Giáo án mầm non lớp lá - Chủ điểm: Thế giớ động vật - Nhánh III: Động vật sống dưới nước

- Cô đón trẻ vào lớp nhẹ nhàng, tươi cuời dỗ dành trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ. Huớng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, trò truyện với trẻ về động vật sống dưới nước.

- TDS: Cho trẻ đi vòng quanh sân tập đi thường, đi nhanh, đi chậm, đi kiễng gót bàn chân sau đó về hàng.

+ Hô hấp : Làm động tác “Gà gáy”

+ Động tác tay: Hai tay đưa ra hai bên, gập tay vào trước ngực. (2lx8n)

+ Động tác chân: Hai đầu gối khụy tay đưa về phía trước. (2lx8n)

+ Động tác bụng: Chân thẳng cúi người, hai tay thẳng xuống mũi bàn chân. (2lx8n)

+ Động tác bật: Bật chụm chân và tách chân. (2lx8n)

- Điểm danh: Cô gọi từng tên trẻ để trẻ trả lời.

 

docx21 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ điểm: Thế giớ động vật - Nhánh III: Động vật sống dưới nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN III
 CHỦ ĐIỂM: Thế giớ động vật
 NHÁNH III: Động vật sống dưới nước
 Thời gian thực hiện ngày 28/12-1/1/2016
	 Giáo viên thực hiện: Trần Thị Nhài	s
HOẠT ĐỘNG
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
* Đón trẻ
* Thể dục sáng
* Điểm danh
- Cô đón trẻ vào lớp nhẹ nhàng, tươi cuời dỗ dành trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ. Huớng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, trò truyện với trẻ về động vật sống dưới nước.
- TDS: Cho trẻ đi vòng quanh sân tập đi thường, đi nhanh, đi chậm, đi kiễng gót bàn chân sau đó về hàng.	
+ Hô hấp : Làm động tác “Gà gáy”
+ Động tác tay: Hai tay đưa ra hai bên, gập tay vào trước ngực. (2lx8n)
+ Động tác chân: Hai đầu gối khụy tay đưa về phía trước. (2lx8n)
+ Động tác bụng: Chân thẳng cúi người, hai tay thẳng xuống mũi bàn chân. (2lx8n)
+ Động tác bật: Bật chụm chân và tách chân. (2lx8n)
- Điểm danh: Cô gọi từng tên trẻ để trẻ trả lời.
Hoạt động học
 ÂM NHẠC 
- NDTT: Vỗ tay theo nhịp bài hát “Cá vàng bơi”. Nhạc và lời: Nguyễn Hà Hải.
- NDKH: 
+ Nghe hát: “Chị ong nâu và em bé”.
Nhạc và lời: Tân Huyền.
+ TC: “Ong đi tìm hoa”. 
KPKH
Tìm hiểu về một số con vật sống dưới nước (Con tôm, con cá, con cua) 
 LQ VỚI TOÁN 
So sánh chiều cao của 2 đối tượng.
 PTVĐ
- VĐCB: Bật tách chân, khép chân qua 5 ô .
- TCVĐ: Thả đỉa ba ba.
 LQVH
Dạy trẻ đọc thơ: ”Rong và cá”
Tác giả Phạm Hổ
Nghỉ tết dương lịch
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát cây xanh.
- TCVĐ : Cáo và thỏ
- Chơi tự do.
- Quan sát : Vườn rau của bé.
- TCVĐ: Chi chi chành chành.
- Chơi tự do với cát và nước.
- Quan sát: Thời tiết.
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột. 
- Chơi với đồ chơi ngoài trời.
 - Lao động: Quét lá dụng.
- Đọc thơ “Ong và bướm” cho trẻ nghe. 
- Chơi với đồ chơi ngoài trời.
Hoạt động góc
* Góc phân vai: Bán thức ăn cho con vật, .
- Chuẩn bị : Thức ăn cho các con vật, các con vật bằng nhựa.
- Kỹ năng: Trẻ giao tiếp tự nhiên với nhau trong khi chơi.
- Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia chơi, biết phối hợp với bạn trong khi chơi. 	
* Góc xây dựng: Xây dựng ao cá, vườn rau.
*Góc nghệ thuật:
- Tô màu con cá...
- Hát các bài hát về chủ điểm nhánh động vật sống dưới nước (Cá vàng bơi, tôm cua cá thi tài, chú ếch con...)
