vào ngực. Quan sát trẻ qua hoạt động học . Cắt theo đường viền thẳng và cong các hình đơn giản(cs7) Trẻ biết đường cắt lượn theo hình vẽ,không làm rách hình vẽ. Quan sát trẻ qua hoạt động tạo hình ,trao đổi với các phụ huynh. Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn,sau khi đi vệ sinh và tay bẩn (cs15) Trẻ tự rửa tay bằng xà phòng và biết rửa sạch xà phòng. Quan sát hằng ngày qua các hoạt động của trẻ,hỏi phụ huynh của trẻ. Tự đánh răng ,rửa mặt hằng ngày(cs16) Trẻ biết thường xuyên tự rửa mặt chải răng,không còn kem đánh răng sót lại trên bàn chải. Trò chuyện với phụ huynh,qua hoạt động hàng ngày . Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe(cs20) Tự nhận ra và không ăn,nước uống có mùi ôi thiu bẩn có màu lạ Quan sát trẻ trong sinh hoạt hàng ngày Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp(cs38) Trẻ tự nhận được cái đẹp,thể hiện sự thích thú. Quan sát trong sinh hoạt hàng ngày,tạo tình huống giao cho trẻ 1 công việc,trao đổi với phụ huynh. Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh(cs40) Tự điều chỉnh hành vi thái độ phù hợp Quan sát trong sinh hoạt hàng ngày khi có tình huống bất ngờ xảy ra,trao đổi với phụ huynh. Thích chia sẻ cảm xúc kinh nghiệm đồ dùng đồ chơi với những người gần gũi(cs44) Trẻ biết kể cho bạn về chuyện vui buồn của mình,trao đổi chia sẻ với bạn trong hoạt động cùng nhóm,vui vẻ chia sẻ đồ dùng đồ chơi với bạn Quan sát qua sinh hoạt hàng ngày cần đến đồ dùng đồ chơi và trong hoạt động tạo ra sản phẩm. Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn(cs45) Trẻ biết chủ động giúp đỡ khi nhìn thấy bạn hoặc người khác cần sự trợ giúp,sẵn sàng ,nhiệt tình giúp đỡ ngay khi bạn hoặc người lớn yêu cầu Quan sát qua tạo hình huống và trẻ xử lý Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác(cs53) Trẻ nói được việc làm của mình có ảnh hưởng gây phản ứng cho người khác như thế nào. Cô có thể hỏi trẻ những việc trẻ đã làm,trao đổi với phụ huynh. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp(cs67) Trẻ sử dụng đúng các loại câu phù hợp với tình huống Quan sát trong giao tiếp hàng ngày khi cô yêu cầu. Kể về một sự vật hiện tượng nào đó để người khác hiểu được(cs70) Trẻ tự kể lại sự việc hiện tượng rõ ràng theo trình tự mà trẻ nhìn thấy ...... Cô yêu cầu trẻ về một sự việc hiện tượng trẻ được tham gia.... Có hành vi giữ gìn bảo vệ sách(cs81) Cầm giở sách giữ sách cẩn thận và thường xuyên để sách đúng qui định Quan sát khi ở trong giờ học ,giờ hoạt động ở góc sách. Đọc theo truyện tranh đã biết(cs84) Trẻ tự đọc được nội dung chính phù hợp với tranh Quan sát trò chuyện với trẻ ở góc sách,trao đổi với phụ huynh Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói(cs86) Trẻ hiểu rằng chữ viết có thể đọc. Quan sát trong hoạt động hàng ngày ở lớp trong các trò chơi.... Bắt chước hành vi viết và sao chép từ,chữ cái(cs88) Biết sử dụng dụng các dụng cụ viết,vẽ khác nhau sao chép được các từ chữ cái theo trật tự. Trong hoạt động học như sao chép từ,chữ số Biết viết chữ theo thứ tự từ trái sang phải,từ trên xuống dưới(cs90) Trẻ thực hiện viết theo đúng qui tắc của tiếng Việt Quan sát trong các giờ tập tô.... Phát triển nhận thức Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây con vật và một số hiện tượng tự nhiên(cs93) Trẻ nói được sự thay đổi của hiện tượng thiên nhiên,thay đổi của các giai đoạn phát triển của cây cối hoặc con vật. Quan sát trong hoạt động môi trường xung quanh,hoạt động chơi,chăm sóc cây trong góc thiên nhiên... CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN (Thời gian thực hiện từ ngày 21/ 03/ 2016 đến ngày 25/03 /2016) Nội dung Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh - Cô đón trẻ từ tay phụ huynh với thái độ ân cần, niềm nở, cô nhắc nhở trẻ chào cô, chào bố mẹ trước khi vào lớp. - Trò chuyện với trẻ về nước, về nguồn nước, lợi ích của nước,và cách bảo vệ nguồn nước. - Hỏi trẻ : Hằng ngày nhà các con có dùng đến nước không? Nhà các con dùng nước ở đâu? Nước thường dùng để làm gì? . - Chơi tự do theo ý thích. Thể dục sang Tập với bài: “ Trời nắng, trời mưa”. + Động tác tay: Hai tay đưa ra phía trước, đưa lên cao. + Động tác vặn mình: Ngồi duỗi chân quay người sang 2 bên. + Động tác chân: Ngồi khuỵ gối, tay đưa cao, ra trước. + Động tác bật: Bật tiến về phía trước. Hoạt động học có chủ đích Thể dục - Nhảy khép và tách chân, tung và bắt bóng KPKH Khám phá điều kì diệu của nước Chữ cái Làm quen chữ cái: S, X Toán So sánh dung tích của ba đối tượng Văn học Truyện: Giọt nước tý xíu. Tạo hình Vẽ mưa Âm nhạc - DH : Cho tôi đi làm mưa với Hoạt động ngoài trời - Dạo chơi, hít thở không khí trong lành. * Hoạt động có mục đích: Trò chuyện, khám phá điều diệu kỳ của nước. Quan sát, trò chuyện về cái giếng nước nhà em;Trò chuyện về sức nóng của nước; Tại sao bé toát mồ hôi.Bé tập tưới cây * Trò chơi vận động: Mưa to mưa nhỏ * Cách chơi: - Các cháu đứng trong phòng. Khi nghe thấy cô gõ xắc xô to, dồn dập, kèm theo lời nói “Mưa to”, trẻ phải chạy nhanh, lấy tay che đầu. Khi nghe cô gõ xắc xô nhỏ, thong thả và nói “Mưa tạnh” trẻ chạy chậm, bỏ tay xuống. Khi cô dừng tiếng gõ thì tất cả đứng im tại chỗ (Cô gõ lúc nhanh lúc chậm để trẻ phản ứng nhanh theo nhịp). * Luật chơi: Chỉ được chạy nhanh khi nghe cô nói “Mưa to” và cô gõ xắc xô nhanh, dồn dập, to. Chỉ được chạy chậm và bỏ tay xuống khi cô gõ xắc xô chậm và cô nói “Mưa tạnh”, nếu bạn nào chạy không đúng là phạm luật phải tạo dáng làm “Gió cây rung” * Trò chơi dân gian: Nhảy vào, nhảy ra: Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm ( mỗi nhóm từ 10 - 12 bé ). Chọn một bạn trong nhóm ra để "oẳn tù tì" bên nào thắng đi trước và gọi là nhóm 1.Nhóm 2 ngồi thành vòng tròn, nắm tay để tạo thành các cửa ra vào.Các cửa này luôn giơ tay lên, hạ tay xuống để ngăn không cho nhóm 1 vào. Mỗi trẻ trong nhóm 1 đứng cạnh 1 cửa ( phía ngoài vòng tròn) và rình xem khi nào cửa mở (tay hạ xuống) thì nhảy vào, khi nhảy thì nói "vào". Khi vào được bên trong thì nói " vào rồi". Khi 