Giáo án mầm non lớp Lá - Đề tài: Một chuyến tham quan (Tìm hiểu về quê hương Mù Cang Chải)
I. Mục đích- yêu cầu.
1. Kiến thức:
Trẻ biết nơi trẻ đang sống là quê hương Mù cang Chải, biết Mù cang chải là một huyện miền núi. Kể về địa hình, công trình xây dựng, cảnh đẹp, đặc sản. Biết một số dân tộc chính sinh sống, biết một số phong tục tập quán của các dân tộc trong huyện.
2. Kỹ năng:
Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, phát triển vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ:
Trẻ hứng thú trong giờ học, yêu quê hương Mù Cang Chải, Tôn trọng và giữ gìn phong tục tập quán của quê hương.
II. Chuẩn bị.
- Tranh: Đèo cao phạ, trung tâm huyện, ruộng bậc thang, bản làng người Mông, người Thái.
- Băng đài, đầu đĩa, ti vi, đàn
- 10 quả pao
GIÁO ÁN Hoạt động: Khám phá xã hội Đề tài: Một chuyến tham quan. ( Tìm hiểu về quê hương Mù Cang Chải) Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ. Ngày soạn: 222/ 4/2013 Ngày dạy: 23/4/2013 Người dạy: Giàng Thị Xày I. Mục đích- yêu cầu. 1. Kiến thức: Trẻ biết nơi trẻ đang sống là quê hương Mù cang Chải, biết Mù cang chải là một huyện miền núi. Kể về địa hình, công trình xây dựng, cảnh đẹp, đặc sản. Biết một số dân tộc chính sinh sống, biết một số phong tục tập quán của các dân tộc trong huyện. 2. Kỹ năng: Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, phát triển vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ: Trẻ hứng thú trong giờ học, yêu quê hương Mù Cang Chải, Tôn trọng và giữ gìn phong tục tập quán của quê hương. II. Chuẩn bị. - Tranh: Đèo cao phạ, trung tâm huyện, ruộng bậc thang, bản làng người Mông, người Thái. - Băng đài, đầu đĩa, ti vi, đàn - 10 quả pao III. cách tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1: Trò chuyện gây hứng thú - Chúng mình lại đây với cô - Bây giờ chúng mình cùng lắng nghe nhé: "Quê hương là chùm khế ngọt Con về rợp Bướm vàng bay". - Những câu hát vừa rồi trong bài hát nào các con? - Thế quê hương nơi chúng mình đang sinh sống là ở đâu ? - Vậy hôm nay cô và chúng mình cùng đi tham quan và cùng nhau tìm hiểu khám phá về quê hương của chúng mình nhé. HĐ2: Quan sát- trò chuyện.: Quan sát: * Quan sát tranh Đèo Cao Phạ - Trước tiên cô và các con cùng lên Đèo Khau Phạ chúng mình có đồng ý không? Mù Cang Chải quê hương tôi Có Đèo Khau Phạ có đồi thông xanh. Ruộng bậc thang uốn lượn quanh Xin mời du khách ghé thăm đôi lần. - Chúng mình đã đến Đỉnh Đèo Khau Phạ rồi. Trên đèo có dòng chữ" Đèo Khau Phạ" Chúng mình cùng đọc nào, " Đèo Khau Phạ". Trong dòng chữ có rất nhiều chữ cái chúng mình đã học rồi đấy.