* Góc kỹ năng tự phục vụ: Cách sử dụng chổi quét rác trên khay, cách rót ướt bình sứ có vòi (bình nhỏ- rót ra bát)
*Góc học tập: 
- Chọn thức ăn cho các con vật, nối các con vật về môi trường sống.
- Đếm các con động vật sống rưới nước và xếp số tương ứng. 
Hoạt động chiều
- Ôn bài hát “Cá vàng bơi”
- Hướng dẫn trẻ chơi TC: “Làm nhanh nói đúng”.
- Cho trẻ tự do.
- Làm bài tập trong vở trò chơi học tập.
- Hướng dẫn TC : “Thả đỉa ba ba”.
- Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc.
- Cho trẻ làm quen bài thơ “Rong và cá”
- Cho trẻ xem TV.
- Chơi tự do.
- Cho trẻ làm quen cách vẽ con cá.
- Ôn bài thơ ”Rong và cá”.
- Cho trẻ chơi ở các góc.
Người lập kế hoạch Phụ trách CM
Trần Thị Nhài Trịnh Thi Lai
Thứ 2 ngày 28 tháng 12 năm 2015
 Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
 Cách tiến hành
 ÂM NHẠC
- NDTT: Vỗ tay theo nhịp bài hát “Cá vàng bơi”. Nhạc và lời: Nguyễn Hà Hải.
- NDKH: 
+ Nghe hát: “Chị ong nâu và em bé” 
Nhạc và lời: Tân Huyền.
+ TC: “Ong đi tìm hoa”. 
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát “Cá vàng bơi”.Nhạc và lời Nguyễn Hà Hải.
- Trẻ biết tên bài nghe hát “Chị ong nâu và em bé” của nhạc sĩ Tân Huyền.
- Trẻ biết cách vỗ tay theo nhịp bài hát “Cá vàng bơi”.
- Trẻ biết tên trò chơi và hiểu cách chơi trò chơi “Ong đi tìm hoa”.
- Trẻ hiểu nội dung bài hát “ Cá vàng bơi” .Bài nói về chú cá vàng rất đẹp chú bắt bọ gậy cho nước thêm sạch trong.
*Kỹ năng
- Trẻ hát thuộc lời, hát rõ lời và đúng giai điệu bài hát “Cá vàng bơi”của tác giả Nguyễn Hà Hải.
- Trẻ chơi được trò chơi “Ong đi tìm hoa”.
* Thái độ	
- Trẻ hứng thú với tiết học.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ những con vật sống dưới nước.
*Đồ dùng của cô:
Đài ghi nhạc bài hát "Cá vàng bơi", nhạc bài hát "Chú ếch con".
*Đồ dùng của trẻ:
- Dụng cụ âm nhạc:
Trống, phách, sắc xô
1.Ôn định tổ chức
- Các con lại đây với cô nào.Bây giờ cô và các con cùng đọc bài “Vè con cá nhé”.
- Các con ơi chúng mình vừa đọc bài vè nói về con gì nhỉ?
À đúng rồi, thế các con có nhớ bài hát gì hay cũng nói về con cá mà cô đẫ dạy chúng mình rồi không?
- Chúng mình cùng lắng nghe đoạn nhạc xem có đúng như chúng mình nói không nhé.
- Đoạn nhạc đó của bài hát nào?
- Đúng rồi đấy bây giờ cô mời tất cả chúng mình cùng hát bài hát “Cá vàng bơi”.Sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Hải Hà nhé!
2.Nội dung chính
a.NDTT: Vỗ tay theo nhịp bài hát "Cá vàng bơi" nhạc và lời Nguyễn Hà Hải.
- Cả lớp hát lại bài hát 1 lần 
- Cô hỏi tên bài hát, tên tác giả
- Chúng mình vừa hát bài hát Cá vàng bơi rất là hay.Để bài hát được hay hơn chúng ta sẽ vỗ đệm cho bài hát này.
Các con có thích không? 
*Cô làm mẫu
- Vậy bây giờ chúng mình cùng quan sát, lắng nghe cô hát và vỗ tay nhé!
- Lần 1: Cô hát và vỗ tay theo nhịp (không nhạc).
Các con hãy nghe và quan sát thật tinh xem cô vỗ tay vào tiếng nào đầu tiên nhé!
