Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Kĩ năng thoát hiểm khi có cháy

I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ biết một số kỹ năng thoát hiểm khi có cháy: kêu cứu, bò men tường theo hướng có ánh sáng

- Biết số điện thoại của các chú lính cứu hỏa là 114

 - Biết một số nguyên nhân xảy ra cháy

- Biết một số dụng cụ chữa cháy

 2. Kỹ năng

 - Rèn kỹ năng giao tiếp, trả lời đầy đủ cả câu

 - Rèn sự tự tin, thích đặt câu hỏi

 - Rèn sự tập trung, chú ý

 - Trẻ có một số kỹ năng thoát hiểm cơ bản khi có cháy xảy ra

 3. Thái độ

 - Biết yêu quý, kính trọng các chú lính cứu hỏa.

 - Hứng thú tham gia các hoạt động của cô.

 

doc4 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 3910 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Kĩ năng thoát hiểm khi có cháy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án: Khám phá khoa học
Đề tài: Ki năng thoát hiểm khi có cháy
Đối tượng: 5- 6 tuổi
Số lượng: 30 trẻ
Giáo viên dạy: 
Mục đích, yêu cầu
Kiến thức:
- Trẻ biết một số kỹ năng thoát hiểm khi có cháy: kêu cứu, bò men tường theo hướng có ánh sáng
- Biết số điện thoại của các chú lính cứu hỏa là 114
 - Biết một số nguyên nhân xảy ra cháy
- Biết một số dụng cụ chữa cháy
     	2. Kỹ năng
     - Rèn kỹ năng giao tiếp, trả lời đầy đủ cả câu
     - Rèn sự tự tin, thích đặt câu hỏi
     - Rèn sự tập trung, chú ý
     - Trẻ có một số kỹ năng thoát hiểm cơ bản khi có cháy xảy ra
    	 3. Thái độ
    - Biết yêu quý, kính trọng các chú lính cứu hỏa.
    - Hứng thú tham gia các hoạt động của cô.
  II. Chuẩn bị:
+ Hình ảnh, video về một số vụ cháy được lính cứu hỏa chữa cháy, cách thoát hiểm khi xảy ra cháy của trẻ mầm non.
- Nhạc bài hát “ Nhà mình rất vui”
III. Tiến hành dạy
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.HDD1: Trò chuyện, gây hứng thú:
- Cô và trẻ chơi trò chơi“ Xin lửa-lửa đốt”
- 2 trẻ quay vào nhau nắm tay nhau, đánh tay và đọc
“ Xin lửa - lửa đốt
Xin mắm - mắm chua
Xin cua - cua cắp
Xin lửa - Không cho”.
- Chúng mình vừa chơi trò chơi gì?
- Chúng mình thường nhìn thấy lửa ở đâu?
- Lửa có ích gì đối với con người?
- Ngoài những lợi ích đó thì lửa có tác hại gì không?
- Đúng rồi các bạn ạ! Ngoài những tác dụng mà chúng mình đã kể thì lửa còn có tác hại đó là gây bỏng.
- Vậy chúng mình còn nhỏ có được dung lửa hay nghịch lửa không?
- Lửa còn có tác hại gì nữa?
- Đúng rồi các bạn ạ! Có những vụ cháy lớn có thể gây bỏng, chết người, làm thiệt hại rất nhiều tài sản của con người nữa đấy!
- Cho trẻ xem video ngôi nhà đang cháy.
- Các bạn vừa được xem gì?
- Những vụ cháy như vậy còn được gọi là vụ hỏa hoạn đấy!
- Vậy các bạn có muốn biết cách để chạy ra khỏi noi xảy ra hỏa hoạn 1 cách an toàn không?
- Vậy thì hôm nay cô sẽ hướng dẫn các bạn cách “Xử lí khi bị hỏa hoạn
-Cho trẻ nhắc lại tên bài học.
2. HĐ2: Nội dung bài dạy:
a. Dạy trẻ kĩ năng xử lí khi hỏa hoạn:
- Đố các bạn biết làm thế nào để biết nơi mình đang ở có cháy?
