Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Hạt gạo nhảy múa ( Phương pháp Steam)

I. YÊU CẦU

1. Kiến thức

-Trẻ nhận biết, gọi tên đúng các nguyên vật liệu: soda, nước, dấm, gạo nếp cẩm.

-Trẻ biết lần lượt các thao tác làm thí nghiệm.

2. Kỹ năng.

2.1. Vận động thô: Bưng, bê

2.2. Vận động tinh: Vặn nắp, rót nước, rót dấm, xúc gạo, bột soda,khuấy.

Kỹ năng năng sống:

- Kỹ năng tự phục vụ bản thân

- Kỹ năng đặt câu hỏi

- Kỹ năng giải quyết vấn đề

- Kỹ năng làm việc nhóm

3. Thái độ

- Lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- Vui vẻ tham gia tiết học

- Trẻ biết cảm ơn các bác nông dân, biết trân trọng các sản phẩm do bác nông dân làm ra. Giáo dục trẻ ăn hết xuất, không bỏ thừa thức ăn.

KẾT QUẢ ÁP DỤNG

Mỗi nhóm thực hiện các yêu cầu sau:

- Thực hiện được thí nghiệm theo đúng quy trình với kết quả dấm phản ứng với soda làm hạt gạo nổi lên, chìm xuông, nổi lên, chìm xuống.

CÁC THÀNH TỐ TÍCH HỢP

- S: Công dụng của hạt gạo. Dấm tác dụng với dung dịch soda làm hạt gạo nhảy múa.

- T: Gạo nếp cẩm, bột soda, nước, dấm, cốc chia vạch, đĩa, loa

- E: Quy trình thực hiện thí nghiệm, kỹ năng.

- A: Dự đoán kết quả, tưởng tượng xem khi đổ dấm vào dung dịch soda thì hạt gạo như thế nào?

- M: Trẻ học số đếm, so sánh, đong đếm.

 

