Giáo án mầm non lớp lá - Chủ điểm: Động vật - Nhánh II: Các con vật sống trong rừng
- Cô đón trẻ vào lớp nhẹ nhàng, tươi cuời dỗ dành trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ. Huớng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, trò truyện với trẻ về các con vật sống trong rừng.
- TDS: Cho trẻ đi vòng quanh sân tập đi thường, đi nhanh, đi chậm, đi kiễng gót bàn chân sau đó về hàng.
+ Hô hấp : Tập theo nhạc bài hát “Chú bộ đội’’
+ Động tác tay: Hai tay đưa ra hai bên, gập tay vào trước ngực. (2lx8n)
+ Động tác chân: Hai đầu gối khụy tay đưa về phía trước. (2lx8n)
+ Động tác bụng: Chân thẳng cúi người, hai tay thẳng xuống mũi bàn chân. (2lx8n)
+ Động tác bật: Bật chụm chân và tách chân. (2lx8n)
- Điểm danh: Cô gọi từng tên trẻ để trẻ trả lời.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN II CHỦ ĐIỂM: Động vật NHÁNH II: Các con vật sống trong rừng Thời gian thực hiện ngày 21/12-25/12/2015 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng s HOẠT ĐỘNG Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 * Đón trẻ * Thể dục sáng * Điểm danh - Cô đón trẻ vào lớp nhẹ nhàng, tươi cuời dỗ dành trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ. Huớng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, trò truyện với trẻ về các con vật sống trong rừng. - TDS: Cho trẻ đi vòng quanh sân tập đi thường, đi nhanh, đi chậm, đi kiễng gót bàn chân sau đó về hàng. + Hô hấp : Tập theo nhạc bài hát “Chú bộ đội’’ + Động tác tay: Hai tay đưa ra hai bên, gập tay vào trước ngực. (2lx8n) + Động tác chân: Hai đầu gối khụy tay đưa về phía trước. (2lx8n) + Động tác bụng: Chân thẳng cúi người, hai tay thẳng xuống mũi bàn chân. (2lx8n) + Động tác bật: Bật chụm chân và tách chân. (2lx8n) - Điểm danh: Cô gọi từng tên trẻ để trẻ trả lời. Hoạt động học ÂM NHẠC - NDTT: Dạy hát “Đố bạn” nhạc và lời: Huy Du. - NDKH: + Nghe hát: “Chú voi con ở bản đôn” Nhạc và lời : Phạm Tuyên. + TC: “Tai ai tinh” KPKH Tìm hiểu về một số con vật sống trong rừng(Con voi, con hổ, con báo) LQ VỚI TOÁN Ôn nhận biết các hình vuông, tam giác, chữ nhật. PTVĐ - VĐCB: Đi theo đường hẹp trèo lên ghế. - TCVĐ: Đi như gấu, bò như chuột. LQVH Kể truyện “Cáo thỏ và gà trống” TẠO HÌNH Vẽ con voi (theo mẫu) Hoạt động ngoài trời - Quan sát: Thời tiết. - TCVĐ : Cáo và thỏ - Chơi tự do. - Quan sát : Vườn rau của bé. - TCVĐ: Cáo ơi ngủ à. - Chơi với đồ chơi ngoài sân trường. - Quan sát cây xanh. - TCVĐ: Chi chi chành chành. - Chơi tự do với cát và nước. - Lao động: Nhặt lá bỏ vào thùng dác. - Đọc thơ “Rong và cá” cho trẻ nghe. - Chơi với đồ chơi ngoài trời. - Quan sát bầu trời. - TCVĐ: Bịt mắt bắt dê - Chơi tự do. Hoạt động góc * Góc phân vai: Bán thúc ăn cho con vật, bán thú. - Chuẩn bị : Thúc ăn cho các con vật, các con vật bằng nhựa. Kỹ năng: Trẻ giao tiếp tự nhiên với nhau trong khi