1 bé ở nhóm 1 nhảy vào được thì các cửa phải mở cho các bạn nhóm 1 vào.Khi đã vào hết ,cửa đóng lại và nhóm 1 tìm cách nhảy ra. Khi nhảy vào hay ra mà chạm chân hay tay của người làm cửa hay nhảy sai cửa , hai người trong nhóm chưa vào hết đã có người nhảy ra thì bị mất lượt và phải ngồi thế cho nhóm kia đứng lên chơi. - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi có sẵn ngoài sân,đồ chơi mang theo - Vẽ tự do trên sân - Chơi với cát: vẽ hình trên cát Hoạt động góc * Góc chơi đóng vai: Phòng khám, bán hàng * Góc xây dựng: Xây dựng công viên nước. * Góc nghệ thuật : Xem tranh ảnh về nước; Hát và biểu diễn các bài hát về chủ điểm * Góc học tập: Tô vẽ chữ cái, chữ số, chơi lô tô ;Xem tranh, truyện kể, thơ * Góc thiên nhiên: Quan sát, chăm sóc cây xanh Hoạt động chiều - Phút thể dục chống mệt mỏi - Ôn kiến thức buổi sáng - Làm quen kiến thức ngày mai - Hát múa, đọc thơ trong chủ đề - Trò chuyện về nước và các hiện tượng tự nhiên Thứ hai ngày 21 tháng 03 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Chủ điểm: Nước và hiện tượng tự nhiên Chủ đề nhánh 1: Nước và các hiện tượng tự nhiên I. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh: - Cô đón trẻ từ tay phụ huynh với thái độ ân cần, niềm nở, cô nhắc nhở trẻ chào cô, chào bố mẹ trước khi vào lớp. - Cô nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. - Trò chuyện với trẻ về nước, về nguồn nước, lợi ích của nước,và cách bảo vệ nguồn nước. - Hỏi trẻ: Hằng ngày nhà các con có dùng đến nước không? Nhà các con dùng nước ở đâu? Nước thường dùng để làm gì? . - Chơi tự do theo ý thích. II.Thể dục sáng: Tập theo nhạc bài hát: “Trời nắng, trời mưa”. + Động tác tay: Hai tay đưa ra phía trước, đưa lên cao. + Động tác vặn mình: Ngồi duỗi chân quay người sang 2 bên. + Động tác chân: Ngồi khuỵ gối, tay đưa cao, ra trước. + Động tác bật: Bật tiến về phía trước. III.Hoạt động ngoài trời: Quan sát dạo chơi: - Dạo chơi quanh sân trường, hít thở không khí trong lành -Trò chuyện, khám phá điều diệu kỳ của nước.Trò chuyện về các nguồn nước; Tại sao bé toát mồ hôi.Bé tập tưới cây b. Trò chơi * Trò chơi vận động: Mưa to mưa nhỏ * Cách chơi: - Các cháu đứng trong phòng. Khi nghe thấy cô gõ xắc xô to, dồn dập, kèm theo lời nói “Mưa to”, trẻ phải chạy nhanh, lấy tay che đầu. Khi nghe cô gõ xắc xô nhỏ, thong thả và nói “Mưa tạnh” trẻ chạy chậm, bỏ tay xuống. Khi cô dừng tiếng gõ thì tất cả đứng im tại chỗ (Cô gõ lúc nhanh lúc chậm để trẻ phản ứng nhanh theo nhịp). * Luật chơi: Chỉ được chạy nhanh khi nghe cô nói “Mưa to” và cô gõ xắc xô nhanh, dồn dập, to. Chỉ được chạy chậm và bỏ tay xuống khi cô gõ xắc xô chậm và cô nói “Mưa tạnh”, nếu bạn nào chạy không đúng là phạm luật phải tạo dáng làm “Gió cây rung” * Trò chơi dân gian: Nhảy vào, nhảy ra: Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm ( mỗi nhóm từ 10 - 12 bé ). Chọn một bạn trong nhóm ra để "oẳn tù tì" bên nào thắng đi trước và gọi là nhóm 1.Nhóm 2 ngồi thành vòng tròn, nắm tay để tạo thành các cửa