( Cho trẻ đọc các chữ cái đã học). + Ai có nhận xét gì về Đèo Cao Phạ? + Chúng mình thấy trên Đèo có gì?... à đúng rồi, trên đèo có núi, trên núi có rất nhiều cây xanh, có đường đi, ở ven đường có các cột mốc. + Chúng mình đã được đi qua Đèo Cao Phạ bao giờ chưa? Khi lên đỉnh Đèo chúng mình thấy thế nào? à đúng rồi vì Đèo cao cho nên khi đi qua Đèo vào mùa hè thì mát, còn vào mùa đông thì rất lạnh, trên đèo thường có sương mù, đường đi thì dốc và ngoằn ngoèo. * Quan sát tranh trung tâm huyện Mù cang Chải. - Bây giờ chúng mình cùng tạm biệt Đèo cao Phạ và cùng hành trình về khu trung tâm huyện nhé. - Đã đến khu trung tâm rồi chúng mình có nhận xét gì về trung tâm huyện Mù Cang Chải? ( cô khái quát: Khu trung tâm huyện có núi, có nhiều nhà cao tầng là các cơ quan của huyện, có cả nhà của các gia đình sinh sống trong huyện có chợ Mù Cang Chải, cầu bắc qua suối Nậm Mơ, có sân vận độngở khu trung tâm huyện có rất nhiều các công trình xây dựng lớn như: Khu nhà ủy ban, huyện ủy, nhà khách suối mơ, cầu bắc qua suối Nậm Mơ, sân vận độngNgoài những công trình này ra chúng mình còn biết có công trình xây dựng lớn nào ở khu trung tâm huyện kể cho cô nghe? + Chúng mình có biết để có tiền xây dựng các cơ quan, cầu ,đường, sân vận độngthì lấy ở đâu không? Đó là nhờ có khoản tiền thuế do bố mẹ chúng mình và mọi người đóng góp. + Để các công trình bền đẹp thì chúng mình phải làm gì? * Quan sát ruộng bậc thang. Nói đến quê hương Mù Cang Chải là nói đến nét đẹp của ruộng bậc thang và bây giờ cô cùng các con hãy đến thăm quan và tìm hiểu thêm về ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc Mông nhé. + Các con có nhận xét gì về ruộng bậc thang? + Ruộng bậc thang nằm ở đâu? + đồng bào dân tộc Mông trồng gì ở ruộng? + Chúng mình thấy ruộng bậc thang như thế nào? ( Cô khái quát lại) Ruộng bậc thang rất đẹp phải không nào, ruộng bậc thangở huyện Mù Cang Chải đã được công nhận là thắng cảnh đẹp của đất nước mình đấy. + Ngoài ruộng bậc thang, chúng mình còn thấy có cảnh đẹp gì? * Quan sát bản làng người Mông. Bây giờ cô và chúng mình cùng đến thăm bản làng người Mông nhé. + đã đến bản làng của người Mông rồi, ai có nhận xét gì về cuộc sống của người Mông? + Người Mông thường sinh sống ở đâu? + Người Mông thường ở nhà gì? ( Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bức tranh) * Quan sát tranh bản làng người Thái. + Bây giờ chúng mình tạm biệt đồng bào dân tộc Mông và đến thăm bản làng người Thái nhé.( Hát: inh lả ơi) + Đã đến bản làng của người Thái rồi, ai có nhận xét gì về cuộc sống của đồng bào dân tộc Thái? ( Đàm thoại với trẻ về nội dung bức tranh) Trò chuyện: Chúng mình vừa được đi tham quan những nơi nào của quê hương Mù Cang Chải? Chúng mình vừa được đến Đèo Cao Phạ, trung tâm huyện, tham quan ruộng bậc thang, bản làng người Mông, bản làng người Thái, Bây giờ cô và các con nghỉ chân một chút và cô sẽ tổ chức cho các con cùng chơi thi tài nhé. Bây giờ các con về chỗ ngồi của mình nào. Cô sẽ ra câu hỏi còn các con sẽ trả lời các câu hỏi của cô, bạn nào biết thì chúng mình giơ tay đẹp nhé. - Quê hương Mù Cang chải là miền núi hay miền xuôi? - Vì sao con biết? - Mù Cang Chải có những cảnh đẹp gì? - Mù cang Chải có những công trình xây dựng nào? - Quê hương Mù Cang Chải có những đặc sản gì? - Quê hương của chúng mình có nhiều dân tộc nào sinh sống? ( Giáo dục tình đoàn kết giữa các dân