Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Tìm hiểu về chức năng các giác quan. Hoạt động: Khám phá khoa học - Năm học 2022-2023 - Đinh Thị Thủy
I. Mục đích yêu cầu:
+ Trẻ nhận biết 5 giác quan của cơ thể, gọi đúng tên và biết chức năng từng cơ quan cảm giác: mũi (khứu giác), lưỡi (vị giác), tai (thính giác), mắt (thị giác), da tay (xúc giác).
+ Biết phối hợp các giác quan để thảo luận về đặc điểm của đối tượng. Rèn luyện khả năng phối hợp làm việc theo nhóm, biết nêu ý kiến thảo luận.
+ Biết bảo vệ và giữ gìn các giác quan trên cơ thể.
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô:
+ 05 hộp quà cho trẻ khám phá: Qủa dừa nguyên vỏ, lột vỏ.
+ 03 tranh nối các giác quan, ký hiệu số cho 3 nhóm chơi, 3 mũ đội cho 3 tổ trưởng, 3 vòng hình vuông
+ Nhạc bài hát: “Cái mũi”, “ Ồ sao bé không lắc”, đồng dao nhạc thi đua.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Vận động với một số bộ phận cuả cơ thể
- Vận động theo bài hát “Ồ sao bé không lắc”
- Dùng bộ phận nào của cơ thể để vận động, cho cá nhân kể.
- Cơ thể có nhiều bộ phận và có các giác quan của cơ thể: Mắt, mũi, lưỡi, tai, tay. Các con sẽ dùng các giác quan để khám phá các hộp quà nhé!
Hoạt động 2: Trẻ dùng các giác quan để nhận biết đặc điểm quả dừa
- Tổ chức cho trẻ thực hiện phối hợp 5 giác quan để quan sát, thảo luận vể đặc điểm của quả dừa: tên gọi, chức năng, một số tình huống, liên hệ thực tế, cách chăm sóc và bảo vệ các chức năng của 05 giác quan:
+ Thính giác (tai): Nghe cô nêu yêu cầu.
+ Thị giác (mắt): Nhận biết đặc điểm bên ngoài của quả dừa.
+ Xúc giác (da tay): Sờ nhận biết đặc điểm bên ngoài của quả dừa.
+ Khứu giác (mũi): Nhận biết mùi của quả dừa.
+ Vị giác (lưỡi): Nhận biết vị của quả dừa
* Tổng hợp:
- Hỏi trẻ tên gọi các giác quan
- Tóm ý, giáo dục: Mỗi cơ thể con người đều có nhiều bộ phận khác nhau, trong đó, có 5 giác quan quan trọng: lưỡi được gọi là vị giác, . ; nhờ các giác quan này mà chúng ta ngửi, nếm được mùi vị, nhìn thấy mọi sự vật xung quanh, nghe được các âm thanh khác nhau, sờ để cảm nhận được tính chất của các sự vật xung quanh. Vì vậy, các con phải luôn giữ vệ sinh thân thể, nhất là các giác quan phải luôn được bảo vệ và luôn giữ sạch sẽ.
ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ LA GI TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂN PHƯỚC KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Hoạt động: Khám phá khoa học Tìm hiểu về chức năng các giác quan Lớp: MG 5-6 tuổi(2) Giáo viên: Đinh Thị Thủy Năm học: 2022-2023 I. Mục đích yêu cầu: + Trẻ nhận biết 5 giác quan của cơ thể, gọi đúng tên và biết chức năng từng cơ quan cảm giác: mũi (khứu giác), lưỡi (vị giác), tai (thính giác), mắt (thị giác), da tay (xúc giác). + Biết phối hợp các giác quan để thảo luận về đặc điểm của đối tượng. Rèn luyện khả năng phối hợp làm việc theo nhóm, biết nêu ý kiến thảo luận. + Biết bảo vệ và giữ gìn các giác quan trên cơ thể. II. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô: + 05 hộp quà cho trẻ khám phá: Qủa dừa nguyên vỏ, lột vỏ. + 03 tranh nối các giác quan, ký hiệu số cho 3 nhóm chơi, 3 mũ đội cho 3 tổ trưởng, 3 vòng hình vuông + Nhạc bài hát: “Cái mũi”, “ Ồ sao bé không lắc”, đồng dao nhạc thi đua.... III. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Vận động với một số bộ phận cuả cơ thể - Vận động theo bài hát “Ồ sao bé không lắc” - Dùng bộ phận nào của cơ thể để vận động, cho cá nhân kể. - Cơ thể có nhiều bộ phận và có các giác quan của cơ thể: Mắt, mũi, lưỡi, tai, tay. Các con sẽ dùng các giác quan để khám phá các hộp quà nhé! Hoạt động 2: Trẻ dùng các giác quan để nhận biết đặc điểm quả dừa - Tổ chức cho trẻ thực hiện phối hợp 5 giác quan để quan sát, thảo luận vể đặc điểm của quả dừa: tên gọi, chức năng, một số tình huống, liên hệ thực tế, cách chăm sóc và bảo vệ các chức năng của 05 giác quan: + Thính giác (tai): Nghe cô nêu yêu cầu. + Thị giác (mắt): Nhận biết đặc điểm bên ngoài của quả dừa. + Xúc giác (da tay): Sờ nhận biết đặc điểm bên ngoài của quả dừa. + Khứu giác (mũi): Nhận biết mùi của quả dừa. + Vị giác (lưỡi): Nhận biết vị của quả dừa * Tổng hợp: - Hỏi trẻ tên gọi các giác quan - Tóm ý, giáo dục: Mỗi cơ thể con người đều có nhiều bộ phận khác nhau, trong đó, có 5 giác quan quan trọng: lưỡi được gọi là vị giác, . ; nhờ các giác quan này mà chúng ta ngửi, nếm được mùi vị, nhìn thấy mọi sự vật xung quanh, nghe được các âm thanh khác nhau, sờ để cảm nhận được tính chất của các sự vật xung quanh. Vì vậy, các con phải luôn giữ vệ sinh thân thể, nhất là các giác quan phải luôn được bảo vệ và luôn giữ sạch sẽ. - Hát vận động bài hát – Chuyển đội hình vòng tròn Hoạt động 3: Nói đúng tên, chức năng các giác quan theo yêu cầu - Cô nói tên bộ phận, trẻ chỉ vào vị trí trên cơ thể, gọi tên giác quan. - Cô nói tên giác quan, trẻ nói chức năng của giác quan. - Tổ chức cho lớp, nhóm, cá nhân Hoạt động 4: Trò chơi “ Đội nào chọn đúng” - Cô có 3 bức tranh lớn cho 3 đội chơi, trong mỗi bức tranh có hình ảnh các giác quan và các hình ảnh tương ứng với các giác quan. - Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội chơi về đội hình 3 hàng dọc, đại diện mỗi đội lên nhận vòng về xếp cho đội mình, khi có hiệu lệnh bắt đầu, nhiệm vụ của 3 đội là các bạn lần lượt bật qua các vòng lên lấy bút nối hình ảnh chức năng của một giác quan với một hình ảnh tương ứng(ví dụ: chim hót, mình dùng giác quan gì để nghe(tai). Tai gọi là thính giác. Các con sẽ nối hình ảnh tai với hình ảnh chim hót, tương tự với các hình ảnh khác. Lưu ý: mỗi bạn chỉ chọn một cặp hình ảnh tương ứng để nối, không được nối một lúc 2 cặp. - Thời gian là một bản nhạc. Khi trò chơi kết thúc đội nào nối đúng và nhanh đội đó sẽ chiến thắng - Tổ chức cho trẻ chơi. Cô kiểm tra kết quả, nhận xét * NXTD
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_de_tai_tim_hieu_ve_chuc_nang_cac_giac.doc