chơi. - Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia chơi, biết phối hợp với bạn trong khi chơi. * Góc xây dựng: Xây dựng vườn bách thú. ( Gạch, sỏi, hoa ,các con vật.. ) *Góc nghệ thuật: - Tô màu con voi, con hươu... (bút màu, tranh các con voi, con hươu...) - Hát các bài hát về chủ điểm nhánh những con vật sống trong rừng (Đố bạn, chú voi con ở bản đôn....) *Góc học tập: - Chon thức ăn cho các con vật, nối các con vật về môi trường sống. - Khoanh tròn các con vật sống trong rừng. Hoạt động chiều - Ôn bài hát “Đố bạn” - Hướng dẫn trẻ chơ TC: “Làm theo hiệu lệnh”. - Cho trẻ chơi ở các góc. - Làm bài tập trong vở trò chơi học tập. - Hướng dẫn TC : “Đi như gấu, bò như chuột”. - Cho trẻ chơi đồ chơi. - Cho trẻ làm quen câu truyện “Cáo thỏ và gà trống” - Cho trẻ xem TV. - Chơi tự do. - Cho trẻ làm quen cách vẽ con voi. - Cô và trẻ chuẩn bị bút màu,giấy A4 vào rổ. - Hướng dẫn trò chơi : Mèo và chim sẻ. - Lau dọn đồ dùng của cô. - Nhận xét cuối tuần, phát phiếu bé ngoan. Người lập kế hoạch Phụ trách CM Nguyễn Thị Phượng Trịnh Thi Lai Thứ 2 ngày 21 tháng 12 năm 2015 Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành ÂM NHẠC - NDTT: Dạy hát bài “Đố bạn” nhạc và lời Huy Du. - NDKH: + Nghe hát bài “Chú voi con ở bản đôn” nhạc và lời Phạm Tuyên. + TC: Tai ai tinh. * Kiến thức: - Trẻ biết tên bài hát “Đố bạn”của nhạc sĩ Huy du, biết tên bài nghe hát “Chú voi on ở bản đôn” của nhạc sĩ Phạm Tuyên. - Trẻ biết tên trò chơi và hiểu cách chơi trò chơi “Tai ai tinh”. - Trẻ hiểu nội dung bài hát “ Đố bạn” nói về các con vật sống trong rừng, trèo cây nhanh như khỉ, đầu đội hai cái lá là chú hươu sao, hai tai to là chú voi, dáng đi phục phịch như bác gấu. *Kỹ năng - Trẻ hát thuộc lời bài hát “Đố bạn”của tác giả Huy Du. - Trẻ chơi được trò chơi “Tai ai tinh”. * Thái độ - Trẻ hứng thú với tiết học. - Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ những con vật sống trong rừng. *Đồ dùng của cô: Đài ghi nhạc bài hát "Đố bạn", nhạc bài hát "Chú voi con ở bản đôn". *Đồ dùng của trẻ: - Dụng cụ âm nhạc: Trống, phách, sắc xô 1.Ôn định tổ chức - Cô cho trẻ xúm xít quanh cô - Trò truyện với trẻ về chủ đề nhánh những con vật sống trong rừng. - Cô hướng trẻ vào nội dung bài học. a.NDTT: Dạy bài hát: "Đố bạn" nhạc và lời Huy Du. - Cô hát lần 1: Không nhạc giới thiệu tên bài hát và tên tác giả. - Cô vừa hát cho các con nghe bài hát "Đố bạn" nhạc và lời Huy Du. - Để hiểu hơn về nội dung bài hát này cô mời các con cùng lắng nghe cô hát lại bài hát này nhé! - Cô hát lần 2: Kết hợp với nhạc. + Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? + Bài hát do ai sáng tác + Bài hát nói về điều gì? - Giới thiệu nội dung: Bài hát nói về các con vật sống trong rừng, trèo cây nhanh như khỉ, đầu đội hai cái lá là chú hươu sao, hai tai to là chú voi, dáng đi phục phịch như bác gấu. * Dạy trẻ thuộc bài hát - Cô cho cả lớp