Giáo án mầm non lớp Lá - Đề tài: Khám phá đôi bàn tay

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

 - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi của bàn tay trong các hoạt động hàng ngày.

 - Trẻ biết được chức năng xúc giác của bàn tay qua cảm nhận khi tiếp xúc với các vật khác nhau.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kĩ năng sờ nắm các vật và cảm nhận đặc điểm bên ngoài qua đôi bàn tay.

- Trẻ khéo léo dùng bàn tay qua các hoạt động.

- Trẻ chơi được trò chơi theo yêu cầu của cô.

3. Thái độ:

- Trẻ tham gia giờ học tích cực, hứng thú, chủ động.

- Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể, trẻ biết giúp đỡ mọi người.

 

docx6 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 6144 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Đề tài: Khám phá đôi bàn tay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN BẮC TỪ LIÊM
TRƯỜNG MẦM NON PHÚC DIỄN
GIÁO ÁN DỰ THI
GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Đề tài: 	Khám phá đôi bàn tay
Lứa tuổi: 	Trẻ 5 - 6 tuổi
Số lượng: 	22 - 25 trẻ 
Người thực hiện: 	Đặng Ngọc Anh
Lớp: 	Mẫu giáo lớn 4
Ngày dạy: 	/11/2019
NĂM HỌC 2019 – 2020
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
 - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi của bàn tay trong các hoạt động hàng ngày.
 - Trẻ biết được chức năng xúc giác của bàn tay qua cảm nhận khi tiếp xúc với các vật khác nhau.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kĩ năng sờ nắm các vật và cảm nhận đặc điểm bên ngoài qua đôi bàn tay.
- Trẻ khéo léo dùng bàn tay qua các hoạt động.
- Trẻ chơi được trò chơi theo yêu cầu của cô.
3. Thái độ:
- Trẻ tham gia giờ học tích cực, hứng thú, chủ động.
- Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể, trẻ biết giúp đỡ mọi người.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG.
1.Đồ dùng của cô:
- Que chỉ.
- Nhạc bài “Cùng bóp vai”, nhạc chơi trò chơi.
- Máy tính.
- Ppt.
- Đồ dùng chơi trò chơi “Ai nhanh nhất”.
- Bột nặn, bảng, khăn lau tay.
2. Đồ dùng của trẻ
 - Trẻ: 22-24 trẻ.
- Mỗi trẻ: 3 thẻ chữ ABC, một khay đồ đựng 1 củ từ, 1 quả táo, 1 chai nước ấm, 1 chai nước lạnh.
3. Địa điểm
- Trong lớp
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Thời gian
Nội dung và tiến trình hoạt động
Phương pháp, hình thức tổ chức
các hoạt động tương ứng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động tương ứng của trẻ
2’
1. Ổn định tổ chức
- Cô giới thiệu chương trình: Thế giới kì diệu.
- Mở đầu chương trình là tiết mục văn nghệ do các bạn lớp lớn 4 thể hiện qua bài vận động “Cùng bóp vai”.
-Trẻ lắng nghe.
- Trẻ biểu diễn.
20’
2. Phương pháp, hình thức tổ chức
Hoạt động 1:Khám phá bàn tay kì diệu của bé
a. Bàn tay có đặc điểm gì?
- Cô cho trẻ lấy thẻ số về vị trí.
- Cô giới thiệu cách chơi: Một câu hỏi sẽ có 3 đáp án A B C. Các con hãy chọn đáp án đúng và giơ thẻ số lên.
- Câu 1: Mỗi người có mấy bàn tay?
A. 2 bàn tay
B. 3 bàn tay.
C. 5 bàn tay.
- Trẻ giơ thẻ chữ chọn đáp án đúng.
- Hai bàn tay được gọi là gì? ( Đôi bàn tay)
- Cô đưa hình ảnh bàn tay ra cho trẻ quan sát và nhận xét.
+ Hình ảnh bàn tay úp xuống: Ai có nhận xét gì về bàn tay này?
+ Bàn tay được để ở tư thế nào? Khi bàn tay úp xuống các con nhìn thấy gì? (Mu bàn tay)
+ Khi bàn tay ngửa lên thì các con nhìn thấy gì? (Lòng bàn tay)
+ Còn đây là gì? Các con đếm xem mỗi một bàn tay có mấy ngón tay?
+ Cô hỏi trẻ tên gọi của các ngón tay (Ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út).
+ Khi chúng ta nắm và  xòe tay ra được là nhờ vào cái gì? (các khớp tay)
