Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ điểm : Thực vật quanh bé. Đề tài: Qui tắc 5 ngón tay - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Diệp Ái Trâm
I. Mục đích
- Trẻ biết những bộ phận thuộc vùng riêng tư trên cơ thể: Miệng, ngực, phần giữa hai đùi, mông; biết được những động chạm an toàn và những động chạm không an toàn; biết xác định được 5 nhóm người thường gặp trong cuộc sống theo “Quy tắc 5 ngón tay”; biết cách phòng, chống những động chạm không an toàn.
- Trẻ thực hiện được “Quy tắc 5 ngón tay”; thực hiện được các hành động phòng, chống những động chạm không an toàn.
- Trẻ có ý thức tự bảo vệ trong các tình huống nguy hiểm.
II. Chuẩn bị
- Hình ảnh 4 vùng riêng tư trên cơ thể: Miệng, ngực, phần giữa hai đùi và mông;
- Hình ảnh những động chạm an toàn; hình ảnh câu chuyện “Trò chơi bí mật”.
- Video “Quy tắc 5 ngón tay”, video cách xử lý khi có những động chạm không an toàn xảy ra với bản thân.
- Một số đồ dùng cho trẻ chơi đóng vai trò chơi “Bé nhanh trí”, 4 hình ảnh tình huống cho trẻ bốc thăm.
- Nhạc bài hát “Năm ngón tay xinh”.
PHÒNG GD & ĐT VẠN NINH TRƯỜNG MẦM NON BÌNH MINH & KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM & KĨ NĂNG XÃ HỘI Chủ điểm : Thực vật quanh bé Đề tài : Qui tắc 5 ngón tay Lớp : 5 – 6 tuổi B Thời gian : 30 - 35 phút Giáo viên : Nguyễn Diệp Ái Trâm Ngày dạy : 26/ 09/ 2022 Năm học: 2022 - 2023 I. Mục đích - Trẻ biết những bộ phận thuộc vùng riêng tư trên cơ thể: Miệng, ngực, phần giữa hai đùi, mông; biết được những động chạm an toàn và những động chạm không an toàn; biết xác định được 5 nhóm người thường gặp trong cuộc sống theo “Quy tắc 5 ngón tay”; biết cách phòng, chống những động chạm không an toàn. - Trẻ thực hiện được “Quy tắc 5 ngón tay”; thực hiện được các hành động phòng, chống những động chạm không an toàn. - Trẻ có ý thức tự bảo vệ trong các tình huống nguy hiểm. II. Chuẩn bị - Hình ảnh 4 vùng riêng tư trên cơ thể: Miệng, ngực, phần giữa hai đùi và mông; - Hình ảnh những động chạm an toàn; hình ảnh câu chuyện “Trò chơi bí mật”. - Video “Quy tắc 5 ngón tay”, video cách xử lý khi có những động chạm không an toàn xảy ra với bản thân. - Một số đồ dùng cho trẻ chơi đóng vai trò chơi “Bé nhanh trí”, 4 hình ảnh tình huống cho trẻ bốc thăm. - Nhạc bài hát “Năm ngón tay xinh”. III. Tiến hành Hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1: Bé phòng, chống những động chạm không an toàn (23-26 phút) * Chơi trò chơi “Má, bụng, mông”. * Trò chuyện với trẻ về vùng riêng tư của cơ thể + Trên cơ thể chúng ta có rất nhiều bộ phận, vậy con có biết những bộ phận nào được gọi là vùng riêng tư không? - Cho trẻ xem hình ảnh 4 vùng riêng tư trên cơ thể: Miệng, ngực, phần giữa hai đùi và mông. + Tại sao lại gọi 4 bộ phận đó là vùng riêng tư? - Cô khái quát: Vùng riêng tư của mỗi người là những vùng không ai được phép nhìn, chạm vào hoặc bắt con nhìn, chạm vào vùng riêng tư của họ. Chỉ có những người đáng tin cậy như mẹ của các con mới được nhìn, chạm vào. * Trò chuyện với trẻ về những động chạm an toàn và động chạm không an toàn + Khi được mẹ ôm hôn, con cảm thấy như thế nào? + Mẹ có thể chạm vào vùng riêng tư khi tắm cho con hoặc bác sĩ khám cho con ở vùng riêng tư nếu có ba mẹ ở đó. Những việc