tộc) - Người Mông thường ở nhà gì? người Thái thường ở nhà gì? - Trang phục truyền thống của người mông như thế nào? - Trang phục truyền thống của người Thái như thế nào? --Vào những ngày lễ tết người thái thường tổ chức trò chơi gì? - Vào những ngày lễ tết người Mông thường tổ chức những trò chơi gì? Đó là những phong tục, tập quán riêng của từng dân tộc, nền văn hóa của quê hương Mù cang Chải. Vì vậy chúng mình cần phải tôn trọng và giữ gìn các phong tục tập quán đó chúng mình nhớ chưa?. Cô thấy hôm nay cùng nhau chơi thi tài bạn nào cũng rất giỏi, cô khen cả lớp nào. Bây giờ chúng mình cùng xem lại một số hình ảnh về quê hương Mù Cang Chải của chúng mình nhé. ( Cho trẻ xem băng đĩa) + Chúng mình vừa xem một số hình ảnh về quê hương Mù Cang Chải, chúng mình thấy quê hương của chúng mình có đẹp không? + Chúng mình có yêu quê hương MCC của chúng mình không? + Để thể hiện tình yêu đối với quê hương thì chúng mình phải làm gì? à đúng rồi, chúng mình phải chăm ngoan, học giỏi để lớn lên trở thành những công dân có ích, góp phần xây dựng quê hương. HĐ3: Múa, hát, trò chơi. - Mùa xuân đã về với bản làng của người Mông rồi đấy, bây giờ chúng mình cùng quay trở lại với bản làng người Mông và cùng thưởng thức tiết mục múa ca ngợi về quê hương Mù Cang Chải nhé. Chúng mình vừa được thưởng thức tiết mục múa: Mù cang Chải ơi rất hay phải không nào? - Bây giờ chúng mình cùng đến với các chàng trai, cô gái người Mông và cùng tham gia chơi trò chơi ném pao nhé. ( Cô nói cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi) - tạm biết các chàng trai, cô gái người Mông, chúng mình cùng đến với điệu xòe của các chàng trai, cô gái người thái nhé.( Múa xòe: inh lả ơi) HĐ4: Hướng trẻ về góc. Hôm nay cô và chúng mình đã được đi tham quan và tìm hiểu, khám phá rất nhiều điều thú vị về quê hương Mù Cang Chải phải không nào. Bây giờ chúng mình hãy nhẹ nhàng về các góc chơi để thể hiện tình cảm của mình với quê hương Mù Cang Chải qua các bài thơ, bài hát và các sản phẩm tạo hình nhé. - Trẻ đến bên cô - Trẻ nghe cô hát - Bài hát "quê hương" - Quê hương Mù Cang Chải ạ. - Vâng ạ - Có ạ - Trẻ đọc chữ - Trẻ nêu ý kiến nhận xét - Núi rừng, đường đi - Mát, Lạnh - Có mây mù - trẻ nhận xét theo ý hiểu - Trẻ kể thêm: các trường học, bệnh viện - Lấy tiền thuế do mọi người đóng góp. - Giữ gìn, bảo vệ, không đập phá, vứt rác bừa bãi... - Trẻ nhận xét theo ý hiểu. - Nằm trên sườn núi - Trồng lúa -Rất đẹp ạ - thác, Suối Mơ - Trẻ nhận xét - Trên núi cao - Nhà gỗ, nhà đất - ở trên núi cao - Trẻ nhận xét - Trẻ kể các nơi đã được tham quan - Trẻ đi về chỗ ngồi - Miền núi - Vì có núi,rừng,suối,đèo - Ruộng bậc thang, suối mơ, rừng thông - Nhà khách suối mơ,sân vận động - Mật ong, táo mèo,i dĩ - Trẻ kể tên các dân tộc - Người Mông ở nhà đất, người Thái ở nhà sàn. - Trẻ nói theo ý hiểu - Múa xòe, múa quạt, ném còn, - Múa khèn,ném pao, thổi sáobắn nỏ, đẩy gậy - Trẻ xem băng đĩa - Có ạ - Có ạ - Chăm ngoan, học giỏi - Trẻ chơi trò chơi - Nghe