Giáo án mầm non lớp lá - Đề tài: Tìm hiểu về các giác quan - Hoạt động: Khám phá khoa học
I./MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
- Trẻ biết gọi tên các giác quan của cơ thể bé, biết được tác dụng của các giác quan đó.
- Trẻ biết gọi tên các các giác quan của cơ thể bé thông qua việc quan sát.Rèn khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định ở trẻ;Phát triển ở trẻ một số ngôn ngữ thông qua việc gọi tên các bộ phận, các giác quan: tay, chân, thị giác, thính giác
- Trẻ biết cách giữ gìn cơ thể khoẻ mạnh, biết chăm sóc các giác quan sạch sẽ để có một cơ thể khoẻ mạnh và tránh làm những việc gây tổn thương cho các giác quan.
II./ CHUẨN BỊ:
- Giáo án điện tử các giác quan: mắt, mũi, miệng, tai, bàn tay chân.
- Một số đồ vật, thực phẩm cho trẻ khám phá bằng các giác quan: nhìn, nghe, ngửi, nếm theo nhóm, kẹo , cafe, nước hoa.
- Thơ đôi mắt của em, bài hát cái mũi, đường và chân, truyện: mỗi người một việc.BH : Thể dục buổi sáng
GIÁO ÁN Chủ đề: Bản thân. Đề tài: Tìm hiểu về các giác quan. Hoạt động: Khám phá khoa học. Đối tượng: lớp lá 5t Thời gian 30-35p Người dạy: Dương Thị Hồng Sương I./MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU: - Trẻ biết gọi tên các giác quan của cơ thể bé, biết được tác dụng của các giác quan đó. - Trẻ biết gọi tên các các giác quan của cơ thể bé thông qua việc quan sát.Rèn khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định ở trẻ;Phát triển ở trẻ một số ngôn ngữ thông qua việc gọi tên các bộ phận, các giác quan: tay, chân, thị giác, thính giác - Trẻ biết cách giữ gìn cơ thể khoẻ mạnh, biết chăm sóc các giác quan sạch sẽ để có một cơ thể khoẻ mạnh và tránh làm những việc gây tổn thương cho các giác quan. II./ CHUẨN BỊ: - Giáo án điện tử các giác quan: mắt, mũi, miệng, tai, bàn tay chân. - Một số đồ vật, thực phẩm cho trẻ khám phá bằng các giác quan: nhìn, nghe, ngửi, nếm theo nhóm, kẹo , cafe, nước hoa.... - Thơ đôi mắt của em, bài hát cái mũi, đường và chân, truyện: mỗi người một việc.BH : Thể dục buổi sáng *Tích hợp: -vận động theo nhạc, toán so sánh, phép đếm, một và đôi. III./ PHƯƠNG PHÁP: Thực hành – Đàm thoại – Trò chơi. IV./ TIẾN HÀNH: 1. Hoạt động 1: “Cùng lắng nghe” : Cô và trẻ chơi : T/C " Oẳn tù tì" 2- 3 lần - Cô có một câu chuyện rất hay cũng nhắc đến mắt và tai đấy các con hãy lắng nghe câu chuyện" mỗi người một việc nhé" - Các con hãy hướng lên màn hình và lắng nghe nhé. 2. Hoạt động 2: "Cùng tìm hiểu" - Để biết những bộ phận đó có tác dụng như thế nào với cơ thể hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu nhé. - Trước khi vào hoạt động chúng mình chơi trò chơi "kết bạn" + Kết cho cô nhóm 5 bạn sau đó cho trẻ về chỗ ngồi - Chia trẻ thành 5 nhóm, mỗi nhóm về các góc tự khám phá. * Nhóm 1 : Mắt để nhìn + Cho trẻ quan sát nhìn các đồ vật như: tranh truyện, vở, bút, đồ chơi. * Nhóm 2 : Mũi để ngửi - Cô chuẩn bị các hộp đã đục lỗ ở nắp một loại đồ vật có mùi như: cà phê, nước hoa, hành, tỏi - Nhóm 3: Lưỡi để nếm - Cô cho trẻ nếm các thức ăn thông dụng như: kẹo, chanh, sữa. - Nhóm 4: Tai để nghe - Cho trẻ nghe các âm thanh khác nhau như: Tiếng đàn, còi ô tô, sáo, trống. *Nhóm 5: Tay để sờ - Cho trẻ dùng tay sờ vào bên trong các hộp và vật trong hộp như: chai nước lạnh,khăn mặt ướt, viên ghạch. + Hết thời gian cô cho trẻ cầm rổ đồ dùng cất và về chỗ ngồi 3. Hoạt động 3: Trò chuyện về các giác quan - Cho từng nhóm nói kết quả khám phá trải nghiệm của nhóm . + Vừa rồi các nhóm đuợc khám phá đồ vật bằng các bộ phận trên cơ thể bây