+ Còn đây là gì? Trên đầu các ngón tay thường xuất hiện các dấu vân tay, dấu vân tay của mỗi người là duy nhất, để xác định được danh tính cá nhân thì người ta sẽ dùng dấu vân tay.
- Câu 2: Bàn tay có những  phần nào? 
A. Các ngón tay, cánh tay, vai.
B. Mu bàn tay, lòng bàn tay, các ngón tay
C. Mu bàn tay, các ngón chân, mắt.
- Trẻ giơ thẻ chữ chọn đáp án đúng.
- Cô cho trẻ chơi: “Ngón tay nhúc nhích”.
b. Bàn tay làm được gì?
Câu 3: Bàn tay có chức năng gì? 
A. Đi, nhìn, nghe.
B. Ngửi, sờ, chạy
C. Cầm, nắm, sờ
- Trẻ giơ thẻ chữ chọn đáp án đúng.
- Hàng ngày bàn tay giúp các con làm những công việc gì? (Cho trẻ kể)
- Ngay bây giờ các con hãy mô phỏng động tác những công việc đó cùng cô nhé!
(trẻ mô phỏng động tác đánh răng, lau mặt, múa...)
- Bàn tay giúp chúng ta làm rất nhiều việc như đánh răng, xúc cơm, cầm bút và rất nhiều công việc khác. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có đôi bàn tay?
+ Cho trẻ xem hình ảnh trẻ bị khuyết tật viết, xúc cơm ăn.
=>Các con ạ. Tất cả chúng ta ở đây đều có đầy đủ 2 bàn tay, nhưng ngoài kia có những bạn nhỏ không được may mắn, họ không có tay nhưng bằng nghị lực, họ lại dùng đôi chân của mình để viết và làm những công việc thay cho đôi tay của mình. Chúng ta có nên học tập nghị lực của các bạn không?
- Bên cạnh những bạn kém may mắn, thì có những bạn lại rất tài năng, khéo léo, biết dùng đôi bàn tay của mình để làm nên những sản phẩm rất đẹp cho mọi người thưởng thức nữa đấy.
+ Cho trẻ xem hình ảnh những bàn tay khéo léo (trẻ đánh đàn, vẽ tranh, nặn tò he, trẻ múa).
c. Trải nghiệm xúc giác của bàn tay
- Cô cho trẻ cất thẻ chữ rồi lấy khay đồ về vị trí.
- Cô hỏi trẻ trong khay có gì? (củ từ, quả táo, chai nước ấm, chai nước lạnh).
- Cô cho trẻ cầm rồi sờ lần lượt các đồ trong khay rồi nhận xét.
+ Con sờ thấy vỏ nó thế nào? Vì sao con biết?
+ Khi sờ tay vào những vật sắc nhọn điều gì sẽ xảy ra?
+ Để biết được những đồ vật nóng, lạnh, mềm, cứng con phải nhờ vào đâu?
- Cô khái quát: Xúc giác là những cảm giác có được khi đụng chạm, tiếp xúc bằng da (qua tay, chân hoặc các bộ phận khác) bằng các động tác như cầm, sờ, nắm.
- Giáo dục trẻ không được chơi gần bếp lửa, cẩn thận với đồ nóng, không chơi các đồ vật sắc, nhọn như dao, kéo ...).
- Cô hỏi trẻ phải làm thế nào để bảo vệ và giữ gìn đôi bàn tay?
- Cô khái quát: Đôi bàn tay là một trong những bộ phận quan trọng của con người. Muốn có đôi bàn tay thật đẹp, sạch sẽ thì hàng ngày chúng ta phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tay bẩn và cắt móng tay.
- Trên cơ thể chúng mình ngoài đôi bàn tay ra còn có những bộ phận nào khác?
- Chúng mình không chỉ giữ gìn đôi bàn tay đâu mà còn phải giữ gìn các bộ phận khác trên cơ thể thì mới có được 1 cơ thể khỏe mạnh.
* Hoạt động 2: Củng cố.
- Trò chơi 1: Ai nhanh nhất.
+ Cách chơi: Cô chia trẻ làm 3 đội. Khi trò chơi bắt đầu lần lượt các bạn trong đội sẽ vượt qua chướng ngại vật là đi trên đá sau đó lấy đồ vật trong hộp theo yêu cầu của cô (trơn mịn, sần sùi).
+ Luật chơi: Đội nào nhanh và đúng nhiều nhất sẽ giành thắng cuộc.
- Trò chơi 2: Ai khéo tay.
+ Cách chơi: Trẻ nặn bánh theo ý thích.
- Trẻ lấy thẻ số.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chơi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ lấy đồ.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chơi 2 lần.
- Trẻ chơi.
2’
3. Kết thúc
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ, chuyển hoạt động.

File đính kèm:

  • docxkp ban tay- ngoc anh.docx