- Lần 2: Cô hát và vỗ tay nhịp (có nhạc).
- Cô bắt đầu vỗ tay vào tiếng nào?
- Đúng rồi cô bắt đầu vỗ tay vào tiếng “hai” sau đó vào tiếng “xinh” cứ như vậy cô vỗ nhịp nhàng đến hết bài hát.
* Trẻ tập vỗ tay theo nhịp
Bây giờ chúng mình cùng cô vỗ tay theo nhịp theo giai điệu bài hát này nhé!
- Lần 1: Cả lớp vỗ tay cùng cô(không nhạc)từ đầu đến hết bài hát.Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Lần 2; Cả lớp vỗ tay cùng cô(có nhạc).
Tùy theo khả năng của trẻ cô cho cả lớp hát và vỗ tay thêm 1-2 lần.
- Lần lượt từng tổ đứng dậy vỗ tay cùng cô.
- Nhóm các bạn trai chọn nhạc cũ mà mình thích để gõ theo nhịp.
- Nhóm bạn gái lên chọn nhạc cụ mà mình thích để gõ theo nhịp.
-Mời 2 nhóm 5 trẻ lên vỗ đệm (sử dụng nhạc cụ).
- Mời 1 trẻ lên vỗ đệm (sử dụng nhạc cụ).
Cả lớp vỗ đệm lại cùng cô 1 lần.
* Nghe hát bài “Chị ong nâu và em bé” nhạc và lời Tân Huyền.
Cô B đóng làm chị ong nâu xuất hiện: Chị ong nâu xin chào tất cả các em.Các em ơi các em đang học gì mà vui thế?
Cô A:
Các con ơi hôm nay lớp mình rất là vui khi có chị ong nâu đến thăm đúng không và để chào đón chị ong nâu đến thăm lớp mình thì cô sẽ hát tặng chị ong nâu và tất cả các con một bài hát đó là bài “Chị ong nâu và em bé” sáng tác của nhạc sĩ Tân Huyền.
- Lần 1: Cô hát, biểu diễn thể hiện sắc thái biểu cảm tươi vui nhí nhảnh. 
+ Hỏi trẻ vừa hát bài hát gì?
+ Tác giả là ai?
- Lần 2: Cô múa minh họa cùng chị ong nâu.
+ Hỏi trẻ vừa hát bài hát gì?
+ Tác giả là ai?
- Lần 3: Cô cho trẻ nghe cô ca sĩ hát 
* Tc âm nhạc: “Ong đi tìm hoa”
Các con ơi các con có biết chị Ong hàng ngày làm công việc gì không?
- Hàng ngày chị Ong chăm chỉ đi tìm những bong hoa để lấy mật đấy.Và hôm nay chúng mình sẽ chơi 1 trò chơi bắt chước các chị Ong đi tìm hoa nhứ!
- Cô mời chúng mình đứng dậy nắm tay nhau đứng thành vòng tròn.
- Cách chơi và luật chơi: Cô mời 1 bạn lên đội mũ chop kín.Cô sẽ để bong hoa ở sau lưng mọt bạn, khi bỏ mũ ra thì nhiệm vụ của bạn lên chơi là phải đi tìm được bong hoa dưới sự hướng dẫn của các bạn trong lớp. Khi ạn ở xa chỗ để túi mật thì cả lớp hát nhỏ còn khi bạn đến càng gần túi mật thì cả lớp hát to dần lên, nếu bạn tìm được bông hoa thì bạn đó sẽ giành chiens thắng nếu không tìm thấy sẽ phải nháy lò cò.
 Trẻ chơi 3-4 lần 
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Cô cho trẻ cho trẻ chơi
- Kết thúc cô nhận xét.
3. Kết thúc:
Cô củng cố lại bài học, khuyến khích động viên trẻ.
KPKH
Tìm hiểu một số con vật sống dưới nước (con cá, con tôm, con cua)
* Kiến thức: 
- Trẻ gnhận biết tên gọi, ích lợi đặc điểm vận động, môi trường sống của một số loài động vật sống dưới nước: Tôm, cua..
* Kỹ năng :
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
- Phát triển khả năng quan sát, so sánh, phân biệt nhanh về đặc điểm cấu tạo của các con vật sống dưới nước.
 * Thái độ :
- Trẻ hứng thú tham gia giờ học.
