Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ điểm: Gia Đình. Đề tài: Làm quen chữ cái e, ê - Năm học 2022-2023 - Đặng Mỹ Thanh

 I. Mục tiêu

- Trẻ nhận dạng được chữ cái e,ê. Phát âm đúng, chính xác các chữ cái: e, ê.

- Rèn cho trẻ kĩ năng chú ý, phát triển ngôn ngữ và ghi nhớ có chủ định.

- Giáo dục trẻ trật tự trong giờ học, biết được các thành viên trong gia đình.

 II/ Chuẩn bị:

- Ngoài tiết hoc: Cho trẻ làm quen chữ cái e, ê. Trẻ thuộc và chơi một số bài hát trò chơi trong chủ điểm gia đình

- Trong tiết học: Giáo án Powerpoint , Tranh ảnh, máy tính.

III/ Cách tiến hành

 Hoạt động 1: Bé múa cùng cô:

- Cô và trẻ cùng vận động bài hát “ Nhà mình rất vui”

- Các con vừa múa bài hát gì?

- Trong bài hát có nhắc đến ai?

- Bạn nào kể cho cô nghe thành viên của gia đình mình nè?

- Ở nhà chúng mình thường làm gì để giúp đỡ ông bà, cha mẹ của mình?

- Trong gia đình chúng ta phải biết yêu thương giúp đỡ những người thân trong gia đình. Phải ngoan ngoãn nghe lời ông bà, cha mẹ.

- Cho trẻ đọc từ dưới tranh ( Mẹ bế bé)

- Cho trẻ đếm xem có bao nhiêu chữ cái .

- Cô hỏi trẻ những chữ cái đã học, giới thiệu nhóm chữ e, ê.

Hoạt động 2 : Chữ cái xinh

* Tìm hiểu chữa cái: e, ê, Phát âm:

- Đây là chữ cái e

- Cô đọc mẫu cho trẻ nghe.

- Cho lớp, tổ, nhóm, cá nhân đọc. Cô chú ý trẻ dân tộc.

- Cô chú ý xem trẻ đọc, động viên trẻ đọc đúng.

* Giới thiệu cấu tạo chữ cái

- Cô hỏi trẻ chữ cái e được cấu tạo như thế nào? Có mấy nét.

 + Chữ e được cấu tạo bởi 2 nét:1 nét ngang và 1 nét cong tròn không khép kín

- Giới thiệu chữ cái e viết thường và chữ e in hoa.

* Tìm hiểu chữ cái ê. Phát âm:

- Đây là chữ cái ê

- Cô đọc mẫu cho trẻ nghe.

 

