Giáo án mầm non lớp lá - Đề tài: Dạy hát “Bé chúc xuân”

I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU

 - Trẻ nhớ được tên tác phẩm, tác giả, hát đúng giai điệu, lời ca và hiểu được nội dung bài hát “Bé chúc xuân” mô tả nét văn hóa của ngày tết cổ truyền của dân tộc ta của tác giả Vũ Hoàng. Hứng thú nghe cô hát và vận động phù hợp với giai điệu nhịp điệu bản nhạc.

- Rèn kỹ năng hát đúng giai điệu, nhịp điệu bài hát

 - Phát triển giọng hát, khả năng cảm thụ âm nhạc, tai nghe âm nhạc.

 - Giáo dục trẻ yêu âm nhạc, yêu ca hát.

II. CHUẨN BỊ

* Đồ dùng của cô:

- Đàn, nhạc không lời bài “Ngày tết quê em” , “Bé chúc xuân”

- Phong màn, sân khấu, một số dụng cụ âm nhạc : đàn, trống, micro cho trẻ biểu diễn.

- Hình ảnh ngày tết cổ truyền có canh mai, dưa hấu, chúc tết

* Đồ dùng của trẻ:

- Micro, 1 số đạo cụ hóa trang: Nơ, tóc giả, kính đeo mắt.

