Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động có chủ đích Thể dục kĩ năng - Đề tài: "Ném trúng đích thẳng đứng"

I. Mục đích - yêu cầu:

 - Trẻ biết phối hợp các cơ tay và thị giác để ném trúng đích thẳng đứng.

 - Chơi tốt trò chơi cô tổ chức.

 - Biết phối hợp với nhau với nhau và nhường nhịn nhau trong khi chơi

II. Chuẩn bị:

- Xắc xô + phấn

- 7-8 túi cát, đích thẳng đứng, bao bố

III. Tiến hành:

* Hoạt động 1:

 - Cô cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp luyện các kiểu đi chạy nhanh, chạy chậm. Sau đó chuyển đội hình thành 2 hàng ngang.

* Hoạt động 2: Bài tập phát triển chung.

 - Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao (2 lần 8 nhịp)

 - Chân: chân đưa ra trước lên cao (2 lần 8 nhịp)

 - Bụng: Cúi gập người về phía trước, hai tay chạm ngón chân (2 lần 8 nhịp).

 - Bật luân phiên chân trước chân sau (2 lần x 8 nhịp)

 

doc19 trang | Chia sẻ: thuyhoa.qn | Lượt xem: 2859 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động có chủ đích Thể dục kĩ năng - Đề tài: "Ném trúng đích thẳng đứng", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
tiến trình hoạt động
Thứ 2 ngày 5 tháng 4 năm 2010
Hoạt động có chủ đích
Thể dục kĩ năng đề tài: "Ném trúng đích thẳng đứng"
TC: "Nhảy lò cò"
I. Mục đích - yêu cầu:
	- Trẻ biết phối hợp các cơ tay và thị giác để ném trúng đích thẳng đứng.
	- Chơi tốt trò chơi cô tổ chức.
	- Biết phối hợp với nhau với nhau và nhường nhịn nhau trong khi chơi
II. Chuẩn bị:
Xắc xô + phấn
7-8 túi cát, đích thẳng đứng, bao bố
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1:
	- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp luyện các kiểu đi chạy nhanh, chạy chậm. Sau đó chuyển đội hình thành 2 hàng ngang.
* Hoạt động 2: Bài tập phát triển chung.
	- Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao (2 lần 8 nhịp)
	- Chân: chân đưa ra trước lên cao (2 lần 8 nhịp)
	- Bụng: Cúi gập người về phía trước, hai tay chạm ngón chân (2 lần 8 nhịp).
	- Bật luân phiên chân trước chân sau (2 lần x 8 nhịp)
Hoạt động 3: Vận động cơ bản "Ném trúng đích thẳng đứng"
	- Cô làm mẫu:
	+ Lần 1: Cô làm mẫu toàn phần không giải thích.
	+ Lần 2: cô làm mẫu và cô giải thích rõ từng chi tiết.
	+ Trẻ thực hiện: Cô mời 1 trẻ lên làm thử
	Sau đó lần lượt trẻ thực hiện đến hết lớp - cô chú ý sửa sai
	- Cô tổ chức cho 2 đội thi đua (2L) nhận xét sau mỗi lần trẻ thu đua.
	* Trò chơi: "nhảy bao bố"
	- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi.
Hoạt động 4: Cô cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng
Hoạt động ngoài trời
Quan sát vật chìm nổi trong nước
I. Mục đích yêu cầu.
	- Trẻ biết được một số vật chìm, vật nổi trong nước và giải thích vì sao?
	- Trẻ chơi thành thạo trò chơi.
II. Chuẩn bị:
	- Chậu đựng nước, một số vật chìm, nổi trong nước.
	- Phấn vẽ, làu chùi đồ chơi ở sân.
III. Tiến hành:
	- Cô dặn dò trẻ trước lúc ra sân và giao nhiệm vụ cho trẻ.
	- Cho trẻ quan sát thảo luận và đưa ra các ý kiến về những gì trẻ quan sát được. Cô khái quát lại, mở rộng nội dung giáo dục.