- Giáo dục trẻ biết động vật sống dưới nước là nguồn hải sản, thực phẩm có giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe của con người.Có ý thức bảo vệ nguồn hải sản.
*Đồ dùng của cô:
- Cô và trẻ sưu tầm về một số câu đố, bài hát về các con vật sống dưới nước
- Tranh ảnh vẽ về các con vật sống dưới nước
- Tranh lô tô về các con vật sống dưới nước.
*Đồ dùng của trẻ: 
 - Ghế ngồi đủ cho trẻ. 
- Trẻ ngồi hình chữ U
- Lô tô các con vật.
1.Ôn định tổ chức: 
- Cô và trẻ hát và vận động theo bài “Cá vàng bơi”.Cô trò truyện với trẻ:
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nhắc đến con vật nào?
Cá vàng sống ở đâu?
Ngoài con cá vàng trong bài hát ra thì các con các con còn biết con vật gì sống dưới nước nữa?
Ngoài cá vàng ra bạn nào ra bạn nào cho cô biết còn có những con vật nào sống dưới nước nữa?
Ngoài cá vàng ra còn có rất nhiều các loài động vật cũng sống ở dưới nước nữa.Muốn biết đó là những loài động vật nào có đặc điểm gì hôm nay cô và cả lớp cùng tìm hiểu về một số loài vật sống dưới nước nhé!
2. Nội dung chính
- Nhưng trước hết các con lắng nghe cô đố và đoán xem đây là con vật gì.
* Tìm hiểu về con Tôm
 “Thân gần đầu
 Râu gần mắt
 Lưng còng co quắp
 Mà bơi rất tài?” (con Tôm)
-Đố các con biết đó là con gì?
- Cô cho trẻ quan sát con tôm
- Con tôm có những bộ phận gì?
>Con tôm có những chân nhỏ dài ở gần đầu, râu gần mắt, lưng thì cong tôm bơi thụt lùi nhưng bơi rất giỏi.
* Tìm hiểu về con cua
- Các con tiếp tục lắng nghe cô đố nhé.
 “Con gì tám cẳng 2 càng
 Chẳng đi mà lại bò ngang suốt đời”.
-Cô cho trẻ quan sát con cua
- Con cua có những bộ phận gì?
- Cô cho trẻ đếm càng cua
>Con cua có 8 cẳng 2 càng, có mai rất cứng cua nấu ăn rất ngon và bổ.
*So sánh cá và tôm .
- Giống nhau: Đều là động vật sống trong rừng và có 4 chân, đều biết làm siếc.
- Khác nhau: Con voi có vòi và ngà còn con hổ và khỉ không có, hổ thích ăn thịt các loại động vật khác, còn voi và khỉ thì không.
*Tô và cua:
* Mở rộng: Tất cả các con vật này đều sống dưới nước nên gọi là động vật sống dưới nước, động vật này đều có ích cho con người là nguồn thức ăn có nhiều chất đạm cung cấp cho cơ thể con người.Các con phải biết chăm sóc và bảo vệ chúng để cho chúng lớn cho các con ăn hàng ngày nhé!
* Trò chơi luyện tập:
* TC 1 : Thi xem ai nhanh
- Cô nói đặc điểm trẻ đoán tên con vật.
* TC 2: Đi theo đường hẹp mang các con vật về chuồng.
- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi
- Cô cho trẻ chơi, khi chơi cô chú ý sửa cho trẻ.
- Kết thúc cô nhận xét.
* Giáo dục: Các con ăn cá rất co lợi cho cơ thể, nên khi ăn các món ăn được chế biến từ cá thì phải ăn hết khẩu phần.
3.Kết Thúc 	
- Cô nhận xét giờ học tuyên dương trẻ, cô cho trẻ về góc chơi.
Lưu ý:
Thứ 3 ngày 29 tháng 12 năm 2015 
 Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
LQVT
So sánh chiều cao của 2 đối tượng.
* Kiến thức 
- Trẻ so sánh chiều cao của 2 đối tượng.
- Biết sử dụng từ ngữ cao hơn- thấp hơn để diễn tả sự khác nhau về chiều cao của 2 đối tượng.
- Trẻ biết tên trò chơi hiểu luật chơi và cách chơi trò chơi.
*Kỹ năng
- Trẻ so sánh và sắp xếp chiều cao của 2 đối tượng đúng theo yêu cầu của cô.