docx2 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ điểm: Gia Đình. Đề tài: Làm quen chữ cái e, ê - Năm học 2022-2023 - Đặng Mỹ Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 
CHUYÊN ĐỀ TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
 Ngày 28 Tháng 10 Năm 2022
Nội dung: Làm quen chữ cái e,ê
Chủ điểm: Gia Đình
 Lứa tuổi: 5-6 tuổi
Giáo viên: Đặng Mỹ Thanh
 I. Mục tiêu
- Trẻ nhận dạng được chữ cái e,ê. Phát âm đúng, chính xác các chữ cái: e, ê.
- Rèn cho trẻ kĩ năng chú ý, phát triển ngôn ngữ và ghi nhớ có chủ định. 
- Giáo dục trẻ trật tự trong giờ học, biết được các thành viên trong gia đình.
 II/ Chuẩn bị:
- Ngoài tiết hoc: Cho trẻ làm quen chữ cái e, ê. Trẻ thuộc và chơi một số bài hát trò chơi trong chủ điểm gia đình
- Trong tiết học: Giáo án Powerpoint , Tranh ảnh, máy tính.
III/ Cách tiến hành
 Hoạt động 1: Bé múa cùng cô:
Cô và trẻ cùng vận động bài hát “ Nhà mình rất vui”
Các con vừa múa bài hát gì?
Trong bài hát có nhắc đến ai?
Bạn nào kể cho cô nghe thành viên của gia đình mình nè?
Ở nhà chúng mình thường làm gì để giúp đỡ ông bà, cha mẹ của mình?
Trong gia đình chúng ta phải biết yêu thương giúp đỡ những người thân trong gia đình. Phải ngoan ngoãn nghe lời ông bà, cha mẹ.
Cho trẻ đọc từ dưới tranh ( Mẹ bế bé)
Cho trẻ đếm xem có bao nhiêu chữ cái .
Cô hỏi trẻ những chữ cái đã học, giới thiệu nhóm chữ e, ê.
Hoạt động 2 : Chữ cái xinh
* Tìm hiểu chữa cái: e, ê, Phát âm:
- Đây là chữ cái e
- Cô đọc mẫu cho trẻ nghe.
- Cho lớp, tổ, nhóm, cá nhân đọc. Cô chú ý trẻ dân tộc.
- Cô chú ý xem trẻ đọc, động viên trẻ đọc đúng.
* Giới thiệu cấu tạo chữ cái
- Cô hỏi trẻ chữ cái e được cấu tạo như thế nào? Có mấy nét.
 + Chữ e được cấu tạo bởi 2 nét:1 nét ngang và 1 nét cong tròn không khép kín
- Giới thiệu chữ cái e viết thường và chữ e in hoa.
* Tìm hiểu chữ cái ê. Phát âm:
- Đây là chữ cái ê
- Cô đọc mẫu cho trẻ nghe.
- Cho lớp, tổ, nhóm, cá nhân đọc. Cô chú ý trẻ dân tộc.
- Cô chú ý xem trẻ đọc, động viên trẻ đọc đúng.
* Giới thiệu cấu tạo chữ cái
- Cô hỏi trẻ chữ cái ê được cấu tạo như thế nào? .
- Cô chuẩn xác lại: cấu tạo chữ cái ê gồm 1 nét ngang và 1 nét cong tròn không khép kín, có mũ ở trên đầu
- Giới thiệu chữ cái ê viết thường và chữ in hoa.
* So sánh chữ e, ê
- Giống nhau: 1 nét ngang và 1 nét cong tròn không khép kín 
- Khác nhau: 
 + Chữ e không có mũ trên đầu, chữ ê có mũ trên đầu.
Hoạt động 3: Trò chơi
* Vòng quay may mắn 
* Cho trẻ chơi trò chơi tìm đúng chữ và phát âm.
- Luật chơi: Khi nghe hiệu lệnh hết giờ thì các bạn phải giơ kết quả mình đã chọn lên và phát âm to chữ cái mình đã chọn và đặc biệt lưu ý là không được thay đổi kết quả.
- Cách chơi: Cô chuẩn bị cho mỗi trẻ một cái rổ có chứa các chữ cái. Khi cô quay vong quay may mắn kim vòng quay dừng lại ở chữ cái nào thì các bạn đưa chữ cái đó lên và phát âm chữ cái mình vừa chọn. cô kiểm tra kết quả. 
 *Trò chơi ai nhanh hơn
- Luật chơi: Mỗi lượt chơi mỗi đội chỉ được 1 người chạy lên.
- Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội thi với nhau, khi nghe hiệu lệnh của cô trẻ đầu hàng của hai đội chạy lên gạch chân chữ cái e hoặc ê trong bài thơ cô đã chuẩn bị sẵn. Đội nào gạch chân được nhiều và đúng chữ cái cô yêu cầu sẽ là đội thắng cuộc
*Tìm chữ cái trong tiếng.
- Luật chơi: Mỗi nhóm chỉ được bốc một câu hỏi.
- Cách chơi: Cô chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ mời đại diện của từng nhóm lên bóc thăm câu hỏi, trong mỗi câu hỏi có các từ khác nhau, mỗi đội suy nghĩ và tìm ra chữ cái e, ê nằm trong tiếng nào, mỗi câu hỏi cho nhiều trẻ trả lời. Bạn nào trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được cô tặng cho một bông hoa.
Hoạt động 4: Kết thúc : Cho trẻ chơi trò chơi “ Rồng rắn lên mây”
 GIÁO VIÊN

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_chu_diem_gia_dinh_de_tai_lam_quen_chu.docx
Giáo Án Liên Quan