Giáo án mầm non lớp lá - Đề tài: bé yêu môi trường

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 1. Kiến thức:

Nhận biết môi trường sạch sẽ, thống mát thích hợp cho trẻ học và chơi.

-trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định, cất đồ chơi đúng nơi ngăn nắp sau khi chơi.

- Biết bỏ đồ và vứt rác lung tung ảnh hưởng tới người khác.

- biết sử dụng tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt hằng ngày.

2. Kỹ năng:

- Thuộc bài thơ và hiểu ý nghĩa nội dung giáo dục của bài thơ.

- Thực hiện đúng yêu cầu của trò chơi vận động, hứng thú chơi vui cùng bạn.

- Phát triển trí nhớ, tư duy, óc quan sát và thực hành đúng theo yêu cầu.

- Trẻ có kĩ năng sắp xếp đồ chơi đúng nơi

3. Thái độ:

Giáo dục trẻ ý thức giữ vệ sinh môi trường: biết nhặt rác bỏ vào giỏ.

- tích cực học tập và giữ vệ sinh chung.

4. Phương pháp theo dõi: tạo tình huống, quan sát, thực hành.

II. CHUẨN BỊ:

- Máy tính, giáo án điện tử về bài giữ vệ sinh có hành vi bảo vệ môi trường.

- Lớp học thoáng mát

- Các lô tô về hình ảnh đúng sai về bảo vệ môi trường.

III.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG.

1. Hoạt động 1: Giới thiệu

 chào mừng các bé đến với cuộc thi “bảo vệ môi trường”

Đến với cuộc thi hôm nay gồm 4 đội chơi: môi trường sạch, môi trường đẹp, môi trường xanh, môi trường mát

Cuộc thi gồm 4 phần: - Phần thi thứ nhất: Tài năng của bé

 - Phần thi thứ hai: Chung sức chung tài

 - Phần thi thứ ba: Vượt chướng ngại vật

 - Phần thi thứ tư: Về đích

2. Hoạt động 2: dạy trẻ giữ vệ sinh hằng ngày

 