- Trẻ diễn tả được sự khác nhau về chiều cao của 2 đối tượng.
- Trẻ chơi đúng cách và đúng luật chơi trò chơi.
* Thái độ
- Trẻ yêu thích và hứng thú tham gia các hoạt động.
*Đồ dùng của cô:
- Rổ đựng lô tô các con vật.
*Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ một rổ lô tô đựng các con vật và bảng.
1.Ổn định tổ chức:
- Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài hát “Trời nắng trời mưa”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nhắc con gì?
Các con phải biết chăm sóc và bảo vệ các con vật các con nhớ chưa
Hôm nay cô con mình cùng so sánh chiều cao của 2 đối tượng nhé!
2.Nội dung chính
* Ôn luyện.
- Cô đã chuẩn bị những quả bóng bay thật đẹp có dạng hình tròn các con hãy nhảy lên và đập tay vào những quả bóng.
- Cô cho trẻ nhẩy lên và đập quả bóng nhưng không có trẻ nào chạm tay được tới quả bóng.
- Cô hỏi trẻ có đập được không?
- Các con nhìn xem cô có bắt được bóng không?
- Vì sao cô lại bắt được mà các con lại không bắt được?
- Hôm nay cô con mình cùng nhau so sánh chiều cao của hai đối tượng. Bây giờ các con thử nhìn và đoán xem bạn nào đến thăm lớp mình đây
* So sánh chiều cao của hai đối tượng.
- Hôm nay lớp mình có các bạn thỏ đến thăm và chơi với lớp. Các con chào bạn thỏ đi.
- Vậy các con có biết ai là thỏ em không?
- Vì sao con biết thỏ áo vàng là em?
- Cô đặt 2 thỏ đứng cạnh nhau: đúng là thỏ áo vàng thấp hơn thỏ áo hồng.
+ Cô cho trẻ đọc “thấp hơn”
+ Cô mời cả lớp đọc, tổ nhóm, cá nhân trẻ đọc.
- Vậy thỏ áo hồng như thế nào?
+ Cô cho trẻ đọc “Cao hơn”
+ Cô mời nhóm, tổ, cá nhân trẻ đọc.
- Bây giờ lớp mình tìm xung quanh lớp xem có đồ chơi nào cao bằng nhau? Đồ chơi naò cao hơn, đồ chơi nào thấp hơn.
*Trò chơi : Làm nhanh nói đúng
+Cách chơi: Khi cô nói cao hơn hay thấp hơn thì nói đối tượng tương ứng với yêu cầu của cô nhé (Và ngược lại.)
- Các con cùng chơi TC “Tìm bạn” nhé 
 Các con đứng thành vòng tròn . Cô mời 5-6 bạn lên chơi. Các bạn vừa đi vừa hát khi cô hô tìm bạn thấp( cao hơn) thì các con tìm một bạn đứng vòng ngoài thấp (cao ) hơn các con nhé 
3)Kết thúc
- Cô củng cố bài học 
- Cô cho cả lớp hát bài “Đố bạn” và về các góc chơi.
*Lưu ý:
Thứ 4 ngày 30 tháng 12 năm 2015
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
 PTTC
- VĐCB: Bật tách chân, khép chân qua 5 ô.
- TCVĐ: Thả đỉa ba ba.
* Kiến thức
- Trẻ biết tên vận động “Bật tách chân, khép chân qua 5 ô” và biết tên trò chơi “Thả đỉa ba ba”.
- Trẻ biết bật chụm tách chân lien tục nhẹ nhàng bằng nửa bàn chân trên.
- Trẻ hiểu cách chơi và luật chơi trò chơi “Kéo co”.
 *Kỹ năng
- Trẻ có kĩ năng bậtchụm tách chân lien tục, nhẹ nhàng bằng nửa bàn chân trên, chân không dẫm vào vòng.Bật tách chân vào hai vòng, bật chụm chân vào một vòng.
- Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi thả đỉa ba ba đúng luật.
- Tập các động tác trong bài tập phát triển chung đều và đẹp.
- Rèn cho trẻ sự tự tin, khả năng vận động, nhanh nhẹn, khéo léo.
* Thái độ
-Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động và chú ý làm theo hiệu lệnh của cô.
-Trẻ có tinh thần đoàn kết,có tính tập thể.
- Địa điểm : Ngoài sân trường.
- Đội hình: Khởi động vòng tròn.