ra vào.Các cửa này luôn giơ tay lên, hạ tay xuống để ngăn không cho nhóm 1 vào. Mỗi trẻ trong nhóm 1 đứng cạnh 1 cửa ( phía ngoài vòng tròn) và rình xem khi nào cửa mở (tay hạ xuống) thì nhảy vào, khi nhảy thì nói "vào". Khi vào được bên trong thì nói " vào rồi". Khi 1 bé ở nhóm 1 nhảy vào được thì các cửa phải mở cho các bạn nhóm 1 vào.Khi đã vào hết ,cửa đóng lại và nhóm 1 tìm cách nhảy ra. Khi nhảy vào hay ra mà chạm chân hay tay của người làm cửa hay nhảy sai cửa , hai người trong nhóm chưa vào hết đã có người nhảy ra thì bị mất lượt và phải ngồi thế cho nhóm kia đứng lên chơi. - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi có sẵn ngoài sân,đồ chơi mang theo - Vẽ tự do trên sân - Chơi với cát: vẽ hình trên cát IV. Hoạt động chung có chủ đích MÔN: KHÁM PHÁ KHOA HỌC ĐỀ TÀI: SỰ KÌ DIỆU CỦA NƯỚC I. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: Trẻ nắm được đặc điểm, tính chất trạng thái của nước. - Biết các nguồn nước ích lợi của nước. * Kỹ năng: Phát triển các giác quan của trẻ qua hoạt động sờ, nếm, ngửi. - Phát triển khả năng suy luận quan sát, phán đoán ở trẻ. - Phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ. *Thái độ: - Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước sạchTrẻ hào hứng tích cực hoạt động. II. Chuẩn bị: *Đồ dùng của cô: Hình ảnh các nguồn nước để trình chiếu Tranh, 2 cốc thủy tinh, 3 cái thìa nhỏ, 1 cái thìa to, 3 cái cốc nhựa, 2 túi đựng đá, 2 tấm kính, 1 hộp sữa tươi, 1 chai nước lọc, 1 phích nước đựng nước đun sôi *Đồ dùng của trẻ: Trẻ thuộc bài hát “Mưa rơi”, “Cho tôi đi làm mưa với”Chậu nước trong góc thiên nhiên, chai, ca đong nước. Tranh loto cho phần luyện tập và phần trò chơi *Nội dung tích hợp: Toán, âm nhạc. III. Phương pháp: - Đàm thoại, quan sát, luyện tập, trò chơi IV. Tiến hành các hoạt động: 1. Ổn định – Gây hứng thú: - Cho trẻ hát bài “Mưa rơi”. Đi xung quanh lớp. 2 . Nội dung: Hoạt động 1: Bé biết gì về nước - Cho cháu quan sát tranh về các nguồn nước. - Hỏi trẻ nước có ở những đâu ? - Cho trẻ quan sát nước ở biển cô trình chiếu trên máy tính và đàm thoại: - Cho trẻ đọc tên nguồn nước biển. - Nước ở biển có vị gì ? - Nước biển có ích lợi gì ? - Các con rửa tay bằng nước ở đâu ? - Nước ở vòi là nguồn nước ở đâu ? - Cho trẻ quan sát nguồn nước giếng qua tranh, cho trẻ đọc tên nguồn nước giếng. - Nước giếng là nguồn nước sạch hay nước bẩn ? - Nước giếng có uống được ngay không ? - Nước giếng có những ích lợi gì ? - Nước giếng được khai thác từ lòng đất được lọc qua các tầng đất nên được gọi là nước giếng ngầm, rất sạch được dùng nấu ăn, nấu uống....... - Tiếp tục cho trẻ tìm hiểu nguồn nước hồ, ao, nước hồ, nước giọt, nước mưa tương tự như trên. + Cô tóm lại: Nước có khắp mọi nơi, nước còn mang lại cho chúng ta rất nhiều kì diệu, mời các con cùng khám phá. * Khám phá tính chất đặc điểm của nước: - Cô rót nước sôi từ phích ra hỏi trẻ cô rót nước từ đâu ra ? - Nước rót ra từ phích gọi là nước gì ? - Tại sao con biết là nước sôi ? - Cô đưa tấm