Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Bé làm gì để phòng tránh đuối nước?
I. Mục đích – yêu cầu
- Treû nhận biết những nơi không an toàn, có thể gây đuối nước: Biển, bể bơi, sông, suối, ao, hồ, giếng,. và biết cách phòng tránh.
- Trẻ phòng tránh được những nơi không an toàn, có thể gây đuối nước; phân biệt được hành vi Đúng/ Sai trong cách phòng tránh đuối nước.
- Trẻ biết bảo vệ bản thân, phòng tránh những nơi không an toàn đến tính mạng.
II. Chuẩn bị
- Bài hát “Bé yêu biển lắm”.
- Câu chuyện “Bo đi bơi”.
- Hình ảnh: Biển, sông, suối, ao, hồ, giếng, xô chậu chứa nước đầy.
- Video “Cách phòng tránh đuối nước”.
- Hai bộ tranh hành vi Đúng/ Sai về cách phòng tránh đuối nước; 2 cái bàn, 2 cái bảng, nhạc trò chơi, xắc xô.
LĨNH VỰC: PTTC & KNXH GIÁO VIÊN: VÕ THỊ MINH THƠ ĐỀ TÀI: BÉ LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚC? NGÀY DẠY: 19/4/2021 I. Mục đích – yêu cầu - Treû nhận biết những nơi không an toàn, có thể gây đuối nước: Biển, bể bơi, sông, suối, ao, hồ, giếng,... và biết cách phòng tránh. - Trẻ phòng tránh được những nơi không an toàn, có thể gây đuối nước; phân biệt được hành vi Đúng/ Sai trong cách phòng tránh đuối nước. - Trẻ biết bảo vệ bản thân, phòng tránh những nơi không an toàn đến tính mạng. II. Chuẩn bị - Bài hát “Bé yêu biển lắm”. - Câu chuyện “Bo đi bơi”. - Hình ảnh: Biển, sông, suối, ao, hồ, giếng, xô chậu chứa nước đầy. - Video “Cách phòng tránh đuối nước”. - Hai bộ tranh hành vi Đúng/ Sai về cách phòng tránh đuối nước; 2 cái bàn, 2 cái bảng, nhạc trò chơi, xắc xô. III. Tiến hành Hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1: Bé làm gì để phòng tránh đuối nước? * Vận động bài hát “Bé yêu biển lắm”. - Trò chuyện với trẻ: Mùa hè các con thường được bố mẹ đưa đi chơi ở những đâu? * Dẫn dắt cho trẻ nghe câu chuyện “Bo đi bơi”. Hỏi trẻ: + Bo được bố dẫn đi đâu? + Khi đến bể bơi, chuyện gì đã xảy ra với Bo? + Nếu không có người cứu thì Bo sẽ như thế nào? - Cô khái quát: Chúng ta có thể đến bể bơi tắm mát, nhưng nếu các con không cẩn thận thì đó là nơi rất nguy hiểm, có thể gây đuối nước. + Vậy những nơi nào nguy hiểm, có thể gây đuối nước? - Cho trẻ xem hình ảnh những nơi có thể gây đuối nước: Biển, sông, suối, ao, hồ, giếng, xô chậu chứa nước đầy. + Các con phải làm gì để phòng tránh đuối nước? * Cho trẻ xem video “Cách phòng tránh đuối nước”, hỏi trẻ: + Đoạn video hướng dẫn các con làm gì để phòng tránh đuối nước? + Vì sao con không được chơi gần sông suối, ao hồ? + Khi đi trên tàu thuyền, con mặc áo phao để làm gì? + Khi thấy bạn rơi xuống nước, con làm thế nào? + Ngoài ra, khi đi bơi con phải làm gì để đảm bảo an toàn cho mình? Cô khái quát và giáo dục trẻ cách phòng tránh đuối nước: Không được chơi gần sông suối, ao hồ; không tự ý nghịch nước. Khi đi bơi, đi trên các PTGT đường thủy phải mặc áo pháo và đi cùng người lớn. Tập các động tác hít thở dưới nước, học bơi cùng người lớn. Khi thấy bạn rơi xuống nước không được nhảy xuống cứu bạn mà phải gọi người lớn giúp đỡ. Tuyên dương trẻ, dẫn dắt chuyển hoạt động. - Trẻ trả lời. - Xem câu chuyện “Mẹ ơi, sao lâu thế?”. - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô. - Xem video “Bé xử lý tình huống khi bị bỏ quên trên ô tô/ xe buýt”. - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô. - Nghe cô nói. - Trẻ trả lời. HĐ2: Trò chơi “Đội nào giỏi hơn?” - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô nói cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội đứng 2 hàng dọc. Khi nghe tiếng nhạc thì bạn đầu hàng mỗi đội chạy lên chọn tranh hành vi đúng về cách phòng tránh đuối nước gắn lên bảng, rồi chạy về chạm vào tay bạn kế tiếp chơi như vậy đến khi hết nhạc. + Luật chơi: Mỗi lượt chơi chỉ được chọn 1 tranh. Khi nào bạn chạm tay mới được chạy lên chơi. Kết thúc trò chơi, đội nào chọn được nhiều tranh hành vi đúng hơn sẽ là đội chiến thắng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô quan sát việc thực hiện cách chơi, luật chơi của trẻ. - Nhận xét kết quả chơi. Tuyên dương trẻ. - Nghe cô giới thiệu - Nghe cô nói cách chơi, luật chơi. - Trẻ chơi trò chơi. - Nhận xét kết quả cùng cô. Kết thúc * Nhận xét chung buổi hoạt động, tuyên dương trẻ. - Cho trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô. - Nghe cô nói. - Thu dọn đồ dùng.
File đính kèm:
- PHONG TRANH DUOI NUOC_13107622.doc