Giáo án Mầm non lớp lá - Đề tài: Làm quen với chữ cái p, q
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái p, q.
- Trẻ nhận ra chữ cái p, q trong các tiếng và các từ trọn vẹn thể hiện chủ điểm “phương tiện giao thông”.
- Trẻ biết chơi và hứng thú chơi trò chơi với các chữ cái nhằm củng cố và phát âm.
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kĩ năng so sánh đặc điểm giống và khác nhau của 2 chữ p, q.
- Rèn kĩ năng nghe – nói, phát âm chuẩn.
- Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ đích.
3. Giáo dục:
- Giáo dục về an toàn giao thông cho trẻ: khi tham gia giao thông phải thực hiện đúng luật giao thông. Khi ngồi trên các phương tiện giao thông phải ngồi ngay ngắn, không đượcthò đầu, thò tay ra ngoài. Khi đi bộ phải đi trên vỉa hè
- Trẻ tham gia học tập có nề nếp.
- 90% trẻ đạt yêu cầu.
Giáo án Đề tài: Làm quen với chữ cái p, q Chủ điểm: Phương tiện giao thông Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi Thời gian: 30-35 phút Ngày soạn: 6/6/2010 Người soạn: Đinh Thị Minh Thơm Mục đích,yêu cầu: 1.Kiến thức: - Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái p, q. - Trẻ nhận ra chữ cái p, q trong các tiếng và các từ trọn vẹn thể hiện chủ điểm “phương tiện giao thông”. - Trẻ biết chơi và hứng thú chơi trò chơi với các chữ cái nhằm củng cố và phát âm. 2. Kỹ năng: - Trẻ có kĩ năng so sánh đặc điểm giống và khác nhau của 2 chữ p, q. - Rèn kĩ năng nghe – nói, phát âm chuẩn. - Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ đích. 3. Giáo dục: - Giáo dục về an toàn giao thông cho trẻ: khi tham gia giao thông phải thực hiện đúng luật giao thông. Khi ngồi trên các phương tiện giao thông phải ngồi ngay ngắn, không đượcthò đầu, thò tay ra ngoài. Khi đi bộ phải đi trên vỉa hè - Trẻ tham gia học tập có nề nếp. - 90% trẻ đạt yêu cầu. II. Chuẩn bị: Đồ dùng của cô: Tranh vẽ về chủ điểm giao thông: “ đường phố” , “ bé qua đường”. Thẻ chữ cai cho cô và trẻ. Bến xe mang chữ cái p, q Bảng gài chữ cái với từ: “ đường phố” , “ bé qua đường”. Chữ cái p, q rỗng để trẻ tri giác bằng tay. Gấu bông Mi-Sa Đồ dùng của trẻ: Thẻ chữ cái Tranh chữ cái Đội hình: Cho trẻ ngồi hình chữ U Tích hợp: Làm quen với môi trường xung quanh Âm nhạc Văn học Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô giáo Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Gây hứng thú: Trò chuyện với trẻ về chủ điểm giao thông Cô giới thiệu hôm nay có bạn Gấu Mi-Sa đến thăm lớp mình .( Cô đưa gấu ra) “Mình là gấu Mi-Sa. Mình xin chào các bạn. Mình vừa được bố mẹ đưa bố mẹ thưởng 1 chuyến đi chơi xa rất thú vị. Mình được đi bằng phương tiện giao thông nhu thế này. Các bạn thử nghe và đoán xemđó là phương tiện giao thông gì nhé! “Xe bốn bánh Chạy bon bon Máy nổ giòn Kêu píp píp” _ xe gì?_ (ô tô) Xe ô tô là phương tiện đường gì nhỉ? Trên đường đi mình còn gặp nhiều phương tiện giao thông khác nữa cơ như là: xe đạp, xe máy, tàu hoả -GD: Các loại phưong tiện giao thông khi tham gia giao thông phải thực hiện đúng luật giao thông. Còn chúng mình khi ngồi trên các phương tiện giao thông phải ngồi ngay ngắn, không được thò đầu thò tay ra ngoài. Khi đi bộ chúng mình phải nhớ đi trên vỉa hè đấy. Nhân dịp đi chơi về, mình có món quà tặng cả lớp. Chúc các bạn học thật giỏi và thật ngoan. Bây giờ mình phải về nhà rồi, tạm biệt các bạn! (Gấu đi ra) 2.Hoạt động 2: Làm quen với chữ cái p, q qua ngôn ngữ và các giác quan 2.1/ Làm quen với chữ p: - Chúng mình có muốn xem bạn gấu Mi-Sa tặng quà gì cho lớp mình