kính để lên cốc nước các con phán đoán xem điều gì xảy ra trên miếng kính này nhé ! - Cho trẻ nhận xét những gì có trên tấm kính. - Tại sao lại có những hạt li ti trên tấm kính ? - Cô đưa cốc cho trẻ quan sát nhận xét trên cốc có những số gì ? - Cô rót nước đến vạch số 7 hỏi trẻ nước trong cốc có màu gì ? - Cô rót sữa vào cốc khác cho trẻ nhận xét xem 2 cốc nước này có gì khác nhau ? - Nước có màu không ? - Nếu cô cho cái thìa này vào trong cốc các con thấy thế nào ? - Vì sao con vẫn nhìn thấy thìa ? - Vậy bây giờ cô cho thìa vào cốc sữa con có nhìn thấy thì không? Vì sao? - Đưa cục đá cho trẻ nhận xét vì sao có đá ? - Đá có tác dụng gì ? - Nước có mùi gì và vị gì ? (Cho trẻ ngửi cốc nước và uống 1 ngụm để nhận xét). + Cô tóm lại: Nước không mùi, không màu, không vị, nếu ta pha vào nước 1 loại nước nào đó thì nó sẽ có màu, có mùi, có vị. Như vậy dù nước không màu, không mùi, không vị nhưng nước vô cùng có ích đối với đời sống con người, động vật, cỏ cây + Giáo dục: Biết bảo vệ nguồn nước, không vứt bẩn vào nước và tiết kiệm nước, không uống nước lạnh, không uống nhiều nước đá ... Trẻ vừa đi vừa hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” và lên lấy rổ đựng tranh loto để về chỗ ngồi Hoạt động 2: Bé luyện tập Khi cô nói đặc điểm hay ngồn gốc của nước thì trẻ phải lấy đúng theo yêu cầu của cô. Cô nâng dần mức độ khó sau mỗi lần trẻ lấy tranh. Khi trẻ lấy đúng tranh cô yêu cầu trẻ nói được đặc điểm của tranh đó * Trò chơi thư giãn: - Trẻ làm động tác kết hợp đọc thơ: Thêm ít đỏ- Thêm ít xanh- Li nước nhỏ- Li nước thơm- Li nước mát- Li nước bổ- Đưa lên miệng- Uống 1 ngụm- Ái chà chà- Ngon tuyệt. Hoạt động 3: Trò chơi - Cô chia lớp thành 3 đội chơi mỗi đội cô phát cho 1 bức tranh ( nguồn nước sạch, các lợi ích của nước, hành vi đúng bảo vệ nguồn nước sạch). Yêu cầu mỗi đội phải gạc chân vào những nội dung đúng trong mỗi bức tranh. - Cô hướng dẫn và tổ chức cho trẻ chơi. 3 .Kết thúc: - Dặn trẻ về nhà kể cho mọi người nghe về những nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước sạch TIẾT 2: MÔN: THỂ DỤC ĐỀ TÀI: NHẢY KHÉP VÀ TÁCH CHÂN, TUNG VÀ BẮT BÓNG 1/ Mục đích- yêu cầu * Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài tập - Trẻ biết thực hiện các vận động “Nhảy khép và tách chân - tung và bắt bóng” một cách khéo léo -Trẻ biết tung và bắt bóng bằng hai tay không làm rơi bóng. * Kỹ năng: - Rèn cơ tay, cơ chân cho trẻ - Rèn luyện tố chất khéo léo, bền bỉ, dẻo dai cho trẻ. * Thái độ: - Trẻ tham gia thực hiện tích cực, đoàn kết với các bạn trong lớp. 2/ Chuẩn bị: - Sân tập sạch sẽ ,bóng - Dây, kẻ vạch - Tập trước cho một số trẻ. 3/ Phương pháp: Trực quan, làm mẫu, thực hành 4/ Tiến hành hoạt động: * Hoạt động 1: Khởi động - Trẻ đi chạy vòng tròn kết hợp các kiểu chân. - Chuyển đội hình 2 hàng ngang. * Hoạt động 2: Trọng động - Bài tập phát triển chung: Tập với bài: “Trời nắng, trời mưa”. + Động tác tay: Hai tay đưa ra phía trước, đưa lên cao. + Động tác vặn mình: Ngồi duỗi chân quay người