Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đào Thanh Thủy - Đào Thanh Thủy

I. YÊU CẦU:

 1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết, gọi tên và nêu một vài đặc điểm, công dụng của một số đồ dùng trong gia đình.

- Trẻ biết cách chơi trò chơi “ Thi xem ai nhanh”.

- Trẻ biết tự chọn trò chơi theo ý thích.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.

- Rèn luyện vận động cơ thể cho trẻ qua các trò chơi.

- Rèn cho trẻ sự phối hợp trong nhóm.

 

docx13 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đào Thanh Thủy - Đào Thanh Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
ĐÓN TRẺ 
 - Dạy trẻ biết chào cô, chào tạm biệt cha mẹ con đi học.
 - Nhắc trẻ để đồ dùng đúng nơi quy định.
 - Quan tâm đến sức khỏe, tâm lý của trẻ. 
 - Cho trẻ chơi tự do. 
 ĐIỂM DANH
 - Cho trẻ tập trung lại hát đồng thanh một bài.
 - Cô điểm danh.
 - Cô trò chuyện về tiêu chuẩn bé ngoan trong ngày, tuần, tháng.
 - Nhắc trẻ biết quan tâm đến bạn, đoàn kết, thương yêu, gúp đỡ các bạn.
THỂ DỤC SÁNG
 I. Yêu cầu :
 - Cháu tập theo cô từng động tác.
II. Chuẩn bị :
 - Sân sạch sẽ, bằng phẳng.
 - Vòng hoặc nơ cho trẻ.
III. Tiến hành:
Khởi động:
- Trẻ xếp thành 3 hàng dọc theo tổ rồi đi thành vòng tròn kết hợp với các kiểu
 đi: kiểng gót, hạ gót, nghiêng lòng bàn chân.
Trọng động:
 - Treû taäp các động tác theo lời bài hát “ Cả nhà thương nhau ”
 + Động tác hô hấp: Làm động tác “ Hái hoa, ngửi hoa ”
 + Động tác tay vai: Hai tay đưa lên cao, gập khuỷu tay.
 + Động tác chân: Bước một chân ra trước khụy gối, chân sau thẳng. Sau đổi chân.
 + Động tác bụng lườn: Hai tay đưa lên cao, cúi gập người.
 + Động tác bật nhảy: Bật nhảy tách khép chân. 
Hồi tỉnh:
 - Cháu hít thở sâu và thở ra từ từ. 
 - Cô điểm danh đến tên bạn nào thì giơ tay lên nói có. 
 - Cô tạo cho trẻ cảm giác vui tươi để chuẩn bị vào giờ học chính.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Chủ đề: Gia đình
 Lớp: Lá 2
 Thời gian: 35 - 40 phút
 Ngày dạy: Thứ 4 / 15 / 11 / 2017
 Giáo viên: Đào Thanh Thủy
I. YÊU CẦU:
 1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, gọi tên và nêu một vài đặc điểm, công dụng của một số đồ dùng trong gia đình. 
- Trẻ biết cách chơi trò chơi “ Thi xem ai nhanh”.
- Trẻ biết tự chọn trò chơi theo ý thích.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. 
- Rèn luyện vận động cơ thể cho trẻ qua các trò chơi.
- Rèn cho trẻ sự phối hợp trong nhóm.
3. Thái độ:	
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ sinh môi trường, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương người thân trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ :
 - Một số đồ dùng trong gia đình. 
 - Một số đồ chơi ngoài trời, đồ chơi phát triển vận động, đồ chơi dân gian, đồ chơi thiên nhiên...
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô
Hoạt động 
của trẻ
Hoạt động 1: Ổn Định
 - Hát bài “ Cả nhà thương nhau ”
 - Các con vừa hát bài hát gì?
 - Bài hát nói đến ai?
 - Các con ơi!, Gia đình là nơi các con được sinh ra và lớn lên
- Cô có một mô hình rất đẹp, các con cùng xem mô hình gì nhé!
 2. Hoạt động 2: Quan sát và đàm thoại.
 - Cho trẻ quan sát cửa hàng bán đồ dùng trong gia đình.
 + Các con xem đây là gì ?
 + Các con có nhận xét gì về cửa hàng này ?
