Giáo án Mầm non Lớp Lá - Hoạt động: Bé làm nghệ nhân - Nguyễn Thị Hòa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ biết cách sử dụng bút lông vẽ, chấm màu , nặn và gắn dán các nguyên liệu và trang trí thêm một số họa tiết để tạo thành một bức tranh theo ý thích của trẻ.

- Trẻ biết nói lên ý tưởng và cách làm của mình.

2. Kĩ năng:

- Củng cố kỹ năng cầm bút, nặn, chấm hồ và gắn dán.

- Củng cố kỹ năng sắp xếp, bố cục cân đối cho bức tranh.

- Rèn cho trẻ sự khéo léo, linh hoạt của đôi bàn tay, phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo, thẩm mỹ cho trẻ.

- Trẻ có kỹ năng lấy và cất đồ dùng gọn gàng.

- Rèn cho trẻ kỹ năng nói và chia sẻ ý tưởng của mình về sản phẩm đã tạo nên.

3.Thái độ:

- Có tinh thần đoàn kết chia sẻ nhường nhịn khi tham gia hoạt động tập thể, hoạt động nhóm.

- Trẻ hứng thú, tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động.

- Hình thành cho trẻ thói quen biết giữ vệ sinh sạch sẽ và tự thu dọn đồ dùng gọn gàng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 845 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Hoạt động: Bé làm nghệ nhân - Nguyễn Thị Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
 Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Tên hoạt động: Bé làm nghệ nhân
 Người dạy: Nguyễn Thị Hòa
 Dự kiến thời gian: 25 - 30 phút
 Đối tượng: Mẫu giáo lớn. 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách sử dụng bút lông vẽ, chấm màu , nặn và gắn dán các nguyên liệu và trang trí thêm một số họa tiết để tạo thành một bức tranh theo ý thích của trẻ.
- Trẻ biết nói lên ý tưởng và cách làm của mình.
2. Kĩ năng:
- Củng cố kỹ năng cầm bút, nặn, chấm hồ và gắn dán.
- Củng cố kỹ năng sắp xếp, bố cục cân đối cho bức tranh.
- Rèn cho trẻ sự khéo léo, linh hoạt của đôi bàn tay, phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo, thẩm mỹ cho trẻ.
- Trẻ có kỹ năng lấy và cất đồ dùng gọn gàng.
- Rèn cho trẻ kỹ năng nói và chia sẻ ý tưởng của mình về sản phẩm đã tạo nên.
3.Thái độ:
- Có tinh thần đoàn kết chia sẻ nhường nhịn khi tham gia hoạt động tập thể, hoạt động nhóm.
- Trẻ hứng thú, tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động.
- Hình thành cho trẻ thói quen biết giữ vệ sinh sạch sẽ và tự thu dọn đồ dùng gọn gàng.
II. CHUẨN BỊ
1. Địa điểm tổ chức: Phòng học
2. Đồ dùng:
* Đồ dùng của cô:
- Giáo án, que chỉ, nhạc bài hát “ Lớn lên em xẽ làm gì” và 1 số bài nhạc không lời , bàn ghế kê theo nhóm .
- Gợi ý cho trẻ 1 số bức tranh được tạo từ các loại hạt như hạt đỗ, hạt bí, hạt gạo, tranh vẽ bằng màu nước, hoa, các con vật được làm bằng đất nặn. 
* Đồ dùng của trẻ:
- Các nguyên vật liệu được tạo hình từ các loại hạt hạt bí, hạt đỗ, hạt ngô, lạc... keo sữa, băng dính 2 mặt.
- Khung cho trẻ trưng bầy tranh.
- Khung tranh cho trẻ thực hiện
- Khay để đựng đồ dùng, khăn lau tay, màu nước, chổi lông...Đất nặn đủ cho trẻ. 
III. TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ôn định lớp