hát 2 lần. - Cô mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Cả lớp hát lại một lần * Nghe hát bài “Chú voi con ở bản đôn” nhạc và lời Phạm Tuyên. - Lần 1: Cô hát không nhạc kết hợp cử chỉ điệu bộ, giới thiệu bài hát ,tên tác giả. - Lần 2: Cô hát kết hợp nhạc và làm các động tác minh họa. + Hỏi trẻ vừa hát ài hát gì? + Tác giả là ai? - Lần 3: Cô cho trẻ nghe cô ca sĩ hát * Tc âm nhạc: “Tai ai tinh” - Cô phổ biến cách chơi: Cô chuẩn bị 1 chiếc mũ chóp,cô mời 1 bạn lên chơi sau đó cô gọi một bạn bất kì ở dưới hát,nhiệm vụ của bạn đội mũ chóp là phải đoán xem bạn nào hát và hát bài hát gì? Nếu đoán đúng bạn đó sẽ được thưởng một tràng vỗ tay đoán sai sẽ phải nhẩy lò cò về chỗ. - Cô cho trẻ cho trẻ chơi - Kết thúc cô nhận xét. 3. Kết thúc: Cô củng cố lại bài học, khuyến khích động viên trẻ. KPKH Tìm hiểu một số con vật sống trong rừng (con voi, con hổ, con khỉ) * Kiến thức: - Trẻ gọi đúng tên và biết những điểm rõ nét về con vật: con voi có ngà, con khỉ thích leo trèo, con hổ ăn thịt, nơi sống của các con vật. * Kỹ năng : - Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc. - Trẻ so sánh và nhận ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa các con vật. * Thái độ : - Trẻ hứng thú tham gia giờ học. - Giáo dục trẻ biết ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để cho cơ thể khỏe mạnh. *Đồ dùng của cô: -Hình ảnh con voi, con khỉ, con hổ. -Nhac bài “Đố bạn” *Đồ dùng của trẻ: - Ghế ngồi đủ cho trẻ. - Trẻ ngồi hình chữ U - Lô tô các con vật. 1.Ôn định tổ chức: - Cô và trẻ cùng hát bài “Đố bạn” - Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về con vật gì? - Hôm nay cô cho các con cùng tìm hiểu các con vật sống trong rừng nhé ! 2. Nội dung chính - Nhưng trước hết các con lắng nghe cô đố và đoán xem đây là con vật gì. * Tìm hiểu con khỉ “Con gì nhảy nhót leo trèo Mình đầy lông lá nhăn nheo làm trò Đó là con gì?” (con khỉ) ( Cô bật hình chiếu con khỉ và hỏi trẻ) + Các con quan sát xem con khỉ có những đặc điểm gì nào?(có cái đuôi dài và hay leo chèo) + Con khỉ thích ăn gì? Nó đẻ con hay đẻ trứng? =>À đúng rồi, con khỉ là động vật sống trong rừng, có 4 chân, thích leo chèo, thích ăn chuối và biết đẻ con đấy. * Tìm hiểu con voi - Các con tiếp tục lắng nghe cô đố nhé. “Bốn chân như bốn cột nhà Hai tai ve vẩy hai ngà trắng phau Vòi dài vắt vẻo trên đầu Trong rừng thích sống với nhau từng đàn Đó là con gì ? (con voi) + Cô chiếu hình ảnh con voi cho trẻ quan sát. + Con voi có những đắc điểm gì ? (Có ngà dài và trắng, có cơ thể to và có cái vòi dài) + Con voi thường ăn gì? + Con voi sống ở đâu? Đẻ trứng hay đẻ con? => À đúng rồi con voi là động vật sống trong rừng, có 4 chân, có hai tai to, có hai chiếc ngà, có cái vòi, thường ăn hoa quả và lá cây. Voi là động vật đẻ con. * Tìm hiểu con hổ - Cô cho trẻ xem 1 đoạn phim về con hổ. Cô hỏi? + Con hổ có đặc