	TCVĐ:
Rồng rắn lên mây
Oẳn tù tì
Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi.
* Chơi tự do.
- Cô cho trẻ chơi xích đu, cầu trượt, vẽ về các hiện tượng tự nhiên trẻ thích
- Cô bao quát, gợi ý hướng dẫn trẻ chơi.
Hoạt động chiều
Tập trò chơi nhảy mạnh
I. Mục đích - yêu cầu.
	- Trẻ biết tên trò chơi, nắm được cách chơi, luật chơi.
	- Chơi thích thú trò chơi.
II. Tiến hành
Cô cho trẻ ra sân giới thiệu với trẻ tên trò chơi, cách chơi và cô chơi thử cho trẻ xem.
Cô mời 1 trẻ lên chơi thử sau đó cho lần lượt trẻ lên thực hiện thử trò chơi.
Cô hướng dẫn trẻ chơi, cho trẻ vào lớp.
Cho trẻ chơi tự chọn ở các góc, cô bao quát trẻ chơi.
Đánh giá cuối ngày
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
tiến trình hoạt động
Thứ 3 ngày 6 tháng 4 năm 2010
Hoạt động có chủ đích
LQVT đề tài: "Đong đo lượng nước bằng cách đơn vị đo"
I. Mục đích - yêu cầu:
	- Trẻ biết các thao tác đong và đếm lượng nước.
	- Nhận biết được kết quả đong.
	- Chơi thành thạo các trò chơi.
	- Giáo dục trẻ biết sử dụng nước sạch và tiết kiệm nước
II. Chuẩn bị:
Mỗi trẻ 2 chai nước, 1 cái bát nhỏ và 1 cái ly
3 thau nước, một số bát to.
2 cái chai, 2 thau nước
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1:
- Cô trò chuyện với trẻ về nước.
- Cho trẻ nói lên những gì trẻ biết về lợi ích của nước.
* Hoạt động 2: Chơi với nước.
- Cô giới thiệu với trẻ về lượng nước, đơn vị đong và cách đong nước.
- Cô giới thiệu cách đong và đong mẫu cho xem, chọn kết quả đong và rút ra kết luận.
- 1 chai nước bằng 10 bát nước.
- Tương tự với cách đong nước bằng ly.
- Cô cho trẻ so sánh kết quả đong và rút ra kết luận: Một lượng nước nhưng đơn vị đong khác nhau thì kết quả khác nhau.
- Cho trẻ nhắc lại kết quả.
- Cho trẻ thực hiện đong nước, nêu kết quả so sánh, kết quả 2 lần đong và rút ra kết luận.
- Trong quá trình trẻ đong cô nhắc nhở trẻ và hướng dẫn trẻ yếu.
Hoạt động 3: Bé cùng thi đua
TC: Thi xem ai nhanh.
Cho trẻ về nhóm cùng đong lượng nước bằng 2 đơn vị đong khác nhau và cùng rút ra kết luận, trong vòng 2 phút đội nào đong nhanh và kết quả đúng đội đó sẽ chiến thắng.
TC: Đổ nước vào chai.
2 đội thi nhau đổ nước vào chai, đội nào đổ nhanh và rút ra kết luận trước đội đó sẽ chiến thắng.
Hoạt động 4: Cô cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng
Hoạt động ngoài trời
Quan sát đường tàu trong nước
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ biết được một số đặc điểm khi đi đường tàu trong nước.
- Chơi tốt trò chơi.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh khi chơi với nước.
II. Chuẩn bị:
- Thuyền giấy đủ cho trẻ, nước, phấn vẽ lau chùi đồ chơi ở sân
III. Tiến hành:
Dặn dò trẻ trước lúc ra sân và giao nhiệm vụ cho trẻ.
Cho trẻ quan sát thảo luận và đưa ra các ý kiến về những gì trẻ quan sát được. Cô khái quát lại, mở rộng nội dung giáo dục.
* TCVĐ:
- Nhảy qua suối
- Trò chơi Tập tầm vong.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi.
* Chơi tự do
- Cô cho trẻ chơi tự do cô bao quát gợi ý hướng dẫn trẻ chơi
Hoạt động chiều