 + Cửa hàng có bán những đồ dùng gì ?
 + Đây gọi là đồ dùng ở đâu?
 + Đồ dùng được làm bằng chất liệu gì ?
 + Đồ dùng này thường dùng để làm gì ?
 + Khi sử dụng xong đồ dùng các con phải làm gì ? 
- Các con ơi! Gia đình là nơi chúng ta được sinh và lớn lên, được yêu thương chăm sóc chu đáo. Vì thế các con phải biết yêu gia đình của mình, biết vâng lời ông bà, cha mẹ. Các con cần cố gắng học giỏi để đáp lại công ơn nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ nhé!
3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động “Thi xem ai nhanh”
- Cô thấy các con học rất ngoan, cô thưởng cho các con một trò chơi có tên là “ Thi xem ai nhanh ”
 + Cách chơi: Cô sẽ chia lớp thành 2 đội: Đó là đội nhanh nhẹn và đội khéo léo. Mỗi đội sẽ được nhận một cái giỏ và những đồ dùng trong gia đình. Nhiệm vụ của 2 đội là cùng vận chuyển những đồ dùng này về nhà của mình. Trên đường đi về nhà 2 đội phải đi qua một chiếc cầu nhỏ. Các thành viên trong đội lần lượt vận chuyển đồ dùng cho đến khi đoạn nhạc kết thúc. Đội nào vận chuyển được nhiều đồ dùng hơn sẽ chiến thắng.
 + Luật chơi: Thời gian được tính bằng một đoạn nhạc. Mỗi thành viên chỉ được chọn 1 đồ dùng, trên đường đi nếu thành viên nào bị rơi xuống cầu thì lượt đi đó sẽ không được tính.
- Cho trẻ chơi trò chơi, cô bao quát lớp. 
- Cô nhận xét sau khi chơi.
 4. Hoạt động 4: Chơi tự do.
- Ngoài ra cô còn chuẩn bị cho các con rất nhiều trò chơi khác như: Ném bóng vào rổ, ném vòng vào cổ chai, đi cà kheo, bật ô, kéo mo cau, cò bẹp, trang trí nón lá, dán ngôi nhà, thắt chong chóng - đồng hồ bằng lá dừa, đồ chơi ngoài trời...
- Bây giờ cô sẽ cho các con tạo nhóm theo ý thích và chọn trò chơi mà các con muốn chơi. Các con nhớ khi chơi phải đoàn kết với bạn, không được tranh giành đồ chơi, biết giữ gìn đồ chơi cẩn thận và giữ vệ sinh khi chơi nhé con!
- Cô giới thiệu cho trẻ các đồ chơi và gợi ý trẻ chọn nhóm
- Giáo dục trẻ khi chơi không tranh giành đồ chơi, biết phối hợp cùng nhau chơi và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
- Cô bao quát trẻ khi chơi.
* Nhận xét trẻ sau khi chơi:
 - Nhận xét từng nhóm chơi: Cô thấy nhóm các con chơi rất vui, chơi đoàn kết với nhau, tạo ra được những sản phẩm đẹp nè ( nhóm xếp tranh bằng hột hạt, lá cây...)
 - Cô tập trung trẻ lại nhận xét chung cả lớp.
 * Kết thúc: 
 - Cho trẻ thu dọn đồ chơi và đi rửa tay sạch sẽ để phòng chống bệnh “ Tay chân miệng ”
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe và thực hiện
- Trẻ lắng nghe
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
 Lĩnh vực: Phát triển thể chất
 Môn: Thể dục
 Chủ đề: Gia đình
 Đề tài: Bò dích dắc bằng bàn tay,
 bàn chân qua 5 hộp cách nhau 60 cm
 Lớp: Lá 2
 Giáo viên: Đào Thanh Thủy
 Ngày dạy: Thứ 4 / 15 / 11 / 2017
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1. Kiến thức:
	- Trẻ biết bò để di chuyển theo đường dích dắc qua 5 hộp.
2. Kỹ năng :
	- Rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ.
	- Luyện sự khéo léo của đôi bàn tay kết hợp nhịp nhàng cùng đôi chân khi thực hiện vận động cơ bản.
	- Phát triển các cơ cho trẻ: Cơ tay, chân. 