giờ chúng mình cùng nói cho cô và các bạn nghe những điều mình khám phá được nhé. a- Dùng mắt để nhìn: Cho trẻ vừa quan sát bằng mắt kể lại tên các đồ vật của nhóm . - Các con quan sát được những gì? - Theo các con, các bạn đã nhìn được những đồ vật là nhờ gì? - Các con nhắm mắt lại xem các con có nhìn thấy gì không? - Trên màn hình cô cũng có hình ảnh đôi mắt đấy, các con hãy hướng lên màn hình nào. + Trên màn hình là hình ảnh gì vậy các con ? + Hỏi trẻ về tác dụng của lông mày, lông mi. => Lông mày, lông mi giúp ngăn nước và bụi đấy và con ngươi mắt giúp chúng ta nhìn được mọi vật, chúng mình cùng đếm xem có mất con mắt(1-2) có hai con mắt nên nọi người gọi là đôi mắt * Giáo dục trẻ về tầm quan trọng của mắt : giúp chúng ta nhìn thấy mọi vật xung quanh, nhận biết nhiều thứ tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi, thấy được cô, các bạn,các bạn học bài, múa hát + Vì vậy, mắt rất quan trọng, là 1 trong 5 giác quan của cơ thể. Vậy mắt được gọi là gì? gọi là thị giác - Cho trẻ chỉ vào mắt mình và nói thị giác 2-3 lần - Cho trẻ đọc bài thơ “ Đôi mắt của em” Đôi mắt xinh xinh Đôi mắt tròn tròn Giúp em nhìn thấy Mọi vật xung quanh. Em yêu em quý Đôi mắt xinh xinh Giữ cho đôi mắt Mỗi ngày sáng hơn. (Lê Thị Mỹ Phương) b-Nhóm 2: dùng mũi để ngửi Vừa rồi chúng mình được các bạn nhóm 1 dùng thị giác để nhận biết bây giờ chúng mình lắng nghe các bạn nhóm 2 dùng gì để nhận biết đồ vật nhé ! + Các con vừa dùng gì để nhận biết đồ vật nào ? + Các con hãy kể lại tên các đồ vật của nhóm vừa dùng mũi để ngửi nào?Và đồ vật đó có mùi gì nào ? + Các con ngửi được nhờ cái gì? - Trên màn hình cô cũng có hình ảnh cái mũi các con cúng quan sát nhé + Đây là sống mũi, đây là lỗ mũi bên trong có lông mũi giúp ngăn bụi khi chúng ta hít thở đấy - Giáo dục trẻ về tầm quan trọng của mũi, giúp chúng ta thở, phát hiện mùi vị thức ăn, nhận biết nhiều thứ, kể cả mùi khói và có thể cảnh báo cho chúng ta biết hoả hoạn xảy ra. - Và mũi là 1 trong 5 giác quan của con người mũi còn gọi là gì nhỉ? (Khứu giác) + Cô cho trẻ chỉ vào mũi và nói khứu giác 2-3 lần - Cho trẻ hát và vận động bài hát” cái mũi” cùng cô c. Nhóm 3: Lưỡi để nếm - Chúng mình đến với nhóm 3 xem có gì mới lạ nhé, xin mời nhóm 3 nào ! - Cho trẻ kể lại tên các đồ vật của nhóm vừa dùng lưỡi để nếm thức ăn. các con thấy mùi vị như thế nào? + Các bạn hãy kể tên và tính chất của các thức ăn các bạn vừa nếm được. + Nhờ vào giác quan nào mà các con nhận biết được mùi vị của các món ăn? - Trên màn hình cô cũng có hình ảnh cái lưỡi đấy chúng mình cùng quan sát nào * Giáo dục trẻ về tầm quan trọng của lưỡi, giúp chúng ta cảm nhận mùi vị giúp nhận ra thức ăn khi nếm mặn, nhạt, chua, cay. Ngoài ra lưỡi giúp chúng ta nói, phát âm rõ ràng. trên bề mặt lưỡi có các gai lưỡi để bảo vệ lưỡi đấy. + Vậy lưỡi là 1 trong 5 giác quan quan trọng của cơ thể lưỡi, thế các con có ai biết lưỡi là giác quan gì của con người không ?(Vị giác). + Cô cho trẻ chỉ vào lưỡi nói vị giác 2-3 lần d. Nhóm 4 dùng tai để nghe: - Hãy lắng nghe nhóm 4 nói gì về những tiếng động nào ! Cho trẻ hãy kể lại tên các tiếng động mà nhóm vừa dùng tai nghe được . + Các bạn đã nghe được tiếng động của những đồ vật gì? + Các con nghe được các tiếng động là nhờ vào bộ phận nào? - Trên màn hình cô cũng có hình ảnh cái tai đấy.Chúng mình cùng quan sát nhé. ( cô giới thiệu đây là vành tai có tác dụng bảo vệ tai và thu hứng âm thanh và bên trong là ống tai có màng nhĩ giúp chúng ta nghe được các âm thanh) + Thế con người chúng ta có