Cho trẻ tô nối vào vở toán
I. Mục đích - yêu cầu.
	- Trẻ biết nối đúng chữ số với đồ vật tương ứng.
	- Biết tô nối các chữ số.
II. Chuẩn bị:
Vở bé làm quen với toán
Bút màu, bút chì
III. Tiến hành
Cô cho trẻ ngồi vào bàn cô trò chuyện và hướng dẫn trẻ cho trẻ thực hiện.
Trẻ thực hiện cô đi theo dặn và hướng dẫn những trẻ chưa thực hiện được.
Cô nhận xét
Chuyển hoạt động góc.
Đánh giá cuối ngày
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
tiến trình hoạt động
Thứ 4 ngày 7 tháng 4 năm 2010
Hoạt động học có chủ đích PTNT
LQCC: Làm quen chữ cái g, y (t1)
I. Mục đích - yêu cầu:
	-Trẻ nhận biết và phân biệt được các chữ cái g, y
	- Trẻ phát âm đúng chính xác và rõ ràng các chữ cái g,y.
	- Chơi thành thạo các trò chơi
II. Chuẩn bị:
Tranh cho trẻ chứa chữ cái g, y được cắt rời thành từng mảnh.
Hột, hạt
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1:
- Cô trò chuyện với trẻ về một số hiểu biết về nước mà trẻ biết.
- Cô cho trẻ đọc những từ cô viết trên bảng.
- Cho trẻ tìm những chữ cái giống chữ cái cô đưa lên và hỏi trẻ là những chữ gì?
* Hoạt động 2: Chơi với chữ cái g, y
- Cho trẻ đọc chữ g
- Cho trẻ nhận xét cấu tạo chữ g
- Làm quen với chữ y
- Làm quen chữ y: các bước tương tự.
Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập
Gạch chân chữ cái trong bài thơ
Cách chơi: cô cho trẻ vẽ thành 3 nhóm cùng thảo luận và gạch chân chữ cái trong bài thơ theo yêu cầu của cô.
Luật chơi: chữ nào không đúng sẽ không tính.
Trò chơi 2: Chơi thi xem ai nhanh.
Cách chơi: Hai đội thi nhau chọn tranh có từ chứa chữ cái theo yêu cầu của cô.
Luật chơi: Tranh nào không đúng sẽ không tính.
* Hoạt động nhóm: Trẻ về nhóm và xếp hột hạt chữ cái g, y
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc, cô bao quát trẻ chơi.
Hoạt động ngoài trời
Quan sát nước ở khu thiên nhiên
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ biết được ở khu thiên nhiên như thế nào?
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ nước
II. Chuẩn bị:
Nước ở khu thiên nhiên.
Xắc xô
III. Tiến hành: Quan sát nước
Dặn dò trẻ trước lúc ra sân và giao nhiệm vụ cho trẻ.
Cho trẻ quan sát thảo luận và đưa ra các ý kiến về những gì trẻ quan sát được. Cô khái quát lại, mở rộng nội dung giáo dục.
* TCVĐ:
- Kéo cưa lừa xẻ
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi.
* Chơi tự do: cho trẻ chơi xích đu, cầu trượt, vẽ về một số hiện tượng tự nhiên mà trẻ biết
- Cô cho trẻ chơi tự do cô bao quát gợi ý hướng dẫn trẻ chơi
Hoạt động chiều
Trò chuyện về nước
Chơi tự do ở các góc
I. Mục đích - yêu cầu.
	- Trẻ biết được tên các nguồn nước, biết được các nguồn nước sạch, nước bẩn, cách bảo quản các nguồn nước.
	- Trẻ chơi hứng thú
II. Chuẩn bị:
Hình ảnh một số nguồn nước.
Đồ chơi
III. Tiến hành
Cô cho trẻ kể về các nguồn nước mà trẻ biết, khi trẻ kể cô ghi lên bảng.
Hỏi trẻ về các nguồn nước sạch, nước bẩn, ích lợi và tác hại của nó.
Cô cho trẻ xem hình ảnh về một số nguồn nước sạch, nước bẩn, ích lợi và tác hại của nó.
Cô cho trẻ xem hình ảnh về một số nguồn nước.