3. Thái độ: 
	- Giáo dục trẻ tập trung chú ý, lắng nghe cô hướng dẫn. 
	- Trẻ hào hứng thực hiện và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. 
	- Trẻ yêu thích thể dục, giữ gìn sức khỏe.
II . CHUẨN BỊ: 
	- Sàn nhà sạch sẽ, thoáng mát.
	- Giáo án điện tử.
	- 10 hộp, gậy thể dục.
	- Hình ảnh liên quan đến chủ đề.
	- Đồ dùng đồ chơi hỗ trợ cho trò chơi vận động: Giỏ, một số đồ dùng trong gia đình.
III. Tiến hành : 
Hoạt Động của cô 
Hoạt động của trẻ 
* Hoạt Động 1: Ổn định gây hứng thú.
- Hát bài: “ Cả nhà thương nhau ”
- Trò chuyện:
 + Các con vừa hát bài hát gì?
 + Bài hát nói về điều gì?
 + Tình cảm của gia đình bạn nhỏ trong bài hát như thế nào?
 + Gia đình con có những ai?
 + Vậy gia đình con gọi là gia đình ít con hay gia đình đông con?
 À! Đúng rồi đó các con, bài hát nói đến gia đình của bạn nhỏ rất là yêu thương nhau với một tình cảm ấm áp. Khi người thân trong gia đình đi xa thì mọi người ở nhà rất là thương nhớ.
- Cho trẻ xem hình ảnh gia đình.
+ Các con có nhận xét gì về hình ảnh này ? 
- Các con có biết không ông bà, cha mẹ đã phải làm việc rất vất vả để nuôi các con khôn lớn, vậy các con phải biết vâng lời ông bà, cha mẹ, phải chăm ngoan học giỏi và rèn luyện cho cơ thể có sức khỏe tốt. Bây giờ cô cháu mình cùng nhau tập thể dục để có một sức khỏe thật tốt nhé các con!
 * Hoạt Động 2: Khởi động.
- Trẻ thực hiện đi theo nhạc thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi : Đi thường > đi bằng gót chân > đi thường > đi mũi chân > đi thường > chạy nâng cao đùi > chạy chậm > chạy nhanh > chạy đổi hướng > về đội hình 3 hàng dọc.
- Chuyển đội hình ba hàng ngang .
*Hoạt Động 3:Bài tập phát triển chung.
( Tập trên nền nhạc ) 
- Động tác tay (động tác nhấn mạnh): 2 tay đưa lên cao, hạ xuống (kết hợp hít thở sâu).
- Động tác chân (động tác nhấn mạnh): 2 tay đưa ra phía trước, chân khụy gối.
- Động tác bụng: Cúi gập người về phía trước.
- Động tác bật: Bật tách chân, khép chân.
* Hoạt Động 4: Vận động cơ bản “ Bò dích dắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5 hộp cách nhau 60 cm ”
- Các con nhìn xem, phía trước mặt các con có gì ?
- Vậy các con có biết với những cái hộp này thì hôm nay cô trò mình sẽ tập bài tập vận động nào không ?
- À đúng rồi! Hôm nay cô cháu mình sẽ cùng nhau thực hiện bài tập vận động “ Bò dích dắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5 hộp cách nhau 60 cm ”. Để biết cách thực hiện bài tập này. Mời các bạn cùng chú ý xem bạn vận động mẫu nhé!
- Mời trẻ vận động mẫu lần 1 ( không phân tích )
- Xem vận động mẫu lần 2 kết hợp phân tích: Mời các bạn hãy xem bạn mình thực hiện lại 1 lần nhé! Bạn đi từ đầu hàng đến vạch xuất phát khi có hiệu lệnh chuẩn bị 2 tay chống sát vạch kẻ, 2 chân sau thẳng, đầu không cúi, nhìn thẳng về phía trước. Khi có hiệu lệnh “bò” bạn bò chân nọ, tay kia từ điểm xuất phát đến hết đường dích dắc rồi đứng lên về cuối hàng. Khi bò qua các hộp bạn chú ý để không chạm vào hộp.
- Bạn vừa thực hiện xong vận động gì ?
- Khi thực hiện vận động bò dích dắc qua 5 điểm các con bò như thế nào ?
- Cô nhắc lại cách thực hiện
- Cô mời một cháu giỏi lên thực hiện.
