Giáo án mầm non lớp Lá - Đề tài: Sự nổi giận của mẹ thiên nhiên

Mục đích - yêu cầu.

 1. Kiến thức

 - Trẻ biết được khi mẹ thiên nhiên nổi giận thì sẽ xuất hiện một số hiện tượng tự nhiên bất thường : bão, lũ lụt, lũ quét, mưa đá, hạn hán.

 - Trẻ biết được điểm đặc trưng và hậu quả của các hiện tượng tự nhiên đó.

 - Biết tự bảo vệ bản thân khi xảy ra các hiện tượng tự nhiên bất thường.

 2. Kỹ năng:

 - Trẻ phân biệt được các hiện tượng tự nhiên bất thường : bão, lũ lụt, lũ quét, mưa đá, hạn hán.

 - Trẻ phân biệt được điểm giống và khác nhau

 - Trẻ thực hiện và trả lời theo yêu cầu của cô rõ ràng mạch lạc

 3. Thái độ

 - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động cùng cô.

 

docx6 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Đề tài: Sự nổi giận của mẹ thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 
HỘI GIẢNG 20-11
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: Sự nổi giận của mẹ thiên nhiên
Đối tượng : MGL (5 - 6 tuổi)
Số lượng : 20 - 25 trẻ
Thời gian: 25 - 30 phút
Giáo viên: Vũ Minh Hồng
I - Mục đích - yêu cầu.
   1. Kiến thức
   - Trẻ biết được khi mẹ thiên nhiên nổi giận thì sẽ xuất hiện một số hiện tượng tự nhiên bất thường : bão, lũ lụt, lũ quét, mưa đá, hạn hán.
 - Trẻ biết được điểm đặc trưng và hậu quả của các hiện tượng tự nhiên đó.
 - Biết tự bảo vệ bản thân khi xảy ra các hiện tượng tự nhiên bất thường.
   2. Kỹ năng:
 - Trẻ phân biệt được các hiện tượng tự nhiên bất thường : bão, lũ lụt, lũ quét, mưa đá, hạn hán.
   - Trẻ phân biệt được điểm giống và khác nhau
 - Trẻ thực hiện và trả lời theo yêu cầu của cô rõ ràng mạch lạc
   3. Thái độ
    - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động cùng cô.
II / Chuẩn bị:
 - Giáo án điện tử sự nổi giận của mẹ thiên nhiên
    - Hai chiếc bảng kẻ ô các hiện tượng tự nhiên bất thường.
 - Tranh ảnh đặc điểm nhận biết và hậu quả của các hiện tượng tự nhiên bất thường.
 - Nhạc chơi trò chơi tiếp sức.
    - Sa bàn mô hình thực nghiệm về hiện tượng tự nhiên bất thường.
 III/ Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức
- Hát và vận động “trời nắng trời mưa”.
- Trong bài hát có nhắc đến hiện tượng tự nhiên nào? Nắng, mưa là hiện tượng tự nhiên rất bình thường mà người mẹ thiên nhiên ban tặng cho chúng ta.
- Thiên nhiên ban cho con người khí hậu, nguồn tài nguyên vô giá, đất, nướcKhi người mẹ thiên nhiên nổi giận sẽ hình thành các hiện tượng tự nhiên bất thường và để lại một số hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống cuả con người.
2.Phương pháp, hình thức tổ chức
*HĐ1: Sự nổi giận của mẹ thiên nhiên
- Cô và các con cùng về hai đội quan sát 1 thí nghiệm hiện tượng tự nhiên bất thường.
- Cho trẻ về sa bàn: (quan sát 2p hai đội đổi vị trí cho nhau)
+ Bàn 1: Mưa bão
+ Bàn 2: Lũ lụt
- Về chỗ hỏi trẻ con vừa quan sát hiện tượng tự nhiên bất thường gì?
*Bão:
- Đặc điểm của bão?
- Bão để lại hậu quả gì? Bão có nhiều cấp độ, cấp độ càng lớn thì sẽ như thế nào?
- Gần đây nhất là liên tiếp các trận bão đổ về miền trung thiệt hại rất nhiều về con người và tài sản.
