Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ điểm: Tết – mùa xuân - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Dạy trẻ kể chuyện: Sự tích ngày tết
I.Mục đích – yêu cầu:
-Trẻ nhớ tên câu chuyện “ Sự tích ngày tết”, tên các nhân vật trong truyện ( nhà vua, sứ giả, thần sông, thần biển, thần núi, thần mặt trời, bà cụ), hiểu nội dung câu chuyện ( Nhờ sứ giả gặp các vị thần và bà lão giúp nhà vua nghĩ ra cách tính tuổi cho con người, để tưởng nhớ đến bà lão nhà vua tổ chức ngày hội mỗi khi hoa đào nở và ngày hội đó gọi là ngày tết) và kể lại chuyện dưới sự giúp đỡ của cô.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ và kể lại chuyện với sự giúp đỡ của cô, trả lời được các câu hỏi của cô, trả lời tròn câu.
- Giáo dục trẻ biết và yêu thích ngày tết cổ truyền của dân tộc.
II.Chuẩn bị:
- Bài hát “ Sắp đến tết rồi”
- Mô hình truyện “ Sự tích ngày tết”
- 2 tập truyện: “Sự tích ngày tết”
III. Phương pháp – biện pháp:
- Phương pháp chủ đạo: Kể diễn cảm, đàm thoại, thực hành
- Biện pháp kết hợp: Chỉ dẫn, động viên, khuyến khích.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VẠN NINH TRƯỜNG MẦM NON VẠN THẠNH ¶¶¶¶¶ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Chủ điểm : Tết – Mùa xuân Lĩnh vực : Phát triển ngôn ngữ Đề tài : Dạy trẻ kể chuyện: Sự tích ngày tết Độ tuổi : 3 – 4 tuổi Thời gian : 20 - 25 phút Giáo viên : Nguyễn Thi Xuân Khoan Ngày thực hiện : 21/01/2016 Năm học: 2015 - 2016 I.Mục đích – yêu cầu: -Trẻ nhớ tên câu chuyện “ Sự tích ngày tết”, tên các nhân vật trong truyện ( nhà vua, sứ giả, thần sông, thần biển, thần núi, thần mặt trời, bà cụ), hiểu nội dung câu chuyện ( Nhờ sứ giả gặp các vị thần và bà lão giúp nhà vua nghĩ ra cách tính tuổi cho con người, để tưởng nhớ đến bà lão nhà vua tổ chức ngày hội mỗi khi hoa đào nở và ngày hội đó gọi là ngày tết) và kể lại chuyện dưới sự giúp đỡ của cô. - Rèn kỹ năng ghi nhớ và kể lại chuyện với sự giúp đỡ của cô, trả lời được các câu hỏi của cô, trả lời tròn câu. - Giáo dục trẻ biết và yêu thích ngày tết cổ truyền của dân tộc. II.Chuẩn bị: - Bài hát “ Sắp đến tết rồi” - Mô hình truyện “ Sự tích ngày tết” - 2 tập truyện: “Sự tích ngày tết” III. Phương pháp – biện pháp: - Phương pháp chủ đạo: Kể diễn cảm, đàm thoại, thực hành - Biện pháp kết hợp: Chỉ dẫn, động viên, khuyến khích. -IV.Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *Hoạt động 1: Kể chuyện “ Sự tích ngày tết” -Cô cùng trẻ hát và vận động theo bài hát “ Sắp đến tết rồi” +Bài hát có tên là gì? +Các con có nhớ câu chuyện gì cũng nói về ngày tết không? -Dẫn dắt và kể truyện “Sự tích ngày tết” cho trẻ nghe kết hợp mô hình rối que. Trò chuyện : +Cô vừa kể câu chuyện gì? +Trong câu chuyện có những nhân vật nào? +Vị thần đầu tiên sứ giả gặp là ai? +Thần sông nói như thế nào? +Thần biển thì nói những gì với đoàn sứ giả? +Đoàn xứ giả tiếp tục đến gặp ai? +Thần núi nói như thế nào? +Đoàn xứ giả thất vọng ra về rồi họ đã gặp ai? +Bà lão nói những gì? +Nhà vua nghĩ ra cách tính tuổi như thế nào? +Nhớ đến bà lão nhà vua đã ban lệnh gì? +Ngày hội đó mọi người gọi là ngày gì? -Cô khái quát và giáo dục trẻ biết và yêu thích ngày tết cổ truyền của dân tộc. *Hoạt động 2: Trẻ kể chuyện “ Sự tích ngày tết” -Cô dẫn dắt và chia trẻ làm 2 nhóm tập kể chuyện -Trong quá trình trẻ kể cô quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ kể. -Mời trẻ lên kể chuyện, cô hướng dẫn giúp đỡ trẻ kể. -Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. -Kết thúc hoạt động -Trẻ hát và vận động cùng cô -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ nghe cô kể chuyện “Sự tích ngày tết” - Sự tích ngày tết -Trẻ trả lời tên các nhân vật trong câu chuyện. -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe. -Trẻ về nhóm tập kể chuyện “ Sự tích ngày tết” -Trẻ kể chuyện - Trẻ lắng nghe.
File đính kèm:
- Ke_chuyen_Su_tich_ngay_tet.doc