Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Tìm hiểu một số nghề phổ biến trong xã hội. Hoạt động: Khám Phá - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thiết

 I. Muc đích- Yêu cầu:

1. Kiến thức.

– Trẻ biết đặc điểm về công việc, dụng cụ làm việc, sản phẩm của một số nghề phổ biến trong xã hội ( Nghề xây dựng, nghề thợ mộc, nghề thợ may, nghề nông dân).

– Trẻ biết được sự khác nhau của các nghề. Nghề xây dựng, nghề thợ mộc, nghề thợ may, nghề nông dân).

– Trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề, mỗi nghề đều có ích lợi riêng, nghề nào cũng quan trọng và đem ại lợi ích cho con người.

– Trẻ hiểu và biết hợp tác cùng nhau để chơi trò chơi đúng cách., đúng luật

2. Kỹ năng:

-Trẻ nói được đặc điểm và sự khác nhau của các nghề. Nghề xây dựng, nghề thợ mộc, nghề thợ may, nghề nông dân).

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ khi được cô hỏi

–Phát triển khả năng tư duy, nghi nhớ có chủ đích cho trẻ.

–Phát triển kỹ năng hoạt động nhóm khi chơi trò chơi.

3. Thái độ

-Trẻ biết yêu quý các nghề, biết giữ gìn sản phẩm , biết ơn người lao động

- Trẻ hào hứng tham gia hoạt động

 