doc24 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 13628 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Đề tài: bé yêu môi trường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIAÓ ÁN PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI TRẺ MẦM NON
Giáo viên: Mai Thị Lài
Trường MN Sơn Ca – Quảng Tân – Tuy Đức – Đắk Nông.
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN: PTTCKNXH
ĐỀ TÀI: BÉ YÊU MÔI TRƯỜNG (CS 57)
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1. Kiến thức:
Nhận biết môi trường sạch sẽ, thống mát thích hợp cho trẻ học và chơi.
-trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định, cất đồ chơi đúng nơi ngăn nắp sau khi chơi.
- Biết bỏ đồ và vứt rác lung tung ảnh hưởng tới người khác.
- biết sử dụng tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt hằng ngày.
2. Kỹ năng:
- Thuộc bài thơ và hiểu ý nghĩa nội dung giáo dục của bài thơ.
- Thực hiện đúng yêu cầu của trò chơi vận động, hứng thú chơi vui cùng bạn.
- Phát triển trí nhớ, tư duy, óc quan sát và thực hành đúng theo yêu cầu.
- Trẻ có kĩ năng sắp xếp đồ chơi đúng nơi
3. Thái độ:
Giáo dục trẻ ý thức giữ vệ sinh môi trường: biết nhặt rác bỏ vào giỏ.
- tích cực học tập và giữ vệ sinh chung.
4. Phương pháp theo dõi: tạo tình huống, quan sát, thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
Máy tính, giáo án điện tử về bài giữ vệ sinh có hành vi bảo vệ môi trường.
Lớp học thoáng mát
Các lô tô về hình ảnh đúng sai về bảo vệ môi trường.
III.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG.
1. Hoạt động 1: Giới thiệu
 chào mừng các bé đến với cuộc thi “bảo vệ môi trường”
Đến với cuộc thi hôm nay gồm 4 đội chơi: môi trường sạch, môi trường đẹp, môi trường xanh, môi trường mát
Cuộc thi gồm 4 phần: - Phần thi thứ nhất: Tài năng của bé
 - Phần thi thứ hai: Chung sức chung tài
 - Phần thi thứ ba: Vượt chướng ngại vật
 - Phần thi thứ tư: Về đích
2. Hoạt động 2: dạy trẻ giữ vệ sinh hằng ngày
* Phần thi thứ nhất: tài năng của bé
- Hôm nay cô thấy bạn nào cũng sạch sẽ và rất đẹp các con có bí quyết gì vậy. 
Giữ vệ sinh sạch sẽ.để giữ vệ sinh sạch sẽ thì chúng ta phải có môi trương sạch sẽ đấy các con ạ.
- Các con nhìn lên màn hình xem đây là môi trường ở đâu nha.( cho trẻ xem đoạn video về hoạt động trong lớp đang hoạt động góc).
- Vậy để giữ gìn môi trường trong lớp sạch đẹp thì các con phải làm gì?
- Ngoài giữ gìn vệ sinh trong lớp ra các con xem mình phải giữ gìn vệ sinh ở đau nữa nha. (cho xem đoạn video các cô lao công đang quét dọn).
- Chúng mình vừa xem đoạn video về cái gì? Vậy nếu chúng ta không giữ gìn môi trường sạch sẽ thì sẽ thế nào? Cho xem đoạn video nguồn nước bị ô nhiễm con người ăn vào bị mắc bệnh.
- Vậy khi chúng ta chơi xong không cất đồ chơi sẽ thế nào mời các con cùng hướng lên màn hình xem đoạn video về một bạn nhỏ nhé. (cho xem đoạn video bạn nhỏ chơi không cất đồ chơi khi bà tới nhà đã bị vấp vào đồ chơi và bị té).
+ À đoạn video vừa rồi nói về gì? Bạn nhỏ khi chơi xong không cất đồ chơi vào rổ đã làm bà té đấy. Không những trên lớp khi chơi xong phải cất đồ chơi mà ở nhà và tới nhà bạn chơi chúng mình chơi xong phải cất đúng nơi quy định nhé.
- Tiếp theo mời 4 đội chơi cùng nhìn lên màn hình và xem tiếp xem đoạn video (khi ăn chuối xong không vứt rác vào xọt làm nười khác bị té).
+ Đoạn video vừa rồi nói gì vậy các bạn.? Đoạn video vừa rồi nói về bạn nhỏ ăn xong không vứt rác vào xọt mà vứt ngay vỏ chuối làm người khác dẫm lên trơn và té.khi các con ăn bất cứ thứ gì ở đâu nhớ phải tìm thùng rác để bỏ vào không làm ảnh hưởng tới người khác và làm ô nhiễm môi trường nhé.