Hai hàng ngang tập bài tập phát triển chung
Tập VĐCB:2 hàng quay mặt vào nhau
*Đồ dùng của cô:
- Sân tập sạch sẽ
16 vòng thể dục đường kính 35-40cm.
- Nhạc bài hát về chủ đề.
*Đồ dùng của trẻ:
-Trang phục gọn gàng
 1.Ôn định tổ chức
- Cô đọc thơ
Xin chào các chú chim xinh
Đã đến tham dự chương trình hôm nay
Cùng nhau đoàn kết vui vầy
 Tham dự ngày hội bé tài,bé ngoan.
- Chào mừng tất cả các bé đến với ngày hội “Bé tài,bé ngoan” ngày hôm nay.
Đến tham dự chương trình “Bé tài,bé ngoan”chúng ta cùng chào đón 2 đội chơi:
Đội chim Vàng Anh
Đội chim Họa Mi
Một tràng pháo tay giành cho những chú chim xinh xinh.
 2.Nội dung chính:
a.Khởi động: 	
- Xin mời các chú chim đi theo vòng tròn khép kín cô giáo đi vào trong vòng tròn ngược chiều với các chú chim.
Mời các chiến sĩ kết hợp các kiểu; Đi thường->đi kiễng chân->đi thường->đi bằng gót chân-.chạy chậm->chạy nhanh->đi thường.
-Mời các chú chim về đội hình 2 hàng dọc,điểm số 1-2, số 2 của hai đội bước sang bên phải 1 bước, tất cả chú ý bên phải quay->chuyển đội hình thành 4 hàng ngang để tập bài tập phát triển chung.
b.Trọng động:
* BTPTC:
- Phần thi thứ nhất xin được bắt đầu được mang tên “Thi xem ai làm đúng” với nội dung đồng diễn thể dục. Tập theo bài ‘Con chim hót trên cành cây”.
- Trẻ cùng cô tập các động tác:
- Động tác 1: Tay: Hai tay đưa ra hai bên, gập tay vào trước ngực. (2lần x 8 nhịp)
- Động tác 2: Chân: Hai tay đưa sang hai bên, đưa về phía trước, hai đầu gối khuỵu về phía trước(3lần x 8 nhịp)
- Động tác 3: Bụng: Hai tay đưa lên cao,gập người về phía trước (2 lần x 4 nhịp)
- Động tác 4: Bật chụm chân tách chân: Hai tay chống hông rồi bật tại chỗ (2 lần x 8 nhịp)
* Vận động cơ bản:“Bật tách chân, khép chân qua 5 ô”
Tiếp theo phần thi thứ hai với nội dung ‘Bật tách chân, khép chân qua 5 ô”.
Để thực hiện tốt vận động này các chú chim chú ý quan sát và lắng nghe tôi hướng dẫn nhé.
- Cô làm mẫu lần 1: Làm động tác dứt khoát, không giải thích. 
- Cô làm mẫu lần 2: Cô làm mẫu, chính xác kết hợp giải thích và phân tích động tác.
Từ đầu hàng cô đứng trước vạch xuất phát.Khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị” đứng khép 2 chân, tay chống hông.Khi có hiệu lệnh “Bật” cô bật tách chân, vào hai vòng, khép chân vào một vòng tiếp theo bật tách vào 2 vòngbật liên tục tách chân, khép chân.Khi bật chạm đất nhẹ bằng hai đầu bàn chân, chân không chạm vào vòng.Bật đến hết ô rồi đi về cuối hàng.
+ Mời 2 bạn lên thực hiện mẫu cho cả lớp xem.
Gợi ý cả lớp nhận xét 2 bạn thực hiện.Sau đó cô nhận xét chung, sửa sai, nhấn mạnh những động tác khó.
* Trẻ thực hiện:
+ Lần 1: Trẻ lần lượt lên bật, mỗi lần 2 bạn.
+ Lần 2: Rèn luyện kỹ năng cho các chú chim tập yếu và chưa mạnh dạn.
+ Lần 3: Cô thấy chúng mình bật rất là nhanh và khéo.Để tăng phần hấp dẫn cho cuộc thi,lượt chơi này chúng mình có thêm niệm vụ như sau khi bật hết vòng chúng mình sẽ nối những con vật với nơi sống phù hợp.