Giáo dục trẻ cách bảo quản và giữ gìn các nguồn nước.
Cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi.
Cô bao quát trẻ chơi.
Đánh giá cuối ngày
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
tiến trình hoạt động
Thứ 5 ngày 8 tháng 4 năm 2010
Hoạt động học có chủ đích KPKH
MTXQ: ích lợi và tác hại của nước
I. Mục đích - yêu cầu:
	- Trẻ biết nước có lợi ích và tác hại đối với con người.
	- Nước cần thiết cho con người: uống, tắm, tưới....
	- Nước gây nên lũ lụt chết người.
	- Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ các nguồn nước, không làm ô nhiễm nó.
II. Chuẩn bị:
Một số ảnh về các nguồn nước
Bút màu, giấy
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1:
- Trò chuyện về các nguồn nước mà trẻ biết.
- Cho trẻ xem một số các nguồn nước ở trên máy.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về nước
- Trò chơi: thi đội nào nhanh.
- Chia lớp thành 2 đội lên chọn tranh nước có lợi và có hại.
- Đội nào chọn được nhiều hình ảnh đúng sẽ chiến thắng.
- Cô cho trẻ nêu và nhận xét về các hình ảnh mà trẻ vừa chọn.
- Lợi ích của nước: con người dùng để uống, sinh hoạt, nước tưới cây.
- Nếu không có nước, động vật, cây cối.... sẽ không sống được.
+ Tác hại của nước: mưa nhiều làm nước ở các sông biển dâng làm ngập nhà cửa, ruộng vườn, làm lỡ đất, cây cối sẽ bị ngập nước chết.
Giáo dục trẻ phải biết giữ gìn và bảo vệ các nguồn nước sạch không làm ô nhiễm nó, sử dụng nước phải tiết kiệm không nên uống nước lã, đùa nghịch nơi ao hồ, sông suối...
Con làm gì để nguồn nước sạch và không gây lũ lụt.
Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập
TC: thi xem ai nhanh
Hai đội thi nhau chọn các bức tranh có hành động đúng gắn vào ô mặt cười và hành động sai gắn vào ô mặt méo.
Hoạt động 4: Hoạt động nhóm
	- Cho trẻ vẽ, tô màu các hiện tượng tự nhiên.
Hoạt động ngoài trời
Chơi thả thuyền giấy trên nước
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ thích thú khi được tham gia hoạt động chơi thả thuyền giấy trên mặt nước.
- Chơi thành thạo trò chơi.
II. Chuẩn bị:
Thuyền giấy đủ cho số trẻ, nước, phấn vẽ, xắc xô.
III. Tiến hành: 
Cô dặn dò trẻ trước lúc ra sân và giao nhiệm vụ cho trẻ.
Cho trẻ cùng chơi thả thuyền giấy và đưa ra các ý kiến nhận xét. Cô khái quát lại mở rộng nội dung giáo dục.
TCVĐ: Kéo co.
Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 
Cô bao quát gợi ý hướng dẫn trẻ chơi.
Hoạt động chiều
Làm sách tranh chủ đề
Chơi tự do ở các góc
I. Mục đích - yêu cầu.
	- Trẻ biết tô màu, cắt các bức tranh vễ về nguồn nước và các hiện tượng tự nhiên để đóng lại thành sách tranh.
	- Trẻ nhận biết và phân biệt được chữ cái g, y
II. Chuẩn bị:
Giấy, bút màu, tranh các hiện tượng tự nhiên và nước.
Hồ dán, kéo....
III. Tiến hành
Cô trò chuyện với trẻ về các hiện tượng tự nhiên mà trẻ biết.
Cô tổ chức cho trẻ thực hiện làm sách tranh chủ đề. Cô chú ý hướng dẫn, gợi ý giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm cẩn thận.
Cho trẻ chơi tự do ở các góc, cô chú ý bao quát trẻ
Đánh giá cuối ngày