- Vậy chúng mình nhìn lên đây xem bạn nhỏ này làm đúng chưa nhé (cho trẻ xem đoạn video rửa tay xong không tắt nước và học bài không tắt ti vi)
+ Bạn nhỏ làm gì cả lớp, bạn làm đúng hay sai? Vì sao các con biết bạn làm sai? Bạn nhỏ đã không tắt nước và tắt điện khi không sử dụng nếu chẳng may mất điện là không có nước dùng đúng không các con vì thế ở nhà accs con nhớ phải sử dụng tiết kiệm nước và nhắc bố mẹ tắt điện khi không sử dụng nhé!
* Phần thi thứ 2: chung sức chung tài
- Cô sẽ phát cho mỗi đội 1 tờ giấy A3 và những hình ảnh đúng và sai để bảo vệ môi trường.các đội phải nhớ hình ảnh đúng dán bên phải và hình ảnh sai dán bên trái.đội nào dán đúng và nhanh nhất đội đó chiến thắng.
* Phần thi thứ 3 : vượt chướng ngại vật
- chia làm 4 đội đứng thành hàng dọc mội đội phải bật qua 4 chiếc vòng để lên tìm những hình ảnh sai trong môi trường rồi gạch chéo vào hình đó. Mỗi lần chỉ một bạn bật lên sau đó chạy về đưa bút cho bạn khác lên gạch. Dội nào gạch đúng và nhiều nhất đội đó chiến thắng.
* Phần thi thứ 4: về đích
- Cô cho 4 tổ về 4 góc chơi trong lớp cô đã chuẩn bị sẵn và yêu cầu 4 đội phải sắp xếp đồ dùng ở 4 góc thật ngay ngắn, đội nào xếp đẹp và gon gàng nhất đội đó chiến thắng.
* Sau khi trẻ chơi xong cô tổng kết lại số diểm các tổ đạt được tổ nào nhiều nhất thì tổ đó chiến thắng.nhận xét trao quà và đọc bài thơ “bé giữ vệ sinh môi trường”
Sân trường bé chơi  Các nơi đề sạch
 Vung vãi khắp nơi Không khí trong lành
 Cùng đi nhặt lá Giúp bé học hành
 Bỏ vào thùng rác Chăm ngoan, khỏe mạnh 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN: PTTC &KNXH
ĐỀ TÀI: BÉ CHUẨN BỊ ĐỒ ĐI HỌC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được đi học cần những đồ gì.
- biết gắn hình theo đúng yêu cầu cuả cô.
2. Kỹ năng:
- có kĩ năng xếp đồ vào cặp, .
- Trẻ có kỹ năng trả lời câu hỏi mạch lạc
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ thích đi học.
4. Phương pháp theo dõi: Quan sát, thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
- Không gian tổ chức ở trong lớp.
- Máy tính, loa.
- Đoạn phim: “bé chuẩn bị đi học
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Cho trẻ vận động bài “đi học”
Các con vừ vạn động bài gì?
- trước kho tới lớp các con phải làm gì?(hỏi theo khả năng của trẻ)
- Để biết được khi đi học chúng ta phải làm gì mời cả lớp cùng nhìn lên màm hình xem bạn nhỏ này nhé.(cho trẻ xem đoạn video bạn nhỏ chuẩn bị đồ đi học).
- bạn nhỏ vừa chuẩn bị những gì?
-Trước khi đi học các con phải làm gì?....
*Hoạt động 2: Những đồ dùng cần thiết khi đi học
-co chia lớp làm 4 tổ mỗi tổ có 1 tờ a3 chia lamg đôi. Yêu cầu trẻ gắn đồ dùng cần khi mang tới lớp bên phải và đồ dùng không đúng bên trái.
- tổ nào làm đúng và nhanh nhất tổ đó chiến thắng
*hoạt động 3: Bé chuẩn bị đi học.
- cho từng trẻ 1 ra góc gia đình chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cô đã chuẩn bị sẵn để mang đi học.
- yêu cầu trẻ phải xếp đồ ngay ngắn vào cặp.
Hoạt động 4: cô nhạn xét và chuyển hoạt động.
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN: PTTCKNXH
ĐỀ TÀI: NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT (CS 50)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm “bạn tốt” từ đó giáo dục trẻ làm thế nào để được bạn bè yêu quý.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp với bạn, phát triển khả năng phán đoán, đồng ý, tiếp nhận ý kiến của người khác.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, khả năng làm việc nhóm khi tham gia các trò chơi tập thể cùng bạn.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ tình cảm yêu thương, gần gũi với những người bạn trong lớp.
