Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Dạy hát "Búp bê", Trò chơi âm nhạc: Nghe âm thanh to nhỏ

Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú

- Cô đóng nhân vật búp bê: Chào các bạn lớp cơm thường 1, mình là búp bê, hôm nay tới học cùng lớp mình, các bạn cùng chơi và giúp đỡ mình nhé.

- Cô giới thiệu em búp bê.

- Hỏi trẻ: Các bạn có biết mình là ai không? Các bạn thấy mình có đáng yêu không nào?

Các bạn ơi mình rất là đáng yêu và dễ thương nên nhạc sĩ Mộng Lân đã sáng tác bài hát “Búp bê” rất là hay để miêu tả về mình đấy. Các bạn hãy thưởng thức bài hát búp bê cùng mình nhé

 

docx48 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Dạy hát "Búp bê", Trò chơi âm nhạc: Nghe âm thanh to nhỏ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 06 tháng 09 năm 2021
LĨNH VỰC GIÁO DỤC PTTCKNXH - TM
DẠY HÁT EM BÚP BÊ
 TCÂN: Nghe âm thanh to nhỏ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ thuộc bài hát, nhớ tên bài hát và biết hát theo cô bài “Búp bê”
- Rèn trẻ hát to, rõ lời, hát trọn câu
- Trẻ biết yêu quí và giữ gìn đồ dùng đô chơi, đi học không khóc nhè.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Búp bê, trống lắc, cassette
- Nhạc bài hát búp bê, bóng tròn to
2. Đồ dùng của trẻ
- Trẻ thuộc lời bài hát búp bê
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú
- Cô đóng nhân vật búp bê: Chào các bạn lớp cơm thường 1, mình là búp bê, hôm nay tới học cùng lớp mình, các bạn cùng chơi và giúp đỡ mình nhé.
- Cô giới thiệu em búp bê.
- Hỏi trẻ: Các bạn có biết mình là ai không? Các bạn thấy mình có đáng yêu không nào? 
Các bạn ơi mình rất là đáng yêu và dễ thương nên nhạc sĩ Mộng Lân đã sáng tác bài hát “Búp bê” rất là hay để miêu tả về mình đấy. Các bạn hãy thưởng thức bài hát búp bê cùng mình nhé
Hoạt động 2: Dạy hát “Búp bê”
- Cô hát lần 1 không đàn
- Các bạn có biết bài hát búp bê của nhạc sĩ nào không?
- Cô hát lần 2 + kết hợp đàn
Giới thiệu nội dung bài hát: Bài hát nói về em búp bê rất là đáng yêu, rất ngoan và không khóc nhè
- Lần 3 cô hát cùng nhạc
- Cô dạy trẻ hát: Cô hát chậm rõ lời và bắt giọng cho cả lớp hát cùng cô bài hát từ đầu đến cuối.
- Cả lớp hát theo cô 2-3 lần
- Chơi gió thổi đổi đội hình
- Lần lượt cho 3 tổ hát (hát theo nhạc)
-Mời nhóm Thỏ nâu lên hát (Cô mời 3 – 4 nhóm hát)
- Bạn nào mạnh dạn lên hát bài hát búp bê cho mình và cả lớp nghe được không (Mời 3- 4 trẻ hát) 
(Sau mỗi lần cô chú ý sửa sai cho trẻ, nhắc nhớ trẻ hát to rõ lời, hát đúng nhạc bài hát)
- Hỏi lại tên bài hát?
- Bây giờ lớp mình cùng hát lại bài hát búp bê thật to nhé. (mở nhạc cho trẻ hát) 
Hoạt động 3: TCÂN: Nghe âm thanh to nhỏ
- Cách chơi: cô vỗ xắc xô tạo ra âm thanh to, nhỏ cho trẻ nghe, sau đó cho một trẻ lên vỗ xắc xô tạo ra âm thanh to, nhỏ cho cô và các bạn nghe.