ko? - A! Bạn gấu tặng chúng mình bức tranh về các loại phương tiện giao thông đấy (Cô đưa tranh ra) - Đàm thoại: + Đây là xe gì? (chỉ xe đạp, xe máy, ô tô) + Các loại phương tiện giao thông đang đi ở đâu? Dưới tranh có từ “đường phố” Cô đọc 2 lần Cô dùng thẻ chữ rời ghép thành từ “ đường phố” Cho trẻ đọc từ “đường phố” 2 lần Cho trẻ đếm số chữ cái trong từ “đường phố” Trẻ tìm các chữ cái đã học trong từ “đường phố” Cô giới thiệu chữ cái mới “p” Cô đọc mẫu 2 lần (mím môi bật hơi, đọc pờ) Cho cả lớp đọc (2-3 lần) Mời tổ đọc Cá nhân đọc Cô phân tích: Chữ “p” có một nét sổ thẳng và một nét cong tròn. Nét sổ thẳng bên trái, nét cong tròn bên phải Cô giới thiệu chữ “p” in dùng để in sách, báo Chữ “p” thường dùng để viết vào vở Cô cho trẻ tri giác chữ “p” rỗng bằng tay 2.2/ Làm quen với chữ “q”: - Bạn Gấu còn tặng cho các con một bức tranh nữa cơ. Các con có muốn xem không nào? - Cô đưa bức tranh “ bé qua đường” ra - Đàm thoại: + Bức tranh vẽ bạn đi đâu? + Trên đường còn có đèn gì? Bạn Gấu muốn nhắc nhở chúng mình khi đi đường nếu có tín hiệu đèn đỏ các con phải làm thế nào? Khi nào chúng mình mới được đi tiếp? GD: Khi sang đường các con phải chú quan sát 2 bên đường và đi trên phần vạch trắng –phần đường dành cho người đi bộ qua đường Dưới tranh có từ “ Bé qua đường” Cô đọc 2 lần Cô dùng thẻ chữ rời ghép thành từ “ bé qua đưòng” Cho trẻ đọc từ “ bé qua đường” 2 lần Cho trẻ tìm các chữ cái đã học trong từ “bé qua đường” Cô giới thiệu chữ mới “q” Cô đọc mẫu 2 lần Cho cả lớp đọc 2-3 lần Mời trẻ đọc (3-4 trẻ) Cô phân tích: Chữ “q” có một nét cong tròn và một nét sổ thẳng. Nét cong tròn ở bên trái, nét sổ thẳng ở bên phải Cô giới thiệu chữ “q” in dùng để in sách, báo Chữ “q” thường dùng để viết vào vở Cho trẻ chuyền tay nhau chữ “q” rỗng để trẻ sờ 2.3/ So sánh chữ “p” và chữ “q”: - Giống nhau: “p” và “q” cùng có một nét cong tròn và một nét sổ thẳng - Khác nhau: + Chữ “p” có nét sổ thẳng ở bên trái, nét cong tròn ở bên phải + Chữ “q” có nét sổ thẳng ở bên phải, nét cong tròn ở bên trái Cô khái quát lại 3.Hoạt động 3: Trò chơi với chữ cái : a/ Trò chơi “tìm chữ theo yêu cầu của cô” Cách chơi: Cho trẻ xếp chữ cái ra trước mặt. Khi cô phát âm chữ cái nào thì giơ chữ cái đó và đọc Cho trẻ chơi 3-4 lần Quan sát sửa sai nếu có b/ Trò chơi: “Ôtô vào bến” Cách chơi: Cô có 2 bến xe: + Bến xe có chữ “p” + Bến xe có chữ “q” Mỗi trẻ cầm một vô lăng làm bác tài xế vưa đi vừa hát “Em tập lái ôtô”. Khi cô nói “ Ôtô vào bến” thì phải tìm về đúng bến xe có chữ cái giống chữ cái ở xe của mình. Cho trẻ chơi lần 1 Cho trẻ đổi xe cho nhau chơi lần 2 Cô quan sát nhắc nhở động viên kịp thời Củng cố và kết thúc tiết học: Cô vừa dạy các con làm quen với chữ cái “p” và “q”. Cô thấy các con học rất giỏi, cô khen cả lớp mình nào Bây giờ chúng mình cùng lái xe đến thăm bạn Gấu Mi-Sa và cảm ơn bạn gấu về món quà nào (Trẻ đi ra ngoài và kết thúc tiết học) Trẻ chào bạn gấu Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe - Trẻ tạm biệt bạn gấu Trẻ trả lời - Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ đọc cùng cô Trẻ đếm Trẻ tìm và đọc Trẻ lắng nghe Trẻ đọc Trẻ lắng nghe Trẻ tri giác bằng tay Trẻ trả lời Trẻ quan sát Trẻ trả lời Trẻ nghe và trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ đọc Trẻ quan sát Trẻ đọc Trẻ tìm và đọc Trẻ lắng nghe Trẻ đọc Trẻ đọc Trẻ lắng nghe Trẻ sờ Trẻ so sánh Trẻ lắng nghe Trẻ tham gia chơi Trẻ lắng nghe Trẻ tham gia chơi Trẻ đi ra ngoài
File đính kèm:
- lam quen voi chu p, q.doc