4. Phương pháp theo dõi: Dùng lời.
II. CHUẨN BỊ:
- Không gian tổ chức ở trong lớp. 
- Câu chuyện: “Đôi bạn tốt”.
- Bảng có hình ảnh và dòng chữ “Bạn tốt”.
- Tranh minh họa nội dung “nên” và “không nên” khi chơi cùng bạn.
- Giấy, bút màu, đất nặn, hồ dán, kéo.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1: bạn nào nhanh trí?
- Cô tạo tình huống: kể một đoạn trong câu chuyện “Đôi bạn tốt” và cho trẻ giải quyết tình huống bạn Gà con bị Cáo đuổi bắt. Cô gợi ý cho trẻ nghĩ cách giải cứu cho bạn Gà con. Sau đó cô kể tiếp câu chuyện.
+ Trò chuyện nội dung câu chuyện.
+ Giáo dục trẻ thông qua nội dung câu chuyện.
2. Hoạt động 2: Trò chuyện về chủ đề “Bạn tốt”
- Cho trẻ xem tranh ảnh bạn bè trong lớp chưa biết nhường nhị nhau: tranh giành đồ chơi, bắt nạt bạn bè và một số hình ảnh bạn bè yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, biết chia sẻ, an ủi và giúp đỡ bạn.
+ Các bức tranh nói về điều gì?
+ Bạn nào trong bức tranh chưa ngoan? Tại sao?
+ Trong các bức tranh con vừa xem con thích việc làm của bạn nào nhất? Vì sao?
+ Khi trong lớp có bạn mới đến lớp các con sẽ làm gì?
+ Khi chơi với các bạn, các con sẽ làm gì để bạn bè luôn yêu quý nhau?
- Cô đặt tình huống để trẻ giải quyết:
+ Khi cô cho cả lớp vẽ tranh, bạn không muốn làm bài tập cô vừa giao, con giúp bạn bằng cách làm hộ bài cho bạn, như thế có phải là con đã giúp bạn không? Vì sao?
+ Khi bạn có lỗi mà không nhận lỗi, con biết bạn nói dối mà vẫn bao che cho bạn, như vậy con có phải là người bạn tốt không?
+ Theo các con bạn tốt là người bạn như thế nào?
+ Làm thế nào để chúng ta trở thành một người bạn tốt?
+Ngoài các bạn trong lớp thì những người xung quanh cũng có thể trở thành bạn tốt của chúng ta.
=> Người bạn tốt là người luôn quan tâm, giúp đỡ, yêu quý bạn bè. Muốn trở thành một người bạn tốt, các con cần biết quan tâm, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, biết nhường nhịn, đoàn kết với các bạn của mình
- Cho cả lớp đọc thơ: Tình bạn.
3. Hoạt động 3: Củng cố.
- Trò chơi 1: Kết bạn.
+ Cô giới thiệu tên trò chơi và cách chơi: Cho trẻ đi tự do xung quanh lớp cùng hát bài hát “Chào một ngày mới”. Khi cô yêu cầu “Kết bạn! Kết bạn!” thì trẻ nói “Kết mấy? Kết mấy?”. Cô yêu cầu trẻ kết theo số lượng hay theo đặc điểm của nhóm bạn.
- Trò chơi 2: Ai ngoan? Ai khéo?.
+ Cô chia lớp thành hai đội thi đua chon những bức tranh có hành vi nên làm và không nên làm. Kết thúc trò chơi đội nào nhanh hơn và chọn đúng là đội đó chiến thắng.
- Trò chơi 3: Bạn thân của bé.
+ Cho trẻ vẽ, cắt dán, nặn những người bạn mà bé yêu thích tại các góc chơi.
- Lớp hát và vận động theo bài hát “Trường của chúng cháu là trường mầm non” chuyển hoạt động.
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN: PTTC & KNXH
ĐỀ TÀI: DẠY TRẺ CÁCH CHÀO HỎI (CS 54)
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
*Kiến thức:
-Trẻ biết chào hỏi một cách lịch sự.
*Kỹ năng:
-Trẻ có kĩ năng giao tiếp, trẻ có kĩ năng thế vai, có kĩ năng chơi trò chơi một cách lịch sự. Biết chào hỏi trong các tình huống.biết phân biệt cách chào hỏi đúng sai.
*Thái độ:
- Tôn trọng lẽ phép với mọi người,trẻ ngoan ngoãn học bài. Biết chào người lớn khi gặp.
*Phương pháp theo dõi: dùng lời , thực hành và bài tập tình huống
II.CHUẨN BỊ:
- Máy tính, giáo án điện tử,các đồ dùng khi sắm vai. Nhạc các bài hát.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG.