hát, múa phụ họa: Mù Cang Chải ơi. - Trẻ chơi ném pao - Múa: inh lả ơi GIÁO ÁN ( Hội giảng chuyên đề MTXQ cấp huyện) Hoạt động: Khám phá khoa học Đề tài: Sắc hoa mùa xuân ( Làm quen với một số loại hoa) Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn Giáo viên: Bùi Thị Kim Cúc I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, cấu tạo các bộ phận của một số loại hoa ( Hồng, Cúc, Đồng Tiền, Huệ, Đào). Biết dựa vào đặc điểm để phân loại, phân nhóm các loại hoa. - Biết ích lợi của các loại hoa đối với đời sống con người 2. Kỹ năng. - Phát triển khả năng quan sát, khả năng phân lọai, phân nhóm một cách thành thạo. - Phát triển vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ. - Trẻ hứng thú trong giờ học - Trẻ biết yêu quí, có ý thức chăm sóc, bảo vệ các loại hoa. II. chuẩn bị. - Mô hình vườn hoa - Một số loại hoa tươi ( Hoa Cúc, hoa Hồng, hoa Đào, hoa thược dược, hoa Đồng tiền) - Lọ cắm hoa: 4 chiếc - Đầu, đĩa, ti vi, USB - Bảng gài, rổ tranh lô tô III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. HĐ1: Trò chuyện, gây hứng thú ( Cô đóng giả làm nàng tiên mùa xuân, đi từ ngoài vào, kết hợp bật nhạc bài hát: " Mùa xuân" - Cô chào các bạn lớp mẫu giáo lớn, trường Mầm non Hoa Lan. - Các bạn có biết cô là ai không? Cô là cô tiên mùa xuân đây, thế các bạn lớp mẫu giáo lớn biết gì về mùa xuân nào? à khi mùa xuân đến thì thời tiết rất là ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua nở, đất trời đẹp hơn, con người thấy vui hơn và yêu cuộc sống hơn phải không nào? 2. HĐ2: Quan sát đàm thoại. Hòa chung với không khí của mùa xuân, hôm nay cô có một món quà dành cho các bạn lớp mẫu giáo lớn đấy. Chúng mình có muốn biết đó là món quà gì không? Món quà của cô đó là tặng cho các bạn một chuyến đi tham quan vườn hoa mùa xuân , chúng mình cùng đi nào. (Hát: " Màu hoa") - đã đến vườn hoa mùa xuân rồi, chúng mình nhìn xem trong vườn hoa có những loại hoa gì? - Chúng mình cùng đếm xem có bao nhiêu loại hoa nhé. ( Đếm 15). Mỗi một loại hoa đều có đặc điểm khác nhau và vẻ đẹp khác nhau. Hôm nay cô tiên mùa xuân còn tặng cho lớp mình những lọ hoa rất đẹp. Bây giờ chúng mình đem những món quà này về các nhóm và cùng nhau tìm hiểu khám phá về các loại hoa nhé.( Cho trẻ thảo luận nhóm) - Các nhóm có nhận xét gì về các loại hoa? ( Cho các nhóm nhận xét) - Bây giờ cô và các bạn cùng tìm hiểu kỹ hơn về các loại hoa nhé.( Cô đọc câu đố về hoa Hồng) Hoa gì có nhiều gai Hương thơm tỏa sớm mai Trắng hồng nhung nhiều loại Tên gọi là hoa chi? ( Cô đưa hoa Hồng ra) + Đây là hoa gì các con? + Ai có nhận xét gì về bông hoa hồng? + Bông hoa Hồng này có màu gì? + Hoa hồng có những bộ phận gì? + Cánh hoa hồng như thế nào? + Cành hoa hồng có gì? + Lá hoa Hồng như thế nào? + Hoa Hồng mọc thành cành hay mọc từng bông? ( Cô khái quát lại đặc điểm của hoa Hồng, đưa các loại hoa khác ra đàm thoại với trẻ về đặc điểm của các loại hoa tương tự như hoa Hồng.) - Chúng mình vừa được tìm hiểu về những loại hoa gì? - Bây giờ cô tiên mùa xuân muốn nhờ chúng mình lên phân nhóm các loại hoa chúng mình có đồng ý giúp cô không?