điểm gì? + Con hổ thường ăn gì? + Con hổ sống ở đâu? =>Con hổ có 4 chân, có bộ lông vằn, là con vật rất hung dữ. Vì vậy khi đi chơi ở vườn bách thú, các con phải nhớ không được lại gần chuồng và thò tay vào chuồng hổ nhé. Làm như thế là rất nguy hiểm đấy. Tuy nhiên, con hổ cũng biết làm xiếc như con khỉ đấy. *So sánh đặc điểm con voi, con hổ và con khỉ. - Giống nhau: Đều là động vật sống trong rừng và có 4 chân, đều biết làm siếc. - Khác nhau: Con voi có vòi và ngà còn con hổ và khỉ không có, hổ thích ăn thịt các loại động vật khác, còn voi và khỉ thì không. * Trò chơi luyện tập: * TC 1 : Thi xem ai nhanh - Cô nói đặc điểm trẻ đoán tên con vật. * TC 2: Đi theo đường hẹp mang các con vật về chuồng. - Cô phổ biến luật chơi và cách chơi - Cô cho trẻ chơi, khi chơi cô chú ý sửa cho trẻ. - Kết thúc cô nhận xét. 3.Kết Thúc - Cô nhận xét giờ học tuyên dương trẻ, cô cho trẻ về góc chơi. Lưu ý: Thứ 3 ngày 22 tháng 12 năm 2015 Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành LQVT Ôn nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. * Kiến thức - Trẻ nhận biết , gọi tên thành thạo các hình: hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. - Trẻ biết tên trò chơi hiểu luật chơi và cách chơi trò chơi. *Kỹ năng - Rèn kĩ năng nhận biết các hình thông qua dấu hiệu của hình. - Trẻ biết chơi trò chơi. - Phát triển khả năng ghi nhớ, tư duy, trí tưởng tượng của trẻ. * Thái độ - Trẻ yêu thích và hứng thú tham gia các hoạt động. *Đồ dùng của cô: - Rổ đựng các hình. *Đồ dùng của trẻ - 1.Ổn định tổ chức: - Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài hát “Đố bạn” - Cô trò truyện với trẻ về nội dung bài hát, hướng trẻ vào nội dung bài học 2.Nội dung chính * Ôn nhận biết hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác. - Hôm nay cô mang tới cho lớp mình rất nhiều trò chơi đấy các con có thích không nào? - Các con hãy chú ý nghe cô nói cách chơi và luật chơi của trò chơi này nhé. * Trò chơi : - TC 1: “Đội nào giỏi nhất” + Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội chơi, mỗi đội có một bức tranh và một rổ gồm các hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác. Nhiệm vụ của mỗi đội là phải tìm hình và ghép các hình vào bộ phận còn thiếu trong các bức tranh để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh. + Luật chơi: Thời gian ghép hình vào tranh diễn ra trong vòng một bản nhạc khi hết thời gian đội nào ghép đúng và xong bức tranh nhanh nhất đội đó sẽ chiến thắng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Cô quan sát động viên, kết thúc cô kiểm tra kết quả. - TC 2: “Bịt mắt doán tên hình” + Cách chơi: Cô có một hộp kín trong hộp có các hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác. Nhiệm vụ của trẻ là cho tay vào hộp lấy một hình bất kỳ và sờ hình đoán sau đó giơ lên xem đúng hình có tên đó không. + Luật chơi: Không