1.Mở đầu hoạt động: cho trẻ hát bài “tiếng chào theo em”
- Các con vừa hát bài hát có tên là gì?
- Trong bài hát dạy chúng ta điều gì nhỉ?
- Nhà con có mấy người, khi đi đâu về con chào như thế nào.
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con cách chào hỏi nhé
2.Hoạt động trọng tâm: dạy trẻ chào hỏi
*Hoạt động 1: đàm thoại tranh
- Các con hãy nhìn lên màn hình và nói cho cô biết bức tranh này nói lên điều gì nhé.
- Bức tranh này nói về bạn nhỏ đi học về và chào ông bà cha mẹ đúng không?
- Chúng mình cùng nhìn lên màn hình xem bạn nhỏ đi đâu nhé!
- Bạn nhỏ đang đi học và gặp ai cũng chào hỏi đúng không nào?
- Khi vào lớp bạn chào ai nhỉ?chào như thế nào các con?
- Vơi người lớn thì bạn chào như thế nào nhỉ? Với người lớn thì bạn vòng tay vào và đầu hơi cúi xuống để chào .
- Vậy với các bạn thì chúng mình chào như thế nào?
- Chúng mình cùng xem đoạn video xem bạn đã chào đúng chưa nhé?
- À bạn nhỏ đã làm chưa đúng vậy làm thế nào mới đúng?
- Khi chào chúng mình phải nhìn vào mắt bạn và ngồi ghế hoặc đứng cùng bạn không chồng chuối hay xem ti vi hay chổng mông vào bạn, như bạn nhỏ này là không đúng . như vậy là mất lịch sự đúng không nào!(cho xem tranh minh họa)
- Vậy đấy là chào khi gặp còn chào khi chia tay thì sao? Khi chúng mình đi học về các con chào cô như thế nào? Chào ông bà bố mẹ ra sao? Chào bạn như thế nào?
*Hoạt động 2: thử làm diễn viên.
- Bây giờ các con hãy đứng lên và quay sang bạn tập chào bạn! Chào tạm biệt,
bây giờ cô mời 2 bạn đóng vai bố mẹ và 1 bạn đóng vai con đi học về và chào như thế nào nhé!
- Bây giờ cô mời một bạn đóng vai bạn nhỏ đi chơi về nhà có khách thì chúng mình sẽ chào thế nào nhé.cô mời 2 bạn làm bố mẹ và cô là khách chúng mình xem bạn chào đúng không nhé. À khi nhà có khách chúng mình chào người trong gia đình trước sau đó chào khách sau nhé.
- Vậy khi nhà có ông bà bố mẹ thì chúng mình sẽ chào ai trước nhỉ. Cô mời 4 bạn lên đóng vai ông bà và bố mẹ nào, mời 1 bạn lên đóng vai con của bố mẹ.
Khi nhà có cả anh chị thì chúng mình chào ra sao nhỉ.
Nhà con có những ai khi con đi đâu về con chào như thế nào?
*Hoạt động 3: chung sức chung tài
- Chia lớp làm 4 tổ trên đây là những bức tranh về cách chào hỏi đúng và sai yêu cầu của mỗi đội là phải đi qua những đoạn đường gặp người lớn tuổi ông, cô, anh, chị. Chúng mình phải chào những người này một cách đúng và gạch những hình ảnh sai trên bản và chạy về chỗ đưa bút cho bạn khác lên gạch đội nào gạch được nhiều đội đó chiến thắng.
3. kết thúc hoạt động: cô nhận xét khen ngợi trẻ
- cô cho trẻ hát và vận động bài hát “lời chào của em” 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN: PTTCKNXH
 ĐỀ TÀI: DẠY TRẺ CÁCH YÊU THƯƠNG
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
*Kiến thức:
 - trẻ biết yêu thương người khác, biết nói những lời nhẹ nhàng yêu thương.
-hiểu được nội dung bà hát nói về tình cảm của bạn nhỏ đói với tất cả mọi người.
*kỹ năng:
- trẻ có kĩ năng giao tiếp, ghi chú, suy luận, tưởng tượng.
- có kĩ năng chơi trò chơi.
- có kĩ năng vận động bài hát theo ý thích.
*thái độ:
- hào hứng trong giờ học, biết yêu thương mọi người, nghe lời cô .
* phương pháp theo dõi: bài tập tình huống, thực hành, dùng lời.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy tính, giáo án điện tử các hình ảnh về tình yêu thương mọi người đối với nhau. 1 chiếc khăn.
- lớp học thoáng mát sạch sẽ.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG.
1.Mở đầu hoạt động: cho trẻ nghe bài hát “em yêu ai”