docx10 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Tìm hiểu một số nghề phổ biến trong xã hội. Hoạt động: Khám Phá - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng GD- ĐT huyện Mỹ Đức
 Trường Mầm Non Xuy Xá
 GIÁO ÁN
LĨNH VỰC: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Hoạt động: Khám Phá
Đề tài: Tìm hiểu một số nghề phổ biến trong xã hội
Lứa tuổi: Trẻ 5 -6 tuổi 
Thời gian:30- 35 phút
Ngày dạy: 3/ 11 /2022
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thiết
 Đơn vị: Trường Mầm Non Xuy Xá
 I. Muc đích- Yêu cầu:
1. Kiến thức. 
–  Trẻ biết đặc điểm về công việc, dụng cụ làm việc, sản phẩm của một số nghề phổ biến trong xã hội ( Nghề xây dựng, nghề thợ mộc, nghề thợ may, nghề nông dân). 
– Trẻ biết được sự khác nhau của các nghề. Nghề xây dựng, nghề thợ mộc, nghề thợ may, nghề nông dân). 
–  Trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề, mỗi nghề đều có ích lợi riêng, nghề nào cũng quan trọng và đem ại lợi ích cho con người.
–   Trẻ hiểu và biết hợp tác cùng nhau để chơi trò chơi đúng cách., đúng luật 
2. Kỹ năng:
-Trẻ nói được đặc điểm và sự khác nhau của các nghề. Nghề xây dựng, nghề thợ mộc, nghề thợ may, nghề nông dân). 
–  Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ khi được cô hỏi 
–Phát triển khả năng tư duy, nghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
–Phát triển kỹ năng hoạt động nhóm khi chơi trò chơi.
3. Thái độ 
-Trẻ biết yêu quý các nghề, biết giữ gìn sản phẩm , biết ơn người lao động
- Trẻ hào hứng tham gia hoạt động
II.Chuẩn bị
*Cho cô.
- Máy tính, ti vi
- Giáo án
-Bài giảng điện tử 
*Cho trẻ.
- 4 tờ tranh nghề thợ xây, nghề nông dân, nghề thợ may., nghề thợ mộc đóng trong hộp quà .
-Một số lô tô sản phẩm của các nghề thợ xây, nghề nông dân, nghề thợ may.
-Nhạc bài hát Cháu yêu cô chú công nhân.
III.Cách tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức.
- Cô giới thiệu chương trình Khám Phá .
-Cô giới thiệu khách
-Cô giới thiệu 3 đội chơi đến từ lớp A4
- Giới thiệu người dẫn chương trình 
– Chúng mình cùng nhau hát 1 bài hát để tặng các cô .Cô và cả lớp hát bài: “Cháu yêu cô chú công nhân”.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức.
* Tìm hiểu một số nghề trong xã hội.( nghề thợ xây, nghề thợ mộc, nghề thợ may, nghề nông dân)
– Chúng mình vừa hát bài hát nói về điều gì nhỉ? 
– Bài hát nói về các cô chú công nhân làm nghề thợ xây, để xây lên nhà cao tầng, còn cô công nhân làm nghề thợ may để may quần áo, chúng ta phải luôn luôn nhớ ơn các cô chú công nhân.
– Đến với chương trình các cô mang đến tặng chúng mình một món quà , chúng mình đoán xem đó là quà gì nhé?
* Gọi tên nghề thông qua tranh 
-Các cô đã tặng cho chúng mình các bức tranh, nhiệm vụ của các bé sẽ cùng nhau quan sát , để Nhìn tranh – Đoán tên nghề .
( Cô chốt ý đúng và chỉnh sửa cho trẻ ý chưa đúng)
– Trong xã hội có rất nhiều nghề, mỗi nghề có công việc riêng, để hiểu rõ hơn, hôm nay chúng mình cùng nhau khám phá.
* Tìm hiểu Nghề thợ xây.
-Cô mời các bé cùng đón xem đoạn phim
- (Cô cho trẻ xem video về các chú thợ xây)
-Các bé thấy đoạn phim nói về nghề gì?
-Ai biết chú thợ xây làm những công việc gì?
- Công việc này như thế nào?
-Các chú thợ xây đã trộn gì để làm vữa để xây
-Chú làm gì nữa?
-Các chú đã sử dụng những dụng cụ gì để làm việc?
=> Các chú đã dùng xẻng, máy trộn bê tông để trộn vữa , dùng xô để đựng vữa , Các cô , chú dùng xe rùa để chở nguyên liệu, dùng cái bay, dao xây để xây, dùng bàn xoa để xoa tường cho phẳng,, các chú dùng dây, dùng thước để căng cho thẳng,. các chú còn có máy khoan, xe cẩu.,máy cắt sắt
- Để xây được ngôi nhà các chú đã dùng nguyên vật liệu gì?
- Các chú xây nhà để làm gì?
-Nếu không có nghề xây dựng thì sao?
- Sản phẩm của nghề xây dựng là gì?
-=> Chú xây nhà để ở, xây bệnh viện để khám chữa bệnh, xây cầu cống để đi lại, xây trường học, Nếu không có nghề thợ xây chúng ta không có nhà để ở . Khi chúng mình ở, chúng mình phải biết ơn công lao của các chú.
* Nghề thợ mộc:
- Xin mời các bé sẽ đứng lên cầm tay nhau từng đôi để chơi kéo cưa lừa xẻ.
“Kéo cưa lừa xẻ
Chú thợ nào khỏe
Thì ăn cơm vua
Chú thợ nào thua về bú tí mẹ “
- Trò chơi nói về công việc của nghề gì?
- Cho trẻ xem video thợ mộc .
- Các con thấy , đoạn phim chiếu về nghề gì? các bác thợ mộc đang làm gì đấy?
-Bác thợ mộc làm công việc gì?
-Công việc đó như thế nào?
- Nếu không có nghề thợ mộc thì sao?
=>Bác thợ mộc cưa gỗ, bào gỗ cho nhẵn, bác đóng đồ bàn ghế, giường tủ, cầu thang, làm nhà, đục chạm thành các bức tượng. 
- Bác dùng những dụng cụ gì để làm việc?
=> Bác thợ mộc đã dùng máy bào để bào gỗ, dùng đục để đục gỗ , dùng cưa để xẻ gỗ, dùng đinh, dùng keo gắn, dùng búa để đóng