=> Bão là một hiện tượng tự nhiên bất thường gây ra gió mạnh và mưa to, cấp độ càng lớn thì bão càng mạnh.
*Lũ lụt:
- Lũ lụt do đâu? Mực nước như thế nào? Nó để lại hậu quả ra sao?
=> Lũ lụt là hiện tượng thời tiết cực đoan hình thành do mưa lớn kéo dài khiến mực nước trên các sông suối ao hồ dâng cao tràn vào khu vực dân cư sinh sống gây ra ngập úng.
*Lũ quét:
- Vì sao gọi là lũ quét? Lũ quét do đâu? ở đâu thường xảy ra lũ quét?
- Hậu quả của nó để lại?
- Sạt lở vùi lấp 22 cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
=>Lũ quét thường xuất hiện ở khu vực có núi cao, do mưa quá nhiều khiến cho lượng nước trong hồ, đập bị vỡ tạo thành dòng chảy lớn từ trên cao cuốn trôi tất cả mọi thứ.
*Mưa đá:
- Vì sao gọi là mưa đá? Khích thước của các hạt mưa đá? Thời gian mưa? Hậu quả nó để lại ra sao?
=> Mưa đá: hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau. Thời gian mưa ngắn.
*Hạn hán:
- Hạn hán là gì? Hạn hán kéo dài hậu quả ra sao?
=>Hạn hán là một hiện tượng thiên nhiên bất thường kéo dài khi một khu vực trải qua sự thiếu nước do thời tiết không có mưa hay nắng nóng kéo dài. 
- Nguyên nhân nào mà trong những năm gần đây thường xuyên xảy ra các hiện tượng tự nhiên tàn khốc đến vậy?
+ Khí hậu trái đất nóng lên
+ Con người chặt phá rừng
+ Xả rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường sống
*So sánh điểm giống và khác nhau của bão, lũ quét, hạn hán, gió lốc, lũ lụt
- Giống nhau: đều do thiên nhiên gây ra để lại hậu quả nặng nề.
- Khác nhau: 
+ Bão: gió to kèm theo mưa lớn
+ Lũ lụt: mưa to gây ngập úng
+ Lũ quét: cuốn trôi mọi thứ xuất hiện vùng đồi núi.
+ Mưa đá: hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau
+ Hạn hán: nắng nóng và không có mưa kéo dài liên tiếp nhiều ngày
*Mở rộng: động đất, sóng thần, núi lửa, vòi rồng.
*Giáo dục:
- Chúng mình phải gì để điều đó hạn chế xảy ra
+ Trồng cây xanh, không chặt phá rừng
+ Phân loại rác thải
+ Không vứt rác bừa bãi ra môi trường
+ Hạn chế sử dụng túi ni long.
- Khi xảy ra các hiện tượng tự nhiên khắc nghiệt như vậy chúng mình có biết phải làm gì để bảo vệ bản thân?
+ Không đi ra ngoài khi trời mưa bão
+ Khi nước vào nhà ngắt các thiết bị điện
+ Mang áo phao trèo lên chỗ cao nhất đợi cứu hộ đến.
=>Cô hướng dẫn các con kỹ năng mặc áo phao.
*HĐ2: Luyện tập, củng cố
TC: Thi xem ai nhanh
- Luật chơi: các con sẽ chơi theo luật tiếp sức.
- Cách chơi: Cả lớp chia làm hai đội, nhiệm vụ của các thành viên sẽ phải đi trên một đoạn dây sao cho thật khéo léo lên tìm gắn đặc điểm của từng hiện tượng tự nhiên bất thường và hậu quả của chúng theo ô kẻ sẵn ở trên bảng. Thời gian là một bản nhạc, đội nào gắn nhiều bức tranh đúng đội đó sẽ dành chiến thắng.
3.Kết thúc
- Cô nhận xét tiết học.
- Trẻ hát và vận động.
- Trời nắng trời mưa ạ.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ về hai đội quan sát cùng cô làm một thí nghiệm nhỏ về thời tiết.
- Trẻ trả lời
- Trẻ hướng lên màn hình quan sát và trả lời các câu hỏi của cô.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi

File đính kèm:

  • docxgiao-an-a3_30122020.docx