( Lần lượt cho trẻ phân nhóm hoa cánh dài- cánh tròn, nhiều cánh- ít cánh; hoa mọc thành cành- hoa mọc từng bông. Cho trẻ nhận xét theo nhóm) * Mở rộng: Ngoài những loài hoa này ra còn có rất nhiều các loại hoa khác, bây giờ cô mời chúng mình cùng hướng lên màn hình nào.( Cho trẻ xem băng một số loại hoa theo các nhóm) * Giáo dục: + Vừa rồi chúng mình đã được quan sát rất nhiều loại hoa, chúng mình có biết hoa có ích có ích lợi gì đối với đời sống con người? Các loại hoa không chỉ tô đẹp thêm cho cuộc sống con người, mà còn để tặng người thân trong các ngày lễ tết, sinh nhật. Có loại hoa còn dùng để làm thuốc, làm nước hoa + Vậy để có những bông hoa đẹp thì chúng mình phải làm gì? - HĐ3: Trò chơi. + Chọn tranh lô tô: Hôm nay đến với lớp mình cô tiên mùa xuân còn tặng cho mỗi bạn một rổ đồ chơi nữa đấy. Chúng mình cùng đi lấy rổ đồ chơi của mình nào. - Chúng mình nhin xem trong rổ có gì nào? - Bây giờ cô sẽ tổ chức cho chúng mình cùng tham gia chơi trò chơi thi chọn nhanh nhé. - Chọn bông hoa cánh dài xếp sang phía tay phải- hoa cánh tròn xếp sang phía tay trái của chúng mình. - Chọn bông hoa nhiều cánh xếp sang phía tay phải- hoa ít cánh xếp sang phía tay trái của chúng mình. - Chọn bông hoa mọc từng bông xếp sang phía tay trái- hoa mọc thành cành xếp sang phía tay phải của chúng mình. ( Sau mỗi lần chọn cô kiểm tra kết quả và sửa sai cho trẻ.) + Trồng hoa: Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày, càng xuân. Mùa xuân đến để cho môi trường thêm xanh và đất trời thêm đẹp. Cô tiên mùa xuân và các bạn lớp mẫu giáo lớn cùng tham gia tết trồng cây nhé.( Cô nói cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi: Cho trẻ bật qua rãnh nước và chọn hoa cánh dài trồng vào biểu tượng vườn hoa Cúc, hoa cánh tròn trồng vào biểu tượng vườn hoa hồng.) ( Cô kiểm tra kết quả) - HĐ4: Hướng sang hoạt động khác. Hôm nay cô tiên mùa xuân rất vui khi được đến thăm và cùng được chơi với các bạn lớp mẫu giáo lớn đấy. Ngày 8/ 3 cũng đã sáp đến rồi,bây giờ các bạn hãy về các góc chơi để làm những bông hoa thật đẹp tặng cho bà, cho mẹ nhân ngày 8/3 nhé.Cô tạm biệt các bạn, hẹn gặp các bạn vào mùa xuân năm sau .( Bật nhạc bài: Màu hoa" ) - Chúng cháu chào cô ạ - Không ạ - Trẻ nêu nhận xét về các dấu hiệu của mùa xuân - Có ạ - Hát: " màu hoa - Trẻ kể tên các loại hoa - Trẻ đếm số hoa - Trẻ đem hoa về thảo luận theo nhóm. - Trẻ nhận xét về những gì đã tri giác được. - Hoa Hồng ạ - Trẻ nhận xét về hoa hồng - Trẻ nói màu sắc của bông hoa hồng. - Hoa hồng có cánh hoa, cành hoa, lá hoa. - Cánh hoa hồng dài, có dạng hình tròn, có nhiều cánh. - Cành hoa hồng có gai. - Lá hoa hồng màu xanh, có hình răng cưa. - Hoa hồng mọc thành cành. - Trẻ nhắc lại tên các loại hoa - Trẻ phân nhóm hoa: Cánh dài- cánh tròn. - Trẻ xem băng - Trẻ nói ích lợi các loại hoa - Trồng, chăm sóc, bảo vệ hoa. - Trẻ lấy rổ đồ chơi và nói