Giáo án Mầm non Lớp Lá - Giáo dục kỹ năng sống - Đề tài: Hướng dẫn trẻ kỹ năng sử dụng kéo - Nguyễn Thị Liên
1. Ổn định tổ chức
- Cô gửi lời chào tới các bậc phụ huynh và các bé!
- Cô và các bé chơi trò chơi “Nhà giải đố tài ba”: Cô sẽ đưa ra các câu đố, trong vòng 5 giây suy nghĩ các bé đưa ra câu trả lời.
+ Câu đố 1: Vừa bằng một đốt ngón tay
Day đi day lại mất bay hình thù”( Cục tẩy)
+ Câu đố 2: Bút chì
+ Câu đố 3: Cái gì hai lưỡi không răng
Mà nhai giấy vải băng băng lạ kì? (Cái kéo)
2. Phương pháp, hình thức tổ chức
* Tác dụng của chiếc kéo
- Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều loại kéo khác nhau, có kích thước, hình dáng khác nhau. Kéo có nhiều tác dụng: để cắt tóc, cắt vải, sơ chế thức ăn, cắt tỉa cây, trong y tế, các bé sử dụng để cắt giấy thủ công .
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BẮC TỪ LIÊM TRƯỜNG MẦM NON THƯỢNG CÁT GIÁO ÁN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG Đề tài: Hướng dẫn trẻ kỹ năng sử dụng kéo Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) Giáo viên: Nguyễn Thị Liên Năm học 2020-2021 Hoạt động Mục đích Chuẩn bị Cách tiến hành Rèn kĩ năng: Hướng dẫn trẻ kỹ năng sử dụng kéo (Offline) 1. Kiến thức - Trẻ biết cấu tạo, tác dụng của chiếc kéo - Biết cách sử dụng kéo để cắt giấy - Biết một số lưu ý khi sử dụng kéo. 2. Kĩ năng - Rèn trẻ kĩ năng sử dụng kéo đúng cách. - Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay. Trẻ có thể tạo ra một số sản phẩm đơn giản từ kĩ năng cầm kéo cắt giấy. 3. Thái độ - Sử dụng kéo đúng mục đích sử dụng - Chăm chỉ, kiên trì hoàn thành sản phẩm - Biết dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ sau khi cắt giấy. - Lớp học sạch sẽ, gọn gàng. - Điện thoại để quay - Nhạc nền. - Máy tính có cài đặt các phần mềm cắt chỉnh video - Khay đựng đồ dùng: kéo, giấy bìa được kẻ sẵn nét thẳng, nét cong và đường zich zắc, tờ lịch một số hình quyển báo, tờ bìa, hồ dán - Tranh cắt dán tham khảo: Cắt số, cắt dán nhà 1. Ổn định tổ chức - Cô gửi lời chào tới các bậc phụ huynh và các bé! - Cô và các bé chơi trò chơi “Nhà giải đố tài ba”: Cô sẽ đưa ra các câu đố, trong vòng 5 giây suy nghĩ các bé đưa ra câu trả lời. + Câu đố 1: Vừa bằng một đốt ngón tay Day đi day lại mất bay hình thù”( Cục tẩy) + Câu đố 2: Bút chì + Câu đố 3: Cái gì hai lưỡi không răng Mà nhai giấy vải băng băng lạ kì? (Cái kéo) 2. Phương pháp, hình thức tổ chức * Tác dụng của chiếc kéo - Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều loại kéo khác nhau, có kích thước, hình dáng khác nhau. Kéo có nhiều tác dụng: để cắt tóc, cắt vải, sơ chế thức ăn, cắt tỉa cây, trong y tế, các bé sử dụng để cắt giấy thủ công. - Cấu tạo kéo: 3 phần + Mũi kéo + Lưỡi kéo + Chuôi kéo - Cô hướng sử dụng cách cầm kéo và cắt: + Các bé cầm kéo bằng tay nào? + Cầm kéo bằng mấy ngón tay? Đó là ngón nào? =>Cô chính xác: Cô cầm kéo bằng tay phải bằng 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Cô lồng ngón cái vào một chuôi kéo, ngón trỏ và ngón giữa cô lồng vào chuôi kéo còn lại. Các bé chú ý, mũi kéo phải hướng ra ngoài. Cô dùng lực của các ngón tay và thực hiện động tác mở kéo và cắt. Cô thực hiện động tác “mở kéo” và “ cắt”. - Hướng dẫn trẻ cắt trên giấy: + Kỹ năng cầm kéo cắt giấy cần sự kết hợp cả tay trái và tay phải, tay trai cầm giấy, tay phải cô cầm kéo. Các bé quan sát cô thực hiện kĩ năng cắt nhé. + Cắt trên giấy theo đường thẳng + Cắt trên giấy theo đường cong + Cắt trên giấy theo đường gấp khúc. - Cho trẻ xem video cắt giấy của bé TuTi và nhắc trẻ dọn giấy rác sạch sẽ sau khi cắt. - Một số lưu ý khi sử dụng kéo: + Dùng kéo phải chọn kéo phù hợp với tay trẻ + Cầm kéo quay mũi kéo ra ngoài. + Không trêu đùa và tranh giành kéo với bạn + Không dùng kéo để cắt tóc bạn và đánh bạn rất nguy hiểm. + Dọn dẹp giấy rác khi cắt xong giấy. - Mở rộng: Cô giới thiệu một số đồ dùng bé có thể sử dụng để cắt ở nhà: Nhờ bố mẹ in hình ảnh, hay lấy các tờ lịch để cắt số và dán vào bìa, các họa tiết trên báo, giấy màu . để tạo thành bức tranh cắt dán mang ý tưởng riêng của bé. 3. Kết thúc - Cô giáo dặn dò phụ huynh đồng hành cùng các con, sưu tầm một số hình ảnh cho trẻ cắt và dán vào giấy, sau đó chụp ảnh hoặc quay video và gửi cho cô. Cô chào và hẹn gặp lại các bé và các bậc phụ huynh.
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_giao_duc_ky_nang_song_de_tai_huong_da.docx