Cô nhận xét kết qur của hai đội,tặng hoa cho đội thắng cuộc.
Cô bật bài hát ‘Con chim vành khuyên”.
Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
+ Nhận xét,khuyến khích,động viên tuyên dương các đội.
- Các chú chim vừa thực hiện vận động gì?
Bạn nào tự tin mình tập giỏi lên tập lại cho các bạn xem.
* Giáo dục: Hàng ngày các con phải thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh và phải ăn đủ các chất dinh dưỡng thì mới nhanh lớn khỏe mạnh các con nhớ chưa.
* Trò chơi vận động “Thả đỉa ba ba”.
 Hôm nay các chú chim xinh tập bài “bật tách chân, khép chân qua 5 ô” rất tài.Bây giờ cô sẽ thưởng cho các con trò chơi mang tên “Thả đỉa ba ba”.
- Cách chơi: Các bạn đứng xung quanh vòng tròn (ao).Một bạn ở giữa, bạn ở giữa cùng các bạn vừa đọc lời ca vừa chỉ tay vào từng bạn theo nhịp bài hát.Tiếng cuối cùng rơi vào bạn nào thì bạn ấy phải làm đỉa
Đỉa đứng giãu ao và các bạn phải phả giả vở xuống ao rửa chân và nói ‘Đỉa ra xa tha hồ tắm mát”.Đỉa phải rình chạy để bám vào một bạn nào đó đang tắm dưới ao.Ai không kịp chạy lên bờ bị đỉa bám vào thì phải nhảy lò cò và thay thế vai đỉa
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Kết thúc cô nhận xét.
- Hỏi trẻ lại tên bài tập.
* Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng
3. Kết thúc.
- Cô nhận xét bài học, cô cho trẻ đi uống nước đi vệ sinh.
*Lưu ý:
Thứ 5 ngày 31 tháng 12 năm 2015
 Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
VĂN HỌC
Dạy trẻ đọc thơ: Rong và cá
* Kiến thức
- Trẻ biết tên bài thơ “Rong và Cá”của tác giả Phạm Hổ
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ“Rong và cá” bài thơ nói về Rong và Cá dưới hồ nước trong, nhẹ nhàng uốn lượn rất là đẹp.
* Kỹ năng
- Trẻ đọc thuộc bài thơ và đọc diễn cảm bài thơ “Rong và Cá”.
- Trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.
*Thái độ
- Gáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con cá cảnh, cho chúng ăn..
 *Đồ dùng của cô:
Giáo án điện tử
-Tranh minh họa nội dung bài thơ“Rong và Cá”
- Đài ghi nhạc bài hát «  Cá vàng bơi »., que chỉ.
* Đồ dùng của trẻ:
- Trẻ ngồi theo hình chữ U.
1.Ổn định tổ chức
- Cô và trẻ cùng hát bài hát “Cá vàng bơi” cô hỏi?
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói con gì?
À đúng rồi đấy! đó là con cá đấy.
Vậy cá sóng ở đâu?
- Dưới nước còn có những con vật gì nữa?
- Con biết có những loại cây nào nữa?Chúng có tác dụng gì?
À đúng rồi theo cô được biết cá có rất nhiều tác dụng, cá cảnh thì bắt bọ gậy để diệt muỗi và bảo vệ môi trường, còn cá cung cấp thực phẩm chứa nhiều đạm đấy.Vì vậy nhà bạn nào nuôi cá cảnh thì các con hãy chăm sóc chúng thật tốt: Cho cá ăn và thay nước cho cá nhé!
Hôm nay cô có một bài thơ rất hay nói về vẻ đẹp của những chú cá và cô rong xanh để dạy các con đấy.Đó là bài thơ “Rong và Cá’.Các con hãy ngồi lắng nghe cô đọc bài thơ này nhé!
2.Nội dung chính
* Đọc thơ “Rong và Cá” cho trẻ nghe.
- Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện nhịp điệu theo bài thơ
Giới thiệu tên bài thơ,tên tác giả.
- Cô đọc diễn cảm lần 2: Kết hợp tranh minh họa bài thơ.
+ Cô vừa đọc bài thơ gì? 
+ Do nhà thơ nào sáng tác? 
- Giới thiệu nội dung: Bài thơ nói về vẻ đẹp của những chú cá và cô ro

File đính kèm:

  • docxgiao_an.docx
Giáo Án Liên Quan