tên các loại hoa trong tranh. - Trẻ chọn và xếp theo yêu cầu của cô. - Trẻ chơi trò chơi trồng hoa. GIÁO ÁN ( Hội giảng cấp huyện) Hoạt động: Tạo hình Đề tài: Bé tập làm kỹ sư ( Dán ô tô tải) Lứa tuổi: Mẫu giáo Nhỡ Ngày soạn: 28/ 3/ 2011 Ngày dạy: 30/ 3/ 2011 Giáo viên: Phạm Thúy Hòa Đơn vị: Trường MN Hoa Lan I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức. Trẻ biết một số phương tiện, luật lệ giao thông đường bộ, nhận biết đặc điểm tranh mẫu và kỹ năng thực hiện bức tranh, biết đưa ra ý kiến nhận xét sản phẩm. 2. Kỹ năng. Trẻ biết cách sắp xếp bố cục bức tranh cân đối, dán hồ vào mặt sau của tờ giấy, phết hồ đều, dán phẳng không bị nhăn. 3. Giáo dục. Trẻ hứng thú trong giờ học, biết giữ gìn sản phẩm, có ý thức thực hiện qui định giao thông đường bộ. II. chuẩn bị. * Đồ dùng của cô. - Tranh mẫu của cô - giấy tô ky, 2 hình chữ nhật, 2 hình tròn ( Có kích thước to hơn của trẻ), keo dán - Máy vi tính, đài băng - Gia treo sản phẩm * Đồ dùng của trẻ. - Mỗi trẻ 2 hình chữ nhật, 2 hình tròn cắt sẵn, keo dán, khăn lau tay, giấy A4 III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. HĐ1: Trò chuyện, gây hứng thú - Chúng mình lại đây với cô nào và lắng nghe cô đố gì nhé. Xe gì hai bánh Chạy bon bon Kêu kính coong Đố biết xe gì? - À đúng rồi đó là xe đạp, Thế xe đạp là phương tiện giao thông đường gì các con? - Bây giờ chúng mình cùng nhìn lên đây xem cô có hình ảnh của phưong tiện giao thông gì? ( Cô cho trẻ xem hình ảnh trên vi tính) - Các con vừa được xem các hình ảnh về các PTGT, vậy khi ngồi trên các PTGT thì chúng mình phải như thế nào? + Khi đi bộ chúng mình phải đi như thế nào? + Chúng mình còn nhỏ khi sang đường thì phải như thế nào? - Bây giờ chúng mình lại hướng lên màn hình xem cô còn có hình ảnh của phương tiện gì đây? - À đúng rồi đây là chiếc ô tô tải và hôm nay chúng mình có muốn làm các cô chú kỹ sư để thiết kế ra những chiếc ô tô tải thật đẹp không? - Vâỵ chúng mình hãy nhẹ nhàng đi về chỗ ngồi của mình nào. ( Cô bật nhạc bài hát: “Em đi qua ngã tư đường phố”) 2. HĐ2: Quan sát tranh mẫu - Cô làm mẫu. * Quan sát tranh mẫu. - Hôm nay cô đã cùng với các chú kỹ sư thiết kế được chiếc ô tô tải rất đẹp đấy. Bây giờ chúng mình cùng quan sát và nhận xét về sản phẩm của cô nào. ( Gọi 1 -2 trẻ nhận xét) - Bạn nhận xét rất đúng rồi đấy, chiếc ô tô tải có các bộ phận đó là đầu xe, thùng xe và bánh xe. Đầu xe là hình chữ nhật đứng có màu đỏ, Thùng xe là hình chữ nhật nằm ngang có màu xanh, còn đây là bánh xe màu tím, ô tô tải có mấy bánh xe các con? ( Cho trẻ đếm số bánh xe) - Chúng mình có biết cô đã làm như thế nào để có chiếc ô tô tải này không? à đúng rồi cô đã dán 2 hình chữ nhật, một hình chữ nhật đứng để làm đầu xe, một hình chữ nhật nằm ngang để làm thùng xe và 2 hình tròn ở phía dưới để làm bánh xe đấy. * Cô làm mẫu. - Bây giờ để thiết kế được những chiếc ô tô tải thật đẹp các con hãy xem cô làm trước nhé. - để có sản phẩm đẹp trước tiên cô xếp các hình cân đối với tờ giấy, cô xếp