- Cho trẻ chơi 1-2 lần, cô động viên khuyến khích trẻ chơi.
Kết thúc: Hát “Búp bê”
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý nghe cô hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Cả lớp cùng hát
- Trẻ chuyển đội hình
- Tổ hát
- Nhóm hát
- Cá nhân
- Trẻ trả lời
- Lớp hát
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chơi
- Cả lớp hát
Thứ 3 ngày 07 tháng 09 năm 2021
LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
NBTN: NHẬN BIẾT MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CƠ THỂ BÉ
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 - Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, chức năng một số bộ phận trên cơ thể: Mắt, mũi, miệng tai...
 - Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ và phát âm đúng từ cho trẻ.
 - Trẻ biết bảo vệ, giữ gìn thân thể sạch sẽ.
 II. CHUẨN BỊ
 1. Đồ dùng của cô
 - Búp bê, máy catset
 - Nhạc bài hát “búp bê”
 2. Đồ dùng của trẻ
 - Trẻ thuộc lời bài hát “búp bê”
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Bé yêu búp bê
- Được biết lớp mình học rất là giỏi nè, rất là ngoan nên hôm nay có bạn búp bê đến thăm nè. Cả lớp mình cùng cô hát bài bút bê để chào đón bạn búp bê nào.
- Các con nhìn xem bạn búp bê có dễ thương không?
- Búp bê mặc áo màu gì? Váy màu gì?
- Đây gọi là gì của búp bê các con? 
- Cô mời bạn nào giỏi lên chỉ mắt, mũi, miệng, búp bê nào?
- Thế búp bê xúc cơm ăn bằng tay nào vậy các con?
- Búp bê có mấy tay?
- Còn đây là gì của búp bê nhỉ?
- Búp bê có mấy chân?
(Sau mỗi lần cho trẻ nhắc lại từ đó nhiều lần)
Hoạt động 2: Cơ thể bé
- Tay đâu tay đâu? Vẫy tay vẫy tay
 Chân đâu chân đâu? Dẫm chân, dẫm chân
- Muốn có đôi chân đẹp các con phải làm gì?
- Mắt đâu, mắt đâu? Trẻ chỉ vào mắt.
- Miệng đâu, miệng đâu?
- Muốn mắt, mũi miệng các con sạch sẽ các con phải làm gì?
Cơ thể chúng ta có rất nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận có chức năng khác nhau như: tay thì dùng để xúc ăn, chân để đi, mắt để nhìn và miệng để ăn Bộ phận nào cũng cần thiết để chúng ta hoạt động hằng ngày. Vì vậy các con cần phải yêu quý và luôn giữ gìn cơ thể sạch sẽ.
Hoạt động 3: Bé nào giỏi
* TC: Chỉ nhanh nói đúng
- Cách chơi: Khi cô nói tên bộ phận nào thì trẻ chỉ nhanh và nói tên bộ phận đó cho cô.
- Ví dụ: cô nói “tay đâu tay đâu” trẻ trả lời và chỉ vào tay “tay đây, tay đây”
- Luật chơi: Bạn nào chỉ sai sẽ tạm nghỉ một lượt chơi.
- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần chỉ vào các bộ phận trên cơ thể của mình.
Kết thúc: Trò chơi cô cho trẻ đi uống nước.
- Trẻ chào búp bê
- Trẻ trả lời
- Trẻ lên chỉ
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chơi
Thứ 4 ngày 08 tháng 09 năm 2021
LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
VĐCB: ĐI TRONG ĐƯỜNG HẸP
TCVĐ: Bong bóng xà phòng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết đi trong đường hẹp và biết ném xa
- Rèn luyện sự khéo lẽo, đi tự nhiên mắt nhìn thẳng, chân không chạm vào vạch.
- Giáo dục nề nếp học tập, không xô đẩy bạn khi đi và xếp hàng.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Búp bê, sàn tập, trống lắc, đường hẹp.
2. Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ 1 quả bóng nhỏ, bóng to cho cô.