được nhìn vào hộp, chỉ được sờ hình và đoán chứ không được lấy hình ra khỏi hộp, mỗi bạn lên đoán chỉ được đoàn 1 lần đoán sai thì mất một lần chơi. - Cô cho trẻ chơi, kết thúc cô nhận xét. * Trò chơi 3 “Lăn hình” - Cách chơi: Mỗi trẻ có một rổ hình, trẻ sẽ thi lăn hình trong vòng thời gian là 5s. Hết thời gian trẻ phải giơ hình theo yêu cầu của cô + Hình có 3 cạnh: trẻ giơ hình tam giác lên. + Hình có 4 cạnh bằng nhau: trẻ giơ hình vuông lên. + Hình có 4 cạnh, hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau: trẻ giơ hình chữ nhật lên. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Kết thúc cô nhận xét tuyên dương trẻ. 3)Kết thúc - Cô củng cố bài học - Cô cho cả lớp hát bài “Đố bạn” và về các góc chơi. *Lưu ý: Thứ 4 ngày 23 tháng 12 năm 2015 Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành PTTC - VĐCB: Đi theo đường hẹp trèo lên ghế. - TCVĐ: Đi như gấu, bò như chuột. * Kiến thức - Trẻ biết tên bài tập “Đi theo đường hẹp trèo lên ghế”,biết tên trò chơi “Đi như gấu, bò như chuột” - Trẻ biết tập cùng cô các động tác của bài tập phát triển chung. *Kỹ năng - Trẻ có kĩ năng đi theo đường hẹp trèo lên ghế. - Phát triển tố chất khéo léo của đôi chân. - Trẻ biết phối hợp với bạn trong khi chơi. * Thái độ -Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động và chú ý làm theo hiệu lệnh của cô. -Trẻ có tinh thần đoàn kết,có tính tập thể. - Địa điểm : Ngoài sân trường. - Đội hình: Khởi động vòng tròn. Hai hàng ngang tập bài tập phát triển chung Tập VĐCB:2 hàng quay mặt vào nhau *Đồ dùng của cô: - Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng, ghế, đường hẹp. - Nhạc nước ngoài - Nhạc bài hát về chủ đề. *Đồ dùng của trẻ: -Trang phục gọn gàng 1.Ôn định tổ chức - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh. - Cô giới thiệu: Hôm nay nhà trường tổ chức hội thi’Bé khỏe bé ngoan” đấy. Các con có muốn tham dự cùng cô không? - Cô mời các con cùng khởi động để đến dự hội thi nào. 2.Nội dung chính: a.Khởi động: - Cho trẻ đi thành vòng tròn đi các kiểu đi sau đó về đội hình hai hàng ngang để tập bài tập phát triển chung (Tập với nhạc) b.Trọng động: * BTPTC: - Trẻ cùng cô tập các động tác: - Động tác 1: Tay: Hai tay đưa ra hai bên, gập tay vào trước ngực. (2lần x 8 nhịp) - Động tác 2: Chân: Hai tay đưa sang hai bên, đưa về phía trước, hai đầu gối khuỵu về phía trước(3lần x 8 nhịp) - Động tác 3: Bụng: Hai tay đưa lên cao,gập người về phía trước (2 lần x 4 nhịp) - Động tác 4: Bật chụm chân tách chân: Hai tay chống hông rồi bật tại chỗ (2 lần x 8 nhịp) * Vận động cơ bản:“Đi theo đường hẹp trèo lên ghế” - Cô làm mẫu lần 1: Làm động tác dứt khoát, không giải thích. - Cô làm mẫu lần 2: Cô làm mẫu, chính xác kết hợp giải thích và phân tích động tác. * Trẻ thực hiện: Có bạn nào muốn thử bài thi ngày hôm nay không? - Cô gọi 2 trẻ khá lên tập. + Lần 1: Cho cả lớp