Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Làm quen với chữ cái u, ư - Phù Thị Ân

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức: - Trẻ 5 tuổi: Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ u, ư, nhận ra chữ u, ư trong từ chọn vẹn về chủ điểm ngành nghề. Biết đặc điểm cấu tạo chữ u, ư

- Trẻ khuyết tật: Trẻ nhận biết và phát âm chuẩn chữ cái u, ư

2. Kỹ năng: - Trẻ 5 tuổi: Rèn kỹ năng nhận biết và phát âm đúng chữ u, ư cho trẻ. Biết phân biệt sự giống và khác nhau giữa giữa 2 chữ u, ư qua đặc điểm cấu tạo các nét chữ

- Trẻ khuyết tật: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ phát âm được chữ cái u, ư

3. Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu quý kính trọng cô giáo, giữ gìn sản phẩm các nghề

 

doc3 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 3661 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Làm quen với chữ cái u, ư - Phù Thị Ân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2019 - 2020
CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGHỀ PHỔ BIẾN QUEN THUỘC
LVPT: NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG: CHỮ CÁI
ĐỀ TÀI: LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI U, Ư
ĐỘ TUỔI: 5 – 6 TUỔI
THỜI GIAN: 25 – 30 PHÚT
NGƯỜI SOẠN: PHÙ THỊ ÂN
THỜI GIAN SOẠN: NGÀY 04/11/2019
THƠI GIAN DẠY: 08/11/2019
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: - Trẻ 5 tuổi: Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ u, ư, nhận ra chữ u, ư trong từ chọn vẹn về chủ điểm ngành nghề. Biết đặc điểm cấu tạo chữ u, ư
- Trẻ khuyết tật: Trẻ nhận biết và phát âm chuẩn chữ cái u, ư
2. Kỹ năng: - Trẻ 5 tuổi: Rèn kỹ năng nhận biết và phát âm đúng chữ u, ư cho trẻ. Biết phân biệt sự giống và khác nhau giữa giữa 2 chữ u, ư qua đặc điểm cấu tạo các nét chữ
- Trẻ khuyết tật: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ phát âm được chữ cái u, ư
3. Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu quý kính trọng cô giáo, giữ gìn sản phẩm các nghề
II. Chuẩn bị
- Chuẩn bị của cô: + Giáo án điện tử, máy tính, máy chiếu
 + Bảng từ, 3 ngôi nhà e, u, ư, thẻ chữ u ư của cô
 + Tranh về chủ đề ngành nghề có chứa chữ u, ư
 + Mô hình sản phẩm nhà nông
- Chuẩn bị của trẻ: + Tâm lý trẻ thoải mái, trang phục gọn gàng
	 + Thẻ chữ e, u, ư
- NDTH: + KPKH: Trò chuyện chủ đề
	 + Âm nhạc: Các bài hát chủ đề
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Bé vui với chương trình
- Xin vui mừng chào đón các bé đến với chương trình "Nhà nông thi tài" của ngày hôm nay
- Rất vinh dự cho chúng ta ngày hôm nay có sự có mặt của các các cô giáo trong ban giám hiệu trường là đại biểu tham dự cho chương trình
- Cô giới thiệu 2 đội chơi " Bắp cải" và đội “Cà chua”
- Đồng hành cùng chương trình là cô giáo Phù Thị Ân
- Chương trình hôm nay gồm có 3 phần chơi: Đó là phần chơi: Giao lưu cùng nhà nông, phần chơi thứ hai: Nhà nông thi tài và phần chơi cuối cùng: Nhà nông chung sức
- Và ngay sau đây xin mời các bé cùng bước vào phần chơi thứ nhất đó là phần chơi: Giao lưu cùng nhà nông
- Để mở màn cho phần chơi này xin mời các bé cùng cô Ân đi tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm của nghề nông nhé