này giúp con sạch sẽ, khỏe mạnh và cảm thấy thoải mái thì đó là những động chạm an toàn. + Vậy thế nào là những động chạm không an toàn? - Cho trẻ nghe câu chuyện “Trò chơi bí mật”, hỏi trẻ: + Trò chơi bí mật mà chú Tư rủ bạn Na chơi là gì? + Sau đó, bạn Na cảm thấy như thế nào? + Những động chạm vùng riêng tư khiến các con cảm thấy khó chịu, xấu hổ, sợ hãi thậm chí làm đau thì đó là những động chạm không an toàn. + Vậy làm cách nào để phòng, chống những động chạm không an toàn? * Cách phòng, chống những động chạm không an toàn - Cho trẻ xem video “Quy tắc 5 ngón tay”, hỏi trẻ: + Đoạn video hướng dẫn các con điều gì? + Ngón tay cái tượng trưng cho ai? Những người này được phép làm gì với con? + Ngón trỏ tượng trưng cho ai? Con và những người này được phép làm gì với nhau? + Ngón giữa là những ai? Khi gặp họ, con sẽ làm gì? + Ngón áp út là những người nào? Con sẽ chỉ làm gì khi gặp họ? + Ngón út tượng trưng cho ai? Khi gặp họ, con sẽ như thế nào? - Cho trẻ đứng vòng tròn, cô nêu các tình huống để trẻ thực hiện theo “Quy tắc 5 ngón tay”: + Ba muốn tắm cho bé. + Bạn muốn bé hôn bạn. + Bác sĩ (bạn của ba) khám cho bé khi không có ba mẹ ở đó. + Bé lần đầu gặp người quen của gia đình. + Bé chơi ở công viên gặp người lạ động chạm vùng riêng tư của bé. + Nếu thực hiện tốt “Quy tắc 5 ngón tay” thì các con có thể phòng chống được những động chạm không an toàn. Ngoài ra, con còn biết có những cách phòng chống nào khác? (Cho trẻ xem hình ảnh). + Vậy nếu kẻ xấu bắt con nhìn, chạm vào vùng riêng tư của họ hoặc có những động chạm không an toàn với con thì con sẽ xử lý như thế nào? (Cho trẻ xem video). - Cô khái quát và giáo dục trẻ: Khi kẻ xấu bắt con nhìn, chạm vào vùng riêng tư của họ hoặc có những động chạm không an toàn với con thì con hãy hét to, bỏ chạy đến nơi an toàn, nhờ sự giúp đỡ và phải kể ngay với người mà con tin tưởng như: Ba mẹ, ông bà, cô giáo. Họ sẽ bảo vệ được con và đảm bảo rằng những chuyện tương tự sẽ không bao giờ xảy ra với con nữa. Tuyên dương trẻ, dẫn dắt chuyển hoạt động. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ trả lời. - Xem hình ảnh và trả lời các câu hỏi của cô. - Nghe cô nói. - Trẻ trả lời - Trẻ nghe kể chuyện và trả lời các câu hỏi của cô. - Xem video “Quy tắc 5 ngón tay”. - Trẻ trả lời - Trẻ đứng vòng tròn, xử lý các tình huống cô nêu ra theo “Quy tắc 5 ngón tay”. - Xem hình ảnh, trả lời câu hỏi của cô. - Xem video, trả lời câu hỏi của cô. - Nghe cô nói. HĐ2: Trò chơi “Bé nhanh trí” (6-8 phút) - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô nói cách chơi: Chia trẻ 4 nhóm, đại diện mỗi nhóm bốc thăm tình huống và về nhóm cùng nhau thảo luận, đóng vai cách phòng chống những động chạm không an toàn. - Trẻ thực hiện, cô quan sát, động viên, giúp đỡ trẻ khi cần thiết. - Mời 1 nhóm có cách xử lý tình huống tốt lên thực hiện cho cả lớp xem. - Nhận xét, khen ngợi trẻ. - Nghe cô giới thiệu - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi. - Nhận xét cùng cô. Kết thúc (1phút) * Nhận xét chung buổi hoạt động, tuyên dương trẻ. - Cho trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô. - Nghe cô nói. - Thu dọn đồ dùng.
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_chu_diem_thuc_vat_quanh_be_de_tai_qui.doc