-các con vừa nghe bài hát gì? Bài hát nói về em yêu ai?
- Các con có muốn được yêu thương không? Muốn có được yêu thương trước hết các con phải biết yêu thương và hôm nay cô sẽ dạy cho các con cách yêu thương nhé.
 2.Hoạt động trọng tâm: dạy trẻ biết yêu thương
*Hoạt động 1:đàm thoại với tranh.
- Các con hãy nhìn lên màn hình và cho cô biết bức tranh này nói về gì nhé?
- Bức tranh này nói về yêu thương của cha mẹ dành cho con,vậy còn bức tranh này thì sao?
- Bức tranh này nói về tình yêu thương của các cháu đối với ông bà.
 ở nhà các con yêu ai nhất.
- Để thể hiện tình yêu thương đôi với người mình yêu quý thì các con phải làm gì? Các con nhớ phải nghe lời ông bà, cha mẹ và những người lớn trong gia đình nhé.
- Mời các bé nhìn lên màn hình và xem tiếp bức tranh này nói gì nhé?
- Bức tranh nói về tình cảm của các bạn nhỏ đối với cô giáo và các bạn của mình.
- Vậy để thể hiện tình yêu thương của mình đối với cô giáo và các bạn thì các con phải làm gì?
*Hoạt động 2:bài tập tình huống
- Khi trong gia đình có người bị bệnh thì các con sẽ thể hiện tình yêu thương thế nào?
- Khi bạn bị ngã thì con sẽ làm gì?
- Khi cô giáo bị bệnh thì các con sẽ thể hiện ra sao?
- Khi các con không nghe lời bị cha mẹ đánh các con sẽ nói gì?
- Khi bị bạn cấu các con sẽ làm gì?
*Hoạt động 3: thư giãn
- Mời cả lớp hãy cùng nhau nhắm mắt vào và tưởng tượng trước mắt các con là một ánh sáng màu hồng thật đẹp, các con hãy tưởng tượng trong ánh sáng ấy đầy tình thương yêu, trong tình yêu thương ấy có những giọng nói nhẹ nhàng và ấm áp và các con cảm thấy rất hạnh phúc.
- Các con vừa được tưởng tượng trong lúc ấy các con đã thấy gì?
- Bị bạn đánh các con đã nói ra sao?
- Vậy để thể hiện tình yêu thương của mình đối với mọi người thì các con nhớ hãy nói những lời nói nhẹ nhàng tình cảm chơi với bạn không tranh dành đồ chơi của bạn và không đánh bạn nha.
*Hoạt động 4: bé biết nói lời yêu thương.
- Bây giờ cô sẽ cho chúng mình chơi trò chơi có tên là “đường hầm yêu thương”
- Mời bạn lên chơi cô sẽ bịt mắt lại cho bạn đi qua đường hầm yêu thương. Các bạn còn lại sẽ đứng là 2 hàng làm đường hầm yêu thương khi bạn đi qua mỗi bạn sẽ nói 1 lời yêu thương với bạn.
- Con vừa đi qua đường hàm yêu thương con cảm thấy thế nào? Cho nhiều bạn chơi.
3.kết thúc hoạt động: cho trẻ hát và vạn động bài “em yêu ai”
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN: PTTCKNXH
ĐỀ TÀI: BÉ YÊU ĐỒ DÙNG NHÀ BÉ (Cs 44)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách bảo vệ giữ gìn và sử dụng đúng cách các đồ dùng trong gia đình.
- Biết phân loại đồ dùng theo công dụng và chất liệu.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng so sánh, phân loại
- Kỹ năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định
3. Thái độ:
- Trẻ biết trân trọng giữ gìn đồ dùng trong gia đình, ngoan vâng lời cô giáo, tích cực hứng thú tham gia hoạt động.
4. Phương pháp theo dõi: trò chuyện, quan sát
II. CHUẨN BỊ:
- Một số đồ dùng trong gia đình 
- Máy tính.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề
- Cô tập trung trẻ, cô và trẻ cùng hát bài: Bé quét nhà
- Cô và trẻ trò chuyện về bài hát, nội dung bài hát và trò chuyện về các đồ dùng trong gia đình.
+ Con hãy kể tên các đồ dùng trong gia đình mà con biết?
+ Các đồ dùng đó làm bằng chất liệu gì?
+ Đồ dùng đó dùng để làm gì?
- Cô khái quát các câu trả lời của trẻ, giáo dục trẻ có ý thức khi sử dụng đồ dùng trong gia đình.
2. Hoạt động 2: Ai giỏi hơn
- Cho trẻ thi đua nhau gạch chéo một hành động sai khi sử dụng các đồ dùng trong gia đình.