- Có thể ngửi thấy mùi khét. Khi chúng ta nguiwrthaays mùi khét có nghĩa là có gì đó đang cháy hoặc ở siêu thị, khu vui chơi, những trung tâm thương mại sẽ có còi báo cháy để báo hiệu cho mọi người biết là nơi đó đang có cháy.
- Cho trẻ nghe tiếng còi báo cháy
- Đó chính là tiếng còi báo cháy, khi chúng mình nghethaays tiếng còi đó vang lên có nghĩa là nơi mình đang ở hoặc gần nơi mình ở đang xảy ra cháy.
- Nếu nơi mình ở xảy ra cháy thì điều đầu tiên chúng mình phải làm gì?
- Phải thật là bình tĩnh thì mới nghĩ ra cách để thoát ra khỏi đám cháy 1 cách an toàn.
- Sau khi lấy được bình tĩnh thì sẽ làm gì?
- Vậy gọi cứu hỏa vào số máy nào?
- Cho trẻ nhắc lại nhiều lần số điện thoại gọi cứu hỏa.
- Và các bạn hãy cùng quan sát lên màn hình, các bạn có thấy khi xảy ra hỏa hoạn sẽ có rất nhiều khói đen không? Khói đen này rất là độc, nếu chúng mình hít phải thì rất dễ gây ngộ độc và không thở được, nếu không thở được thì sẽ bị làm sao?
- Chúng mình phải làm gì để không bị hít phải khói độc khi xảy ra cháy?
- Để không bị hít phải khói độc thì chúng mình sẽ phải tìm khăn hoăc miếng vải, dấp nươc cho ướt sau đó bịt vào mũi, mồm. Tiếp theo chúng mình sẽ phải khom lưng, 1 tay bịt khăn che mồm, mũi còn tay kia lần và đi sát vào tường rồi di chuyển về hướng có ánh sang để thoát khỏi đám cháy.
- Cô cho trẻ thực hiện tại chỗ 2-3 lần.
- Cho trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô
- Xin chúc mừng các bạn đã thoát ra khỏi đám cháy an toàn. Chúng mình zê lên thật to nào!
- Các ban ơi! Cô còn quên đồ chơi ở trong đó, cô phải quay lại lấy thôi
- Đúng rồi đấy các bạn ạ! Khi đã thoát khỏi nơi xảy ra hỏa hoạn rồi nếu còn để quên bất cứ vật gì trong đó cũng không được quay trở lại lấy nêu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Các bạn vừa được học bài học gì?
- Bạn nào có thể nhắc lại giúp cố cách xử lí khi bị hỏa hoạn?
b. Hoạt động củng cố:
- Cho trẻ xem video trường mầm non thực hiện diễn tập khi xảy ra hỏa hoạn
- Các bạn thấy bài học hôm nay có bổ ích không? Vậy về nhà chúng mình cũng sẽ hướng dẫn người thân trong gia đình cách xử lí khi bị hỏa hoạn nhé!
3. Kết thúc
- Buổi học hôm nay đến đây là kết thúc rồi, hẹn gặp lai các bạn trong buổi học kĩ năng sống lần sau nhé!
Trẻ chơi cùng cô.
-Xin lửa – lửa đốt
- Lửa trại, khi đốt nến, khi bật bật lửa, khi nấu cơm.
Lửa giúp con người sưởi ấm, thắp sáng, nấu chín thức ăn,...
Tác hại của lửa là gây ra cháy
- Gây cháy.
 - Cháy nhà
- Có ạ!
 - Trẻ nhắc lại tên bài học.
 - Trẻ kể
- Trẻ lắng nghe.
- Phải giữ bình tĩnh, không hoảng sợ.
- Gọi điện thoại cho cứu hỏa.
- 114
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhắc lại nhiều lần
- Bị chết
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe và quan sát
- Trẻ thực hiện.
- zê..
- Trẻ ngăn cản ko cho cô quay trở lại đám cháy.
- Trẻ lắng nghe
- Xử lí khi bị hỏa hoạn
 - 1 trẻ nhắc lại
 - Trẻ quan sát
 - Vâng ạ!

File đính kèm:

  • docThoat hiem khi co chay_12953368.doc
Giáo Án Liên Quan