Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ điểm: Nước và hiện tượng tự nhiên - Chủ đề nhánh: Nước - Môn: Khám phá khoa học - Đề tài: Khám phá về nước
1. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ biết đặc điểm, tính chất ( Không màu, không mùi, không vị ), về trạng thái (rắn lỏng khí ) của nước, biết tính đổi màu, vị, sự chìm nổi của vật khi ở trong nước .
* Kỷ năng
- Rèn luyện và phát triển và khả năng quan sát, chú ý tư duy và khả năng ghi nhớ có chủ định.
*Thái độ
- Tham gia hoạt động tích cực, qua hoạt động giáo dục trẻ yêu quý nước và bảo vệ nguồn nước.
2. Chuẩn bị:
- Máy vi tính .
- Các thể của nước : Lỏng, rắn, khí
- Bình nước sôi, nước lọc, bột
- Một số đồ vật làm thí nghiệm : Sỏi, quả bóng, .
- Ly nhựa và muỗng để trẻ làm thí nghiệm
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ( Thao giảng đợt 2 năm học 2015-2016) Chủ điểm : Nước và hiện tượng tự nhiên Chủ đề nhánh : Nước Môn : Khám phá khoa học Đề tài : Khám phá về nước Lớp : Lá 2 Người dạy : Nguyễn Thị Hiền ( 25-05-1986 ) Thời gian : 30-35 phút Ngày dạy : 03 / 03 / 2016 1. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết đặc điểm, tính chất ( Không màu, không mùi, không vị ), về trạng thái (rắn lỏng khí ) của nước, biết tính đổi màu, vị, sự chìm nổi của vật khi ở trong nước . * Kỷ năng - Rèn luyện và phát triển và khả năng quan sát, chú ý tư duy và khả năng ghi nhớ có chủ định. *Thái độ - Tham gia hoạt động tích cực, qua hoạt động giáo dục trẻ yêu quý nước và bảo vệ nguồn nước. 2. Chuẩn bị: - Máy vi tính . - Các thể của nước : Lỏng, rắn, khí - Bình nước sôi, nước lọc, bột - Một số đồ vật làm thí nghiệm : Sỏi, quả bóng, . - Ly nhựa và muỗng để trẻ làm thí nghiệm 3. Phương pháp: - Đàm thoại, quan sát,luyện tập. 4. Tiến hành hoạt động: a.Ổn định : - Cho cả lớp hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với ”. - Trò chuyện: + Các con vừa hát bài gì? + Bài hát nói về điều gì? Mưa + Vậy ngoài nước mưa ra các con còn biết những nguồn nước gì nữa ? Trẻ kể -Cô kết luận : Ngoài nước mưa ra còn có một số nguồn nước khác nữa như nước sông, nước suối, nước ao hồ, nước giếng, nước máy, nước biển nữa đấy. ? Cô cho trẻ xem hình ảnh + Vậy các con biết gì về đặc điểm tính chất của nước nào ?Và để các con hiểu rõ hơn về đặc điểm tính chất của nước giờ học hôm nay cô cháu mình cùng khám phá về nước nhé. b. Nội dung: Hoạt động 1: Khám phá về nước . * Tính chất của nước + Cô cho trẻ quan sát ly nước . - Cô có gì đây ? Ly nước. Lớp đọc ( Ly nước) - Cô mời một trẻ lên uống nước - Con có nhận xét gì về mùi vị của ly nước này nào ? - Cô kết luận : Nước không màu không mùi không vị. Nếu nước có màu có mùi là nước ô nhiễm chúng ta không được sử dụng. * Tính đổi màu của nước - Các con à nước có tính đổi màu khi tap ha nước với một chất nào đó có màu - Cô làm thí nghiệm - Cô pha nước với bột cam nước chuyển sang màu cam. * Nước có tính đổi vị - Nước có tính đổi vị khi pha với chất có vị - Cô làm thí nghiệm - Pha nước với muối cho trẻ nếm - Con có nhận xét gì về vị của ly nước