Giáo án mầm non lớp Lá - Đề tài: Làm tranh từ sỏi
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết lựa chọn những viên sỏi để tạo nên màu sắc cho bức tranh đẹp hơn.
- Trẻ biết cáchdán,chọn sỏi dán vào tranh sao cho phù hợp.
2. Kỹ năng:
-Trẻ sử dụng kỹ năng đã biết (xếp sát cạnh) và có kĩ năngmới: dùng tăm bông phết hồ, chọn màu sắc kích thước của sỏi.
- Nói được ý tưởng, biết tự đặt tên,tự giới thiệu sản phẩm và nói lên cảm xúccủa mình khi làm ra các sản phẩm.
- Trẻ rèn luyện và phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng, phát triển khả năng diễn đạt mạch lạc.
3. Thái độ:
- Trẻ tham gia giờ học tích cực, hứng thú, chủ động.
- Trẻ được sáng tạo và học hỏi bạn thông qua nội dung và cách thức thể hiện trên sản phẩm.
- Trẻ có sự chia sẻ, biết giúp đỡ bạn khi cùng thực hiện, biết dọn dẹp, sắp xếp các đồ dùng, phương tiện trước, trong và sau khi hoạt động tạo hình.
PHÒNG GD&ĐT QUẬN BẮC TỪ LIÊM TRƯỜNG MẦM NON PHÚC DIỄN GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Đề tài: Làm tranh từ sỏi Loại tiết: Theo đề tài Lứa tuổi: Trẻ 5 - 6 tuổi Số lượng: 22 - 25 trẻ Người thực hiện: Tô Thị Minh Thu Lớp: Mẫu giáo lớn 4 Ngày dạy: 29/10/2019 NĂM HỌC 2019- 2020 I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết lựa chọn những viên sỏi để tạo nên màu sắc cho bức tranh đẹp hơn. - Trẻ biết cáchdán,chọn sỏi dán vào tranh sao cho phù hợp. 2. Kỹ năng: -Trẻ sử dụng kỹ năng đã biết (xếp sát cạnh) và có kĩ năngmới: dùng tăm bông phết hồ, chọn màu sắc kích thước của sỏi. - Nói được ý tưởng, biết tự đặt tên,tự giới thiệu sản phẩm và nói lên cảm xúccủa mình khi làm ra các sản phẩm. - Trẻ rèn luyện và phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng, phát triển khả năng diễn đạt mạch lạc. 3. Thái độ: - Trẻ tham gia giờ học tích cực, hứng thú, chủ động. - Trẻ được sáng tạo và học hỏi bạn thông qua nội dung và cách thức thể hiện trên sản phẩm. - Trẻ có sự chia sẻ, biết giúp đỡ bạn khi cùng thực hiện, biết dọn dẹp, sắp xếp các đồ dùng, phương tiện trước, trong và sau khi hoạt động tạo hình. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG. 1.Đồ dùng của cô: - 5 tranh: Tranh cá, tranh quả dâu tây, tranh chùm nho, tranh gia đình, tranh thuyền. - Que chỉ, giá trưng bày tranh. - Nhạc nhẹ khi trẻ thực biện sản phẩm. - Máy tính. 2. Đồ dùng của trẻ - Trẻ: 22-24 trẻ. - Bìa cho trẻ làm. - Keo sữa, băng dính 2 mặt, bút tô màu, tăm bông. - Sỏi, bút dạ, bút sáp. - Bàn gỗ thấp đủ cho trẻ ngồi - Khăn lau tay. 3. Địa điểm - Trong lớp III. CÁCH TIẾN HÀNH Thời gian Nội dung và tiến trình hoạt động Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động tương ứng Hoạt động cuả giáo viên Hoạt động tương ứng của trẻ 1. Ổn định tổ chức Phần 1. Khởi động -Cô giới thiệu chương trình: Bé khéo tay. - Hôm nay lớp Mẫu giáo lớn 4 tổ chức hội thi “Bé khéo tay” để tìm ra những người khéo tay nhất trong hội thi. Nội dung cuộc thi là làm tranh từ những viên sỏi mà hôm trước về. Chúng mình đã sẵn sàng chưa. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức Phần 2. Cùng bé trổ tài Quan sát mẫu gợi ý và thảo luận. - Chúng mình cùng nhìn xem cô đã mang gì tới cho lớp mình nhé. - Cô mang tới hình ảnh gì đây? - Các hình ảnh trên được làm bằng cách nào? - Bố cục bức tranh được sắp xếp như thế nào? - Các con cảm nhận xem màu sắc bức tranh này như thế nào? - Cô dùng những nguyên liệu gì để làm? - Theo các con những bức tranh này sẽ dùng để làm gì? - Muốn trang trí lớp thì ít quá muốn đủ để trang trí thì làm thế nào? - Ai sẽ là người làm? Cô hỏi ý tưởng trẻ, gợi ý hướng dẫn trẻ làm. - Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con dùng sỏi để tạo thành những bức tranh gần gũi với các con nhé. Để bức tranh đẹp hơn, các con phải biết chọn sỏi phù hợp với hình ảnh mình muốn làm, biết tô màu khéo léo, biết phết keo và dán sỏi tạo ra những bức tranh cho đẹp nhé. Khơi gợi ý tưởng của trẻ với những màu sắc cô đã chuẩn bị. - Con có ý tưởng gì? - Con làm như thế nào? (Cô hỏi 3-4 trẻ)\ - Chắc chắn ai cũng có ý tưởng của mình rồi, bây giừ chúng mình đã sẵn sàng bước vào cuộc thi chưa? - Bây giờ, mỗi con hãy làm bức tranh của mình thật đẹp để được giải “Người khéo tay nhất”chúng mình có đồng ý không? Trẻ thực hiện: - Trẻ thực hiện trên nền nhạc nhẹ. - Cô quan sát, hướng dẫn cá nhân trẻ: Trẻ có kỹ năng tốt, trẻ kỹ năng yếu hơn để giúp đỡ, gợi ý, hướng dẫn cách làm, tên bức tranh - Cô yêu cầu trẻ viết số thứ tự của mình vào bài - Nhắc trẻ thực hiện nề nếp tự phục vụ trong hoạt động tạo hình với cá nhân trẻ Phần 3. Về đích. Nhận xét sản phẩm - Cô cho trẻ bày tranh lên giá. - Các con hãy ngắm và cảm nhận bài của mình nào? - Các con cảm nhận xong chưa? Các con thấy thế nào? - Bây giờ các côn hãy quan sát tất cả bài của các bạn nào? - Con thích bài của bạn nào nhất? - Vì sao côn thích? - Ai có ý kiến khác? Bạn đã làm gì? (Cô mời trẻ làm bài có trẻ thích lên giới thiệu bài của mình) - Cho trẻ lên giới thiệu về sản phẩm của trẻ - Con đặt tên tranh của mình là gì? - Thay mặt ban tổ chức cảm ơn tất cả các ý kiến của các bạn. Ban tỏ chức thích tất cả những tác phẩm dự thi của các con vì bài của bạn nào cũng rất đẹp. Ban tổ chức công bố tất cả các bức tranh đều đạt giải nhất. ( Ban giám khảo tặng quà) 3. Kết thúc - Trẻ vận động theo nhạc chicken dane. - Kết thúc hoạt động. Vè tháng 10 ST: Nguyễn Thị Lý “Ve vẻ vè ve Nghe vè tháng 10 Bé chăm học hành Để tặng cô giáo Tặng bà, tặng mẹ Những lời yêu thương Bé hứa những điều Cô giáo em dạy Trở thành con ngoan Của bà của mẹ Vào ngày 20 Tháng 10 bạn nhé”
File đính kèm:
- Lam tranh tu soi.docx