- Cô mời mỗi đội một cháu lên tập.
- Giáo viên bao quát và sửa sai cho trẻ.
- Cháu yếu lên tập lại.
* Trò chơi vận động “ Vận chuyển đồ dùng ” 
- À nãy giờ cô quan sát thấy các con thực hiện rất tốt cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi “ Vận chuyển đồ dùng ”
- Cách chơi: Cô chia làm 2 đội, mỗi thành viên trong đội sẽ thi nhau chạy qua đường hẹp và vận chuyển một đồ dùng về để vào rổ.
- Luật chơi: Trò chơi được bắt đầu bằng một đoạn nhạc, đội nào vận chuyển được nhiều đồ dùng hơn sẽ thắng cuộc.
- Tổ chức cho trẻ chơi một lần, cô khuyến khích động viên trẻ.
- Cô nhận xét kết quả trò chơi.
* Hồi tĩnh:
- Trẻ đi vòng tròn 1, 2 vòng kết hợp hít thở sâu. 
* Kết thúc.
- Cho trẻ đi ra ngoài.
- Trẻ hát và tham gia đàm thoại. 
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ thực hiện cùng cô
- Trẻ tập 4 lần 8 nhịp.
- Trẻ tập 4 lần 8 nhịp.
- Trẻ tập 2 lần 8 nhịp.
- Trẻ tập 2 lần 8 nhịp.
- 5 hộp
- Bò dích dắc qua 5 điểm
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Bò dích dắc qua 5 điểm
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ thực hiện.
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Xây dựng : Xây ngôi nhà của bé
- Phân vai : Gia đình - Nấu ăn
- Nghệ thuật : Tô màu đồ dùng trong gia đình.
- Góc sách : Xem tranh về gia đình.
I/ Yêu cầu :
 1. Kiến thức :
 - Trẻ biết lựa chọn góc chơi theo ý thích, biết thỏa thuận vai chơi, biết dùng nguyên vật liệu để xây ngôi nhà của bé, biết phối hợp màu sắc để trang trí bức tranh,
hiểu và thực hiện đúng vai chơi.
 2. Kỹ năng :
 - Thành thạo thao tác trong vai chơi của trẻ như : Biết cách cầm bút khi tô màu 
 tranh, biết vận dụng đôi tay một cách khéo léo.
 3. Thái độ : 
 - Trẻ hứng thú tích cực khi tham gia hoạt động vui chơi, có ý thức giử gìn
đồ chơi, luôn thể hiện sự hài hòa với bạn bè, biết giao lưu góc chơi.
 II/ Chuẩn bị:
 - Góc xây dựng: Khối gạch, hàng rào, cây hoa, cây xanh...
 - Góc phân vai: Các loại đồ dùng nấu ăn, thực phẩm...
 - Góc nghệ thuật: Bút màu, tranh đồ dùng trong gia đình.
 - Góc sách :Tranh về gia đình.
 III/ Tiến hành :
 Hoạt động 1: Đàm thoại và đăng ký góc chơi.
 * Ổn định: Cô cho trẻ hát bài: “ Cả nhà thương nhau ”
 - Các con vừa hát bài hát nói đến điều gì ?
 - Bài hát nói đến những ai ?
 - Trong gia đình mọi người thương yêu nhau như thế nào ?
 - Các con biết chúng ta đang hoạt động ở chủ điểm nào không ? 
 - Lớp chúng ta gồm mấy góc chơi ? Đó là những góc chơi nào ? 
 * Bạn nào thích chơi góc xây dựng ? 
 - Ở góc xây dựng các con xây dựng gì ? 
 - Muốn xây được ngôi nhà của bé cần có những ai ?
 - Chủ công trình làm nhiệm vụ gì ?
 - Chú công nhân làm theo sự hướng dẫn của ai ?
 - Cần những vật liệu gì để xây ngôi nhà của bé ?...
 Cô chốt lại nội dung mang tính giáo dục, nhắc nhở trẻ : Khi xây dựng các 
chú công nhân cần trang bị mũ bảo hộ lao động để phòng ngừa tai nạn sảy ra.... 
 * Bạn nào thích chơi góc phân vai ? 
 - Góc phân vai các con chơi trò chơi gì ?