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
tiến trình hoạt động
Thứ 6 ngày 9 tháng 4 năm 2010
Hoạt động học có chủ đích PTNT
LQVH đề tài kể chuyện: giọt nước tí xíu
I. Mục đích - yêu cầu:
	- Trẻ nhớ tên chuyện, hiểu nội dung câu chuyện, tên các nhân vật trong chuyện, trả lời được các câu hỏi mà cô đặt ra.
	- Biết giữ gìn và bảo vệ các nguồn nước.
II. Chuẩn bị:
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1:
- Cô cho trẻ xem các nguồn nước, cô giới thiệu tên truyện.
* Hoạt động 2: 
- Cô kể chuyện cho trẻ nghe một lần
- Cô kể lần 2 kết hợp tranh
* Đàm thoại:
- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Câu chuyện nói về điều gì?
- Ông mặt trời đã nói gì với tí xíu.
- Tí xíu trả lời ông mặt trời như thế nào khi ông rủ nó lên đất liền.
- Ông mặt trời giúp tí xíu biến thành gì để lên đất liền.
* Giáo dục trẻ: biết yêu quý, giữ gìn và bảo quản các nguồn nước sạch.
Hoạt động 3: Luyện tập
Cho trẻ cùng cô kể lại câu chuyện
1 trẻ đóng vai tí xíu, ông mặt trời cô làm người dẫn chuyện
Hoạt động 4:
	- Cô cho trẻ về theo nhóm, về các nguồn nước.
Hoạt động ngoài trời
Chơi với nước
Trò chơi: đổ nước vào chai
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ thích thú khi được chơi với nước.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ nguồn nước không để bị ô nhiễm.
- Chơi tốt trò chơi cô tổ chức.
II. Chuẩn bị:
Nước, phấn vẽ
III. Tiến hành: 
Dặn dò trẻ trước lúc ra sân và giao nhiệm vụ cho trẻ.
Cho trẻ cùng chơi các trò chơi với nước và đưa ra các ý kiến nhận xét. Cô khát quát lại, mở rộng nội dung giáo dục.
TCVĐ: Đổ nước vào chai.
Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi.
Chơi tự do: Cho trẻ chơi xích đu..... vẽ những gì mà trẻ thích (cô bao quát)
Hoạt động chiều
Ôn lại chủ đề, ca múa hát tập thể
Nêu gương cuối tuần
I. Mục đích - yêu cầu.
	- Trẻ nhớ lại các bài thơ, bài hát, câu chuyện và các nội dung ở chủ đề: Bé biết gì về nước.
	- Trẻ hứng thú tò mò khám phá khi được cô giới thiệu về chủ đề mới.
	- Trẻ thích ca múa hát ở lớp
II. Chuẩn bị:
Một số bài thơ, bài hát đã học
Phiếu bé ngoan
III. Tiến hành
Cô trò chuyện với trẻ về nội dung chủ đề vừa học
Cho trẻ lên biểu diễn các bài hát, thơ, chuyện ở chủ đề.
 Cô động viên trẻ thể hiện tình cảm khi thực hiện.
Cô đưa một số câu hỏi về một số hiện tượng tự nhiên cho trẻ trả lời.
Cô gợi hỏi vễ những gì mà trẻ biết về một số hiện tượng tự nhiên.
Ca múa hát tập thể: cô cho trẻ ra sân tổ chức cho trẻ biểu diễn các bài hát múa đã học trong chủ đề.
* Bình xét bé ngoan
- Cho trẻ tự nhận xét về mình, trẻ nhận xét lẫn nhau.
- Cô nhận xét chung.
- Phát phiếu bé ngoan cho những trẻ đạt danh hiệu bé ngoan trong tuần.
Đánh giá cuối ngày
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Tuần 2
tiến trình hoạt động
Thứ 2 ngày 12 tháng 4 năm 2010
Hoạt động có chủ đích PTNT
MTXQ đề tài: các mùa trong năm
I. Mục đích - yêu cầu:
	- Trẻ biết về tên gọi, nhận xét được những đặc điểm rõ nét về thứ tự các mùa trong năm.
	- Biết so sánh giống và khác nhau giữa các mùa.
	- Phát triển khả năng mô tả, quan sát, so sánh.