- Cho trẻ đi tham quan mô hình và trò chuyện
- Cho trẻ tìm các chữ cái đã học chứa trong các từ
Hoạt động 2: Nhà nông thi tài
* Làm quen với chữ u
- Cô tạo tình huống đưa hình ảnh: “Tuốt lúa” ra cho trẻ quan sát
- Cô giới thiệu trong bức tranh “Tuốt lúa” có từ “Tuốt lúa”
- Cô đọc 1 lần sau đó cho cả lớp đọc 1 lần 
- Cô cho 1-2 cá nhân đọc lại
- Cô cho trẻ lên tìm chữ cái đã học trong từ “Tuốt lúa”
- Giới thiệu chữ (u) trong từ “Tuốt lúa”, 
- Cô hỏi trẻ cấu tạo chữ (u): Chữ (u) được cấu tạo bởi một nét móc ngược và một nét sổ thẳng ở phía bên phải
- Cô khái quát lại cấu tạo chữ (u)
- Cô giới thiệu chữ (u) viết thường và chữ (u) in hoa, chữ (u) in thường
- Cô: Cả 3 chữ đều có cách viết khác nhau nhưng đều là chữ (u)
- Cô phát âm mẫu
- Cho trẻ phát âm (Chú ý phát âm của trẻ khuyết tật)
- Trẻ phát âm dưới các hình thức
+ Tổ phát âm
+ Nhóm phát âm
+ Cá nhân phát âm
* Với chữ cái ư
- Giới thiệu chữ (ư) trong từ “Bừa ruộng” (Tương tự cho trẻ làm quen chữ u)
- Cô hỏi trẻ cấu tạo chữ (ư): Chữ (ư) được cấu tạo bởi một nét móc ngược, một nét sổ thẳng ở phía bên phải và có một dấu móc nhỏ phía trên nét sổ thẳng
- Cô khái quát lại cấu tạo chữ (ư)
- Cô giới thiệu chữ (ư) viết thường và chữ (ư) in hoa, chữ (ư) in thường
- Cô: Cả 3 chữ đều có cách viết khác nhau nhưng đều là chữ (ư)
- Cô phát âm mẫu
- Cho trẻ phát âm
- Trẻ phát âm dưới các hình thức
+ Tổ phát âm
+ Nhóm phát âm
+ Cá nhân phát âm (Trẻ khuyết tật phát âm)
- Hỏi lại trẻ hôm nay cô cho các cháu làm quen với những chữ cái gì?
- Cho trẻ so sánh chữ cái: u, ư
+ Chữ u và chữ ư giống nhau là cùng có một nét móc ngược và một nét sổ thẳng ở phía bên phải
+ Khác nhau là: Chữ u không có móc nhỏ, chữ ư thì có một nét móc nhỏ ở phía trên đầu nét sổ thẳng
- Cho 1-2 trẻ lên so sánh và cô khái quát lại
+ Con vừa học những chữ cái nào?
Hoạt động 3: Nhà nông Chung sức
*. Trò chơi 1: Tìm chữ cái theo hiệu lệnh
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ chữ cái đã học và chữ e, u, ư, trẻ nghe yêu cầu của cô tìm và giơ nhanh chữ cái đó lên. Cô nói cấu tạo của chữ cái trẻ tìm và giơ lên 
*. Trò chơi 2: Về đúng nhà
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 thẻ chữ cái e, u, ư, tương ứng với các ngôi nhà e, u, ư. Các trẻ cầm thẻ vừa đi vừa hát, khi cô nói “Về đúng nhà”, thì trẻ cầm chữ nào chạy nhanh về ngôi nhà có thẻ chữ tương ứng
- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần, đổi thẻ chữ cho trẻ thêm hứng thú
- Cô hỏi: + Các con vừa chơi trò chơi gì?
- Cô nhận xét chung và giáo dục trẻ
- Tạo tình huống cho trẻ ra chơi
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ nghe
- Trẻ tham quan mô hình
- Trẻ tìm chữ cái đã học
- Quan sát
- Quan sát
- Lớp đọc
- 1 - 2 cá nhân đọc
- Trẻ lên tìm chữ cái đã học
- Trẻ quan sát
- Trẻ nói cấu tạo chữ (u)
- Chú ý nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ phát âm
- Trẻ quan sát
- Trẻ nói cấu tạo chữ ư)
- Chú ý nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ nghe
- Chú ý nghe
- Trẻ phát âm
- Chữ u, ư
- Trẻ so sánh
- Trẻ so sánh
+ Trẻ trả lời
- Chơi trò chơi
- Trẻ‎ nghe
- Chơi trò chơi
- Trẻ trả lời
- Chú ý nghe
- Trẻ ra chơi

File đính kèm:

  • docphat trien ngon ngu 5 tuoi_13217719.doc