docx4 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Hạt gạo nhảy múa ( Phương pháp Steam), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: HẠT GẠO NHẢY MÚA
( PHƯƠNG PHÁP STEAM)
Độ tuổi: 5 – 6 tuổi
YÊU CẦU
1. Kiến thức
-Trẻ nhận biết, gọi tên đúng các nguyên vật liệu: soda, nước, dấm, gạo nếp cẩm.
-Trẻ biết lần lượt các thao tác làm thí nghiệm.
Kỹ năng.
Vận động thô: Bưng, bê
Vận động tinh: Vặn nắp, rót nước, rót dấm, xúc gạo, bột soda,khuấy.
Kỹ năng năng sống:
- Kỹ năng tự phục vụ bản thân
- Kỹ năng đặt câu hỏi
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng làm việc nhóm
Thái độ
- Lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Vui vẻ tham gia tiết học
- Trẻ biết cảm ơn các bác nông dân, biết trân trọng các sản phẩm do bác nông dân làm ra. Giáo dục trẻ ăn hết xuất, không bỏ thừa thức ăn.
KẾT QUẢ ÁP DỤNG
Mỗi nhóm thực hiện các yêu cầu sau:
- Thực hiện được thí nghiệm theo đúng quy trình với kết quả dấm phản ứng với soda làm hạt gạo nổi lên, chìm xuông, nổi lên, chìm xuống.
CÁC THÀNH TỐ TÍCH HỢP
- S: Công dụng của hạt gạo. Dấm tác dụng với dung dịch soda làm hạt gạo nhảy múa.
- T: Gạo nếp cẩm, bột soda, nước, dấm, cốc chia vạch, đĩa, loa 
- E: Quy trình thực hiện thí nghiệm, kỹ năng.
- A: Dự đoán kết quả, tưởng tượng xem khi đổ dấm vào dung dịch soda thì hạt gạo như thế nào?
- M: Trẻ học số đếm, so sánh, đong đếm.
CHUẨN BỊ.
- 1 hộp đựng gạo nếp cẩm, 
- 1 Chai nước lọc,
- 1 hộp đựng bột sodda, 
- 1 chai dấm, 
- 1 cốc nhựa chia vạch, 
- 1thìa nhựa.
- Nhạc bài “ Chiken dan”
- Nhạc nhẹ
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 TIẾN TRÌNH
HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔ
CỦA TRẺ
GẮN KẾT
Bối cảnh: Cô và trẻ nhảy theo nhạc bài Chiken dan.
Gắn kết bối cảnh với bài học:
Cô giới thiệu món quà? Món quà là gì nhỉ? Các con có biết đây là hạt gì? Hạt gạo do ai làm ra? Gạo để làm gì? Giáo dục trẻ.
Trong hộp quà còn có chiếc đũa thần đấy, đũa thần sẽ biến hạt gạo có điều kì diệu đấy. Và cô nghe thấy hạt gạo nói rằng các bạn nếp cẩm cũng muốn vận động nhảy múa như chúng mình vừa rồi đấy.
- Vậy các con có cách nào giúp các bạn nếp cẩm nhảy múa không? 
- Con có cách nào? (Cô xóc lên, gõ vào cái cốc)
Có rất nhiều cách khác nhau để làm hạt gạo nhảy múa vận động như chúng mình đấy. Hôm nay, ngoài những cách mà cô và các con thử nghiệm ra, cô còn có cách nữa để cho các con làm thí nghiệm hạt nhảy múa đấy.
Trẻ vận động
KHÁM PHÁ
Để làm thí nghiệm hạt gạo nhảy múa cô đã chuẩn bị rất nhiều nguyên vật liệu.
 Hạt gạo nếp cẩm, Chai nước lọc, Bột sodda, 
Dấm, Cốc nhựa đã chia vạch, Thìa nhựa.
Để thực hiện thí nghiệm này trải qua rất nhiều bước các con cùng quan sát nhé. 
*Bước 1:  Đổ một ít nước vào cốc nhựa, cô rót từ từ khéo léo để không làm nơớc đổ ra ngoài, sao cho nước đến vạch xanh thì cô dùng lại
Bước 2: Cô cho 3 thìa bột soda vào cốc nước.
Bước 3: Khuấy đều bột soda trong nước.
Bước 4: Cô xúc 2 thìa gạo nếp cẩm cho vào cho vào cốc. Cô xúc mấy thìa gạo.
 Các con nhìn xem hạt gạo như thế nào? Gạo sẽ chìm xuống nước vì gạo nặng hơn nước.
Bước 5: (Đổ giấm vào cốc đến vạch đỏ thì đừng lại) Không thực hiện
 - Theo các con khi đổ dấm vào thì điều kì diệu gì sẽ xảy ra ? 
Muốn biết điều kì diệu gì sẽ xảy ra cô mời các con lấy đồ và nhẹ nhàng về chỗ ngồi của mình nào. 
Cho trẻ mang đồ dùng về nhóm thực hiện.
Để làm thí nghiệm này các con phải thực hiện mấy bước?
- Bước 1 là gì?
Chúng mình đã sẵn sàng thực hiện thí nghiệm hạt gạo nhảy múa chưa nào? Cô mời các con cùng thực hiện thí nghiệm nào.
Cô đi quan sát, trò truyện với trẻ. Khuyến khích trẻ thực hiện.
Trẻ quan sát
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ về chỗ
Trẻ trả lời
Trẻ thực hiện
GIẢI THÍCH
Các con có biết làm sao khi đổ dấm vào mà hạt gạo nhảy múa không?
Do khi đổ đấm vào dung dịch sodda tạo ra rất nhiều bọt khí, các bọt khí bám vào những hạt gạo giống như phao bơi nâng hạt gạo lên mặt nước, sau khi lên trên mặt nước, các bọt khí vỡ ra khiến cho các hạt gạo chìm xuống nước và cứ như thế, như thế liên tục sẽ tạo ra hiện tượng những hạt gạo nhảy múa rất là vui mắt đấy.
Trẻ lắng nghe
ÁP DỤNG
 Hôm nay cô vừa cho các con làm thí nghiệm gì?
Các con ạ, bột sodda có tác dụng làm trắng da, trắng răng, tẩy rửa chất bẩn. Còn dấm có tính chua dùng kết hợp với các món ăn.
ĐÁNH GIÁ
Hôm nay, cô thấy lớp mình các bạn thực hiện thí nghiệm rất giỏi, chúng mình đã làm cho những hạt gạo nhảy múa rất đẹp. 
Nhận xét tuyên dương, giáo dục trẻ.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_de_tai_hat_gao_nhay_mua_phuong_phap_s.docx