	- Giáo dục trẻ biết ích lợi của các mùa.
II. Chuẩn bị:
Tranh vẽ về mùa xuân, mùa thu, mùa hạ, mùa đông.
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1:
	- Cô cho trẻ đọc bài thơ "Bốn mùa ở đâu"
- Cô nói mỗi mùa đều có ích lợi cho mọi người, cảnh vật trên trái đất nên các con phải yêu thích thiên nhiên nhé..
* Hoạt động 2: 
- Quan sát - đàm thoại.
- Cô cho trẻ hát "mùa xuân"
- Cô cùng trẻ đàm thoại về nội dung bài hát.
- Mùa xuân đến báo trước cho năm gì sắp đến với chúng ta? vậy các con được thêm mấy tuổi.
- Cho trẻ xem tranh cảnh vật, con người trong tranh như thế nào?
+ Cô đố: "Mùa gì nóng bức - trời nắng chang chang"
Lần lượt cho trẻ nhận xét cảnh vật, con người trong tranh như thế nào?
Cô cho trẻ hát "vườn trường mùa thu"
Mùa hè đã đi qua, mùa gì lại đến?
Vậy bài hát nói về mùa gì?
Lần lượt cho trẻ nhận xét cảnh vật, con người trong tranh như thế nào?
Cô đố: Mùa gì rét buốt, gió bắc thổi tràn
Đi học đi làm phải đều mặc ấm
Hoạt động 3: So sánh
	- Cô cho trẻ nhận xét so sánh sự khác nhau và giống nhau giữa mùa xuân với mùa đông.
Hoạt động 4: Trò chơi cùng thi tài:
	Nhóm 1: Tô màu cảnh mùa xuân
	Nhóm 2: Tô màu cảnh mùa hè
	Nhóm 3: Tô màu cảnh mùa thu
	Nhóm 4: Tô màu cảnh mùa đông
Hoạt động ngoài trời
Quan sát bầu trời
I. Mục đích yêu cầu:
	- Trẻ được hít thở không khí trong lành của buổi sáng.
	- Biết được sự thay đổi của thời tiết
II Chuẩn bị:
Đồ chơi để trẻ chơi
Một số bài thơ, câu đố trẻ đã được học trong chương trình.
III. Tiến hành:
Cô cho trẻ ra sân cùng cô quan sát bầu trời, nêu nhận xét về bầu trời.
Cô gợi hỏi trẻ để trẻ trả lời bầu trời hôm nay như thế nào?
Sau đó cô cho trẻ ngồi vào ghế đá ôn luyện thơ.
Cho trẻ đọc theo tổ, nhóm 
Cho trẻ chơi lượm hoa lá.
Cho trẻ chơi "bắt bướm"
Hoạt động chiều
Trò chơi tung bóng
I. Mục đích - yêu cầu.
	- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi, chơi tốt trò chơi theo yêu cầu của cô.
II. Chuẩn bị: 	
5 quả bóng
Bài đồng dao
III. Tiến hành
Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi.
Cô cùng chơi với trẻ, sau đó tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm.
Cô bao quát và hướng dẫn trẻ chơi.
Cho 2 bạn một lên thi đua
Nhận xét quá trình chơi của trẻ.
Đánh giá cuối ngày
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
..............................................................................................................................
tiến trình hoạt động
Thứ 3 ngày 13 tháng 4 năm 2010
Hoạt động có chủ đích
Tạo hình đề tài: "Xé dán mặt trời"
I. Mục đích - yêu cầu:
	- Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học để xé được sản phẩm.
	- Biết sắp xếp hài hòa về màu sắc, tạo khung cảnh thiên nhiên đẹp.
	- Khuyến khích trẻ sáng tạo.
	- Giáo dục trẻ tập trung, kiên nhẫn hoàn thành sản phẩm.
II. Chuẩn bị:
Tranh mặt trời, mây, gió, hồ, giấy màu.
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1:
- Cho trẻ hát "Cháu vẽ ông mặt trời"
- Mặt trời mọc vào lúc nào? lặn lúc nào? mặt trời có hình gì?

File đính kèm:

  • docGIAO AN MAM NON T1.doc