 - Góc phân vai cần có những vai chơi nào ?
 - Hôm nay gia đình dự định nấu những món ăn gì ?
 - Sử dụng những đồ dùng gì để nấu ăn ?
 - Cần những loại thực phẩm nào để chế biến các món ăn ?
 * Bạn nào thích chơi góc học tập ?
- Góc học tập các con chơi gì ?
- Các con tô màu tranh gì ?
- Khi tô màu phải ngồi như thế nào ? 
- Khi tô màu cầm bút bằng tay nào ? Tô ra sao? ...
- Cần những đồ dùng gì để tô màu tranh ?
 * Bạn nào thích chơi góc sách ? 
- Góc sách các con chơi gì ?
- Khi lật sách các con lật như thế nào để không hỏng sách ?
 - Cô nhắc nhở và gợi ý từng góc chơi trước khi trẻ tiến hành chơi.
 Hoạt động2 : Thỏa thuận trước khi chơi.
 - Trẻ về góc chơi và thỏa thuận vai chơi.
 - Cô lần lượt đến từng góc chơi quan sát trẻ bầu nhóm trưởng và phân vai chơi, tạo tình huống cho trẻ chơi. 
 - Trong quá trình thỏa thuận trẻ còn lúng túng cô có thể tham gia giúp trẻ.
 Hoạt động 3 : Tiến hành chơi.
	- Khi trẻ chơi cô cùng tham gia chơi với trẻ để động viên và kịp thời sửa sai cho trẻ, nếu trẻ nhàm trán cô gợi ý cho trẻ sang nhóm chơi khác mà trẻ thích.
	- Cho trẻ liên kết chơi với nhóm chơi khác.
 Hoạt động 4 : Nhận xét sau khi chơi.
- Nhận xét góc chơi: Cô lần lượt đến từng góc chơi để nhận xét trẻ chơi, rồi cho trẻ đến thăm quan góc chơi tốt để nhận xét.
- Nhận xét chung: Tuyên dương, khuyến khích cá nhân, tập thể. 
- Nhắc trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp và vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi.
HOẠT ĐỘNG ĂN TRƯA
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên các món ăn trong các bữa ăn.
- Nắm được các bước rửa tay bằng xà phòng.
- Biết ăn hết suất, giúp cơ thể khỏe mạnh, mau lớn.
- Thông qua các môn học lồng ghép, tích hợp thêm kiến thức của các môn học khác ; Âm nhạc, môi trường xunh quanh.
 2. Kỹ năng:
- Hình thành kỹ năng tự phục vụ, phối hợp với bạn cùng chuẩn bị bữa ăn.
- Sử dụng đúng cách một số đồ dùng trong bữa ăn.
- Biết sắp xếp bàn ghế ăn một cách khoa học, hợp lý.
 3. Thái độ:
- Trẻ có thói quen tốt trong ăn uống.
- Có ý thức chào mời thể hiện sự văn minh trong ăn uống.
- Biết giữ vệ sinh trong bàn ăn.
- Trẻ có nề nếp khi ăn.
- Tự giác thu dọn bàn ghế sau khi ăn.
- Trẻ có thói quen vệ sinh trước và sau khi ăn.
II/ CHUẨN BỊ :
 1. Đồ dùng của cô :
- Hình ảnh : Các loại thực phẩm, bé tập thể dục, tắm gội, cắt móng tay, các bước rửa tay, các bạn đang ăn cơm, bé đánh răng, rửa tay...
- Khăn trải bàn, bình hoa, khăn ướt, đĩa.
- Tạp dề, khẩu trang.
- Thức ăn cho trẻ : Cơm, canh, thịt khìa, trái cây. 
 2. Đồ dùng của trẻ :
- Bàn ghế, xà phòng, chén, muỗng, kem đánh răng, bàn chải, khăn lau tay.
III / HƯỚNG DẪN :
Hướng dẫn của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
 * Ổn định : Lớp hát bài ‘ Mời bạn ăn’’
- Nội dung bài hát nói lên điều gì ?
- Cho trẻ xem hình ảnh các nhóm thực phẩm cần thiết cho cơ thể.
- Ăn ngon chưa đủ, muốn cho cơ thể khỏe mạnh thì các con phải làm gì ?
