Giáo án mầm non lớp lá - Đề tài: Vẽ dụng cụ nghề nông

I. Kết quả mong đợi

+ Kiến thức :

 - Trẻ biết một số dụng cụ nghề nông,

 - Trẻ hình dung các đặc điểm về các dụng cụ nghề nông. Trẻ biết vận dụng các kĩ năng đã học để vẽ được các dụng cụ của nghề nông phối hợp màu tô tạo thành bức tranh đẹp .

 + Kĩ năng :

 - Rèn kĩ năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích

 - Luyện kĩ năng cầm bút, vẽ các nét thẳng, nét xiên, nét cong và cách ngồi đúng tư thế.

 - Biết bố cục bức tranh hợp lý cân đối, Vẽ, tô màu đẹp khéo léo.

 - Phát triển thẩm mỹ cho trẻ.

+ Thái độ :

 - Trẻ biết bảo vệ các dụng cụ, các sản phẩm của nghề nông , biết ơn các cô bác nông dân đã làm ra sản phẩm. biết bảo vệ sản phẩm của mình và của bạn.

 

docx3 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 22314 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Đề tài: Vẽ dụng cụ nghề nông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gi¸o ¸n d¹y gi¸o viªn giái tr­êng nĂM HỌC 
2017 - 2018
Người soạn: Thái Thị Thúy
 Người dạy : Thái Thị Thúy
 Ngày soạn: 21/ 11 / 2017
 Ngày dạy: 24 / 11 /2017
 Độ tuổi : 5 tuổi
Đề tài : Vẽ dụng cụ nghề nông( Đề tài)
I. Kết quả mong đợi
+ Kiến thức :
 - Trẻ biết một số dụng cụ nghề nông,
 - Trẻ hình dung các đặc điểm về các dụng cụ nghề nông. Trẻ biết vận dụng các kĩ năng đã học để vẽ được các dụng cụ của nghề nông phối hợp màu tô tạo thành bức tranh đẹp .
 + Kĩ năng :
 - Rèn kĩ năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích 
 - Luyện kĩ năng cầm bút, vẽ các nét thẳng, nét xiên, nét cong và cách ngồi đúng tư thế. 
 - Biết bố cục bức tranh hợp lý cân đối, Vẽ, tô màu đẹp khéo léo.
 - Phát triển thẩm mỹ cho trẻ. 
+ Thái độ : 
 - Trẻ biết bảo vệ các dụng cụ, các sản phẩm của nghề nông , biết ơn các cô bác nông dân đã làm ra sản phẩm. biết bảo vệ sản phẩm của mình và của bạn.
II. Chuẩn bị:
 - Tranh 1: Vẽ cái liềm
 - Tranh 2: Vẽ cái bừa
 - Tranh 3: Vẽ cái cày
 - Tranh 4: Vẽ cái cuốc.
 - Vở, bút chì màu cho trẻ. 
 - Nhạc một số bài hát trong chủ đề.
 - Giá treo sản phẩm.
 - Máy chiếu. máy tính, ti vi 
III. Cách tiến hành  
 Hoạt động của cô
1. Tạo cảm xúc gây hứng thú: 
- Cho trẻ hát bài hạt Tía má em
- Cho trẻ ngồi xuống (Cô trình chiếu một số hình ảnh về công việc cày ruộng, bừa ruộng, cấy lúa, cuốc cỏ, bón phân ,gặt lúa, tuốt lúa,) cho trẻ xem và đàm thoại
 - Các con hãy hướng lên màn hình xem đây là hình ảnh gì? 
 - Khi cày ruộng bác cần đến dụng cụ gì? 
 - Còn đây là bức tranh bác đang làm gì? 
- Bác bừa ruộng bằng dụng cụ gì đậy nào?
- Tương tự cô cho trẻ quan sát tranhcấy lúa, gặt lúa, cuốc cỏ,tuốt lúa
- Ngoài công việc trồng lúa bác nông dân còn làm những công việc gì nữa?
- Để trồng được cây ăn quả, rau xanh.. bác cần đến những dụng cụ gì ?
 + Giáo dục: Nghề nông rất là quan trọng, nó tạo ra sản phẩm để phục vụ cho chúng ta ăn hàng ngày để cho cơ thể mau lớn khỏe mạnh nên các con phải làm gì để tỏ lòng biết ơn các bác nông dân?
Giáo dục trẻ biết tôn trọng yêu quý và cận thận giữ gìn, tiết kiệm các sản phẩm họ đã làm ra...
