Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Bé nhận biết giờ chẵn trên đồng hồ
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết xem và đọc được giờ chẵn trên đồng hồ; biết chức năng của chữ số và kim ngắn, kim dài của đồng hồ. Có biểu tượng ban đầu về thời gian.
- Trẻ làm theo các yêu cầu của cô; chơi được trò chơi.
- GDCC biết phối hợp cùng bạn, quý trọng thời gian. Biết thời gian rất cần thiết với con người.
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Đồng hồ có 2 cây kim (kim dài và ngắn).
-Các loại đồng hồ thật như: Đồng hồ treo tường, đồng hồ báo thức, đồng hồ đeo tay.
* Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ một cái đồng hồ, 1 cái rổ đựng các chữ số từ 1 - 12.
- Keo, khăn ẩm, 2 kim ngắn, dài.
- Nhạc bài hát “Đồng hồ quả lắc”.
- Một số đồng hồ làm từ bìa màu cho trẻ chơi, số, keo
- 3 tờ giấy rô ki có dán các giờ tương ứng, bút vẽ.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VẠN NINH TRƯỜNG MẦM NON VẠN LONG GIÁO ÁN THAO GIẢNG CHỦ ĐIỂM: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐỀ TÀI: BÉ NHẬN BIẾT GIỜ CHẴN TRÊN ĐỒNG HỒ LỚP DẠY: 5 - 6 TUỔI ( A5 ) NGÀY THỰC HIỆN: 13/ 12/ 2019 GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ MỸ HÀ I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết xem và đọc được giờ chẵn trên đồng hồ; biết chức năng của chữ số và kim ngắn, kim dài của đồng hồ. Có biểu tượng ban đầu về thời gian. - Trẻ làm theo các yêu cầu của cô; chơi được trò chơi. - GDCC biết phối hợp cùng bạn, quý trọng thời gian. Biết thời gian rất cần thiết với con người. II. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Đồng hồ có 2 cây kim (kim dài và ngắn). -Các loại đồng hồ thật như: Đồng hồ treo tường, đồng hồ báo thức, đồng hồ đeo tay. * Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ một cái đồng hồ, 1 cái rổ đựng các chữ số từ 1 - 12. - Keo, khăn ẩm, 2 kim ngắn, dài. - Nhạc bài hát “Đồng hồ quả lắc”. - Một số đồng hồ làm từ bìa màu cho trẻ chơi, số, keo - 3 tờ giấy rô ki có dán các giờ tương ứng, bút vẽ. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Bé nhận biết giờ chẵn trên đồng hồ. - Cô và cháu vận động bài hát “Đồng hồ quả lắc”. - Bài hát nói về cái gì? - Đồ hồ dùng để làm gì? - Vậy buổi sáng, con thường ngủ dậy lúc mấy giờ? - Buổi trưa con đi học về lúc mấy giờ? - Buổi chiều con ăn cơm lúc mấy giờ? - Buổi tối con đi ngủ lúc mấy giờ? - Cô khái quát: Thời gian trôi qua rất nhanh, một ngày có 4 buổi: sáng, trưa, chiều tối mỗi buổi có một vẻ đẹp riêng. Vì vậy các con phải biết quý trọng thời gian, tiết kiệm thời gian để làm những việc có ích. - Dẫn dắt cho trẻ làm quen với giờ chẵn trên đồng hồ. - Cho mỗi trẻ một chiếc đồng hồ và chơi theo ý thích. + Con có nhận xét gì về đồng hồ? - Cô xuất hiện đồng hồ. - Đồng hồ của cô có gì khác với đồng hồ các con vừa chơi? - Cô khái quát: Đồng hồ của cô có 3 cây kim, cây kim dài nhất là kim giây. Hôm sau cô sẽ cho các con làm quen. - Cô giới thiệu đồng hồ có 2 cây kim giống với trẻ: + Đây là 2 cây kim gì? + Trên mặt đồng hồ có các chữ số nào? + Các chữ số đó được sắp xếp ra sao? - Cô khái quát: Đồng hồ có kim ngắn và kim dài. Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút và quay theo chiều từ số bé đến số lớn. Trên đồng hồ có 12 chữ số cách đều nhau, chữ số 12 nằm chính giữa ở phía trên của mặt đồng hồ. Tiếp theo là các chữ số được sắp xếp từ 1, 211. - Cô dẫn dắt cho trẻ quay kim đồng hồ vào 12h, 6h, 8h, 10, 4h - Cô khái quát: Khi kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ vào một số bất kỳ một số nào trên mặt đồng hồ thì lúc đó là giờ chẵn. - Ngoài giờ chẵn trên đồng hồ còn có giờ gì nữa? - Cô khái quát: Từ số 12 đến số 1 là 5 phút, đến số 2 là 10 phút,. là những giờ lẻ. - GDCC biết quý trọng thời gian và biết được ích lợi của thời gian rất quan trọng đối với con người. - Con còn thấy có những loại đồng hồ nào nữa? - Cô khái quát: có tất nhiều loại đồng hồ với nhiều hình dạng khác nhau như: đồng hồ treo tường, đồng hồ báo thức, đồng hồ đeo tay - Cho trẻ quay kim đồng hồ theo yêu cầu của cô. - Cô cho trẻ quay kim đồng hồ theo ý thích và hỏi trẻ. Kiểm tra xem ai có kết quả giống bạn. - Vậy khi đồng hồ chỉ giờ đúng thì kim dài luôn chỉ đúng vị trí số mấy? * Hoạt động 2: Trò chơi. * Trò chơi 1: Thi ai nhanh. - Cô giới thiệu tên trò chơi. + Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội, khi nghe hiệu lệnh của cô lần lượt các bạn trong đội lên nối đồng hồ với giờ tương ứng rồi chạy về chuyển bút cho bạn. Cứ như vậy cho đến hết thời gian. + Luật chơi: Thời gian là một bản nhạc, đội nào nối nhanh và đúng với yêu cầu của cô là chiến thắng. - Cho cháu chơi, nhận xét kết quả của 3 đội. * Trò chơi 2: Đồng hồ ai xinh. - Cô giới thiệu tên trò chơi. + Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 nhóm, các bạn trong nhóm sẽ cắt dán hoặc vẽ các chữ số theo thứ tự và gắn các kim trên mặt đồng hồ sao cho đẹp. + Luật chơi: Bạn nào dán nhanh và đẹp sẽ được cô khen. - Cho cháu chơi, nhận xét kết quả của 3 nhóm. * Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương trẻ. - Trẻ vận động cùng cô. - Để xem giờ. - 6giờ. - 11 giờ. - 5 giờ. - 9 giờ. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi với đồng hồ. - Trẻ tự nhận xét. - Đồng hồ của cô có 3 cây kim. - Kim dài và kim ngắn - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quay kim đồng hồ. - Trẻ lắng nghe. - Giờ lẻ. - Trẻ lắng nghe. - Đồng hồ treo tường, đồng hồ báo thức, đồng hồ đeo tay - Trẻ quay kim đồng hồ. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chia 3 đội và chơi. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chia 3 nhóm và chơi. - Trẻ lắng nghe.
File đính kèm:
- LQVT BE NHAN BIET GIO CHAN GIO LE_12922653.docx