- Cho trẻ xem hình ảnh bé tập thể dục, tắm gội, cắt móng tay
- Vệ sinh như thế nào trước và sau khi ăn ? Vậy chúng ta cùng theo dõi nhé !
 1. Hoạt động 1 : Vệ sinh trước khi ăn.
- Cho trẻ xem hình ảnh các bước rửa tay bằng xà phòng.
- Con nhận xét gì về hình ảnh này ?
- Cho trẻ nhắc lại cách rửa tay ?
- Sau các hoạt động thì đôi bàn tay của chúng ta đã bị bẩn, khi đó vi khuẩn sẽ bám vào cơ thể và gây bệnh nên chúng ta sẽ ăn không ngon miệng. Vì vậy chúng ta phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi ăn, ngoài ra các con cũng phải rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nha các con.
- Cho trẻ xem hình ảnh các bạn ngồi ăn cơm rất là giỏi.
- Cho trẻ xem hình ảnh em bé đánh răng và rửa tay sau khi ăn cơm xong.
- Cho trẻ đi rửa tay bằng xà phòng, rửa xong lau khô tay.
- Cô quan sát giúp trẻ.
 2. Hoạt động 2 : Tổ chức cho trẻ ăn.
- Cô giới thiệu món ăn : Lớp mình hôm nay ăn cơm với món canh bí đỏ nấu với tép, và món thịt khìa.
- Các con ơi ! Bí đỏ có nhiều vitamin A, thịt có nhiều chất đạm, còn tép thì có nhiều can xi, nhiều đạm. Đây là những thực phẩm rất cần thiết cho cơ thể. Ăn canh nhiều rất tốt cho cơ thể chúng ta. Ăn nhiều giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh, mau lớn.
- Thịt khìa có nhiều chất đạm cung cấp cho cơ thể chúng ta năng lượng giúp cho cơ thể ta khỏe mạnh hồng hào sau một ngày các con vận động.
- Cô cử đại diện nhóm lên lấy cơm chia cho từng bạn.
- Cô chia thức ăn cho từng trẻ.
- Cô mời trẻ ăn, trẻ mời cô ăn và các bạn cùng ăn.
- Động viên trẻ ăn hết suất không làm cơm rơi ra ngoài.
- Nhắc trẻ khi ăn không được nói chuyện, ngồi ngay ngắn.
- Đối với những cháu suy dinh dưỡng, cô động viên cháu ăn nhiều hơn, những cháu thừa cân, béo phì cho cháu ăn đủ chuẩn, không cho trẻ ăn nhiều quá.
- Cho trẻ ăn món ăn tráng miệng.
- Sau khi ăn xong nhắc trẻ xếp tô, muỗng, bàn ghế gọn gàng, ngăn nắp.
 3. Hoạt động 3 : Vệ sinh sau khi ăn.
- Cho trẻ dọn dẹp bàn ghế tiếp cô.
- Nhắc trẻ vệ sinh cá nhân: Đánh răng, rửa tay
- Lớp hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ đi rửa tay 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ ăn cơm
- Trẻ thực hiện
NGỦ TRƯA - ĂN XẾ
 - Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc.
 - Nhắc trẻ không được nói chuyện, không đùa giỡn khi ngủ.
 - Trẻ biết rửa tay và vệ sinh cá nhân trước khi ăn và ngủ.
 - Trẻ biết mời cô và các bạn trước khi ăn cơm, trẻ ăn hết khẩu phần ăn.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Cô tắm, thay quần áo sạch, buộc tóc gọn gàng cho trẻ.
- Cho trẻ ôn lại bài đã học.
NÊU GƯƠNG - TRẢ TRẺ
* Nêu gương:
- Hát lại bài hát đã học.
- Cô nói về tiêu chuẩn bé ngoan.
- Trẻ nhận xét mình, nhận xét bạn.
- Cô nhận xét và tuyên dương cháu ngoan.
* Trả trẻ:
- Nhắc trẻ lấy đồ dùng của mình.
- Nhắc trẻ biết chào cô, chào ông bà, cha mẹ.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh.
 Ngày 15 tháng 11 năm 2017
 Giáo viên
 Đào Thanh Thủy

File đính kèm:

  • docxTHE DUCLop 4 tuoi_12900068.docx
Giáo Án Liên Quan