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Khởi động
- Cho trẻ đi chậm, đi nhanh, chạy chậm - chạy nhanh, chạy châm - dừng lại.
Hoạt động 2: Trọng động
* BTPTC:
- Hô hấp: Hít vào thở ra (3- 4 lần)
- Tay: Hai tay cầm gậy đưa lên cao, hạ xuống (3- 4 lần)
- Bụng: Hai tay cầm gậy cúi gập người xuống, đứng lên (3- 4 lần)
- Chận: Hai tay cầm gậy dậm chân tại chỗ (4 - 5 lần)
- Bật: Nhảy bật tại chỗ (3 - 4 lần)
* VĐCB: Đi trong đường hẹp
- Các con vừa được tập thế dục bằng gì?
- Ngoài tập thế dục thì gậy còn chơi được những trò chơi gì nữa? 
- Bây giờ cô cháu mình cùng dùng những chiếc gậy này để xếp thành con đường nhé.
- Các con ơi đây là đường tới nhà bạn bup bê, đường hẹp khó đi phải không các con, muốn đi được qua con đường hẹp này các con hãy nhìn cô như thế nào nha.
- Cô làm mẫu lần 1
- Cô làm mẫu lần 2+ giải thích: Hai chân các con đứng sát vạch chuẩn, khi có hiệu lệnh bước đi trong đường hẹp mắt các con nhìn thẳng, tay vung tự nhiên, đi thẳng người không dẫm lên vạch.
- Cho 1 trẻ lên thực hiện
- Cả lớp thực hiện
- Lần lượt cho hai trẻ lên thực hiện hết lớp 2-3 lần.
- Chia nhóm – cá nhân thực hiện, cô chú ý sửa sai
- Cho trẻ khá thực hiện lại
- Trẻ nhắc lại cách đi trong đường hẹp
* TCVĐ: Bong bóng xà phòng
- Cô thấy các con học rất giỏi cô thưởng trò chơi “Bong bóng xà phòng”
- Cô giải thích cách chơi:
- Cô nhúng ống hút vào lọ đựng xà phòng rồi thổi ra từ từ để bong bóng xà phòng bay ra .Các con phải nhảy bật lên cao để với lấy các quả bóng
- Trẻ chơi 2 - 3 lần.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng.
Kết thúc: Nhận xét tuyên dương
- Trẻ đi theo yêu cầu của cô
- Trẻ tập theo yêu cầu của cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời theo ý minh
- Trẻ xếp đường
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý nhìn cô làm mẫu
- Một trẻ lên tập
- Lớp thực hiện
- Trẻ tập
- Nhóm thực hiện
- Trẻ chú ý xem cô giải thích
- Trẻ chơi
- Trẻ hít thở
Thứ 4 ngày 08 tháng 09 năm 2021
LĨNH VỰC GIÁO DỤC PTKNXH – TM
TẠO HÌNH: LÀM QUEN VỚI ĐẤT NẶN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ làm quen với đất nặn, biết được một số đặc điểm của đất nặn: mềm, dẻo
- Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay và ngón tay
- Giáo dục trẻ sau khi chơi đất nặn biết rửa tay
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Bảng, đất nặn, Túi kỳ diệu
2. Đồ dùng của trẻ
- Bảng, đất nặn
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động cua trẻ
Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú
- TC: Chiếc túi kỳ diệu
- Các con ơi cô có chiếc túi kỳ diệu nhưng không biết trong đó có gì, bây giờ các con giúp cô khám phá xem trong túi có gì nhé
- Gọi 2 – 3 trẻ chơi
Hoạt động 2: Trẻ làm quen với đất nặn
- Bạn đã tìm được gì trong túi vậy các con?
- Để xem các con trả lời đúng không bây giờ cô cháu mình cùng chơi trò chơi “Dấu tay” nhé
- Tay đẹp đâu? Dấu tay ra sau lưng
- Các con sờ xem có gì sau lưng? (Cho trẻ lấy bảng và đất nặn
- Các con cùng đưa ra đặt trước mặt c/c nào?