.- Sản phẩm của nghề thợ mộc là gì?
=> Các bác thợ mộc làm việc vất vả để làm ra rất nhiều các sản phẩm cần thiết để phục vụ cho cuộc sống của chúng mình, như làm ra giường cho chúng mình ngủ, làm tủ để đựng , làm bàn ghế cho chúng ta ngồi. Chúng ta phải nhớ ơn công lao của các bác.
* Nghề thợ may.
-Cô xin mời các bé xem tiếp đoạn phim.
-Các bé thấy đoạn phim nói về nghề gì?
- Nghề thợ may là làm công việc gì?
-Công việc này như thế nào?
- Nếu không có nghề may thì sao?
- Các bác thợ may cần dụng cụ gì để làm việc?
=> Các bác thợ may cần dụng cụ Máy khâu, kim chỉ, dây đo, phấn , thước kẻ. 
-Sản phẩm của nghề may là gì?
-=> Các bác thợ may làm ra rất nhiều các sản phẩm cần thiết để phục vụ cho cuộc sống của chúng mình, như may quần áo, chăn màn, khăn gối, rèm cửa, khi dùng các bé phải nhớ đến công lao của các bác
*Nghề nông dân.
-Xin mời các bé cùng đứng lên để chơi trò chơi gieo hạt.
- Các bé vừa chơi trò chơi gì?
-Gieo hạt là công việc của nghề gì?
- Cô mời các bé xem đoạn phim.
- Đoạn phim nói về nghề gì?
-Con thấy bác nông dân làm công việc gì?
- Công việc này như thế nào?
- Công việc của bác nông dân đem lại lợi ích gì cho chúng ta?
=> Các bác nông dân trồng lúa, ngô, khoai ,sắn, hoa, rau củ quả.để phục vụ đời sống con người.
-Nếu không có nghề nông dân thì sao?
=> Nếu không có nghề nông dân thì chúng ta không có cơm, rau củ,quả để ăn, Không có gạo để cho các công nhân nhà máy làm bánh kẹo.-
-Dụng cụ làm việc của bác nông dân là gì?
=>Bác nông dân cần cái cuốc, liềm, máy cày , máy bừa, máy phụt lúa, máy cắt lúa, máy cấy. máy phun thuốc trừ sâu..
- Sản phẩm của nghề nông dân là gì?
=> Các bác nông dân làm ra lúa, ngô, khoai ,sắn, hoa, rau củ quả.để phục vụ đời sống con người.
-Các bé vừa tìm hiểu về nghề gì?
*So sánh điểm khác nhau giữa các nghề .
-Các bé thấy các nghề này khác nhau ở điểm gì?
.
=>Khác nhau : về công việc, dụng cụ làm việc và sản phẩm . Như nghề xây dựng làm ra ngôi nhà, nghề thợ mộc làm ra bàn ghế, nghề thợ may làm ra quần áo, nghề nông dân làm ra thóc gạo.
-Các bé thấy các nghề này giống nhau ở điểm gì? 
=>Các nghề này giống nhau là đều đem lại lợi ích cho con người và đều là nghề phổ biến trong xã hội
=> Cô tổng quát . Đây là các nghề phổ biến trong xã hội, tuy có những đặc điểm khác nhau nhưng cả 4 nghề này đều có ích cho xã hội và đều phục vụ cho cuộc sống của con nguời . Nghề nào cũng cần thiết, cũng làm vất vả và nó còn liên quan đến nhau, bổ trợ cho nhau. Vì vậy khi chúng ta dùng các sản phẩm , chúng ta phải nhớ ơn các cô ,bác đã làm ra..
*Mở rộng: Ngoài các nghề đó con còn biết nghề gì nữa?
( Cô cho trẻ xem 1 số hình ảnh nghề trên màn hình)
*Trò chơi ôn luyện.
- Xin mời các bé đến với trò chơi Chung sức 
-Ai biết cách chơi?
- Cách chơi: Các bé chia làm 3 đội , mỗi đội sẽ chung sức lên lấy đúng lô tô sản phẩm của nghề của đội mình để gắn lên bảng. Bạn đầu hàng lên bật qua con suối lấy 1 sản phẩm gắn lên bảng, sau đó đi xuống đập vào tay bạn 2 rồi đi về cuối hàng, bạn 2 lên tiếp ,rồi đến bạn tiếp theo
- Luật chơi: Nếu bạn nào bật không qua suối phải quay bật lại, thời gian là 1 bài hát đội nào lấy được 
nhiều và đúng là thắng cuộc.
-Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả-nhận xét- chúc mừng, 
3. Kết thúc: Trò chơi Chung sức đã khép lại chương trình khám phá hôm nay , hẹn gặp lại các bé vào chương trình lần sau.
-Trẻ vỗ tay.
-Trẻ vỗ tay.
-Trẻ hát 
-Trẻ trả lời .
-Các bức tranh ạ.
-Trẻ ngồi cùng cô để quan sát và nói tên nghề theo ý hiểu của trẻ
-Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ .
- Chú uốn sắt, đan sắt.,xây tường gạch., đổ bê tông
-Trẻ trả lời . cái bay, dao xây, bàn xoa, xẻng, 
- Các chú phải dùng nguyên liệu như gạch, đá, cát, xi măng, nước, sắt thép
- Trẻ trả lời theo ý hiểu của mình
-Trẻ chơi kéo cưa
-Nghề thợ mộc 
-Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ 
-Cái giường, tủ, bàn, ghế
-Nghề thợ may ạ.
- Máy quần áo, chăn màn, khăn gối, rèm cửa.
- Rất vất vả ạ.
- Sẽ không có quần áo để mặc ạ.
-Máy khâu, kim chỉ, dây đo, phấn ạ.
- Máy quần áo, chawnn màn.
-Trẻ chơi
-Trẻ trả lời
-Nghề nông dân ạ
-Cấy lúa, chăm bón, gặt lúa, trồng cây.
- Công việc vất vả ạ
-Trẻ trả lời
-Sẽ không có cơm ăn
-Máy cày, cuốc, liềm
-Thóc, gạo, ngô khoai
-Nghề thợ xây, thợ mộc, thợ may, nghề nông dân.
-Trẻ trả lời theo sự hiểu biết của mình
-Nghề giáo viên, bác sĩ
-Trẻ trả lời theo ý của mình
-Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
-Trẻ chào các cô
. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_de_tai_tim_hieu_mot_so_nghe_pho_bien.docx
Giáo Án Liên Quan