Giáo án mầm non lớp Lá - Đề tài: Hoạt động khám phá chiếc dù thoát hiểm

1. Ổn định tổ chức: (7- 8 phút)

- Cô và trẻ hát bài: “Trái đất này là của chúng mình”.

- Cô cho trẻ xem 1 đoạn video về đám cháy nhà cao tầng.

- Đặt ra tình huống:

Khi đám cháy ngày càng to và cháy lên tầng cao mọi người sẽ phải làm gì để thoát hiểm?

 - Khi mọi người chạy lên sân thượng mà đội cứu hỏa chưa kịp đến chúng ta sẽ làm gì giúp mọi người?

(Trẻ đưa ra ý tưởng: Bắc thang, thả dây, chạy bộ, thả dù ).

Cô cùng trẻ thảo luận từng phương án để chọn phương án tốt nhất. Cho trẻ xem video thoát hiểm bằng dù.

- Theo các con chúng mình sẽ chọn phương án nào thoát hiểm tốt nhất.

-> Để có được những chiếc dù giúp cho mọi người thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn các con sẽ làm gì?

- Cô chốt phương án là làm dù.

 

docx4 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Đề tài: Hoạt động khám phá chiếc dù thoát hiểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON ĐẶNG XÁ
=====o0o=====
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG STEAM
Đề tài: Hoạt động khám phá chiếc dù thoát hiểm”
( Phần 1 Dự án: Làm chiếc dù thoát hiểm)
Lớp mẫu giáo lớn A5
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo
 Nguyễn Thị Thúy Vân
NĂM HỌC: 2019 -2020
Tên hoạt động học
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
STEAM
Khám phá chiếc dù thoát hiểm
S: Khoa học
- Khám phá đặc điểm cấu tạo và tác dụng các kiểu dù.
- Tìm hiểu yếu tố vật lý, lực hút của trái đất và lực đẩy của gió. 
T: Công nghệ
- Sử dụng máy tính xem hình ảnh, vi deo các loại dù.
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được đặc điểm cấu tạo, màu sắc và tác dụng của chiếc dù.
- Trẻ hiểu được vì sao dù bay từ trên cao xuống đất.
2. Kỹ năng
- Kỹ năng quan sát, tư duy, thảo luận và lắng nghe người đối thoại.
3. Thái độ
- Chú ý quan sát lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô.
* Đồ dùng của cô:
- Nhạc bài hát Trái đất này là của chúng mình.
- Hình ảnh các loại dù khác nhau.
- Video cảnh đám cháy nhà cao tầng, video thoát hiểm bằng dù, video cách làm dù.
- 2 rổ đựng giấy, lá cây vỏ hộp sữa, túi bóng, cốc giấy..
* Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục gọn gàng.
1. Ổn định tổ chức: (7- 8 phút)
- Cô và trẻ hát bài: “Trái đất này là của chúng mình”.
- Cô cho trẻ xem 1 đoạn video về đám cháy nhà cao tầng.
- Đặt ra tình huống: 
Khi đám cháy ngày càng to và cháy lên tầng cao mọi người sẽ phải làm gì để thoát hiểm?
 - Khi mọi người chạy lên sân thượng mà đội cứu hỏa chưa kịp đến chúng ta sẽ làm gì giúp mọi người?
(Trẻ đưa ra ý tưởng: Bắc thang, thả dây, chạy bộ, thả dù). 
Cô cùng trẻ thảo luận từng phương án để chọn phương án tốt nhất. Cho trẻ xem video thoát hiểm bằng dù.
- Theo các con chúng mình sẽ chọn phương án nào thoát hiểm tốt nhất.
-> Để có được những chiếc dù giúp cho mọi người thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn các con sẽ làm gì? 
- Cô chốt phương án là làm dù.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức 
* S - Khoa học ( 15 phút)
- Cho trẻ kể về một số loại dù mà trẻ biết.
(Gọi 2-3 trẻ kể về loại dù mà trẻ biết).
+ Ngoài chiếc dù vừa được xem, con đã nhìn thấy dù bao giờ chưa?
+ Con thấy nó ở đâu?
+ Con có thể kể cho cô và các bạn nghe về chiếc dù đó ko?
- Cho trẻ xem hình ảnh một số loại dù mà cô sưu tầm.
+ Có những loại dù nào? (Dù cánh tròn, dù cánh hình cung.)
+ Chiếc dù có đặc điểm cấu tạo như nào?
Trong thực tế có rất nhiều các loại dù có hình dáng, kích thước, màu sắc khác nhau nhưng đều có chung một cấu tạo: cánh dù hay còn gọi là vòm dù, dây dù có rất nhiều dây trong đó có 2 dây dùng để điều khiển, ghế ngồi và dây thắt an toàn.
+ Dù ngoài việc được dùng để thoát hiểm nó còn dùng để làm gì?
(Dù để chơi thể thao, để thoát hiểm khi máy bay gặp sự cố, dù để thoát hiểm khi ở trên cao)
+ Nhờ đâu mà dù bay được? (Nhờ gió)
+ Vì sao khi dù bay, nó không bay cao lên trời mà lại rơi xuống đất? 
(cô gọi 2-3 trẻ trả lời).
+ Vì sao cùng nhảy dù một lúc mà có cái dù rơi nhanh có cái rơi chậm? 
( cô gọi 2-3 trẻ trả lời).
- Cô cho trẻ làm một thử nghiệm tốc độ rơi của một số đồ vật như: Giấy A4, túi bóng, vỏ sữa, lá, cốc giấy.
+ Nhóm 1 có trẻ cầm giấy A4, có trẻ vò giấy, cho trẻ cùng thả từ trên cao xuống một lúc và xem kết quả. 
+ Nhóm 2 mỗi trẻ một đồ vật và cùng thả một lúc.
Cô và trẻ cùng bàn luận về nội dung: đồ vật nào rơi nhanh, đồ vật nào rơi chậm và giải thích vì sao.
-> Cô chốt: 
Dựa vào những thử nghiệm trên các con thấy: Nhờ vào lực hút của trái đất, lực đẩy của gió, dựa vào trọng lượng và diện tích bề mặt mà tốc độ dù rơi nhanh chậm khác nhau.Chính vì vậy người ta đã sản xuất ra những chiếc dù có cánh rộng và chất liệu nhẹ để dù có thể bay và tiếp đất nhẹ nhàng, giúp con người hạ cánh an toàn .
* T – công nghệ ( 5 phút)
+ Cô cho trẻ xem video cách làm dù.
+ Các con có muốn làm dù không?
- Cô chốt: Hiện nay ở các tòa nhà cao tầng khi xảy ra đám cháy mới chỉ dùng các phương án: Gọi 114, thả dây, bắc thang, gọi máy bayđể thoát hiểm. Nhưng cô nghĩ tương lai không xa các gia đình ở khu nhà cao tầng nên trang bị cho mình những chiếc dù thoát hiểm đề phòng khi hỏa hoạn.
3. Kết thúc
- Cô cho trẻ nghỉ giải lao để chuyển sang tiết 2 

File đính kèm:

  • docxlam_chiec_du_thoat_hiem_phan1_ngay_26-5_86202011.docx