- Cô có gì đây? (Đất nặn)
- Còn đây là gì? (Bảng)
- Các con thấy đất nặn mềm hay cứng?
- Đất nặn dùng để làm gì?
- Để biết được đất nặn như thế nào bây giờ cô cháu mình cùng chơi với đất nặn 
- Các con cầm đất nặn đưa lên cho cô nào, chúng mình cùng bóp đất giống cô nhé
- Các con thấy đất nặn mềm chưa?
- Ngoài chơi bóp đất còn có chia đất, xoay tròn, ấn dẹt nữa các con cùng làm theo cô nhé
- Cô cho trẻ thực hiện thao tác: Bóp đât, chia đất, xoay tròn, ấn dẹt (Cho trẻ chơi tư do với đất nặn dưới sự hướng dẫn của cô)
- Cô chú ý quan sát, hướng dẫn những trẻ yếu
- Cô thông báo hết giờ, cho trẻ trưng bày sản phẩm
Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm
- Hôm nay các con chơi với gì?
- Con thấy bạn tạo được hình gì?
- Cô nhận xét chung
- Tuyên dương trẻ
* Giáo dục: Sau khi các con chơi với đất nặn, các con phải nhớ rửa tay cho sạch nhé
=> Hôm nay các con được làm quen với đất nặn, đất nặn được dùng trong các tiết học nặn của các con, đất nặn có rất nhiều màu sắc
Kết thúc: Trẻ đi rửa tay
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
Thứ 5 ngày 09 tháng 09 năm 2021
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
NBPB: NHẬN BIẾT MÀU ĐỎ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ nhận biết được màu đỏ
- Rèn kỹ kỹ năng quan sát ghi nhớ màu sắc cho trẻ
- Giáo dục trẻ chơi ngoan, đoàn kết với bạn
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Hộp quà màu đỏ: Khăn, tập sách bao màu đỏ
- Rổ màu đỏ đựng búp bê màu đỏ, màu vàng
2. Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ một rổ màu đỏ có búp bê màu đỏ, màu vàng
- Bàn ăn búp bê màu đỏ có bát, muống, đĩa, giường màu đỏ
II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Bóng tròn to”
- Các con vừa được chơi trò chơi các con có thích không?
- Chúng mình thấy đi học có vui không?
- Đến trường đến lớp các con biết thêm bao điều thú vị, và hôm nay cô sẽ mang đến cho các con thêm nhiều điều thú vị nữa, các con đã sẵn sàng để khám phá điều thú vị cùng cô chưa?
Hoạt động 2: Nhận biết màu đỏ
- Cô tạo tình huống cho xuất hiện hộp quà màu đỏ và hỏi trẻ:
- Cô có hộp quà màu gì?
- Trong hộp quà có gì đây?
- Trên khăn có ký hiệu màu gì?
- Còn đây là gì?
- Tập sách được bao màu gì? Có ký hiệu màu gì?
- Ngoài ra lớp mình còn được tặng món quà gì nữa đây?
- Qủa bóng màu gì?
- Cô tặng lớp mình mỗi bạn 1 rổ đồ chơi màu đỏ rất là đẹp các con cùng đi lấy rổ về chỗ nhé
- Rổ của con màu gì?
- Trong rổ có gì?
- Búp bê màu gì?
- Còn búp bê này màu gì?
* Trò Chơi: Chọn nhanh
- Lần 1: Chọn theo yêu cầu
- Lần 2: Chọn theo đặc điểm
Hoạt động 3: Ôn luyện - củng cố
 Đã đến giờ ăn của bạn búp bê rồi, nhưng bup bê chỉ thích màu đỏ thôi nên khi các con cho búp bê ăn các con nhớ chọn bàn màu đỏ để cho búp bê ăn nhé, còn khi cho búp bê đi ngủ các con nhớ cho bạn búp bê ngủ giường màu đỏ nhé. 