- Hát: “Lớn lên em xẽ làm gì?”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói lên điều gì?
- Ước mơ của con sau này là gì?
- Ước mơ của cô muốn chở thành một nghệ nhân làm tranh và sau một quá trình nghiên cứu, học hỏi cô Hòa đã học tập được cách làm các sản phẩm đó và hôm nay cô đã làm được một số sản phẩm để tặng cho chúng mình đấy. Mời các con cùng theo cô quan sát và để tạo nên nhiều ý tưởng cho ước mơ của chúng mình nhé. 
Hoạt động 1: Quan sát, gợi ý trẻ
 - Cô chia trẻ về 2 nhóm quan sát tranh và đàm thoại.
- Đổi nhóm trẻ quan sát
- Cho trẻ về chỗ ngồi.
+ Vừa rồi các con đã được cô tặng cho những sản phẩm gì?
+ Sản phẩm của cô như thế nào?
+ Con thích làm nghệ nhân gì? 
+ Làm nghệ nhân tạo hình thì các con phải làm như thế nào?
+ Làm nghệ nhân làm tranh thì các con phải làm như thế nào?
=> Vừa rồi cô thấy các con có rất nhiều ý tưởng để làm nghệ nhân tạo hình và nghệ nhân làm tranh. Vậy cô chúc cho tất cả ý tưởng của các con đẹp và thật hấp dẫn nhé. 
Hoạt động 2: Trẻ thực hiện
+ Ai muốn làm nghệ nhân tạo hình?
+ Ai muốn làm nghệ nhân làm tranh?
=> Bây giờ cô mời các con cùng lựa chọn đồ dùng và về chỗ thực hiện nào.
- Cô cho trẻ thực hiện
- Nhắc trẻ tư thế ngồi, tư thế cầm bút.
- Cô mở nhạc nhỏ tạo cảm xúc cho trẻ.
- Trong quá trình trẻ thực hiện, cô đi đến các nhóm, gợi ý, tạo cơ hội cho trẻ sáng tạo trên sản phẩm của riêng trẻ, nhắc trẻ lấy cất đồ dùng gọn gàng, giữ vệ sinh
Hoạt động 3. Trưng bày và nhận xét sản phẩm .
- Ai đã xong bức tranh của mình, các con mang tranh trưng bầy vào giá tranh nào.
- Qua thời gian ngắn làm bài vừa rồi cô thấy các con đã rất cố gắng để hoàn thành tác phẩm của mình, cô thấy bài bạn nào cũng rất đẹp và sinh động.
- Các con hãy cùng cảm nhận bài của mình!
- Và bây giờ cô muốn nghe những lời nhận xét của các con về sản phẩm mình của bạn đã làm.
- Con thích bức tranh nào nhất?
- Vì sao con thích?
- Bức tranh này là của ai?
- Con làm tranh gì?
- Các con thấy bức tranh này như thế nào?
- Cho trẻ đặt tên bức tranh của trẻ
+ Con đặt tên bức tranh của mình là gì?
- Cô nhận xét trẻ làm chưa hoàn thành bài:
+ Có một số bức tranh cô thích: bạn A,B,C vì ngoài việc sắp xếp bố cục cho bức tranh các bạn còn biết sử dụng nhiều nguyên liệu khác như...
- Động viên khuyến khích trẻ lần sau làm tốt hơn
* Kết thúc:
 Cho trẻ làm cánh chim bay nhẹ nhàng về bàn cất dọn đồ dùng cùng cô.
 -Trẻ hát
 - Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
 -Trẻ chia 2 nhóm quan sát
-Trẻ đổi nhóm quan sát
-Trẻ về chỗ ngồi
  - Trẻ trả lời
 - Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
 - Trẻ trả lời
 - Trẻ trả lời 
 - Trẻ trả lời
 - Trẻ trả lời
 - Trẻ về chỗ
 -Trẻ thực hiện
-Trẻ nhận xét
-Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
-Trẻ đặt tên 
-Trẻ nhẹ nhàng cất dọn đồ dùng cùng cô

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_mam_hoat_dong_be_lam_nghe_nhan_nguyen_th.doc
Giáo Án Liên Quan