- Vòng thể dục: 11 cái

- Tập trẻ múa minh họa theo lời ca bài “Ngày tết quê em” sáng tác Từ Huy.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 5032 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Đề tài: Dạy hát “Bé chúc xuân”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VẠN NINH
 TRƯỜNG MẦM NON VẠN HƯNG
 -----š›&š›-----
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
Chủ điểm: Tết- Mùa xuân
MT 89:Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em.
Đề tài:Dạy hát “Bé chúc xuân” –Tác giả: Vũ Hoàng
Ngày dạy:16/01/2016
Người dạy: Đỗ Quốc Anh
Năm học: 2015 - 2016
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
	- Trẻ nhớ được tên tác phẩm, tác giả, hát đúng giai điệu, lời ca và hiểu được nội dung bài hát “Bé chúc xuân” mô tả nét văn hóa của ngày tết cổ truyền của dân tộc ta của tác giả Vũ Hoàng. Hứng thú nghe cô hát và vận động phù hợp với giai điệu nhịp điệu bản nhạc.
- Rèn kỹ năng hát đúng giai điệu, nhịp điệu bài hát
 - Phát triển giọng hát, khả năng cảm thụ âm nhạc, tai nghe âm nhạc.
 - Giáo dục trẻ yêu âm nhạc, yêu ca hát.
II. CHUẨN BỊ
* Đồ dùng của cô:
- Đàn, nhạc không lời bài “Ngày tết quê em” , “Bé chúc xuân”
- Phong màn, sân khấu, một số dụng cụ âm nhạc : đàn, trống, micro cho trẻ biểu diễn.
- Hình ảnh ngày tết cổ truyền có canh mai, dưa hấu, chúc tết
* Đồ dùng của trẻ:
- Micro, 1 số đạo cụ hóa trang: Nơ, tóc giả, kính đeo mắt.
- Vòng thể dục: 11 cái 
- Tập trẻ múa minh họa theo lời ca bài “Ngày tết quê em” sáng tác Từ Huy.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ BIỆN PHÁP
 1.Phương pháp
 	* Phương pháp chính
	- Làm mẫu
 	- Luyện tập
 	* Phương pháp phụ trợ
 	- Sửa sai.
 	2. Biện pháp
 	- Câu đố, trò chơi.
IV. TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Hoạt động 1: Dạy hát “Bé chúc xuân”
 Cô tập trung trẻ cho trẻ xem hình ảnh bé chúc tết và trò chuyện
- Trẻ ngồi cạnh cô
- Hình ảnh nói lên điều gì?
- Trẻ trả lời
- Cô khái quát Đây là hình ảnh rất quen thuộc trong ngày tết cổ truyền của: Bánh cành mai, dưa hấu đỏ, chúc tết ông bàlà nét đẹp truyền thống này được thể hiện qua nhạc phẩm được mang tên “Bé chúc xuân” tác giả Vũ Hoàng cô mời các con cùng thưởng thức
- Trẻ lắng nghe
- Cô hát mẫu lần 1 kết hợp giới thiệu nội dung: Bài hát “Bé chúc xuân” của chú Vũ Hoàng đã mô tả nét văn hóa của ngày tết cổ truyền của dân tộc ta.
- Trẻ lắng nghe
- Cô hát lần 2 kết hợp nhạc đệm 
+ Cô vừa hát bài gì? Bài hát “Bé chúc xuân” do ai sáng tác?
- Trẻ trả lời
+ Theo các con, bài hát này có giai điệu như thế nào?
- Vui tươi trong sáng
+ Bài hát “Bé chúc xuân”, hát theo nhịp 2/4 nên khi hát chúng ta phải hát rõ lời thể hiện sự vui tươi trong sáng.
Tết sắp đến, mùa xuân cũng lại về và mọi người tưng bừng mở hội đón xuân. Các con có thích không nào? Lớp chúng ta cũng vậy, Để chuẩn bị cho ngày hội múa hát mừng xuân các con sẽ tập hát thực hay bài “Bé chúc xuân” để biểu diễn các con có đồng ý với cô không nào?
- Trẻ lắng nghe
- Cô bắt nhịp và cho trẻ hát cùng cô 
- Trẻ hát cùng cô 2-3 lần
- Mời trẻ luân phiên hát. Nếu trẻ hát tốt có thể cho trẻ hát kết hợp với nhạc đệm cô bao quát sửa sai.
- Trẻ hát luân phiên theo nhóm, tổ, cá nhân. 
Hoạt động 2: Nghe hát “Ngày tết quê em” 
Các con ơi, vừa rồi các bạn biểu diễn có hay không nào? Để đáp lại bầu khí sôi nổi ngày hôm nay cô sẻ biểu diễn 1 nhạc phẩm được mang tiên “Ngày tết quê em” 1 sáng tác của chú Từ Huy, cô mời các con cùng thưởng thức.
- Trẻ lắng nghe
+ Cô hát 1 lần kết hợp có nhạc đệm
+ Bài hát “Ngày tết quê em” còn được các bạn lớp Lớn D múa minh họa rất hay, cô mời chúng ta cùng thưởng thức
- Trẻ múa minh họa theo lời ca 1 lần.
Hoạt động 3: Chơi “ Vũ điệu màu xuân”
Chương trình vẫn được tiếp diễn với trò chơi được mang tên “Vũ điệu màu xuân”
- Trẻ chú ý, quan sát, lắng nghe.
- Cách chơi: Khi nhạc hiệu bắt đầu các bạn sẽ nhảy theo giai điệu bài hát. Ví dụ như nhạc êm diệu các con có thể bắt cặp nhảy nhẹ nhàng hay lắc lư theo điệu nhạc, khi nhạc nhanh các con sẽ nhảy nhanh và khi nhạc kết thúc, các bạn sẽ chạy về vòng.
- Luật chơi: mỗi vòng chỉ được 2 bạn đứng vào, ai không tìm được vòng sẽ thua cuộc và bị phạt nhảy lò cò, các con có đồng ý với cô không nào?
- Trẻ chơi 2-3 lần, cô bao quát sử sai, sau mỗi lần chơi cô nhận xét, tuyên dương và Cô tuyên bố kết thúc ngày hội và kết thúc hoạt động.
- Trẻ chơi theo sự hướng dẫn của cô.
- Kết thúc giờ học: và cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi đặc vào vị trí quy định.
- Trẻ thu dọn đồ dùng để về nơi quy định

File đính kèm:

  • docDAY_HAT_BE_CHUC_XUAN.doc