- Cô cho trẻ chơi với búp bê
* Giáo dục: Các con chơi ngoan, đoàn kết với bạn, không được dành đồ chơi của bạn nhé.
Kết thúc: Trẻ thu dọn đồ chơi
- Trẻ chơi cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ đi lấy rổ về chỗ ngồi
- Trẻ trả lời
- Trẻ chọn theo yêu cầu
- Trẻ chọn theo yêu cầu
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ thu dọn đồ chơi
 Thứ 6 ngày 10 tháng 09 năm 2021
LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
TRUYỆN: ĐÔI BẠN NHỎ
(Trẻ chưa biết)
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện “Đôi bạn nhỏ” và hành động của các nhân vật
- Rèn kỹ năng cho trẻ tính kiên nhẫn khi nghe cô kể truyện và trả lời được một số câu hỏi của cô
- Giáo dục trẻ biết yêu thương giúp đỡ bạn
II. CHUẨN BỊ
1.Đồ dùng của cô
- Tranh truyện, mô hình, nhạc bài hát “Một con vịt”
2.Đồ dùng của trẻ 
- Trang rời
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Hát “ Một con vịt”
- Các con vừa hát bài gì? Trong bài hát nói về con gì?
- Vịt sống ở đâu?
- Bạn nào biết câu chuyện nào nói về con Vịt hãy kể cho cô và các bạn nghe nào?
- Cô có một câu chuyện kể về một bạn Vịt rất tốt bụng đã biết cứu bạn Gà khi bạn Gà suýt bị con Cáo ăn thịt.Chúng mình có muốn biết bạn Vịt tốt bụng đó có trong câu chuyện nào không?
Hoạt động 2: Bé nghe kể chuyện 
- Để biết bạn Vịt tốt bụng đó có trong câu chuyện nào cô mời chúng mình cùng ngồi ngoan nghe cô kể câu chuyện nhé
- Cô kể lần 1: Cô kể diễn cảm bằng lời kết hợp với cử chỉ điệu bộ
- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
- Cô kể lần 2: Kết hợp sử dụng hình ảnh minh họa.
- Cô vừa kể câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Gà con và vịt con rủ nhau đi đâu?
- Gà con kiếm ăn ở đâu? Còn vịt con kiếm ăn ở đâu?
- Khi gà con đang kiếm ăn thì bị con gì đuổi bắt?
- Gà con sợ quá..... ai đã cứu gà con?
- Vịt con bơi vào bờ và gọi bạn như thế nào?
- Con cáo có bắt được gà con nữa không?
* Tc “ Bắt chước tiếng kêu của gà, vịt”
- Cô kể lần 3+ mô hình 
-‘‘Hai bạn gà con và vịt con rủ nhau đi kiếm ăn. Vịt xuống ao mò ốc, còn gà con ở lại trên bãi cỏ tìm giun”.
- Cáo nhìn thấy gà bới giun thì cáo đã làm gì?
- Bạn gà sợ quá kêu cứu như thế nào?
- “ ..Bỗng đâu một con cáo xuất hiện, nó đuổi bắt gà con. Sợ quá, gà con kêu: chiếp...chiếp...cứu tôi với, cứu tôi với.....”
- Cô và các con cùng bắt trước tiếng gà con nào!
- Ai đã cứu gà con?
- “ ...Nghe tiếng gà con kêu, vịt bơi thật nhanh vào bờ, Vịt gọi bạn: vít, vít, vịt đây, vịt đây. Gà con chạy đến, trèo lên lưng vịt, vịt cõng bạn  trên lưng bơi ra xa. Cáo không bắt được gà liền bỏ đi....”
- Cô và các con cùng bắt trước tiếng vịt con nào!
- Bạn gà, vịt vui sướng hát như thế nào?
- “..Vịt, Gà vui sướng hát: là lá la la, ta đã bơi xa xa, ê con cáo già, con cáo ác”
* Giáo dục trẻ:
- Trong câu chuyện các con yêu thích nhân vật nào? Vì sao?
