Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ điểm: Quê hương đất nước Bác Hồ - Chủ đề nhánh: Quê hương làng xóm - Môn: Phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Thơ “Hạt gạo làng ta”

1. Mục đích yêu cầu:

a. Kiến thức:

-Trẻ nhớ tên bài thơ, biết tên tác giả hiểu nội dung bài thơ?

-Trẻ hiểu được trong bài thơ muốn giáo dục trẻ điều gì?

- Cảm nhận được âm điệu nhịp nhàng vừa phải của bài thơ.

b. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm.

- Rèn kĩ năng sử dụng câu và trả lời các câu hỏi mà cô đưa ra.

c. Phát triển:

- Phát triển trí tưởng tượng, ghi nhớ có chủ định

- Phát triển ngôn ngữ.

d. Thái độ :

- Giáo dục trẻ biết yêu quý bố mẹ, bác nông dân đã vất vả làm ra hạt gạo.

2. Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ bài thơ.

- Tranh chữ to bài thơ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ điểm: Quê hương đất nước Bác Hồ - Chủ đề nhánh: Quê hương làng xóm - Môn: Phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Thơ “Hạt gạo làng ta”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 
 ( Đánh giá quyết định không hai năm học 2015-2016) 
 Chủ điểm : Quê hương đất nước Bác Hồ
 Chủ đề nhánh : Quê hương làng xóm 
 Môn : Phát triển ngôn ngữ 
 Đề tài : Thơ “ Hạt gạo làng ta ” 
 Lớp : Lá 2 
 Người dạy : Nguyễn Thị Hiền ( 25-05-1986 ) 
 Thời gian : 30-35 phút 
 Ngày dạy : 16 / 04 / 2016
1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
-Trẻ nhớ tên bài thơ, biết tên tác giả hiểu nội dung bài thơ?
-Trẻ hiểu được trong bài thơ muốn giáo dục trẻ điều gì?
- Cảm nhận được âm điệu nhịp nhàng vừa phải của bài thơ.
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm.
- Rèn kĩ năng sử dụng câu và trả lời các câu hỏi mà cô đưa ra.
c. Phát triển:
- Phát triển trí tưởng tượng, ghi nhớ có chủ định
- Phát triển ngôn ngữ.
d. Thái độ :
- Giáo dục trẻ biết yêu quý bố mẹ, bác nông dân đã vất vả làm ra hạt gạo...
2. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài thơ.
- Tranh chữ to bài thơ.
3. Phương pháp:
- Đọc thơ diễn cảm, đàm thoại, luyện tập
4. Thực hiện:
a. Ổn định:
- Cho trẻ hát bài hát: ( Quê hương tươi đẹp).
- Bài hát nói về điều gì các con ?
- Đồng lúa ntn?
- Đồng lúa xanh do bàn tay ai làm ra?
- À! Đúng rồi! Do bàn tay các bác nông dân làm ra hạt lúa , hạt gạo các bác nông dân làm vất vả để có được hạt gạo cho chúng ta ăn . Vì vậy các con phải biết yêu quý các bác nông dân nhớ chưa. Để biết được rõ hơn về nổi vất vả của những người mẹ, người nông dân khi làm ra hạt lúa hạt gạo như thế nào? Hôm nay cô sẽ dạy cho lớp mình bài thơ “Hạt gạo làng ta” của tác giả Trần Đăng Khoa các con chú ý lắng nghe cô đọc nhé .
b. Nội dung.
Hoạt động 1: Nghe cô đọc thơ.
- Cô đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe lần 1
* Cô giảng nội dung : Bài thơ " Hạt gạo làng ta của tác giả Trần đăng Khoa. Đã cho chúng ta thấy được sự vất vả của người mẹ và các bác nông dân đã chịu khó, chịu khổ dưới nắng mưa, sương gió , mỗi hạt thóc hạt gạo làm ra không chỉ mang nặng công ơn của các bác nông dân mà còn mang nặng trong đó cả niềm vui của người lao động làm ra hạt thóc, hạt gạo cho mọi người . Vì vậy khi ăn các con nhớ ăn hết khẩu phần của mình, không làm rơi vải hạt cơm xuống đất nhớ chưa. 
- Cô đọc thơ trẻ nghe lần 2, kết hợp tranh minh hoạ. 
* Cô đàm thoại + trích dẫn+ giải thích từ khó.
- Cô vừa cho lớp mình đọc bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Bài thơ miêu tả hạt gạo làng ta có vị gì?
- Hạt gạo còn mang hương thơm gì nữa?
- Hạt gạo còn mang ngọt bùi ntn?
- Những câu thơ nào nói về điều đó?
- À đúng rồi! Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nói:
 “ Hạt gạo làng ta
 Có vị phù sa
 Của sông kinh thầy
 Có hương sen thơm 
 Trong hồ nước đầy
 Có lời mẹ hát
 Ngọt bùi hôm nay”
- Để làm ra hạt gạo người nông dân đã vất vả như thế nào?
- Những câu thơ nào nói lên sự vất vả của người nông dân?
 “ Hạt gạo làng ta
 Có bão thang bảy
 Có mưa tháng ba
 Giọt mồ hôi sa
 Những trưa tháng sáu
 Nước như ai nấu 
 Chết cả cá cờ
 Cua ngoi lên bờ
 Mẹ em xuống cấy”.
- Các con thấy tâm trạng của người nông dân như thế nào khi làm việc trên đồng( Tuy cực khổ nhưng vẫn vui vẻ đúng không nào).
- Thời tiết có những trận mưa to tháng 3, bão tháng 7, vào trời tháng 6 nắng nóng, nước dưới ruộng như ai nấu lên, chết cả cá cờ, cua chịu không nổi cua ngoi lên bờ, thế mà mẹ em và bác nông dân lặn lội xuống cấy. 
- Vậy con có yêu quý các bác nông dân không?
- Các cháu sẽ làm gì để biết ơn các bác nông dân? ( Học giỏi ngoan nghe lời cô, và ăn hết suất của mình , không làm rơi vãi hạt cơm xuống đất).
Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ.
- Cả lớp đọc thơ cùng cô.
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ cùng cô.
- Cô khuyến khích, động viên trẻ, hướng dẫn trẻ đọc diễn cảm.
Hoạt động 3 “ Trò chơi”
a. Trò chơi: “Thi xem đội nào nhanh”
+ Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội đi theo đường dích dắc lên sắp xếp tranh theo đúng trình tự làm ra hạt gạo: (Cày đất- gieo mạ- cấy lúa- lúa chín- gặt lúa- đập lúa- phơi thóc- xay thóc- giã gạo). trong cùng một thời gian đội nào xếp nhanh đội đó sẽ thắng cuộc. 
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
c. Kết thúc hoạt động : 
- Đọc thơ " Hạt gạo làng ta"

File đính kèm:

  • docGIAO ÁO ÁN THƠ ẢNH BÁC.doc
Giáo Án Liên Quan