- Cô chuẩn bị cho trẻ nhiều bức tranh có nội dung nói lên các hành động đúng và sai khi sử dụng các đồ dùng trong gia đình. Yêu cầu trẻ gạch bỏ những hành động sai.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi theo đội.
- Cô động viên khuyến khích trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Thi tài năng
- Cô chia trẻ thành bốn đội, mỗi đội cô chuẩn bị nhiều đồ dùng trong gia đình khác nhau. Nhiệm vụ của các thành viên trong đội là sắp xếp chúng gọn gang ngăn nắp theo từng nhóm: 
+ Nhóm đồ dùng nấu ăn
+ Nhóm đồ dùng để uống
+ Nhóm đồ dùng vệ sinh.
- Sau khi trẻ hoạt động, cô nhận xét và giáo dục trẻ tính gọn gang, ngăn ngắp khi sử dụng các đồ dùng trong gia đình.
4. Hoạt động 4: Bé khéo tay
- Cô cho trẻ ngồi vào bàn, vẽ, nặn, tô màu bức tranh về đồ dùng trong gia đình theo ý thích của trẻ.
- Cô động viên khuyến khích trẻ hoạt động.
- Cô nhận xét và cho trẻ chuyển hoạt động
LVPT: PTTCXH
ĐỀ TÀI: MÓN ĂN YÊU THÍCH
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được các món ăn chế biến từ động vật sống dưới nước tôt cho cơ thể.
2.kỹ năng:
- Trẻ biết trả lời các câu hỏi của cô, trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện mình.
- Biết cách chăm sóc cá cảnh
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động học.
- Trẻ hết khẩu phần ăn của mình
- Thích ăn các món ăn từ động vật dưới nước.
4. Phương pháp:
 -quan sát, đàm thoại, thực hành.
II.CHUẨN BỊ:
Các tranh về món ăn chế biến từ cá tôm cua.
Giáo án điện tử.
Các video về tôm cua cá.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1: Phần thi chào hỏi
-Chào mừng các bé đến với chương trình “món ăn yêu thích”
- Đến với chương trình món ăn yêu thích gồm có các đội chơi:
+ Tôm tươi
+ Cá lóc
+ Cua biển
Xin mời 3 đội giới thiệu về đội chơi của mình.
Đội tôi là tôm tươi Đội tôi là cua biển Đội tôi là cá lóc
Chế biến nhiều món ăn Bò đi đây đi đó Ăn vào tốt cho óc
Ăn vào thật chắc xương Khắp bốn bể năm châu Thông minh và nhanh nhẹn
Khỏe mạnh và cao lớn Cho mọi người thưởng thức Học giỏi xứng trò ngoan.
Làm được nhiều điều vui. Thức ăn từ cua biển
 Cung cấp nhiều can xi
 Cho bạn khỏe mạnh ra
Chào mừng 3 đội chơi về tham dự chương trình ngày hôm nay. Cho 1 tràng vỗ tay cổ vũ cho cả 3 đội chơi.
2. Hoạt động 2: Món ăn yêu thích
-Cả 3 đội vừa giới thiệu về đội chơi của mình chương trình thấy món ăn từ các đội đều tốt cho cơ thể cả,vậy 3 đội chơi có thể kể một số món ăn làm từ đội mình nào, mời đội tôm tươi nào.
“ Tôm tươi của tôi chế biến rất nhiều món ăn nào là tôm luộc, tôm nướng, tôm chiên, gỏi tôm,và đắc biệt tôm kho nước dừa rất ngon nhà nào cũng có thể thưởng thức”.
Mời đội cá lóc:
“Cá lóc tôi cũng có thể nướng, hấp cách thủy, canh chua và đặc biệt cá lóc tôi nấu cháo cho các bạn nhỏ ăn rất bổ.
Còn đội cua biển thì sao
“Cua biển tôi là món ăn đắc sản chỉ ở trong nhà hang mới có, ngoài ra chỉ có đại gia lắm tiền mới ăn tôi thôi vì tôi là món ăn cao cấp, cơ thể tôi cung cấp rất nhiều can xi cho các bạn nhỏ, ai được ăn tôi xương sẽ chắc khỏe và cao lớn rất nhanh”.
-Đến với chương trình hôm nay cô thấy món ăn của 3 đội chơi món nào cũng ngon,hấp dẫn và tốt cho cơ thể con người.ngoài những món ăn 3 đội vừa kể ra chương trình cũng có rất nhiều món ngon chế biến từ động vật dưới nước nữa đấy, mời 3 đội chơi cùng nhìn lên màm hình xem nhé.
-Để có những món ngon từ động vật sống dưới nước các con phải làm gì?
Để có những món ăn ngon và sạch từ động vật dưới nước 

File đính kèm:

  • docky nang song_12574370.doc
Giáo Án Liên Quan