- Các con học tập bạn nào? Vì sao?
Qua câu chuyện: “ đôi bạn nhỏ” các con phải biết thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau chơi với nhau đoàn kết. 
Hoạt động 3: Thứ tài bé yêu
- Các con vừa nghe câu chuyện gì? Trong câu chuyện có những ai?
Cách chơi: Trên đây cô có rất nhiều các nhân vật, các con hãy giúp cô chọn những nhân vật trong chuyên “Đôi bạn nhỏ” gắn lên bảng nhé.
Luật chơi: Cô chia lớp mình thành 2 đội, sau một bản nhạc đội nào gắn nhanh và đúng đội đó dành chiến thắng
- Trẻ chơi
Cô nhận xét tuyên dương
Kết thúc.
- Trẻ hát.
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời.
-Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi.
Thứ 2 ngày 13 tháng 09 năm 2021
LĨNH VỰC GIÁO DỤC PTTCKNXH - TM
DẠY TRẺ KỸ NĂNG CHÀO HỎI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết chào cô – chào ba mẹ khi đến lớp và ra về
- Rèn cho trẻ có thói quen chào hỏi
- Giáo dục trẻ biết ngoan, lễ phép với người lớn
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô: Nhạc bài hát lời chào buổi sáng
-  Cô sáng tạo câu chuyện “Mèo con lễ phép” Một con mèo, 1 con gà trống bằng đồ chơi
2. Đồ dùng của trẻ: Trẻ thuộc lời bài hát lời chào buổi sáng
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Bé cùng nghe
- Cô cho trẻ hát bài “ Lời chào buổi sáng”
- Sáng nay ai đưa các con đến trường? Trước khi đi học các con chào ai? Có bạn nào đi học không chào cô giáo không? Như vậy đã ngoan chưa?
- Các con có muốn trở thành một em bé ngoan được mọi người yêu quý không?
- Cô có một câu chuyện kể về bạn mèo và bạn gà trống rất hay, trong câu chuyện có bạn Mèo con được mọi người rất yêu quý đấy. Để biết được vì sao bạn ấy lại được mọi người quý mến như thế, Bây giờ các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “Mèo con lẽ phép” nhé!
- Cô kể chuyện sáng tạo cho trẻ nghe (Cô kể bằng rối)
- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì? Trong câu chuyện có những bạn nào?
- Bạn mèo con và bạn gà trống bạn nào ngoan hơn?
- Vì sao bạn mèo con lại ngoan hơn bạn gà nhĩ? (Vì khi gặp người lớn bạn mèo biết chào hỏi lễ phép còn bạn gà thì không)
Hoạt động 2: Dạy trẻ cách chào hỏi
- Dạy trẻ cách chào hỏi người lớn!
- Hôm nay cô sẽ hướng dẫn chúng mình cách chào hỏi lễ phép để trở thành một em bé ngoan, 
- Khi gặp cô giáo, bố mẹ các con chào như thế nào?
- Cô làm mẫu: Con chào cô ạ!
                 Con chào bố ạ!
                 Con chào mẹ ạ!
(Khoanh tay trước ngực, đầu hơi cúi, miệng cười tươi, giọng nói phải to, rõ ràng)
- Vậy khi gia đình mình có khách thì con có chào không?
- Các con chào như thế nào?
- Khi đi học về các con chào ai? Chào như thế nào?  
(Chào ông /bà /bố /mẹ /anh /chị . Cháu /con/ em đi học về ạ!)
Dạy trẻ cách chào hỏi bạn bè!
- Khi gặp người lớn các con vòng tay lại chào, đầu hơi cúi, thế khi gặp các bạn của mình thì sao? Các con chào như thế nào?
- Cô làm mẫu: (Nhìn thẳng vào bạn và vui tươi đưa tay ngang tầm mắt vẫy chào (Mình chào bạn)
- Bây giờ các con có muốn trở thành một em bé ngoan được mọi người yêu quý không?