đầu xe, thùng xe, bánh xe. Khi xếp xong cô dán từng bộ phận. Cô dán đầu xe trước. Khi dán chúng mình dán vào mặt nào của tờ giấy các con? à đúng rồi, cô lật mặt trái của tờ giấy sau đó cô dùng đầu ngón tay chấm hồ và phết đều vào mặt trái của tờ giấy, sau đó cô đặt vào vị trí cô vừa xếp và dán, khi dán cô miết đều để tờ giấy khỏi bị nhăn. ( Lần lượt cô dán thùng xe, bánh xe, vừa dán cô vừa đàm thoại với trẻ về kỹ năng dán) - HĐ3: Trẻ thực hiện. - Bây giờ các chú kỹ sư hãy cùng tạo ra những chiếc ô tô tải thật đẹp nhé. Khi ngồi thiết kế các chú phải ngồi ngay ngắn, thoải mái không là sẽ bị đau lưng đấy. - Trong khi trẻ thực hiện cô đến và giúp đỡ riêng từng trẻ. - HĐ4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm - Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm lên giá - Hôm nay các cô chú kỹ sư đã thiết kế ra những chiếc xe rất đẹp. Chúng mình thích chiếc xe nào? ( 3 trẻ nhận xét). Cô nhận xét chung những sản phẩm đẹp và chưa đẹp. - Chúng mình sẽ gửi tặng tất cả những chiếc xe ô tô này đến các công ty xây dựng để các chú công nhân trở nguyên vật liệu. - HĐ 5: Hướng trẻ sang hoạt động khác - Là xe đạp a. - Xe đạp là phương tiện GT Đường bộ - Trẻ xem và nói tên PTGT - Ngồi im không thò đầu thò tay ra ngoài - Phải đi sát nề đường bên phía tay phải . - Phải có người lớn dắt sang. - Xe ô tô tải ạ - Có ạ - Trẻ về chỗ ngồi - Trẻ nhận xét đặc điểm tranh mẫu ( Các bộ phận, hình dáng, màu sắc của xe ô tô) - Có 2 bánh xe ạ, trẻ đếm 12 - Cô dán ạ - Trẻ quan sát cô làm mẫu - Mặt trái của tờ giấy - Trẻ quan sát cô làm mẫu - Trẻ thực hiện - Trẻ trưng bày và nhận xét sản phẩm GIÁO ÁN Hoạt động: Tạo hình Đề tài: Mặt trời của bé ( Xé dán ông mặt trời) Lứa tuổi: Mẫu giáo Nhỡ Ngày soạn: 20/ 4/ 2011 Ngày dạy: 22/ 4/ 2011 Giáo viên: Bùi Thị Hòa Đơn vị: Trường MN Hoa Lan I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức. Trẻ có hiểu biết về một số hiện tượng tự nhiên, nhận biết đặc điểm tranh mẫu và kỹ năng thực hiện bức tranh, biết đưa ra ý kiến nhận xét sản phẩm. 2. Kỹ năng. Trẻ biết thực hiện kỹ năng xé bấm, xé dải để tạo ra ông mặt trời, biết sắp xếp bố cục bức tranh cân đối, dán hồ vào mặt sau của tờ giấy, phết hồ đều, dán phẳng không bị nhăn. 3. Giáo dục. Trẻ hứng thú trong giờ học, biết giữ gìn sản phẩm, biết giữ gìn, bảo vệ sức khỏe dưới tác động của các hiện tượng tự nhiên. II. chuẩn bị. * Đồ dùng của cô. - Tranh mẫu của cô - giấy tô ky, giấy màu, bút sáp, khăn lau tay - đài băng, ti vi - Giá treo sản phẩm * Đồ dùng của trẻ. - keo dán, khăn lau tay, giấy A4, giấy màu, bút sáp III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. HĐ1: Trò chuyện, gây hứng thú - Chúng mình lại đây với cô nào - Chúng mình cùng hướng lên màn hình xem cô có hình ảnh gì nhé.( Cho trẻ xem ti vi về các hiện tượng tự nhiên đàm thoại về các hình ảnh) - Chúng mình vừa được quan sát hình ảnh gì? - Để bảo vệ sức khỏe thì khi đi dưới trời mưa chúng mình phải làm gì? -
File đính kèm:
- giao an hoi giang cap truong.doc