+ Giới thiệu triễn làm tranh về các dụng cụ nghề nông dân cho trẻ tham quan
+ Cho trẻ đọc ca dao “Đi cày” và đi xem tranh triển lảm
2. Hoạt động trọng tâm: 
2.1. Quan sát và đàm thoại tranh 
+ Quan sát tranh vẽ cái liềm 
- Nhìn xem bức tranh vẽ gì đây ? 
- Bố cục bức tranh vẽ như thế nào? 
- Ai có nhận xét gì về cái liềm? 
- Cái liềm có những đặc điểm gì? 
- Cán liềm như thế nào? Được vẽ bằng những nét gì?
- Cán liềm tô màu gì? 
- Còn đây là gì? 
- Lưỡi liềm được vẽ như thế nào?
- Lưởi liềm màu gì? 
+ Quan sát tranh vẽ cái bừa
- Bức tranh vẽ gì các con? 
- Vì sao con biết đây là cái cày bừa?
- Cái bừa có những đặc điểm gì? 
- Tay bừa, mạ bừa, gọng bừa, răng bừa được vẽ như thế nào?
- Bừa được tô bởi màu gì? 
+ Tranh vẽ cái cày 
- Bức tranh vẽ gì?
- Ai có nhận xét về bức tranh này? 
- Cái cày có những bộ phận nào? 
- Được vẽ như thế nào? 
- Cày tô màu gì? 
+ Tranh vẽ cái cuốc,
- Bức tranh này vẽ gì?
- Bức tranh này như thế nào? 
- Cái cuốc có những đặc điểm gì?
- Cái cuốc dùng để làm gì?
- Ngoài những cái cuốc, cái liềm, cái cày, cái bừa các con còn biết những dụng cụ nào của nghề nông nữa?
- Thế hôm nay cô muốn các con hãy thể hiện đôi tay khéo léo của mình vẽ những bức tranh thật đẹp về các dụng cụ của nghề nông để tặng cho các bác nông dân. 
+ Cho trẻ nêu ý tưởng
- Con sẽ vẽ dụng cụ gì?
- Con vẽ như thế nào? 
- Vẽ xong con sẽ làm gì để bức tranh của mình thêm đẹp?. 
- Khi vẽ con phải chú ý điều gì để bức tranh cân đối? 
 - Con sẽ cầm bút và ngồi như thế nào để vẽ?
- Cho trẻ hát bài hát ”Lớn lên cháu lái máy cày” đi về bàn thực hiện cô mở nhạc nhẹ bài hát ”Hạt gạo làng ta” cho trẻ nghe 
 2.2.Trẻ thực hiện: 
 - Cô bao quát theo dỏi đồng thời đến các nhóm gợi ý hướng dẫn những trẻ còn yếu để trẻ hoàn thành sản phẩm.
2.3. Trưng bày sản phẩm: 
 - Cho trẻ chọn sản phẩm mình thích và nhận xét
 - Cô nhận xét tuyên dương bạn vẽ đẹp và động viên bạn vẽ chưa đẹp. 
* Kết thúc hoạt động: Cho chơi trò chơi mô phỏng gặt lúa , cuốc đất.
 Hoạt động của trẻ 
- Trẻ hát và vận động theo nhạc
- Trẻ chú ý quan sát 
- Bác nông dân cày ruộng.. 
- Cái cày 
- Bừa ruộng 
- Cái bừa 
- Trồng cây ăn quả, rau xanh
- Cuốc, ven.
- Cuốc
- Trẻ đọc và đi tham quan 
- Trẻ quan sát 
- Vẽ cái liềm 
- Cân đối đẹp
- Trẻ nhận xét 
- Cán liềm, lưỡi liềm
- Tròn dài . Được vẽ bằng nét thẳng đứng và nét cong ở 2 đầu.
- Màu vàng 
- Lưỡi liềm 
- Được vẽ bằng nét cong 
- Màu đen 
- Quan sát tranh cái bừa
- Vẽ cái bừa 
- Vì có nhiều răng 
- Tay bừa, mạ bừa, gọng bừa, răng bừa. 
- Màu đen 
- Quan sát tranh cái cày
- Vẽ cái cày 
- Trẻ nhận xét 
- Tay cầm, thân cày, Lưởi cày. 
- Trẻ trả lời
- Màu vàng 
- Quan sát tranh cái cuốc.
- Cái cuốc 
- Bố cục cân đối, đẹp
- Cái cuốc có cán cầm tròn dài có lưởi cuốc hình vuồng màu nâu 
- Để cuốc cỏ, đào, cào đất, lúa 
- Trẻ kể 
- Trẻ nêu ý tưởng của mình 
- Trẻ trả lời
- Tô màu
- Vẽ ở giữa trang giấy
- Cầm bằng tay phải, ngồi thẳng lưng
-Trẻ hát và đi về bàn thực hiện 
vẽ.
- Trẻ lên trưng bày sản phẩm
- Trẻ lên chọn tranh và nhận xét
- Trẻ chơi 

File đính kèm:

  • docxVe dung cu nghe nong_12201045.docx