nào? Nước có vị mặn * Nước có tính hòa tan - Có một số chất tan trong nước nhưng có một số chất không tan trong nước - Cô làm thí nghiệm pha nước với đường thì ta thấy đường tan trong nước - Cô làm thí nghiệm 2 nước pha với gạo thì các con thấy như thế nào? Gạo không tan trong nước * Hình dạng của nước - Hình dạng của nước còn phụ thuộc vào vật chứa nước - Cô cho trẻ xem một số vật chứa nước khác nhau) * Nước ở dạng rắn - Các con à nước ở nhiệt độ thấp thì nước như thế nào? Trạng thái rắn - Cô cho trẻ sờ vào khay đá và hỏi trẻ con thấy khi nước đóng thành khối thì nước như thế nào? Lạnh - Cô kết luận : Nước thường ở trạng thái lỏng, nhưng khi ở nhiệt độ thấp (Cho vào ngăn lạnh làm đá) thì nước ở trạng thái rắn (đá). * Tìm hiểu về sự bay hơi và sự ngưng tụ của nước. - Vậy ở nhiệt độ cao thì nước như thế nào? Bay hơi - Cô cho trẻ quan sát sự bay hơi của nước . - Khi nước nóng được rót vào cốc các con thấy điều gì? - Khi nước đang bay hơi cô đặt lên trên 1 tờ bìa thì thấy hiện tượng gì? * Cô kết luận: Khi nước nóng ta thấy rất rõ nướcc bay hơi, khi đặt lên trên 1 tờ bìa thì ta thấy có nhiều giọt nước ở phía mặt dưới của tờ bìa. Đây gọi là sự ngưng tụ của nước. * Sự chìm nổi của vật khi vật ở trong nước - Các con có nhận xét gì khi cô thả viên sỏi vào nước ( Viên sỏi chìm) - Các con có nhận xét gì khi cô bỏ quả bóng vào nước ( Bóng nổi) - Các con à nước có thể làm cho một số vật nổi và cũng làm cho một số vật chìm. * Tìm hiểu về vòng tuần hoàn của nước: Nước bốc hơi bay lên cao à tụ lại thành mây à mây gặp lạnh tạo thành mưa à mưa rơi xuống sông, hồ chạy ra biển à nước lại bốc hơi... * Ích lợi của nước - Các con thấy nước có ích lợi gì với chúng ta ? Cô cho trẻ xem thêm hình ảnh nước có thể phục vụ sinh hoạt hàng ngày dùng để ăn rửa, tắm giặt, phục vụ sản xuất, tưới cho cây cối, làm nước uống cho các con vật - Nếu không có nước chuyện gì sẽ xảy ra nào ? Cây cối không phát triển được nếu không có nước kéo dài cây cối sẽ chết . - Cô cho trẻ xem hình ảnh - Nếu có nước mà nguồn nước bị ô nhiễm thì chuyện gì sẽ xảy ra ? Con vật sẽ chết con người không có nước sinh hoạt - Vậy để nguồn nước không bị ô nhiễm thì chúng ta phải làm gì ? Bảo vệ nguồn nước không vứt rác bừa bãi những nơi có nguồn nước Lớp đọc bài đồng dao Lạy trời mưa xuống Lấy nước tôi uống Lấy ruộng tôi cày Lấy đầy bát cơm Lấy rơm đun bếp Hoạt động 2: Trò chơi 1: Thi xem ai nhanh * Cách chơi : Cô chia làm hai đội chơi lên tìm tranh về vòng tuần hoàn của nước gắn đúng theo thứ tự về vòng tuần hoàn của nước sau khi kết thúc trò chơi đội nào gắn đúng và nhanh thì sẽ chiến thắng. * Trò chơi 2: Bé làm thí nghiệm Lớp cùng chơi trò chơi : “ Trời mưa” Trò chơi : Chia trẻ thành 3 nhóm làm thí nghiệm - Nhóm 1: Làm thí nghiệm không màu chuyển sang có màu - Nhóm 2: Làm thí nghiệm vật chìm và vật nổi trong nước . - Nhóm 3: Tan trong nước và không tan trong nước - Cô nhận xét và tuyên dương trẻ, động viên khuyến khích trẻ. c. Kết thúc hoạt động: - Trò chơi “ Vắt nước chanh”
File đính kèm:
- GIÁO ÁN KHÁM PHÁ VỀ NƯỚC.doc