mấy cái tai các con nhỉ ? - Giáo dục trẻ về tầm quan trọng của việc nghe trong sinh hoạt hàng ngày,khi đi trên đường, nghe người khác nói, nghe hướng dẫn, nghe nhạc. + Vậy tai là 1 trong 5 giác quan quan trọng của cơ thể tai còn gọi là gì? ( thính giác) + Cho trẻ chỉ vào tai và nói thính giác 2-3 lần. e. nhóm 5 dùng tay để sờ: "đoán xem "2 - Chúng mình hãy nghe nhóm 5 nói về những điều mình khám phá nhé ! - Cho trẻ hãy kể lại tên các đồ vật của nhóm vừa dùng tay sờ được. + Các bạn đã dùng tay sờ được những đồ vật gì? + Theo các con, các bạn đã tìm được những đồ vật là nhờ gì? - Trên màn hình cô cúng có hình ảnh bàn tay đấy chúng mình đếm cùng cô xem bàn tay có mấy ngón(1,2,3,4,5) + Trên các ngón tay còn có gì nhỉ ?(móng tay) + Các con thử dí vào móng có thấy đau không? vì sao nhỉ? đúng rồi vì móng là chất sừng cứng nên khi chúng ta dí vào không thấy đau giúp bảo vệ ngón tay nhưng chúng mình cũng cần cắt ngắn móng tay để cho sạch sẽ nhé. + Chúng mình thử dí vào phần da xem các con thấy thế nào? ( đau ạ) đúng rồi đấy vì da của chúng ta rất nhạy cảm .Da giúp chúng ta nhận biết được độ nóng, lạnh, khô, ướt, mềm, cứng , đau rát da giúp bảo vệ cơ thể đối với sự thay đổi của môi trường.Da còn có tính chất đàn hồi đấy chúng mình thử kéo da xem thế nào? các con thấy da có dãn được không? - Chúng mình quan sát lên cô nào : * Thí nghiệm: sự co dãn của da là ống hút sữa phần gấp có nhiều nếp nhăn cử động dễ dàng, phần không có nếp nhăn cử động khó. Vậy trên cơ thể chúng ta phấn đầu gối và khuỷu tay có nhiều nếp nhăn giúp chúng ta cử động linh hoạt và khéo léo vận động dễ dàng hơn. + Da là 1 trong 5 giác quan quan trọng của cơ thể vậy da gọi là gì? (Xúc giác). + cô cho trẻ vào da và nói xúc giác 2-3 lần. * Kết luận: vậy chúng mình vừa được tìm hiểu về những giác quan nào trên cơ thể con người? + Năm giác quan đều quan trọng như nhau, vì nhờ các giác quan, chúng ta ngửi, nếm được mùi vị, nhìn thấy mọi sự vật xung quanh, nghe được các âm thanh khác nhau, sờ để cảm nhận được tính chất của các sự vật xung quanh. +Vậy, các con phải làm gì để bảo vệ các giác quan? +> Cô giáo dục trẻ vệ sinh các giác quan sạch sẽ như tắm rửa, vệ sinh tai, mắt, mũi, miệng, không chơi vật sắc nhon và nhét các vật nhỏ vào tai mũi. Và chúng mình cần siêng năng tập thể dục,để cơ thể khỏe mạnh,vì cơ thể khỏe mạnh thì các giác quan của chúng ta cũng khỏe mạnh.Vậy bây giờ cô và các con tập thể dục nào. - Cho trẻ đứng lên làm động tác bài “ Nào chúng ta cùng tập thể dục" 4.Hoạt động 4 : Luyện tập và củng cố: Trò chơi 1 : “đồng đội chung sức”: - Cô chia thành 3 đội : thị giác, thính giác và xúc giác - Cô có 3 bức tranh bên trái là hình biểu tượng cho các giác quan bên phải là các số từ 1 đến 6 nhiệm vụ của chúng mình là hội ý với nhau để nối đúng số lượng các giác quan với số tương ứng ví dụ một cái mũi nối với số mấy? 5 ngón tay nối với số mới tương tự như vậy các con nối thời gian là một bản nhạc kết thúc đội nào thắng được một phần quà. Trò chơi 2: “Cùng nhau trổ tài” : - Cô chia trẻ thành 2 tổ đứng theo hàng dọc Cô có 2 bức hình bạn trai bạn gái nhưng còn thiếu các giác quan nhiệm vụ của chúng mình là vẽ cho đủ các bộ phận và các giác quan cho hình bạn trai bạn gái được đầy đủ nhé. Sau khi kết thúc bài nhạc cô cho trẻ về chỗ ngồi và nhận xét. * Kết thúc tiết học: - Chúng mình rất giỏi cô thưởng cho các con một chuyến du lịch đến vườn cổ tích các con có thích không? - Cô cho trẻ hát "đường và chân" ra sân chơi.
File đính kèm:
- kham_pha_khoa_hoc_5_tuoi.doc