Hoạt động 3: Trẻ thực hành
- Các con hãy nhìn xem, ai đây? (Cô Huệ)
- Chúng mình cùng lễ phép chào cô Huệ nào?
- Con chào cô Huệ ạ! (2 trẻ lên chào)
- Cho từng tổ một lên chào các cô trong lớp
- Cho 2 bạn lên chào nhau.
- Cho cả lớp đứng dậy chào cô.
Kết thúc: Cô cho lớp hát “Lời chào buổi sáng”. 
- Trẻ cùng hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời theo ý mình
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chao
- Trẻ chào các cô
- Trẻ chào nhau
- Lớp chào cô
- Trẻ hát
Thứ 3 ngày 14 tháng 09 năm 2021
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
NBTN: NHẬN BIẾT BẠN TRAI, BẠN GÁI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết bạn trai - bạn gái, biết một số điểm khác nhau giữa bạn trai và bạn gái
- Trẻ nói đúng tên bạn , trả lời được câu hỏi của cô, nói to rõ ràng  
- Trẻ ngoan không mất trật tự trong giờ
II. CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị của cô: Tranh bạn trai - bạn gái , hệ thống câu hỏi
- Chuẩn bị cho trẻ: Xốp cho trẻ ngồi
- Tâm lý trẻ thoải mái
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trò truyện gây hứng thú
- Cô trò truyện với trẻ về chủ đề
- Trong lớp mình có những ai?
- Cô chốt lại dẫn dắt trẻ vào bài
Hoạt động 2:  Phân biệt bạn trai, bạn gái
a. Bạn trai
- Chơi trẻ chơi trò chơi “Trời tối trời sáng”
- Cô đưa tranh bạn trai ra và hỏi trẻ
+ Cô có tranh vẽ gì ?
+ Đây là ban trai hay bạn gái?
+ Tại sao con biết đây là ban trai ?
- Cô gợi ý giúp trẻ trả lời các câu hỏi
( Bạn trai thường để tóc ngắn, hay mặc quần áo có hình siêu nhân ,quần áo thể thao, tính cách mạnh mẽ hơn các bạn gái )
- Các con nhìn xem lớp chúng mình có bạn nào là bạn trai nào?
- Cô giúp trẻ tìm các ban trai trong lớp và nói lại những điểm khác biệt với các bạn gái
b. Bạn gái
- Cô đưa tranh bạn gái ra và hỏi trẻ
+ Cô có tranh vẽ gì ?
+ Đây là ban trai hay bạn gái?
+ Tại sao con biết đây là bạn gái ?
- Cô củng cố lại
- Các con nhìn xem lớp chúng mình có bạn nào là bạn gái nào?
- Cô giúp trẻ tìm các bạn gái trong lớp và nói lại những điểm khác biệt với các bạn trai
- Cô củng cố lại
- Cô chốt lại
+ Giáo dục: Các con ạ các bạn ở trong lớp đoàn kết  giúp đỡ nhau các bạn trai luôn nhường các bạn gái không được bắt nạt các bạn các con nhớ chưa nào
3. Hoạt động 3 : Trò chơi “Về đúng nhà”
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô giới thiệu cách chơi: Cô dán tranh bạn trai - bạn gái ở 2 bên lớp , cô và trẻ vừa đi vừa hát “tìm bạn thân” khi cô nói trời mưa rồi thì tất cả các con hãy nhìn xem tranh bức tranh nào vẽ bạn trạ tranh nào vẽ bạn gái để chạy về đúng nhà của mình , các
con nhớ chưa?
- Luật chơi: bạn nào tìm không đúng nhà bạn đó phải nhảy lò cò
- Cho trẻ chơi 3 lần
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi
- Hỏi tên trò chơi?
4. Hoạt động 4: Kết thúc
- Cô nhận xét chung
- Cho trẻ hát bài ra chơi
- Trẻ trả lời

File đính kèm:

  • docxLop 24 36 thang_13173631.docx
Giáo Án Liên Quan