sang 2 bên. + Động tác chân: Ngồi khuỵ gối, tay đưa cao, ra trước. + Động tác bật: Bật tiến về phía trước. - Vận động cơ bản: Nhảy khép và tách chân, tung và bắt bóng - Cô giới thiệu vận động. - Cô làm mẫu cho trẻ quan sát - Cô làm mẫu kết hợp lời giải thích vận động. - Cho một nhóm trẻ lên thực hiện mẫu vận động. - Lần lượt cho trẻ ở từng hàng thực hiện vận động. - Khi trẻ thực hiện cô quan sát sửa sai vận động cho trẻ và động viên trẻ cố gắng để thực hiện vận động. - Mời 1 số trẻ thực hiện tốt lên làm lại cho cả lớp xem. - Mời một số trẻ chưa thực hiện được lên làm lại để cô sửa sai động tác và các thao tác chưa làm được. * Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Trẻ hít thở nhẹ nhàng. - Cũng cố bài học và chuyển hoạt động. V. Hoạt động góc: Góc chơi chính: Góc phân vai * Góc chơi đóng vai: Gia đình đi du lịch ở biển để trẻ tìm hiểu thêm về nước biển, chơi trò chơi nhảy nhép và tách chân, tung và bắt bóng trên bãi biển * Góc xây dựng: Xây dựng công viên nước. * Góc nghệ thuật: Xem tranh ảnh về nước; Hát và biểu diễn các bài hát về chủ điểm * Góc học tập: Tô vẽ chữ cái, chữ số, chơi lô tô; Xem tranh, truyện kể, thơ * Góc thiên nhiên: Chăm sóc tưới cây VI. Hoạt động chiều - Phút thể dục chống mệt mỏi - Ôn kiến thức buổi sáng: Sự kì diệu của nước - Hát múa, đọc thơ trong chủ đề - Trò chuyện về nước và các hiện tượng tự nhiên VII. Nhận xét cuối ngày Thứ ba ngày 22 tháng 03 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Chủ điểm: Nước và hiện tượng tự nhiên Chủ đề nhánh 1: Nước và các hiện tượng tự nhiên I. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh: - Cô đón trẻ từ tay phụ huynh với thái độ ân cần, niềm nở, cô nhắc nhở trẻ chào cô, chào bố mẹ trước khi vào lớp. - Cô nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. - Trò chuyện với trẻ về nước, về nguồn nước, lợi ích của nước,và cách bảo vệ nguồn nước. - Chơi tự do theo ý thích. II.Thể dục sáng: Tập theo nhạc bài hát: “Trời nắng, trời mưa”. + Động tác tay: Hai tay đưa ra phía trước, đưa lên cao. + Động tác vặn mình: Ngồi duỗi chân quay người sang 2 bên. + Động tác chân: Ngồi khuỵ gối, tay đưa cao, ra trước. + Động tác bật: Bật tiến về phía trước. III.Hoạt động ngoài trời: Hoạt động có mục đích: Trò chuyện, khám phá điều diệu kỳ của nước.Trò chuyện về các nguồn nước; Tại sao bé toát mồ hôi.Bé tập tưới cây b. Trò chơi * Trò chơi vận động: Mưa to mưa nhỏ * Trò chơi dân gian: Nhảy vào, nhảy ra: - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi có sẵn ngoài sân,đồ chơi mang theo - Vẽ tự do trên sân - Chơi với cát: vẽ hình trên cát IV. Hoạt động chung có chủ đích MÔN: LÀM QUEN CHỮ CÁI ĐỀ TÀI: LQCC: g, y I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ g, y tìm được chữ g, y trong các tiếng và từ. - Rèn kỹ năng nghe, đọc, phát âm. Trẻ biết được mối quan hệ giữ chữ viết và lời nói. - Trẻ đoàn kết giúp đỡ nhau trong hoạt động. II. Chuẩn bị môi trường hoạt động: - Trong lớp, Các thẻ c
File đính kèm:
- chu_de_HTTN_LA.docx