lên tập lần lượt cho đến hết. + Lần 2: Cho hai tổ thi đua. + Lần 3: Cho cả lớp tập lại 1 lần(Khi trẻ tập cô chú ý sửa sai) *Giáo dục: Hàng ngày các con phải thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh và phải ăn đủ các chất dinh dưỡng thì mới nhanh lớn khỏe mạnh các con nhớ chưa. * Trò chơi vận động “Đi như gấu, bò như chuột” - Cô giới thiệu tên trò chơi,luật chơi cho trẻ - Cho trẻ chơi 2-3 lần. - Kết thúc cô nhận xét. - Hỏi trẻ lại tên bài tập. * Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng 3. Kết thúc. - Cô nhận xét bài học, cô cho trẻ đi uống nước đi vệ sinh. *Lưu ý: Thứ 5 ngày 24 tháng 12 năm 2015 Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành VĂN HỌC Kể truyện “Cáo thỏ và gà trống” * Kiến thức - Trẻ biết tên câu truyện “Cáo thỏ và gà trống”, - Trẻ hiểu nội dung câu truyện “Cáo thỏ và gà trống” nói về : Một con Cáo và một con Thỏ cùng sống trong một khu rừng mùa xuân đến nhà Cáo tan ra Cáo sang nhà Thỏ sưởi nhờ rồi đuổi luôn Thỏ ra khỏi nhà. Thỏ buồn và bỏ đi trên đường đi Thỏ đã gặp những người bạn tốt bụng giúp đỡ để lấy lại ngôi nhà. * Kỹ năng - Trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc *Thái độ - Gáo dục trẻ biết yêu quý các công việc. *Đồ dùng của cô: -Tranh minh họa nội dung cau truyện “Cáo thỏ và gà trống” - Đài ghi nhạc bài hát về chủ đề động vật, que chỉ. * Đồ dùng của trẻ: - Các dạng hình cho trẻ ghép tranh. 1.Ổn định tổ chức - Cô và trẻ cùng hát bài hát “Con gà trống” cô hỏi? + Các con vừa hát bài hát gì? + Có một câu truyện nói về một chú thỏ có một ngôi nhà bằng gỗ, thỏ đã bị cáo lừa và bị đuổi ra khỏi nhà. Nhưng nhờ sự giúp đỡ của gà trống mà thỏ đã đòi lại được ngôi nhà của mình. 2.Nội dung chính * Kể truyện “Cáo thỏ và gà trống” cho trẻ nghe. - Cô kể diễn cảm lần 1: Giới thiệu tên câu truyện, tên tác giả. - Cô đọc diễn cảm lần 2: Kết hợp tranh minh họa câu truyện. + Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì? + Trong câu truyện có những nhân vật nào? - Giới thiệu nội dung: Câu truyện nói về một con Cáo và một con Thỏ cùng sống trong một khu rừng mùa xuân đến nhà Cáo tan ra Cáo sang nhà Thỏ sưởi nhờ rồi đuổi luôn Thỏ ra khỏi nhà. Thỏ buồn và bỏ đi trên đường đi Thỏ đã gặp những người bạn tốt bụng giúp đỡ để lấy lại ngôi nhà. * Đàm thoại trích dẫn: - Cô vừa kể câu chuyện gì? Trong truyện có những nhân vật nào? - Cáo và Thỏ có ngôi nhà bằng gì? - Tại sao cáo xin sang nhà thỏ ở nhờ? Khi sang nhà thỏ cáo đã làm gì? - Đã có những con vật gì giúp thỏ đuổi cáo ra khỏi nhà? - Bầy Chó đã làm gì để giúp đỡ Thỏ? (Bầy chó đến nhà thỏ đuổi cáo “ Thỏ vừa đi vừa khóc.bầy chó sợ quá chạy mất” ) - Vì sao Bác Gấu không đòi được nhà cho thỏ? (Bác gấu đến nhà Thỏ đuổi Cáo “Thỏ ngồi dưới gốc cây khóc thấy Bác gấu đi quagấu sợ quá chạy mất”) - Gà trống đã nói gì để lấy lại nhà cho thỏ? (Gà trống đến nhà Thỏ đuổi cáo “Một con gà trống đi qua.cáo ở đâu ra ngay”) - Trong truyện chúng mình thích nhân vật nào? Tại sao? - Qua câu chuyện chúng mình học tập được điều gì? => Bầy chó, bác gấu tốt bụng nhưng nhút nhát. Gà trống bình tĩnh dũng cảm nên lấy được nhà cho thỏ. Qua câu truyện chúng mình phải biết dũng cảm, biết yêu thương giúp đỡ bạn. * Trò chơi: “ Ghép tranh” - Cách chơi: chia trẻ thành 2 đội, mỗi đội sẽ phải lên lấy tranh để sắp xếp theo nội dung của câu truyện. - Luật chơi: Kết thúc một bản nhạc đội nào ghép đúng và nhanh đội đó sẽ giành chiến thắng. - Cô cho trẻ chơi 2 lần khi chơi cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Kết thúc cô nhận xét tuyên dương. 3) Kết thúc - Cô củng cố bài học, cô nhận xét tuyên dương trẻ. *Lưu ý: Thứ 6 ngày 25 tháng 12 năm 2015 Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành HĐTH Vẽ con voi (theo mẫu) * Kiến thức - Trẻ biết một số đặc điểm bên ngoài của con voi. - Trẻ biết vẽ hình dạng của con voi bằng những nét cong tròn và những nét uốn cong. *Kỹ năng - Trẻ có kỹ năng vẽ những nét cong tròn, nét uốn cong. - Trẻ biết cầm bút đúng cách và tô màu đều có sang tạo thêm các chi tiết. * Thái độ - Trẻ biết yêu quý và giữ gìn những sản phẩm mình làm ra. * Đồ dùng của cô: + Tranh mẫu, giấy A3, bút màu + Nhạc bài hát theo chủ đề. *Đồ dùng của trẻ: - Vở, bút màu. 1.Ổn định tổ chức - Cô cho trẻ hát bài hát “con gà trống” - Cô trò truyện với trẻ về nội dung bài hát. - Cô hướng trẻ vào nội dung bài học. 2.Nội dung chính * Cho trẻ quan sát tranh mẫu. - Cô có bức tranh gì đây? + Con voi có những bộ phận gì? + Đầu voi có dạng hình gì? Sau đó vẽ tới bộ phận nào? + Thân con voi có dạng hình gì? + Con Voi còn có gì nữa? - Thế các con có muốn vẽ được con voi giống cô không? * Cô vẽ mẫu - Trước tiên cô vẽ đầu con voi là một hình tròn nhỏ, sau đó cô vẽ cái vòi của con voi, sau đó cô vẽ thân của con voi là một hình tròn to. Sau k hi vẽ thân xong cô sẽ vẽ 4 cái chân. + Con voi còn thiếu bộ phận gì? + Cô sẽ vẽ mắt, vẽ cái ngà voi và vẽ cái đuôi. Vậy là bức tranh của cô đã vẽ xong rồi để bức tranh đẹp cô sẽ tô màu cho bức tranh. - Cô mời trẻ về chỗ thực hiện. *Trẻ thực hiện + Cô bật nhạc bài hát “chú voi con ở bản đôn” khi trẻ vẽ. - Cô đi từng nhóm hướng dẫn trẻ cách vẽ, cô giúp đỡ những trẻ chưa thực hiện được. - C« bao qu¸t, híng dÉn trÎ ®Ó trÎ hoµn thiÖn ®îc s¶n phÈm. * Trưng bày sản phẩm - Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày sản phẩm của mình. - Cô nhận xét chung. + Con thích nhất bài nào? + Vì sao con thích? + Mời một trẻ tự giới thiệu về bài vẽ của mình. - Cô nhận xét sản phẩm, động viên, khuyến khích những trẻ chưa thực hiện được. - Giáo dục: trẻ biết yêu quý và giữ gìn sản phẩm của mình làm ra. 3. Kết thúc: Cả lớp hát bài hát “Đố bạn” và đi về góc chơi. *Lưu ý: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_chu_de_dong_vat.docx